Bên cạnh nỗi bất an do quy định di trú mới mà chỉ mới được điều chỉnh lại, sinh viên từ Việt Nam ở Hoa Kỳ còn đang gặp vấn đề về sinh hoạt, và việc thiếu thông tin về học kỳ mới, cùng băn khoăn về Việt Nam hay cố trụ lại.
Theo thông tin từ trang web Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thì tính tháng 11/2019, có 24.392 du học sinh Việt Nam đang học tại Mỹ.
Việt Nam nằm trong số sáu quốc gia có nhiều người du học nhất ở Hoa Kỳ nhưng thông báo hôm 06/07/2020 của Cục Di trú và Hải quan (ICE) nói sinh viên quốc tế đang theo theo học tại Mỹ nếu chỉ lấy các lớp học qua mạng vào mùa thu sẽ có nguy cơ bị trục xuất.
Cho đến giữa tháng 7 có tin chính phủ Mỹ rút lại lời đe dọa trục xuất, nhưng các vấn đề khác, như dịch bệnh Covid-19 vẫn lên cao ở Hoa Kỳ, việc ngăn trở hàng không về Việt Nam, và các khó khăn trong việc học qua mạng (online) vẫn đang thách thức nhiều sinh viên.
BBC News Tiếng Việt tìm hiểu câu chuyện của khá nhiều sinh viên từ Việt Nam du học Hoa Kỳ:
1- Chính sách di trú mới – ICE của chính phủ Trump:
Khuê Vũ, nữ sinh viên ngành Hóa, University of Central Oklahoma (UCO), bang Oklahoma:
Sinh viên quốc tế khi đi sang Mỹ được cấp cho visa dạng F-1. Với hộ chiếu Việt Nam, visa đó chỉ có hạn 1 năm, trong khi các quốc gia khác như Malaysia, Trung Quốc, Singapore thì được 5 năm. Khi đến nước Mỹ, sinh viên quốc tế ngoài visa trong passport, còn phải dựa vào I-20, là tờ giấy chứng minh trường cấp cho sinh viên quốc tế ở đây hợp pháp.
Visa của tôi sẽ hết hạn vào cuối tháng 7 này, tức là nếu tôi bị bắt về thì phải gia hạn visa ở Việt Nam nếu muốn quay lại học vào mùa xuân năm 2021, theo như luật trước giờ. Mà tình hình là Đại Sứ quán Mỹ đều trì hoãn việc cấp visa F1 khi có bệnh dịch nên khả năng rất khó gia hạn visa khi đã phải về Việt Nam... Tôi cảm thấy bây giờ mọi thứ đều tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh ở Mỹ mà thôi. Không ai chắc chắn được gì điều gì 100% ở giờ phút này.
Anh Trần, nữ sinh viên năm thứ ba Edmonds College, Lynnwood, tiểu bang Washington:
Hồi mới nghe thông báo của ICE tôi cũng hoang mang, nhưng khi tìm hiểu kỹ và gặp tư vấn của trường thì không còn lo lắng. Học kỳ mùa thu này tôi sẽ dự các lớp chủ yếu được học qua mạng, nhưng mỗi tuần vẫn có một buổi học tại trường. Do đó thông báo mới của ICE không đe dọa tôi phải rời khỏi nước Mỹ.
2 - Bao giờ trở lại trường và việc học online ra sao?
Nguyễn Tú Trâm, năm thứ ba, trường University of Nebraska Omaha
Tôi rất thương các giáo sư bỗng chốc phải chuyển toàn bộ giáo trình thành online để hỗ trợ học sinh hết mức có thể. Học online rất tiện vì tôi có thể mở laptop ngay tại nhà để truy cập vào chương trình học và nộp bài mọi lúc mọi nơi. Tôi không còn phải dậy sớm giữa trời rét để bắt bus đi học mỗi ngày nữa! Các giáo sư cũng tranh thủ thời gian trả lời email ngay cho các bạn có câu hỏi về việc học online.
Nhưng chất lượng của việc học online không thể thay thế cho việc học tại lớp được. Do ngành tôi học (medical lab science) có thực hành ở phòng thí nghiệm nên giáo sư chuyển sang dùng hình ảnh, mô hình để mô phỏng các qui trình và kết quả các loại thí nghiệm. Việc học này khiến tôi khó ghi nhớ nội dung một qui trình hơn là khi được tận tay áp dụng lí thuyết tại lớp học. Thầy cô khi giảng giải các chủ đề mang tính trừu tượng thường vô thức đi nhanh hơn trong lớp vì không nắm bắt được biểu cảm “bối rối” của sinh viên sau màn hình. Hơn hết, nhiều khi việc xem bài giảng online ngay tại nhà mình khiến tôi dễ… buồn ngủ. Còn khi làm bài tập nhóm thì thay vì chỉ cần chốt trong một buổi gặp mặt thì nay chúng tôi phải thay phiên gọi nhau hai, ba lượt mới xong.
Hồ Thái An, học kỳ ba ở Tacoma Community College, tiểu bang Washington:
Thiếu sự tương tác trực tiếp với giáo sư, bạn cùng lớp là hạn chế lớn nhất của việc học trực tuyến. Trả tiền học trên lớp mà phải học qua mạng đây là một sự thiệt thòi, theo tôi. Ngoài ra, mình là du học sinh tiếng Anh không thể như người bản xứ. Do đó không phải giáo sư nói cái gì mình cũng hiểu hết nên học qua mạng là bất lợi. Du học sinh muốn trình bày một vấn đề nào đó đôi khi phải dùng đến cả 'ngôn ngữ cơ thể' (body language), viết ra thì giáo sư, bạn cùng lớp mới hiểu được hết ý trong các cuộc thảo luận. Vì thế học qua mạng tôi thấy còn là sự thiệt thòi. Tuy nhiên, học qua mạng thì sự giúp đỡ của giáo sư ít hơn, nên áp lực cho người học cũng không lớn
Đinh Thị Kim Sương, học ngành tâm lý ở Madonna University, Livonia, bang Michigan:
Tôi đã lấy ba lớp học học đến trường và một lớp qua mạng từ trước đó. Do đó, thông báo của ICE cũng không làm tôi quá lo lắng vì chắc trường sẽ tạo điều kiện thỏa mãn các yêu cầu thích hợp cho du học sinh trong lúc dịch bệnh này. Tôi tin là trường sẽ thay đổi cho phù hợp với quy định mới.
Khuê Vũ, nữ sinh viên ngành Hóa, University of Central Oklahoma (UCO), Oklahoma:
Đến giờ phút hiện tại thì trường tôi vẫn chưa hề thông báo confirm 100% là sẽ đổi qua online cho nguyên một học kỳ sắp tới. Các advisor ở bên International Office trường con có thông báo rằng các sinh viên quốc tế ở UCO sẽ ít bị ảnh hưởng bởi luật mới của ICE tại vì UCO sẽ vẫn tiếp tục chuẩn bị cho tháng 8 tới cho học viên đi học lại on campus. Tuy nhiên, trừ trường hợp xấu nhất khi mà bang Oklahoma bất ngờ bùng dịch hoặc declare state-emergency thì UCO sẽ cân nhắc điều chỉnh (they said an online semester are not out of the realm of possibilities).
3- Sinh viên tạm sống bằng gì, hoàn cảnh cá nhân, tâm lý ra sao?
Nguyễn Tường Linh, ngành tâm lý học, Niagara University, New York State
Trong năm học vừa qua, tôi nằm trong số sinh viên trong trường được ở ký túc xá. Chúng tôi được Đại học Niagara đã hỗ trợ về chỗ ở, thực phẩm, và khẩu trang y tế. Trong ba tháng đó, nhiều sinh viên phải xa gia đình, người thân, bạn bè trong một hoàn cảnh thiếu sự giúp đỡ tinh thần. Tôi cùng một số bạn quản lý ký túc xá cố gắng hỗ trợ các bạn trong khả năng của mình như tổ chức các bữa ăn tối nhỏ để chia sẻ những nỗi lo âu, và ngược lại các bạn ấy cũng làm cho tôi cảm thấy bớt cô đơn hơn.
Mặc dù đây là một hoàn cảnh không ưu ái, nhờ có sự giúp đỡ của đại học và của người thân, bạn bè, chúng tôi đã trưởng thành hơn về nhận thức khi học được những bài học để đời có lẽ hiếm khi xuất hiện trong một hoàn cảnh tốt hơn.
Qua một giai đoạn cách ly dài, tôi nhận thấy những điều mình từng cho là cần như đi du lịch, uống cafe, tập gym chỉ là những ham muốn. Có lẽ điều quan trọng nhất là tôi cảm thấy nhiều người nhận ra là tầm quan trọng của một hệ thống hỗ trợ tinh thần (emotional support system). Một việc đơn giản như hỏi thăm sức khỏe có thể khiến sợi dây liên kết với cộng đồng trở nên mạnh hơn và trao chúng ta đủ ý chí để đối mặt và giải quyết những vấn đề trong thời gian cách ly.
Nguyễn Tú Trâm, năm thứ ba, trường University of Nebraska Omaha
Từ kì nghỉ xuân (15/3) đến nay là lúc dịch bệnh bùng phát, bên tiểu bang tôi ở số ca tăng lên đột biến mỗi ngày. Nhận thấy tình trạng lo lắng của học sinh và phụ huynh, nhà trường đã lập tức chuyển mọi lớp học sang online hoàn toàn. Quyết định này của trường đưa ra chỉ trong vài ngày là có hiệu lực nên mọi thứ diễn biến rất nhanh. Từ một campus đông đúc, chẳng mấy chốc sân trường trở nên vắng lặng, lớp học đìu hiu không một bóng người. Thư viện, nhà ăn, kí túc xá đều đóng cửa (kí túc xá chỉ mở cho các bạn du học sinh không thuê chỗ ở ngoài khuôn viên trường). Lúc này tôi và mấy bạn đều còn hi vọng đây chỉ là tạm thời, rồi mọi chuyện sẽ ổn thỏa và sẽ sớm được quay lại lớp. Mỗi ngày chúng tôi đều nơm nớp dõi theo bản tin xem chính phủ sẽ đưa ra quyết định gì mới để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đôi khi thông tin đưa ra mang tính trái chiều khiến nhiều bạn không khỏi hoang mang.
Trong thời gian này, trường email liên lạc với sinh viên đều đặn để chúng tôi nắm bắt thông tin mới về Covid. Thời kì đầu tại Mỹ có tình trạng thiếu hụt nước rửa tay, khẩu trang, kit xét nghiệm trầm trọng nên gia đình tại Việt Nam cũng rất lo lắng cho sức khỏe của chúng tôi nhưng nay văn phòng du học sinh tại trường luôn trấn an tụi và mở dịch vụ hỗ trợ tâm lí hàng tuần cho những bạn cần người lắng nghe, tâm sự.
Khuê Vũ, University of Central Oklahoma (UCO), Oklahoma:
Khi đi học ở đây, mỗi trường đại học sẽ có các dạng bảo hiểm y tế. Ở UCO, tiền bảo hiểm (health insurance) của trường cho chỉ trang trải tới 80%, còn 20% phải tự trả. Mặc dù có trang trải của bảo hiểm rồi thì vẫn rất mắc so với hoàn cảnh của sinh viên quốc tế.
Việc làm trong trường chỉ trả có $7.25 một giờ cho lab assistant (trợ lý phòng thí nghiệm) mà cũng phải cạnh tranh rất nhiều, thường sinh viên quốc tế ít được tuyển mà thay vào đó là ưu tiên cho sinh viên Mỹ hơn rất nhiều. Một lần tôi bị tai nạn phải may 4 mũi ở ngón tay, tiền viện phí là gần $700 mà mình phải trả gần $400. Một bạn cũng là du học sinh một lần phải gọi xe cứu thương phải trả gần $1000.
Hiện tại đang bệnh dịch, nếu muốn đi xét nghiệm cũng tốn tiền, và nếu bị bệnh vô thì không biết tốn bao nhiêu tiền trả viện phí mà sinh viên quốc tế chỉ có thể dựa vào mỗi bảo hiểm y tế trường mình theo học cấp cho mà thôi.
Sinh viên quốc tế còn bị đuổi ra khỏi ký túc xá (housing) rất là nhiều tại vì trường đóng cửa và phải tìm chỗ ở mới. Bang Oklahoma đỡ hơn một xíu vì giá thuê nhà rẻ và bệnh dịch không đến nỗi quá nhiều như New York, Washington, hay Florida.
4-Về Việt Nam hay cố trụ lại?
Ngọc Diệp, Shoreline Community College, tiểu bang Washington:
Tôi về thăm nhà từ tháng 1, gặp dịch bệnh nên vẫn ở lại Việt Nam. Hiện tôi đã phải học hai kỳ qua mạng và sẽ học tiếp như thế vào kỳ mùa thu. Tôi có kế hoạch trở lại quay lại trường, nhưng chỉ chi nào nước Mỹ an toàn với Covid-19.
Hồ Thái An, học kỳ ba ở Tacoma Community College, bang Washington:
Việc trở lại Việt Nam cũng không thuận tiện trong lúc này do chưa có các chuyến bay thương mại. Ở Việt Nam lệch giờ cũng không thuận tiện. Chưa kể mạng ở Việt Nam hay chập chờn, nhiều lúc làm bài thi mà mạng mất là rớt. Đây là điều tôi thấ̃y các bạn tôi đã về gặp phải. Điều này làm tôi không mấy hứng thú với kế hoạch về nước để học qua mạng.
Huỳnh Bảo Thạch, tốt nghiệp cử nhân tâm lý học, Wabash College, Indiana:
Tôi không thuộc diện đối tượng của ICE và đã thay đổi quyết định muốn làm việc tại Mỹ và đã có định hướng về Việt Nam. Hiện tôi vẫn đang chờ những chuyến bay để về Việt Nam....Do đã tốt nghiệp, tôi không hoàn toàn thấy hoang mang như những bạn đang còn học khi nghe về quyết định mới của ICE. Em chỉ cảm thấy tiếc cho một nước Mỹ đã từng vĩ đại, nay lại có những hành động làm đánh mất vị thế của mình như là một đất nước luôn hào phóng với dân nhập cư, đặc biệt là với du học sinh.
Nguyễn Tường Linh, ngành tâm lý học, Niagara University, New York State
Hai lựa chọn này đều có những lợi thế và thử thách riêng. Tùy người và tùy hoàn cảnh, đây là một quyết định khó mà nhiều du học sinh đang phải suy nghĩ trong thời gian qua.
Để đưa ra một quyết định đúng đắn, tôi tin rằng mình phải lắng nghe những con số. Một con số sẽ không đi xuống là 3,5 triệu trường hợp bị nhiễm...Các nhà nghiên cứu hàng đầu đang có nhiều tiến triển cho vắc-xin cho Covid-19, nhưng chúng ta đành đặt niềm hy vọng vào họ và tiếp tục chờ.
Con đường trở về sẽ gian nan trong thời điểm này khi các chuyến bay về Việt Nam tạm thời ngưng cất cánh. Không những thế, nguy cơ bị dịch ở sân bay rất cao kể cả có những quy định mới từ các hãng hàng không. Mặc dù biết rằng thử thách sắp đến không hề đơn giản, tôi chọn ở lại Hòa Kỳ vì muốn tiếp tục giúp đỡ cộng đồng của mình trong một giai đoạn mà bất kỳ sự giúp đỡ nào cũng có thể tạo một sự khác biệt lớn.
BBC News Tiếng Việt cảm ơn các bạn sinh viên đã chia sẻ ý kiến và những người cộng tác với các bạn để đưa thông tin tới chúng tôi.
https://www.bbc.com/
Mùa Covid-19 ở Mỹ: du sinh Việt Nam học, nghỉ, về hay ở? |
Việt Nam nằm trong số sáu quốc gia có nhiều người du học nhất ở Hoa Kỳ nhưng thông báo hôm 06/07/2020 của Cục Di trú và Hải quan (ICE) nói sinh viên quốc tế đang theo theo học tại Mỹ nếu chỉ lấy các lớp học qua mạng vào mùa thu sẽ có nguy cơ bị trục xuất.
Cho đến giữa tháng 7 có tin chính phủ Mỹ rút lại lời đe dọa trục xuất, nhưng các vấn đề khác, như dịch bệnh Covid-19 vẫn lên cao ở Hoa Kỳ, việc ngăn trở hàng không về Việt Nam, và các khó khăn trong việc học qua mạng (online) vẫn đang thách thức nhiều sinh viên.
BBC News Tiếng Việt tìm hiểu câu chuyện của khá nhiều sinh viên từ Việt Nam du học Hoa Kỳ:
1- Chính sách di trú mới – ICE của chính phủ Trump:
Khuê Vũ, nữ sinh viên ngành Hóa, University of Central Oklahoma (UCO), bang Oklahoma:
Sinh viên quốc tế khi đi sang Mỹ được cấp cho visa dạng F-1. Với hộ chiếu Việt Nam, visa đó chỉ có hạn 1 năm, trong khi các quốc gia khác như Malaysia, Trung Quốc, Singapore thì được 5 năm. Khi đến nước Mỹ, sinh viên quốc tế ngoài visa trong passport, còn phải dựa vào I-20, là tờ giấy chứng minh trường cấp cho sinh viên quốc tế ở đây hợp pháp.
Visa của tôi sẽ hết hạn vào cuối tháng 7 này, tức là nếu tôi bị bắt về thì phải gia hạn visa ở Việt Nam nếu muốn quay lại học vào mùa xuân năm 2021, theo như luật trước giờ. Mà tình hình là Đại Sứ quán Mỹ đều trì hoãn việc cấp visa F1 khi có bệnh dịch nên khả năng rất khó gia hạn visa khi đã phải về Việt Nam... Tôi cảm thấy bây giờ mọi thứ đều tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh ở Mỹ mà thôi. Không ai chắc chắn được gì điều gì 100% ở giờ phút này.
Anh Trần, nữ sinh viên năm thứ ba Edmonds College, Lynnwood, tiểu bang Washington:
Hồi mới nghe thông báo của ICE tôi cũng hoang mang, nhưng khi tìm hiểu kỹ và gặp tư vấn của trường thì không còn lo lắng. Học kỳ mùa thu này tôi sẽ dự các lớp chủ yếu được học qua mạng, nhưng mỗi tuần vẫn có một buổi học tại trường. Do đó thông báo mới của ICE không đe dọa tôi phải rời khỏi nước Mỹ.
2 - Bao giờ trở lại trường và việc học online ra sao?
Nguyễn Tú Trâm, năm thứ ba, trường University of Nebraska Omaha
Tôi rất thương các giáo sư bỗng chốc phải chuyển toàn bộ giáo trình thành online để hỗ trợ học sinh hết mức có thể. Học online rất tiện vì tôi có thể mở laptop ngay tại nhà để truy cập vào chương trình học và nộp bài mọi lúc mọi nơi. Tôi không còn phải dậy sớm giữa trời rét để bắt bus đi học mỗi ngày nữa! Các giáo sư cũng tranh thủ thời gian trả lời email ngay cho các bạn có câu hỏi về việc học online.
Nhưng chất lượng của việc học online không thể thay thế cho việc học tại lớp được. Do ngành tôi học (medical lab science) có thực hành ở phòng thí nghiệm nên giáo sư chuyển sang dùng hình ảnh, mô hình để mô phỏng các qui trình và kết quả các loại thí nghiệm. Việc học này khiến tôi khó ghi nhớ nội dung một qui trình hơn là khi được tận tay áp dụng lí thuyết tại lớp học. Thầy cô khi giảng giải các chủ đề mang tính trừu tượng thường vô thức đi nhanh hơn trong lớp vì không nắm bắt được biểu cảm “bối rối” của sinh viên sau màn hình. Hơn hết, nhiều khi việc xem bài giảng online ngay tại nhà mình khiến tôi dễ… buồn ngủ. Còn khi làm bài tập nhóm thì thay vì chỉ cần chốt trong một buổi gặp mặt thì nay chúng tôi phải thay phiên gọi nhau hai, ba lượt mới xong.
Hồ Thái An, học kỳ ba ở Tacoma Community College, tiểu bang Washington:
Thiếu sự tương tác trực tiếp với giáo sư, bạn cùng lớp là hạn chế lớn nhất của việc học trực tuyến. Trả tiền học trên lớp mà phải học qua mạng đây là một sự thiệt thòi, theo tôi. Ngoài ra, mình là du học sinh tiếng Anh không thể như người bản xứ. Do đó không phải giáo sư nói cái gì mình cũng hiểu hết nên học qua mạng là bất lợi. Du học sinh muốn trình bày một vấn đề nào đó đôi khi phải dùng đến cả 'ngôn ngữ cơ thể' (body language), viết ra thì giáo sư, bạn cùng lớp mới hiểu được hết ý trong các cuộc thảo luận. Vì thế học qua mạng tôi thấy còn là sự thiệt thòi. Tuy nhiên, học qua mạng thì sự giúp đỡ của giáo sư ít hơn, nên áp lực cho người học cũng không lớn
Đinh Thị Kim Sương, học ngành tâm lý ở Madonna University, Livonia, bang Michigan:
Tôi đã lấy ba lớp học học đến trường và một lớp qua mạng từ trước đó. Do đó, thông báo của ICE cũng không làm tôi quá lo lắng vì chắc trường sẽ tạo điều kiện thỏa mãn các yêu cầu thích hợp cho du học sinh trong lúc dịch bệnh này. Tôi tin là trường sẽ thay đổi cho phù hợp với quy định mới.
Khuê Vũ, nữ sinh viên ngành Hóa, University of Central Oklahoma (UCO), Oklahoma:
Đến giờ phút hiện tại thì trường tôi vẫn chưa hề thông báo confirm 100% là sẽ đổi qua online cho nguyên một học kỳ sắp tới. Các advisor ở bên International Office trường con có thông báo rằng các sinh viên quốc tế ở UCO sẽ ít bị ảnh hưởng bởi luật mới của ICE tại vì UCO sẽ vẫn tiếp tục chuẩn bị cho tháng 8 tới cho học viên đi học lại on campus. Tuy nhiên, trừ trường hợp xấu nhất khi mà bang Oklahoma bất ngờ bùng dịch hoặc declare state-emergency thì UCO sẽ cân nhắc điều chỉnh (they said an online semester are not out of the realm of possibilities).
3- Sinh viên tạm sống bằng gì, hoàn cảnh cá nhân, tâm lý ra sao?
Nguyễn Tường Linh, ngành tâm lý học, Niagara University, New York State
Trong năm học vừa qua, tôi nằm trong số sinh viên trong trường được ở ký túc xá. Chúng tôi được Đại học Niagara đã hỗ trợ về chỗ ở, thực phẩm, và khẩu trang y tế. Trong ba tháng đó, nhiều sinh viên phải xa gia đình, người thân, bạn bè trong một hoàn cảnh thiếu sự giúp đỡ tinh thần. Tôi cùng một số bạn quản lý ký túc xá cố gắng hỗ trợ các bạn trong khả năng của mình như tổ chức các bữa ăn tối nhỏ để chia sẻ những nỗi lo âu, và ngược lại các bạn ấy cũng làm cho tôi cảm thấy bớt cô đơn hơn.
Mặc dù đây là một hoàn cảnh không ưu ái, nhờ có sự giúp đỡ của đại học và của người thân, bạn bè, chúng tôi đã trưởng thành hơn về nhận thức khi học được những bài học để đời có lẽ hiếm khi xuất hiện trong một hoàn cảnh tốt hơn.
Qua một giai đoạn cách ly dài, tôi nhận thấy những điều mình từng cho là cần như đi du lịch, uống cafe, tập gym chỉ là những ham muốn. Có lẽ điều quan trọng nhất là tôi cảm thấy nhiều người nhận ra là tầm quan trọng của một hệ thống hỗ trợ tinh thần (emotional support system). Một việc đơn giản như hỏi thăm sức khỏe có thể khiến sợi dây liên kết với cộng đồng trở nên mạnh hơn và trao chúng ta đủ ý chí để đối mặt và giải quyết những vấn đề trong thời gian cách ly.
Nguyễn Tú Trâm, năm thứ ba, trường University of Nebraska Omaha
Từ kì nghỉ xuân (15/3) đến nay là lúc dịch bệnh bùng phát, bên tiểu bang tôi ở số ca tăng lên đột biến mỗi ngày. Nhận thấy tình trạng lo lắng của học sinh và phụ huynh, nhà trường đã lập tức chuyển mọi lớp học sang online hoàn toàn. Quyết định này của trường đưa ra chỉ trong vài ngày là có hiệu lực nên mọi thứ diễn biến rất nhanh. Từ một campus đông đúc, chẳng mấy chốc sân trường trở nên vắng lặng, lớp học đìu hiu không một bóng người. Thư viện, nhà ăn, kí túc xá đều đóng cửa (kí túc xá chỉ mở cho các bạn du học sinh không thuê chỗ ở ngoài khuôn viên trường). Lúc này tôi và mấy bạn đều còn hi vọng đây chỉ là tạm thời, rồi mọi chuyện sẽ ổn thỏa và sẽ sớm được quay lại lớp. Mỗi ngày chúng tôi đều nơm nớp dõi theo bản tin xem chính phủ sẽ đưa ra quyết định gì mới để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đôi khi thông tin đưa ra mang tính trái chiều khiến nhiều bạn không khỏi hoang mang.
Trong thời gian này, trường email liên lạc với sinh viên đều đặn để chúng tôi nắm bắt thông tin mới về Covid. Thời kì đầu tại Mỹ có tình trạng thiếu hụt nước rửa tay, khẩu trang, kit xét nghiệm trầm trọng nên gia đình tại Việt Nam cũng rất lo lắng cho sức khỏe của chúng tôi nhưng nay văn phòng du học sinh tại trường luôn trấn an tụi và mở dịch vụ hỗ trợ tâm lí hàng tuần cho những bạn cần người lắng nghe, tâm sự.
Khuê Vũ, University of Central Oklahoma (UCO), Oklahoma:
Khi đi học ở đây, mỗi trường đại học sẽ có các dạng bảo hiểm y tế. Ở UCO, tiền bảo hiểm (health insurance) của trường cho chỉ trang trải tới 80%, còn 20% phải tự trả. Mặc dù có trang trải của bảo hiểm rồi thì vẫn rất mắc so với hoàn cảnh của sinh viên quốc tế.
Việc làm trong trường chỉ trả có $7.25 một giờ cho lab assistant (trợ lý phòng thí nghiệm) mà cũng phải cạnh tranh rất nhiều, thường sinh viên quốc tế ít được tuyển mà thay vào đó là ưu tiên cho sinh viên Mỹ hơn rất nhiều. Một lần tôi bị tai nạn phải may 4 mũi ở ngón tay, tiền viện phí là gần $700 mà mình phải trả gần $400. Một bạn cũng là du học sinh một lần phải gọi xe cứu thương phải trả gần $1000.
Hiện tại đang bệnh dịch, nếu muốn đi xét nghiệm cũng tốn tiền, và nếu bị bệnh vô thì không biết tốn bao nhiêu tiền trả viện phí mà sinh viên quốc tế chỉ có thể dựa vào mỗi bảo hiểm y tế trường mình theo học cấp cho mà thôi.
Sinh viên quốc tế còn bị đuổi ra khỏi ký túc xá (housing) rất là nhiều tại vì trường đóng cửa và phải tìm chỗ ở mới. Bang Oklahoma đỡ hơn một xíu vì giá thuê nhà rẻ và bệnh dịch không đến nỗi quá nhiều như New York, Washington, hay Florida.
4-Về Việt Nam hay cố trụ lại?
Ngọc Diệp, Shoreline Community College, tiểu bang Washington:
Tôi về thăm nhà từ tháng 1, gặp dịch bệnh nên vẫn ở lại Việt Nam. Hiện tôi đã phải học hai kỳ qua mạng và sẽ học tiếp như thế vào kỳ mùa thu. Tôi có kế hoạch trở lại quay lại trường, nhưng chỉ chi nào nước Mỹ an toàn với Covid-19.
Hồ Thái An, học kỳ ba ở Tacoma Community College, bang Washington:
Việc trở lại Việt Nam cũng không thuận tiện trong lúc này do chưa có các chuyến bay thương mại. Ở Việt Nam lệch giờ cũng không thuận tiện. Chưa kể mạng ở Việt Nam hay chập chờn, nhiều lúc làm bài thi mà mạng mất là rớt. Đây là điều tôi thấ̃y các bạn tôi đã về gặp phải. Điều này làm tôi không mấy hứng thú với kế hoạch về nước để học qua mạng.
Huỳnh Bảo Thạch, tốt nghiệp cử nhân tâm lý học, Wabash College, Indiana:
Tôi không thuộc diện đối tượng của ICE và đã thay đổi quyết định muốn làm việc tại Mỹ và đã có định hướng về Việt Nam. Hiện tôi vẫn đang chờ những chuyến bay để về Việt Nam....Do đã tốt nghiệp, tôi không hoàn toàn thấy hoang mang như những bạn đang còn học khi nghe về quyết định mới của ICE. Em chỉ cảm thấy tiếc cho một nước Mỹ đã từng vĩ đại, nay lại có những hành động làm đánh mất vị thế của mình như là một đất nước luôn hào phóng với dân nhập cư, đặc biệt là với du học sinh.
Nguyễn Tường Linh, ngành tâm lý học, Niagara University, New York State
Hai lựa chọn này đều có những lợi thế và thử thách riêng. Tùy người và tùy hoàn cảnh, đây là một quyết định khó mà nhiều du học sinh đang phải suy nghĩ trong thời gian qua.
Để đưa ra một quyết định đúng đắn, tôi tin rằng mình phải lắng nghe những con số. Một con số sẽ không đi xuống là 3,5 triệu trường hợp bị nhiễm...Các nhà nghiên cứu hàng đầu đang có nhiều tiến triển cho vắc-xin cho Covid-19, nhưng chúng ta đành đặt niềm hy vọng vào họ và tiếp tục chờ.
Con đường trở về sẽ gian nan trong thời điểm này khi các chuyến bay về Việt Nam tạm thời ngưng cất cánh. Không những thế, nguy cơ bị dịch ở sân bay rất cao kể cả có những quy định mới từ các hãng hàng không. Mặc dù biết rằng thử thách sắp đến không hề đơn giản, tôi chọn ở lại Hòa Kỳ vì muốn tiếp tục giúp đỡ cộng đồng của mình trong một giai đoạn mà bất kỳ sự giúp đỡ nào cũng có thể tạo một sự khác biệt lớn.
BBC News Tiếng Việt cảm ơn các bạn sinh viên đã chia sẻ ý kiến và những người cộng tác với các bạn để đưa thông tin tới chúng tôi.
https://www.bbc.com/
Không có nhận xét nào