Trong bài viết của tôi về tướng
Nguyễn Đức Thắng, bạn Giang Ly, một bộ nhớ khả tín về miền Nam trước
1975, có bình luận như sau:
Lê
Nguyễn tôi nhớ cuộc ‘cách mạng hành chánh’ do Tổng thống Nguyễn văn
Thiệu đề ra cùng với ‘cách mạng kinh tế’ tháng 5 1973, sau hiệp định Ba
Lê 1973. Với cuộc ‘cách mạng hành chánh’ Tổng Nha Công Vụ được nâng cấp,
đổi thành Phủ Tổng Ủy Công Vụ (PTUCV). Tổng Ủy Trưởng Công Vụ là đại tá
Quách Huỳnh Hà, nguyên Tỉnh trưởng Ba Xuyên. Để thực hiện cuộc cách
mạng, 3 khoá huấn luyện, mỗi khoá 8 ngàn công chức học 6 tuần tại Trung
tâm Huấn luyện Quốc gia ở Vũng Tàu. Khoá 1 đích thân Tổng thống Thiệu
chủ tọa lễ mãn khoá. Tổng cộng 24 ngàn công chức từ Trung cấp trở lên
được huấn luyện trong 18 tuần. Khoá cuối kết thúc tháng 12/1973.
Lúc đầu hình như PTUCV trực thuộc Phủ Tổng thống. Nhưng đầu năm 1974, PTUCV trực thuộc Phủ Thủ tướng có nhiệm vụ Quản trị nhân viên. Tổ chức có Ty Công Vụ Tỉnh, Ban Công Vụ Quận, Phần Hành Công Vụ Xã. Như vậy cuộc ‘cách mạng hành chánh’ xuống tới cấp xã?
Nếu không đúng xin anh Lê Nguyễn sửa giúp. Cảm ơn anh” (hết trích)
Nhận thấy đây là một vấn đề đáng được biết song ít người nắm vững, nhất là các bạn trẻ trưởng thành sau 1975, nên thay vì trả lời bình luận trên trong diễn đàn, tôi biến nó thành một bài viết để tầm phổ biến được rộng hơn.
***
Đúng như bạn Giang Ly nhớ, giữa năm 1973, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề ra chương trình “Cách mạng hành chánh” với ít nhất 2 mục tiêu căn bản:
1) Cán bộ hóa toàn bộ công chức đang làm việc trên lãnh thổ VNCH
2) Cải tổ mạnh mẽ bộ máy hành chánh tại cấp tỉnh
*MỤC TIÊU I -
Nhằm biến tất cả công chức làm việc trên tinh thần “sáng cắp ô đi chiều cắp về”, thành những cán bộ làm việc không giờ giấc, trong tinh thần dấn thân, bỏ dần tính thư lại trong tiếp xúc với dân và giải quyết công việc hàng ngày.
Như bạn Giang Ly đã viết, để thực hiện mục tiêu này, chính phủ giao trách nhiệm cho Trung tâm huấn luyện Cán bộ Xây dựng Nông thôn Vũng Tàu, mà hai người chỉ huy cuối cùng là các sĩ quan sau:
- Người Chỉ huy trưởng đầu tiên và giữ chức vụ lâu nhất là Đại tá Nguyễn Bé. Được biết ông NB là một tiểu đoàn trưởng CS “hồi chánh”, được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện cán bộ XDNT Vũng Tàu từ trước năm 1966, khi còn mang cấp bậc Thiếu tá.
- Người thay thế Đại tá Nguyễn Bé vào năm 1973 là Đại tá Nguyễn Tài Lâm. Nhân vật này từng là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi vào những năm 1966-1968, khi ông làm Giám Đốc Nha Thanh tra Tổng bộ Xây Dựng (sau đổi tên là Bộ XDNT) từ khoảng tháng 3.1966, mà tôi là một viên chức thanh tra trong Nha của ông.
Trước năm 1966, ông Lâm là Trung tá, giữ chức Giám Đốc Nha Truyền Tin, Bộ Tổng Tham mưu, được mang lon Đại tá “giả định”, đúng với bảng cấp số dành cho Giám đốc các Nha trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu là: Nha Truyền Tin, Nha Quân Nhu, Nha Quân cụ, Nha Hành chánh Tài chánh ….
Khoảng cuối năm 1965, đầu 1966, theo một chỉ thị chung trong quân lực VNCH, chế độ (cấp bậc) giả định bị bãi bỏ hoàn toàn, các sĩ quan đang mang cấp giả định phải trở về cấp bậc chính thức. Đại tá giả định Giám đốc Nha Truyền tin Nguyễn Tài Lâm trở về với cương vị Trung tá và được điều qua Tổng bộ Xây Dựng, làm Giám đốc Nha Thanh tra.
Năm 1968, tôi được lệnh nhập ngũ khóa 1/68 trường Bộ binh Thủ Đức (hết khóa được giao về Bộ Nội vụ), ông Lâm lúc đó được thăng chính thức cấp Đại tá và chuyển về đâu tôi không biết, người thay thế ông làm Giám đốc Nha Thanh tra bộ XDNT là Phó Giám đốc, Trung tá Nguyễn Quang Chiểu, ít lâu sau cũng lên Đại tá (ông này sau 10 năm mang lon Thiếu tá mới được thăng Trung tá vào năm 1967).
Có một sự tình cờ thú vị là vào những năm 1988-1990, tức 20 năm sau, tôi có một cô bạn đồng nghiệp khá thân tại một công ty xuất khập khẩu ở Sài Gòn, vỡ lẽ ra là ái nữ của Đại tá Nguyễn Tài Lâm. Sau phát hiện này, tôi có đến thăm ông tại nhà ở Phú Nhuận và một lần thăm nữa vào năm 1990, khi ông và gia đình chuẩn bị xuất cảnh sang Mỹ theo diện HO.
Trở lại với muc tiêu 1, tại trung ương, Nha Tổng Giám đốc Công vụ trực thuộc Phủ Thủ tướng, có nhiệm vụ về quản trị nhân viên của cả nước (hiểu theo nghĩa toàn miền Nam) được nâng cấp thành Phủ Tổng ủy Công vụ, ngang cấp Bộ và người được cử làm Tổng ủy trưởng là Đại tá Quách Huỳnh Hà, nguyên Tỉnh trưởng Ba Xuyên (Sóc Trăng – Bạc Liêu). Cũng vào thời điểm này, Đại tá Nguyễn Tài Lâm được cử làm Chỉ Huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Cán bộ Vũng Tàu, thay thế ông Nguyễn Bé, trở thành một cộng sự đắc lực của Tổng Ủy trưởng QHH.
Như bạn Giang Ly đã kể, đến trước tháng 4.1975, trung tâm này đã huấn luyện được ba khóa công chức “cán bộ hóa” tại Vũng Tàu.
* MỤC TIÊU 2- Nhằm gia tăng hiệu năng hoạt động của guồng máy hành chánh cấp tỉnh, với các cải tổ sau:
A) Trước cách mạng hành chánh (CMHC), tại bộ máy hành chánh tỉnh, có hai loại cơ quan trực thuộc:
- Cơ quan nội thuộc Tòa hành chánh tỉnh có các Ty, Sở: Văn phòng Tỉnh trưởng, Ty Hành chánh, Ty Tài Chánh, Ty Kinh Tế, Ty Nội an và Quân vụ. Có một thời gian (1972-1973), Bộ Cựu chiến binh của tướng Phạm Văn Đổng thiếu người, tại nhiều tỉnh, Trưởng ty Nội an & Quân vụ được cử kiêm Trưởng ty Cựu chiến binh. Bản thân tôi khi làm Trưởng Ty Nội an & Quân vụ tỉnh Bình Dương cũng phải kiêm nhiệm chức Trưởng ty Cựu chiến binh tỉnh này, và được tướng Đổng “ưu ái” tặng cho “Cựu chiến binh bội tinh đệ nhị hạng”, góp phần làm nặng thêm “tội lỗi với Cách mạng” khi khai báo với chính quyền mới để được đi “học tập cải tạo” sau ngày 30.4.1975.
Về mặt quản trị, toàn bộ các ty nội thuộc và viên chức Tòa HC tỉnh được đặt dưới sự quản trị trực tiếp của Bộ Nội vụ (thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng trật…). Các Trưởng ty do Tổng trưởng Nội vụ bổ nhiệm bằng Nghị định, theo đề nghị của Tỉnh trưởng. Chức Chủ sự phòng tại các Ty do Tỉnh trưởng trực tiếp bổ nhiệm bằng Quyết định.
Trong hoạt động hàng ngày, ngoài nhiệm vụ chính, các Ty nội thuộc có trách nhiệm nhận chỉ thị của Tỉnh trưởng, Phó Tỉnh trưởng, phối hợp với các Ty ngoại thuộc, ví dụ: Ty Nội An-Quân vụ phối hợp với Ty Cảnh sát, Ty An ninh Quân đội, Tiểu khu, Tòa án …, Ty Hành chánh phối hợp với Ty Công chánh, Ty Tiểu học, Ty Y tế …, Ty Kinh tế phối hợp với Ty Nông nghiệp, Ty Lâm nghiệp, Ty Thuế vụ …
- Các cơ quan ngoại thuộc, gồm các Ty Sở chuyên môn: Ty Công chánh, Ty Nông nghiệp, Ty Y tế, Ty Lâm nghiệp, Ty Tiểu học, Ty Điền địa, Ty Thuế vụ, Ty Cảnh sát (từ 1971 là Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia tỉnh)…
Trong lúc các Ty nội thuộc làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của Tỉnh trưởng – Phó Tỉnh trưởng thì Ty ngoại thuộc (còn gọi là Ty chuyên môn) làm việc dưới hai hệ thống chỉ huy:
Hệ thống ngang - chịu sự phối hợp, điều động công tác của Tỉnh trưởng tại địa phương, phù hợp với nhiệm vụ do Bộ quản lý giao
Hệ thống dọc – do Bộ chủ quản quản lý nhân sự, thuyên chuyển, bổ nhiệm, báo cáo kết quả hoạt động về mặt chuyên môn cho Tỉnh và cho Bộ. Trước khi bổ nhiệm một viên chức thuộc bộ về làm Trưởng ty tại tỉnh, Tổng trưởng hay Thứ trưởng, hay tối thiểu Tổng Thư ký bộ phải hỏi ý kiến Tỉnh trưởng, và Tỉnh trường có quyền từ chối nhận về tỉnh nếu nêu được những lý do chính đáng. Thông thường điều này rất ít khi xày ra.
B) Sau CMHC –
- Đổi tên Tòa Hành chánh tỉnh thành Cơ quan Chính quyền tỉnh, Văn phòng Quận thành CQCQ Quận, Ủy ban Hành chánh xã thành CQCQ xã. Trước CMHC, tổ chức quân sự tỉnh chỉ có Tiểu khu (tỉnh) và Chi khu (quận), sau CMHC, tại cấp xã có thêm Phân Chi khu, do một sĩ quan cấp Thiếu úy hay Trung úy làm Phân Chi khu trưởng
- Một trong những điểm quan trọng của việc cải tổ hành chánh tại cấp tỉnh là xóa phần lớn mối quan hệ dọc-ngang giữa Tòa Hành chánh tỉnh với các Ty ngoại thuộc, giao cho Tỉnh trưởng nhiều quyền hạn hơn trong việc chỉ huy công vụ đối với các ty này. Trong tổ chức giáo dục, từ Ty Tiểu học trước năm 1972, đổi thành Sở Học chánh từ 1972-1973, sau CMHC đổi thành Ty Giáo dục.
Trong tổ chức nội thuộc Tòa hành chánh (sau là CQCQ tỉnh), Phòng nhân viên thuộc Văn phòng Tỉnh trưởng được tách ra, nâng cấp thành Ty Công vụ, vai trò quản trị nhân viên được mở rộng hơn, phối hợp chặt chẽ với các ty ngoại thuộc.
- Một điểm rất quan trọng trong cải tổ hành chánh là dự định đặt thêm chức Tổng Thư ký CQCQ tỉnh, với vai trò và tầm quan trọng y như Tổng Thư ký Tòa Đô chánh Sài Gòn. Xin nhắc lại là tại miền Nam trước 1975, Tổng Thư ký Tòa Đô chánh xếp ngang Tổng Thư Ký (và Tổng Giám đốc) bộ, chức vụ Phó Đô trưởng rất lu mờ, chỉ ngang Giám Đốc Nha có nhiều Sở (chuyện Nha ít Sở, nhiều Sở sẽ xin đề cập vào dịp khác).
Khi đề ra cải tổ HC tại cấp tỉnh, mục tiêu của Phủ Tổng Ủy Công vụ là muốn viên chức Tổng Thư ký CQCQ tỉnh cũng “gồm thâu” quyền hạn và trách nhiệm như TTK Tòa Đô chánh, nghĩa là chức vụ Phó Tỉnh trưởng trở nên thứ yếu như Phó Đô trưởng Tòa Đô chánh Sài Gòn.
Không lâu sau, nghe đồn rằng do “áp lực” của nhiều đương kim Phó Tỉnh trưởng ở các tỉnh với Bộ Nội vụ mà người tiêu biểu là ông Lê Công Chất, Thứ trưởng (khi Thủ tướng Trần Thiện Khiêm kiêm Tổng trưởng) rồi Tổng trưởng, người có thẩm quyền gần như tuyệt đối trong việc quyết định bổ nhiệm các Phó Tỉnh trưởng, mà Bộ Nội vụ phối hợp với Phủ Tổng Ủy Công vụ, sửa đổi mô hình dự tính, không đặt ra chức Tổng Thư ký CQCQ tỉnh nữa mà đặt thêm chức Phụ tá Hành chánh tỉnh, phụ giúp Tỉnh trưởng và Phó Tỉnh trưởng điều hành các Ty nội thuộc CQCQ tỉnh, để Phó Tỉnh trưởng rảnh tay điều hành chặt hơn các Ty chuyên môn.
* Xin được phép nói một chút về bản thân, vì có liên quan đền việc cải tổ hành chánh (CTHC) những năm 1973-1974 tại địa phương:
Năm 1972-1973, tôi đang giữ chức Trưởng ty Nội an & Quân vụ kiêm Ty Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương thì toàn quốc (VNCH) phát động chiến dịch CTHC. Tại các tỉnh, lẽ ra công việc này do một trong hai cơ quan sau đây đặc trách: Văn phòng Tỉnh trưởng hay Ty Hành chánh. Song điều tréo ngoe là Trưởng ty NA và QV lại bị đè đầu giao cho công tác nặng nề này. Tôi suy đoán có lẽ do hai nguyên nhân, một là Văn phòng Tỉnh trưởng đang do Trưởng ty Kinh tế kiêm nhiệm, lại chỉ là một công chức ngạch Thư ký Hành chánh (B2), còn Trưởng ty Hành chánh lại là một cụ Tham sự già (B1) (anh em bạn rể với ông Tổng trưởng Lê Công Chất). May mắn là tôi đảm nhiệm công tác đặc biệt này cũng … tạm được.
Một ngày nọ vào giữa năm 1974, ông Tổng Ủy trưởng Công vụ Quách Huỳnh Hà, Đại tá Nguyễn Tài Lâm (xếp cũ) cùng phái đoàn của Phủ TUCV đến Bình Dương duyệt xét kế hoạch CTHC tại tỉnh, tất nhiên, tôi phải làm thuyết trình viên, báo cáo kết quả 5 bước CTHC trong một phiên họp do phái đoàn chủ trì, có sự hiện diện của đại diện tòa án, Hội đồng tỉnh và tất cả Ty Sở nội ngoại thuộc. Cuối buổi thuyết trình, xem ra ông QHH và phái đoàn cũng hài lòng về công tác CTHC do tỉnh thực hiện.
Không lâu sau đó, với đề nghị của Đại tá Nguyễn Văn Của, Tỉnh trưởng Bình Dương (chết rất tội nghiệp sau 30.4.1975 do bệnh nặng tại một trại cải tạo miền Bắc), Tổng trưởng Bộ Nội vụ ban hành nghị định (đợt đầu) bổ nhiệm tôi cùng hơn 10 viên chức ở các tỉnh khác làm Phụ tá Hành chánh tỉnh.
Tại bộ máy cấp tỉnh từ nửa sau năm 1974, còn có một cuộc cải tổ khác, đặt ra chức Phó Tỉnh trưởng Kinh tế, sau đổi thành Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách phát triển kinh tế, theo sáng kiến của một lãnh đạo cao cấp rất sáng giá lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng đặc trách Sản xuất kiêm Tổng trưởng Bộ Canh nông, nếu các bạn quan tâm, sẽ xin kể tiếp vào một dịp khác.
Chỉ với một bình luận của bạn Giang Ly mà phải kể lể dài dòng đến thế, hi vọng giúp ích chút nào cho sự hiểu biết của các bạn trẻ về một thời kỳ sôi động của miền Nam Việt Nam trước 30.4.1975
Lê Nguyễn
Lúc đầu hình như PTUCV trực thuộc Phủ Tổng thống. Nhưng đầu năm 1974, PTUCV trực thuộc Phủ Thủ tướng có nhiệm vụ Quản trị nhân viên. Tổ chức có Ty Công Vụ Tỉnh, Ban Công Vụ Quận, Phần Hành Công Vụ Xã. Như vậy cuộc ‘cách mạng hành chánh’ xuống tới cấp xã?
Nếu không đúng xin anh Lê Nguyễn sửa giúp. Cảm ơn anh” (hết trích)
Nhận thấy đây là một vấn đề đáng được biết song ít người nắm vững, nhất là các bạn trẻ trưởng thành sau 1975, nên thay vì trả lời bình luận trên trong diễn đàn, tôi biến nó thành một bài viết để tầm phổ biến được rộng hơn.
***
Đúng như bạn Giang Ly nhớ, giữa năm 1973, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề ra chương trình “Cách mạng hành chánh” với ít nhất 2 mục tiêu căn bản:
1) Cán bộ hóa toàn bộ công chức đang làm việc trên lãnh thổ VNCH
2) Cải tổ mạnh mẽ bộ máy hành chánh tại cấp tỉnh
*MỤC TIÊU I -
Nhằm biến tất cả công chức làm việc trên tinh thần “sáng cắp ô đi chiều cắp về”, thành những cán bộ làm việc không giờ giấc, trong tinh thần dấn thân, bỏ dần tính thư lại trong tiếp xúc với dân và giải quyết công việc hàng ngày.
Như bạn Giang Ly đã viết, để thực hiện mục tiêu này, chính phủ giao trách nhiệm cho Trung tâm huấn luyện Cán bộ Xây dựng Nông thôn Vũng Tàu, mà hai người chỉ huy cuối cùng là các sĩ quan sau:
- Người Chỉ huy trưởng đầu tiên và giữ chức vụ lâu nhất là Đại tá Nguyễn Bé. Được biết ông NB là một tiểu đoàn trưởng CS “hồi chánh”, được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện cán bộ XDNT Vũng Tàu từ trước năm 1966, khi còn mang cấp bậc Thiếu tá.
- Người thay thế Đại tá Nguyễn Bé vào năm 1973 là Đại tá Nguyễn Tài Lâm. Nhân vật này từng là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi vào những năm 1966-1968, khi ông làm Giám Đốc Nha Thanh tra Tổng bộ Xây Dựng (sau đổi tên là Bộ XDNT) từ khoảng tháng 3.1966, mà tôi là một viên chức thanh tra trong Nha của ông.
Trước năm 1966, ông Lâm là Trung tá, giữ chức Giám Đốc Nha Truyền Tin, Bộ Tổng Tham mưu, được mang lon Đại tá “giả định”, đúng với bảng cấp số dành cho Giám đốc các Nha trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu là: Nha Truyền Tin, Nha Quân Nhu, Nha Quân cụ, Nha Hành chánh Tài chánh ….
Khoảng cuối năm 1965, đầu 1966, theo một chỉ thị chung trong quân lực VNCH, chế độ (cấp bậc) giả định bị bãi bỏ hoàn toàn, các sĩ quan đang mang cấp giả định phải trở về cấp bậc chính thức. Đại tá giả định Giám đốc Nha Truyền tin Nguyễn Tài Lâm trở về với cương vị Trung tá và được điều qua Tổng bộ Xây Dựng, làm Giám đốc Nha Thanh tra.
Năm 1968, tôi được lệnh nhập ngũ khóa 1/68 trường Bộ binh Thủ Đức (hết khóa được giao về Bộ Nội vụ), ông Lâm lúc đó được thăng chính thức cấp Đại tá và chuyển về đâu tôi không biết, người thay thế ông làm Giám đốc Nha Thanh tra bộ XDNT là Phó Giám đốc, Trung tá Nguyễn Quang Chiểu, ít lâu sau cũng lên Đại tá (ông này sau 10 năm mang lon Thiếu tá mới được thăng Trung tá vào năm 1967).
Có một sự tình cờ thú vị là vào những năm 1988-1990, tức 20 năm sau, tôi có một cô bạn đồng nghiệp khá thân tại một công ty xuất khập khẩu ở Sài Gòn, vỡ lẽ ra là ái nữ của Đại tá Nguyễn Tài Lâm. Sau phát hiện này, tôi có đến thăm ông tại nhà ở Phú Nhuận và một lần thăm nữa vào năm 1990, khi ông và gia đình chuẩn bị xuất cảnh sang Mỹ theo diện HO.
Trở lại với muc tiêu 1, tại trung ương, Nha Tổng Giám đốc Công vụ trực thuộc Phủ Thủ tướng, có nhiệm vụ về quản trị nhân viên của cả nước (hiểu theo nghĩa toàn miền Nam) được nâng cấp thành Phủ Tổng ủy Công vụ, ngang cấp Bộ và người được cử làm Tổng ủy trưởng là Đại tá Quách Huỳnh Hà, nguyên Tỉnh trưởng Ba Xuyên (Sóc Trăng – Bạc Liêu). Cũng vào thời điểm này, Đại tá Nguyễn Tài Lâm được cử làm Chỉ Huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Cán bộ Vũng Tàu, thay thế ông Nguyễn Bé, trở thành một cộng sự đắc lực của Tổng Ủy trưởng QHH.
Như bạn Giang Ly đã kể, đến trước tháng 4.1975, trung tâm này đã huấn luyện được ba khóa công chức “cán bộ hóa” tại Vũng Tàu.
* MỤC TIÊU 2- Nhằm gia tăng hiệu năng hoạt động của guồng máy hành chánh cấp tỉnh, với các cải tổ sau:
A) Trước cách mạng hành chánh (CMHC), tại bộ máy hành chánh tỉnh, có hai loại cơ quan trực thuộc:
- Cơ quan nội thuộc Tòa hành chánh tỉnh có các Ty, Sở: Văn phòng Tỉnh trưởng, Ty Hành chánh, Ty Tài Chánh, Ty Kinh Tế, Ty Nội an và Quân vụ. Có một thời gian (1972-1973), Bộ Cựu chiến binh của tướng Phạm Văn Đổng thiếu người, tại nhiều tỉnh, Trưởng ty Nội an & Quân vụ được cử kiêm Trưởng ty Cựu chiến binh. Bản thân tôi khi làm Trưởng Ty Nội an & Quân vụ tỉnh Bình Dương cũng phải kiêm nhiệm chức Trưởng ty Cựu chiến binh tỉnh này, và được tướng Đổng “ưu ái” tặng cho “Cựu chiến binh bội tinh đệ nhị hạng”, góp phần làm nặng thêm “tội lỗi với Cách mạng” khi khai báo với chính quyền mới để được đi “học tập cải tạo” sau ngày 30.4.1975.
Về mặt quản trị, toàn bộ các ty nội thuộc và viên chức Tòa HC tỉnh được đặt dưới sự quản trị trực tiếp của Bộ Nội vụ (thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng trật…). Các Trưởng ty do Tổng trưởng Nội vụ bổ nhiệm bằng Nghị định, theo đề nghị của Tỉnh trưởng. Chức Chủ sự phòng tại các Ty do Tỉnh trưởng trực tiếp bổ nhiệm bằng Quyết định.
Trong hoạt động hàng ngày, ngoài nhiệm vụ chính, các Ty nội thuộc có trách nhiệm nhận chỉ thị của Tỉnh trưởng, Phó Tỉnh trưởng, phối hợp với các Ty ngoại thuộc, ví dụ: Ty Nội An-Quân vụ phối hợp với Ty Cảnh sát, Ty An ninh Quân đội, Tiểu khu, Tòa án …, Ty Hành chánh phối hợp với Ty Công chánh, Ty Tiểu học, Ty Y tế …, Ty Kinh tế phối hợp với Ty Nông nghiệp, Ty Lâm nghiệp, Ty Thuế vụ …
- Các cơ quan ngoại thuộc, gồm các Ty Sở chuyên môn: Ty Công chánh, Ty Nông nghiệp, Ty Y tế, Ty Lâm nghiệp, Ty Tiểu học, Ty Điền địa, Ty Thuế vụ, Ty Cảnh sát (từ 1971 là Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia tỉnh)…
Trong lúc các Ty nội thuộc làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của Tỉnh trưởng – Phó Tỉnh trưởng thì Ty ngoại thuộc (còn gọi là Ty chuyên môn) làm việc dưới hai hệ thống chỉ huy:
Hệ thống ngang - chịu sự phối hợp, điều động công tác của Tỉnh trưởng tại địa phương, phù hợp với nhiệm vụ do Bộ quản lý giao
Hệ thống dọc – do Bộ chủ quản quản lý nhân sự, thuyên chuyển, bổ nhiệm, báo cáo kết quả hoạt động về mặt chuyên môn cho Tỉnh và cho Bộ. Trước khi bổ nhiệm một viên chức thuộc bộ về làm Trưởng ty tại tỉnh, Tổng trưởng hay Thứ trưởng, hay tối thiểu Tổng Thư ký bộ phải hỏi ý kiến Tỉnh trưởng, và Tỉnh trường có quyền từ chối nhận về tỉnh nếu nêu được những lý do chính đáng. Thông thường điều này rất ít khi xày ra.
B) Sau CMHC –
- Đổi tên Tòa Hành chánh tỉnh thành Cơ quan Chính quyền tỉnh, Văn phòng Quận thành CQCQ Quận, Ủy ban Hành chánh xã thành CQCQ xã. Trước CMHC, tổ chức quân sự tỉnh chỉ có Tiểu khu (tỉnh) và Chi khu (quận), sau CMHC, tại cấp xã có thêm Phân Chi khu, do một sĩ quan cấp Thiếu úy hay Trung úy làm Phân Chi khu trưởng
- Một trong những điểm quan trọng của việc cải tổ hành chánh tại cấp tỉnh là xóa phần lớn mối quan hệ dọc-ngang giữa Tòa Hành chánh tỉnh với các Ty ngoại thuộc, giao cho Tỉnh trưởng nhiều quyền hạn hơn trong việc chỉ huy công vụ đối với các ty này. Trong tổ chức giáo dục, từ Ty Tiểu học trước năm 1972, đổi thành Sở Học chánh từ 1972-1973, sau CMHC đổi thành Ty Giáo dục.
Trong tổ chức nội thuộc Tòa hành chánh (sau là CQCQ tỉnh), Phòng nhân viên thuộc Văn phòng Tỉnh trưởng được tách ra, nâng cấp thành Ty Công vụ, vai trò quản trị nhân viên được mở rộng hơn, phối hợp chặt chẽ với các ty ngoại thuộc.
- Một điểm rất quan trọng trong cải tổ hành chánh là dự định đặt thêm chức Tổng Thư ký CQCQ tỉnh, với vai trò và tầm quan trọng y như Tổng Thư ký Tòa Đô chánh Sài Gòn. Xin nhắc lại là tại miền Nam trước 1975, Tổng Thư ký Tòa Đô chánh xếp ngang Tổng Thư Ký (và Tổng Giám đốc) bộ, chức vụ Phó Đô trưởng rất lu mờ, chỉ ngang Giám Đốc Nha có nhiều Sở (chuyện Nha ít Sở, nhiều Sở sẽ xin đề cập vào dịp khác).
Khi đề ra cải tổ HC tại cấp tỉnh, mục tiêu của Phủ Tổng Ủy Công vụ là muốn viên chức Tổng Thư ký CQCQ tỉnh cũng “gồm thâu” quyền hạn và trách nhiệm như TTK Tòa Đô chánh, nghĩa là chức vụ Phó Tỉnh trưởng trở nên thứ yếu như Phó Đô trưởng Tòa Đô chánh Sài Gòn.
Không lâu sau, nghe đồn rằng do “áp lực” của nhiều đương kim Phó Tỉnh trưởng ở các tỉnh với Bộ Nội vụ mà người tiêu biểu là ông Lê Công Chất, Thứ trưởng (khi Thủ tướng Trần Thiện Khiêm kiêm Tổng trưởng) rồi Tổng trưởng, người có thẩm quyền gần như tuyệt đối trong việc quyết định bổ nhiệm các Phó Tỉnh trưởng, mà Bộ Nội vụ phối hợp với Phủ Tổng Ủy Công vụ, sửa đổi mô hình dự tính, không đặt ra chức Tổng Thư ký CQCQ tỉnh nữa mà đặt thêm chức Phụ tá Hành chánh tỉnh, phụ giúp Tỉnh trưởng và Phó Tỉnh trưởng điều hành các Ty nội thuộc CQCQ tỉnh, để Phó Tỉnh trưởng rảnh tay điều hành chặt hơn các Ty chuyên môn.
* Xin được phép nói một chút về bản thân, vì có liên quan đền việc cải tổ hành chánh (CTHC) những năm 1973-1974 tại địa phương:
Năm 1972-1973, tôi đang giữ chức Trưởng ty Nội an & Quân vụ kiêm Ty Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương thì toàn quốc (VNCH) phát động chiến dịch CTHC. Tại các tỉnh, lẽ ra công việc này do một trong hai cơ quan sau đây đặc trách: Văn phòng Tỉnh trưởng hay Ty Hành chánh. Song điều tréo ngoe là Trưởng ty NA và QV lại bị đè đầu giao cho công tác nặng nề này. Tôi suy đoán có lẽ do hai nguyên nhân, một là Văn phòng Tỉnh trưởng đang do Trưởng ty Kinh tế kiêm nhiệm, lại chỉ là một công chức ngạch Thư ký Hành chánh (B2), còn Trưởng ty Hành chánh lại là một cụ Tham sự già (B1) (anh em bạn rể với ông Tổng trưởng Lê Công Chất). May mắn là tôi đảm nhiệm công tác đặc biệt này cũng … tạm được.
Một ngày nọ vào giữa năm 1974, ông Tổng Ủy trưởng Công vụ Quách Huỳnh Hà, Đại tá Nguyễn Tài Lâm (xếp cũ) cùng phái đoàn của Phủ TUCV đến Bình Dương duyệt xét kế hoạch CTHC tại tỉnh, tất nhiên, tôi phải làm thuyết trình viên, báo cáo kết quả 5 bước CTHC trong một phiên họp do phái đoàn chủ trì, có sự hiện diện của đại diện tòa án, Hội đồng tỉnh và tất cả Ty Sở nội ngoại thuộc. Cuối buổi thuyết trình, xem ra ông QHH và phái đoàn cũng hài lòng về công tác CTHC do tỉnh thực hiện.
Không lâu sau đó, với đề nghị của Đại tá Nguyễn Văn Của, Tỉnh trưởng Bình Dương (chết rất tội nghiệp sau 30.4.1975 do bệnh nặng tại một trại cải tạo miền Bắc), Tổng trưởng Bộ Nội vụ ban hành nghị định (đợt đầu) bổ nhiệm tôi cùng hơn 10 viên chức ở các tỉnh khác làm Phụ tá Hành chánh tỉnh.
Tại bộ máy cấp tỉnh từ nửa sau năm 1974, còn có một cuộc cải tổ khác, đặt ra chức Phó Tỉnh trưởng Kinh tế, sau đổi thành Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách phát triển kinh tế, theo sáng kiến của một lãnh đạo cao cấp rất sáng giá lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng đặc trách Sản xuất kiêm Tổng trưởng Bộ Canh nông, nếu các bạn quan tâm, sẽ xin kể tiếp vào một dịp khác.
Chỉ với một bình luận của bạn Giang Ly mà phải kể lể dài dòng đến thế, hi vọng giúp ích chút nào cho sự hiểu biết của các bạn trẻ về một thời kỳ sôi động của miền Nam Việt Nam trước 30.4.1975
Lê Nguyễn
Không có nhận xét nào