Tổng thống Trump cảnh báo đóng thêm lãnh sự quán Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump hôm 22/7 nói rằng ông có thể ra lệnh đóng cửa thêm lãnh sự quán Trung Quốc tại Mỹ sau sự việc ở Houston, theo Reuters.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, khi được hỏi liệu ông có kế hoạch đóng cửa thêm các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Mỹ hay không, Tổng thống Trump đáp điều này “luôn có thể”.
Ngoài Houston, Trung Quốc có 4 lãnh sự quán đặt tại New York, Los Angeles, San Francisco và Chicago, bên cạnh đại sứ quán ở thủ đô Washington.
Ông Trump cũng đề cập đến vụ cháy ở Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston sau khi Washington hôm 21/7 yêu cầu họ đóng cửa trong 72 giờ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus giải thích động thái này của Washington là “để bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ và thông tin cá nhân của người Mỹ”.
“Tôi đoán họ đốt tài liệu và giấy tờ”, Tổng thống Trump nói.
Sau khi cảnh sát và sở cứu hỏa của Mỹ nhận được thông tin về vụ hỏa hoạn trong khuôn viên Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, họ nhanh chóng đến để cứu trợ nhưng không được phép vào. Trong cuộc phỏng vấn với tờ ABC hôm 22/7, ông Thái Vĩ, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Houston, không phủ nhận việc đốt tài liệu, tuyên bố đây là “quy trình tiêu chuẩn”.
Tuy nhiên, ông Christopher Burgess, một sĩ quan tình báo cao cấp làm việc cho CIA trong 30 năm, nhận định rằng có vẻ như lãnh sự quán Trung Quốc “đốt bằng chứng” và tất cả các tài liệu bí mật, nhạy cảm đã bị tiêu hủy.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stillwel cáo buộc Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là một trung tâm tình báo của quân đội, trong khi Thượng nghị sĩ Marco Rubio gọi cơ quan này là nút trung tâm trong mạng lưới quy mô lớn các gián điệp.
Quan chức Mỹ gọi Tổng lãnh sự quán Trung Quốc là ‘trung tâm tình báo’
Trái: Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương David Stillwel , phải: Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stillwel nói Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là một trung tâm tình báo của quân đội, trong khi Thượng nghị sĩ Marco Rubio gọi cơ quan này là nút trung tâm trong mạng lưới quy mô lớn các gián điệp.
“Quân đội Trung Quốc đã gửi sinh viên cả công khai lẫn bí mật tới các trường đại học Mỹ để nghiên cứu những thứ có thể thúc đẩy lợi thế chiến tranh của họ trong thế giới kinh tế và các lĩnh vực khác”, ông David Stillwel, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương nói với tờ NYTimes hôm 22/7. Ông nhấn mạnh lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đứng sau tất cả hoạt động này và “có lịch sử tham gia vào hành vi gây hại”.
Ông Stilwell cũng cáo buộc lãnh sự Trung Quốc tại Houston và các nhà ngoại giao khác gần đây đã tham gia vào hoạt động đáng ngờ tại sân bay quốc tế Houston. Đây là nơi họ đưa công dân Trung Quốc lên các chuyến bay hồi hương của Air China giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Tuy nhiên, The Times dẫn thông tin từ ông Stilwell cho biết, giấy tờ của hãng Air China thể hiện sai ngày sinh của các nhân viên ngoại giao. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington và Air China đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Tuyên bố của ông Stillwel đưa ra sau ngày Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston trong 72 giờ. Vài giờ sau đó, một vụ hỏa hoạn tại lãnh sự quán này đã xảy ra (sáng 22/7 giờ Việt Nam). Các nhân viên cứu hỏa đã tới hiện trường để chữa cháy, nhưng các quan chức Trung Quốc không cho họ vào làm nhiệm vụ.
Trong một tuyên bố hôm thứ Tư (22/7), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết Washington đã chỉ đạo đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston “để bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ và thông tin cá nhân của người Mỹ”.
Cùng ngày, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người nổi tiếng với lập trường cứng rắn với Trung Quốc, viết trên Twitter: “Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston không phải là một cơ sở ngoại giao. Đó là một nút trung tâm trong mạng lưới quy mô lớn các gián điệp và hoạt động gây ảnh hưởng ở Mỹ. Tòa nhà đó phải đóng cửa ngay bây giờ và các gián điệp có 72 giờ để rời đi hoặc bị bắt”.
Nga: Nhà sử học nghiên cứu về thời Stalin bị xử tù
Một tòa án Nga đã tuyên phạt mức án 3,5 năm tù đối với nhà sử học Yuri Dmitriev, người chuyên nghiên cứu về các cuộc đàn áp dưới thời Stalin, Bloomberg đưa tin hôm thứ Tư.
Nhà sử học này bị cáo buộc tội tấn công tình dục con gái nuôi, nhưng nhiều nhà phê bình nói rằng đây là một tội danh bịa đặt mà các thế lực hắc ám dựng lên để trả thù những nghiên cứu của ông.
Mặc dù vậy, luật sự của ông Dmitriev nói với hãng tin RIA Novosti rằng nhà sử học có thể được phóng thích vào ngày 12/9.
Ông Dmitriev, 64 tuổi, lần đầu tiên bị bắt vào năm 2016, năm 2018 ông từng được xóa một cáo buộc tương tự. Các công tố viên đã điều tra các cáo buộc về ông trong suốt 15 năm.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng ông Dmitriev đang bị trả thù vì việc phát hiện ra những ngôi mộ tập thể ở khu vực phía tây bắc Karelia, với hàng ngàn thi thể bị hành quyết dưới thời Josef Stalin trị vì Liên Xô. Liên minh châu Âu cũng đã đặt nghi vấn xung quanh việc bắt giữ và xử tù nhà sử học này.
Cố vấn Tòa Bạch Ốc nêu lý do đóng cửa lãnh sự Trung Quốc
Khi được hỏi về thông điệp mà Hoa Kỳ đang gửi đi thông qua quyết định cho đóng cửa một lãnh sự quán Trung Quốc ở Texas, cố vấn Nhà Trắng, Kellyanne Conway, cho biết Tổng thống Trump vẫn không vui với cách Bắc Kinh xử lý dịch Covid khiến nó lây lan ra thế giới và hiện đã làm 140.000 người Mỹ thiệt mạng, theo Reuters.
“Tôi nghĩ tổng thống đã thể hiện rõ rằng ông ấy không hài lòng về Trung Quốc. Thực tế virus đã phát sinh ở nước này và thế giới có rất ít thông tin về nó, cũng như sự trung thực và minh bạch từ Trung Quốc”, ông Conway nói. “Chúng ta vẫn chưa nhận được thông tin [dịch bệnh] từ Trung Quốc. Chúng ta vẫn không biết về số ca lây nhiễm, số người chết…”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phàn nàn rằng Washington đã “bất ngờ yêu cầu” đóng cửa lãnh sự quán Houston vào thứ Ba. Biên tập viên của một cơ quan truyền thông tiết lộ, lãnh sự quán Trung Quốc đã nhận được yêu cầu phải rời đi trong vòng 72 giờ.
“Tổng thống đã tỏ rõ quan điểm rằng, một mặt chúng ta có một thỏa thuận thương mại đã ký kết và có hiệu lực với Trung Quốc, nhưng đồng thời sẽ có hành động cứng rằng”, ông Conway nói thêm.
Hàn Quốc: Giống gấu trúc sắp tuyệt chủng sinh con
Một con gấu trúc thuộc giống có kích thước lớn tại sở thú Ever Everland ở Hàn Quốc đã sinh hạ một gấu trúc con, sở thú này cho biết thông tin hôm thứ Tư.
Theo Reuters, việc gấu trúc sinh con là một điều hiếm gặp ở Hàn Quốc, trong bối cảnh loài động vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Sở thú cho biết, gấu trúc cái 7 tuổi tên Ai Bảo đã giao phối với gấu trúc đực 8 tuổi Lê Bảo vào cuối tháng Ba và sinh ra một con gấu con khỏe mạnh vào lúc 21h49 (giờ địa phương) tối thứ Hai tại Yongin.
Sở thú thông tin thêm rằng gấu trúc con là gấu cái có chiều cao 16,5 cm và nặng 197 gam khi mới chào đời. Cả gấu mẹ và con đều khỏe mạnh.
Anh quan ngại việc Bắc Kinh chống lưng cho tin tặc
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm thứ Tư nói rằng ông quan ngại việc chính quyền Trung Quốc có liên quan đến các cuộc tấn công mạng nhằm vào các tổ chức y tế và học thuật ở 11 quốc gia bao gồm cả Anh, theo Reuters.
“Tôi quan ngại sâu sắc trước các bằng chứng được công bố ngày hôm qua cho thấy Trung Quốc đang tham gia vào các cuộc tấn công mạng độc hại chống lại các tổ chức thương mại, y tế và học thuật, bao gồm cả những tổ chức làm việc để đối phó với đại dịch covid”, ông Raab cho biết.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã truy tố hai người Trung Quốc có tên Lý Tiểu Vũ, 34 tuổi và Đổng Gia Trí, 33 tuổi. Họ bị cáo buộc tấn công hệ thống mạng của hàng trăm tổ chức phi chính phủ, lấy trộm thông tin về các loại dược phẩm đang được phát triển cho điều trị Covid, các bản thiết kế vũ khí và dữ liệu thử nghiệm từ các nhà thầu quốc phòng.
Trung Quốc đối đầu với các tàu chiến Úc ở Biển Đông
Tàu khu trục Úc HMAS Brisbane (DDG 41) (phía trên) và tàu khu trục Hải quân Hoa Kỳ USS John S. McCain (DDG 56) đi cùng nhau tại vùng biển của Úc trong Chiến dịch tập trận Tandem Thrust 2001 (ảnh: Hải quân Hoa Kỳ).
Hải quân Trung Quốc đã đối đầu với các tàu chiến Úc ở Biển Đông trong một chuyến đi mà các tàu Úc tiến gần các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, theo hãng Truyền thông Quốc gia Australia (ABC).
Hãng tin này cho biết, một nhóm đặc nhiệm chung của Lực lượng Quốc phòng Australia gồm 5 tàu chiến tuần trước đã đi qua Biển Đông và tiến gần quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp.
Các tàu chiến Úc đã không tiến vào phạm vi 12 hải lý của các hòn đảo tranh chấp, không như các tàu chiến Mỹ từng tiếp cận vào phạm vi này để tiến hành các hoạt động tự do hàng hải, thách thức yêu sách của Bắc Kinh.
Hiện không rõ chính xác vị trí mà quân đội Trung Quốc đối đầu với nhóm tàu Úc, nhưng Bộ Quốc phòng xứ sở chuột túi xác nhận rằng tuần trước nhóm tàu này đã đi gần các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Bộ Quốc phòng Úc tuyên bố: “Tất cả các tương tác ngoài kế hoạch với các tàu chiến nước ngoài trong khi triển khai hành trình này đều được tiến hành một cách an toàn và chuyên nghiệp”.
Philippines tăng cường giám sát Biển Đông
Các ngư dân Philippines trên một chiếc tàu đang chìm ở Biển Đông trước khi được Hải quân Hoa Kỳ giải cứu ngày 19/7/2015
Philippines đã cài đặt các thiết bị theo dõi được cải tiến ở Biển Đông để bảo vệ các khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền, BenarNews cho biết thông tin từ Bộ trưởng Quốc phòng của nước này hôm 22/7.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Delfin Lorenzana cho biết Philippines sẽ theo đuổi “chính sách đối ngoại có nguyên tắc nhằm phục vụ lợi ích quốc gia của chúng tôi”.
Nhà lãnh đạo có lập trường chống Trung Quốc tuyên bố động thái này là nhằm “bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” của Philippines.
Ông Lorenzana nói: “Trong khi giải quyết những vụ căng thẳng và quấy rối thường xuyên của các tàu quân sự và dân sự Trung Quốc, Philippines đã có những hành động ngoại giao để phản đối Trung Quốc có các hoạt động chống lại chủ quyền quốc gia của chúng tôi”.
Ông cũng cho biết: “Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) đã cải thiện khả năng nhận dạng, phát hiện và can thiệp thông qua các radar giám sát phòng không mới được lắp đặt của chúng tôi, đồng thời cũng cải thiện các cuộc tuần tra trên không và trên biển rộng lớn hơn, thiết lập thêm các toán biệt kích tại các địa điểm chiến lược”.
Các bên có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan.
Truyền thông Trung Quốc ca ngợi dân ‘hy sinh vì đại cục’ sau khi chủ động làm ngập nhà của 200.000 người
Một chiến dịch tuyên truyền về sự “hy sinh” của người dân nơi bị ngập do phá đê đã bị chính người dân mắng mỏ.
Theo Reuters ngày 22/7, sau khi tỉnh An Huy, Trung Quốc cho nổ bờ kè chắn lũ, Vương Giá Bá cũng cho phá bờ kè vào hôm thứ Hai (20/7), khiến 4 làng và thị trấn với khoảng 200.000 người bị ngập lụt. Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc cho biết người dân trong khu vực bị ngập lụt chính là đã “bỏ cái tôi, vì đại cục”, tất cả truyền thông đều ca ngợi điều đó. Một số cư dân mạng tức giận vì sự thiếu sự đồng cảm trên các phương tiện truyền thông chính thức uất ức nói: “Ví thử các người đến mà hy sinh xem sao”.
Theo truyền thông Đại lục, mưa liên tục khiến mực nước tại các các nhánh sông Hoài dâng cao hơn so với mức cảnh giới. Chính quyền tỉnh An Huy để bảo vệ các khu vực thành thị ở hạ lưu sông Hoài đã ra lệnh cho thành phố Phụ Dương, Phụ Nam, Vương Gia Bá mở rộng thêm chỗ thoát nước để nước dồn về vùng trũng. Do đó, 200.000 người trong khu vực lưu trữ lũ đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng.
Theo tờ báo Cứ Lục, hơn 2.000 cư dân sống ở khu vực trũng trong khu vực lưu trữ lũ đã di chuyển đến địa hình cao hơn trong đêm 19 để tránh nguy hiểm. Mặc dù sự an toàn tính mạng của người dân sẽ không bị đe dọa nhiều trong thời điểm hiện tại, nhưng có thể hình dung được rằng những thiệt hại về tài sản do lũ lụt gây ra cho các trang trại, cũng như những khó khăn trong cuộc sống của họ vào lúc này.
Từ các video được đăng lên Internet, có thể thấy rằng một số nông dân ở khu vực lưu trữ lũ lụt Vương Gia Bá đã bỏ trốn với túi lớn, nhỏ, gia súc, gà, vịt và các vật nuôi khác trong đêm khuya.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 23 tháng 7 năm 2020 |
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, khi được hỏi liệu ông có kế hoạch đóng cửa thêm các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Mỹ hay không, Tổng thống Trump đáp điều này “luôn có thể”.
Ngoài Houston, Trung Quốc có 4 lãnh sự quán đặt tại New York, Los Angeles, San Francisco và Chicago, bên cạnh đại sứ quán ở thủ đô Washington.
Ông Trump cũng đề cập đến vụ cháy ở Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston sau khi Washington hôm 21/7 yêu cầu họ đóng cửa trong 72 giờ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus giải thích động thái này của Washington là “để bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ và thông tin cá nhân của người Mỹ”.
“Tôi đoán họ đốt tài liệu và giấy tờ”, Tổng thống Trump nói.
Sau khi cảnh sát và sở cứu hỏa của Mỹ nhận được thông tin về vụ hỏa hoạn trong khuôn viên Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, họ nhanh chóng đến để cứu trợ nhưng không được phép vào. Trong cuộc phỏng vấn với tờ ABC hôm 22/7, ông Thái Vĩ, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Houston, không phủ nhận việc đốt tài liệu, tuyên bố đây là “quy trình tiêu chuẩn”.
Tuy nhiên, ông Christopher Burgess, một sĩ quan tình báo cao cấp làm việc cho CIA trong 30 năm, nhận định rằng có vẻ như lãnh sự quán Trung Quốc “đốt bằng chứng” và tất cả các tài liệu bí mật, nhạy cảm đã bị tiêu hủy.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stillwel cáo buộc Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là một trung tâm tình báo của quân đội, trong khi Thượng nghị sĩ Marco Rubio gọi cơ quan này là nút trung tâm trong mạng lưới quy mô lớn các gián điệp.
Quan chức Mỹ gọi Tổng lãnh sự quán Trung Quốc là ‘trung tâm tình báo’
Trái: Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương David Stillwel , phải: Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stillwel nói Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là một trung tâm tình báo của quân đội, trong khi Thượng nghị sĩ Marco Rubio gọi cơ quan này là nút trung tâm trong mạng lưới quy mô lớn các gián điệp.
“Quân đội Trung Quốc đã gửi sinh viên cả công khai lẫn bí mật tới các trường đại học Mỹ để nghiên cứu những thứ có thể thúc đẩy lợi thế chiến tranh của họ trong thế giới kinh tế và các lĩnh vực khác”, ông David Stillwel, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương nói với tờ NYTimes hôm 22/7. Ông nhấn mạnh lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đứng sau tất cả hoạt động này và “có lịch sử tham gia vào hành vi gây hại”.
Ông Stilwell cũng cáo buộc lãnh sự Trung Quốc tại Houston và các nhà ngoại giao khác gần đây đã tham gia vào hoạt động đáng ngờ tại sân bay quốc tế Houston. Đây là nơi họ đưa công dân Trung Quốc lên các chuyến bay hồi hương của Air China giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Tuy nhiên, The Times dẫn thông tin từ ông Stilwell cho biết, giấy tờ của hãng Air China thể hiện sai ngày sinh của các nhân viên ngoại giao. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington và Air China đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Tuyên bố của ông Stillwel đưa ra sau ngày Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston trong 72 giờ. Vài giờ sau đó, một vụ hỏa hoạn tại lãnh sự quán này đã xảy ra (sáng 22/7 giờ Việt Nam). Các nhân viên cứu hỏa đã tới hiện trường để chữa cháy, nhưng các quan chức Trung Quốc không cho họ vào làm nhiệm vụ.
Trong một tuyên bố hôm thứ Tư (22/7), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết Washington đã chỉ đạo đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston “để bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ và thông tin cá nhân của người Mỹ”.
Cùng ngày, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người nổi tiếng với lập trường cứng rắn với Trung Quốc, viết trên Twitter: “Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston không phải là một cơ sở ngoại giao. Đó là một nút trung tâm trong mạng lưới quy mô lớn các gián điệp và hoạt động gây ảnh hưởng ở Mỹ. Tòa nhà đó phải đóng cửa ngay bây giờ và các gián điệp có 72 giờ để rời đi hoặc bị bắt”.
Nga: Nhà sử học nghiên cứu về thời Stalin bị xử tù
Một tòa án Nga đã tuyên phạt mức án 3,5 năm tù đối với nhà sử học Yuri Dmitriev, người chuyên nghiên cứu về các cuộc đàn áp dưới thời Stalin, Bloomberg đưa tin hôm thứ Tư.
Nhà sử học này bị cáo buộc tội tấn công tình dục con gái nuôi, nhưng nhiều nhà phê bình nói rằng đây là một tội danh bịa đặt mà các thế lực hắc ám dựng lên để trả thù những nghiên cứu của ông.
Mặc dù vậy, luật sự của ông Dmitriev nói với hãng tin RIA Novosti rằng nhà sử học có thể được phóng thích vào ngày 12/9.
Ông Dmitriev, 64 tuổi, lần đầu tiên bị bắt vào năm 2016, năm 2018 ông từng được xóa một cáo buộc tương tự. Các công tố viên đã điều tra các cáo buộc về ông trong suốt 15 năm.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng ông Dmitriev đang bị trả thù vì việc phát hiện ra những ngôi mộ tập thể ở khu vực phía tây bắc Karelia, với hàng ngàn thi thể bị hành quyết dưới thời Josef Stalin trị vì Liên Xô. Liên minh châu Âu cũng đã đặt nghi vấn xung quanh việc bắt giữ và xử tù nhà sử học này.
Cố vấn Tòa Bạch Ốc nêu lý do đóng cửa lãnh sự Trung Quốc
Khi được hỏi về thông điệp mà Hoa Kỳ đang gửi đi thông qua quyết định cho đóng cửa một lãnh sự quán Trung Quốc ở Texas, cố vấn Nhà Trắng, Kellyanne Conway, cho biết Tổng thống Trump vẫn không vui với cách Bắc Kinh xử lý dịch Covid khiến nó lây lan ra thế giới và hiện đã làm 140.000 người Mỹ thiệt mạng, theo Reuters.
“Tôi nghĩ tổng thống đã thể hiện rõ rằng ông ấy không hài lòng về Trung Quốc. Thực tế virus đã phát sinh ở nước này và thế giới có rất ít thông tin về nó, cũng như sự trung thực và minh bạch từ Trung Quốc”, ông Conway nói. “Chúng ta vẫn chưa nhận được thông tin [dịch bệnh] từ Trung Quốc. Chúng ta vẫn không biết về số ca lây nhiễm, số người chết…”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phàn nàn rằng Washington đã “bất ngờ yêu cầu” đóng cửa lãnh sự quán Houston vào thứ Ba. Biên tập viên của một cơ quan truyền thông tiết lộ, lãnh sự quán Trung Quốc đã nhận được yêu cầu phải rời đi trong vòng 72 giờ.
“Tổng thống đã tỏ rõ quan điểm rằng, một mặt chúng ta có một thỏa thuận thương mại đã ký kết và có hiệu lực với Trung Quốc, nhưng đồng thời sẽ có hành động cứng rằng”, ông Conway nói thêm.
Hàn Quốc: Giống gấu trúc sắp tuyệt chủng sinh con
Một con gấu trúc thuộc giống có kích thước lớn tại sở thú Ever Everland ở Hàn Quốc đã sinh hạ một gấu trúc con, sở thú này cho biết thông tin hôm thứ Tư.
Theo Reuters, việc gấu trúc sinh con là một điều hiếm gặp ở Hàn Quốc, trong bối cảnh loài động vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Sở thú cho biết, gấu trúc cái 7 tuổi tên Ai Bảo đã giao phối với gấu trúc đực 8 tuổi Lê Bảo vào cuối tháng Ba và sinh ra một con gấu con khỏe mạnh vào lúc 21h49 (giờ địa phương) tối thứ Hai tại Yongin.
Sở thú thông tin thêm rằng gấu trúc con là gấu cái có chiều cao 16,5 cm và nặng 197 gam khi mới chào đời. Cả gấu mẹ và con đều khỏe mạnh.
Anh quan ngại việc Bắc Kinh chống lưng cho tin tặc
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm thứ Tư nói rằng ông quan ngại việc chính quyền Trung Quốc có liên quan đến các cuộc tấn công mạng nhằm vào các tổ chức y tế và học thuật ở 11 quốc gia bao gồm cả Anh, theo Reuters.
“Tôi quan ngại sâu sắc trước các bằng chứng được công bố ngày hôm qua cho thấy Trung Quốc đang tham gia vào các cuộc tấn công mạng độc hại chống lại các tổ chức thương mại, y tế và học thuật, bao gồm cả những tổ chức làm việc để đối phó với đại dịch covid”, ông Raab cho biết.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã truy tố hai người Trung Quốc có tên Lý Tiểu Vũ, 34 tuổi và Đổng Gia Trí, 33 tuổi. Họ bị cáo buộc tấn công hệ thống mạng của hàng trăm tổ chức phi chính phủ, lấy trộm thông tin về các loại dược phẩm đang được phát triển cho điều trị Covid, các bản thiết kế vũ khí và dữ liệu thử nghiệm từ các nhà thầu quốc phòng.
Trung Quốc đối đầu với các tàu chiến Úc ở Biển Đông
Tàu khu trục Úc HMAS Brisbane (DDG 41) (phía trên) và tàu khu trục Hải quân Hoa Kỳ USS John S. McCain (DDG 56) đi cùng nhau tại vùng biển của Úc trong Chiến dịch tập trận Tandem Thrust 2001 (ảnh: Hải quân Hoa Kỳ).
Hải quân Trung Quốc đã đối đầu với các tàu chiến Úc ở Biển Đông trong một chuyến đi mà các tàu Úc tiến gần các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, theo hãng Truyền thông Quốc gia Australia (ABC).
Hãng tin này cho biết, một nhóm đặc nhiệm chung của Lực lượng Quốc phòng Australia gồm 5 tàu chiến tuần trước đã đi qua Biển Đông và tiến gần quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp.
Các tàu chiến Úc đã không tiến vào phạm vi 12 hải lý của các hòn đảo tranh chấp, không như các tàu chiến Mỹ từng tiếp cận vào phạm vi này để tiến hành các hoạt động tự do hàng hải, thách thức yêu sách của Bắc Kinh.
Hiện không rõ chính xác vị trí mà quân đội Trung Quốc đối đầu với nhóm tàu Úc, nhưng Bộ Quốc phòng xứ sở chuột túi xác nhận rằng tuần trước nhóm tàu này đã đi gần các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Bộ Quốc phòng Úc tuyên bố: “Tất cả các tương tác ngoài kế hoạch với các tàu chiến nước ngoài trong khi triển khai hành trình này đều được tiến hành một cách an toàn và chuyên nghiệp”.
Philippines tăng cường giám sát Biển Đông
Các ngư dân Philippines trên một chiếc tàu đang chìm ở Biển Đông trước khi được Hải quân Hoa Kỳ giải cứu ngày 19/7/2015
Philippines đã cài đặt các thiết bị theo dõi được cải tiến ở Biển Đông để bảo vệ các khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền, BenarNews cho biết thông tin từ Bộ trưởng Quốc phòng của nước này hôm 22/7.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Delfin Lorenzana cho biết Philippines sẽ theo đuổi “chính sách đối ngoại có nguyên tắc nhằm phục vụ lợi ích quốc gia của chúng tôi”.
Nhà lãnh đạo có lập trường chống Trung Quốc tuyên bố động thái này là nhằm “bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” của Philippines.
Ông Lorenzana nói: “Trong khi giải quyết những vụ căng thẳng và quấy rối thường xuyên của các tàu quân sự và dân sự Trung Quốc, Philippines đã có những hành động ngoại giao để phản đối Trung Quốc có các hoạt động chống lại chủ quyền quốc gia của chúng tôi”.
Ông cũng cho biết: “Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) đã cải thiện khả năng nhận dạng, phát hiện và can thiệp thông qua các radar giám sát phòng không mới được lắp đặt của chúng tôi, đồng thời cũng cải thiện các cuộc tuần tra trên không và trên biển rộng lớn hơn, thiết lập thêm các toán biệt kích tại các địa điểm chiến lược”.
Các bên có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan.
Truyền thông Trung Quốc ca ngợi dân ‘hy sinh vì đại cục’ sau khi chủ động làm ngập nhà của 200.000 người
Một chiến dịch tuyên truyền về sự “hy sinh” của người dân nơi bị ngập do phá đê đã bị chính người dân mắng mỏ.
Theo Reuters ngày 22/7, sau khi tỉnh An Huy, Trung Quốc cho nổ bờ kè chắn lũ, Vương Giá Bá cũng cho phá bờ kè vào hôm thứ Hai (20/7), khiến 4 làng và thị trấn với khoảng 200.000 người bị ngập lụt. Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc cho biết người dân trong khu vực bị ngập lụt chính là đã “bỏ cái tôi, vì đại cục”, tất cả truyền thông đều ca ngợi điều đó. Một số cư dân mạng tức giận vì sự thiếu sự đồng cảm trên các phương tiện truyền thông chính thức uất ức nói: “Ví thử các người đến mà hy sinh xem sao”.
Theo truyền thông Đại lục, mưa liên tục khiến mực nước tại các các nhánh sông Hoài dâng cao hơn so với mức cảnh giới. Chính quyền tỉnh An Huy để bảo vệ các khu vực thành thị ở hạ lưu sông Hoài đã ra lệnh cho thành phố Phụ Dương, Phụ Nam, Vương Gia Bá mở rộng thêm chỗ thoát nước để nước dồn về vùng trũng. Do đó, 200.000 người trong khu vực lưu trữ lũ đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng.
Theo tờ báo Cứ Lục, hơn 2.000 cư dân sống ở khu vực trũng trong khu vực lưu trữ lũ đã di chuyển đến địa hình cao hơn trong đêm 19 để tránh nguy hiểm. Mặc dù sự an toàn tính mạng của người dân sẽ không bị đe dọa nhiều trong thời điểm hiện tại, nhưng có thể hình dung được rằng những thiệt hại về tài sản do lũ lụt gây ra cho các trang trại, cũng như những khó khăn trong cuộc sống của họ vào lúc này.
Từ các video được đăng lên Internet, có thể thấy rằng một số nông dân ở khu vực lưu trữ lũ lụt Vương Gia Bá đã bỏ trốn với túi lớn, nhỏ, gia súc, gà, vịt và các vật nuôi khác trong đêm khuya.
Không có nhận xét nào