Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 27 tháng 7 năm 2020
Nghị sỹ Cruz: COVID-19 đã khiến mọi người thức tỉnh về mối nguy hại từ Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz (đảng Cộng hòa, bang Texas) bình luận rằng đại dịch virus corona đã khiến mọi người nhận ra mức độ nguy hại của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông Cruz nói với chương trình “Face the Nation” của đài truyền hình CBS hôm Chủ nhật (26/7): “Hệ quả chính sách đối ngoại quan trọng nhất của đại dịch này là mọi người đang hiểu ra mối đe dọa mà Trung Quốc gây ra. Đặc biệt virus này bắt nguồn từ sự che đậy có chủ ý của ĐCSTQ”.
Vị thượng nghĩ sỹ giải thích: “Họ bắt giữ, họ bịt miệng những người Trung Quốc dũng cảm đã cố gắng ngăn chặn dịch bệnh và vì thế, hơn 600.000 người đã chết”. Ông nói thêm: “Đó là vì sự dối trá của chính quyền cộng sản Trung Quốc”.
Ông Cruz cũng bình luận về vụ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, dấu hiệu mới nhất về mối quan hệ đang xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh. Ông nói: “Lãnh sự quán đó đã bị đóng cửa vì nó tham gia vào hoạt động gián điệp. Nó đã tham gia vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Họ sử dụng nó như một căn cứ để làm gián điệp ở Houston và khắp khu vực Tây Nam”.
Thượng nghị sỹ Cruz nhận định các sứ quán khác của Trung Quốc có thể cũng sẽ bị đóng cửa vì lý do tương tự.
Mỹ: Moderna nhận thêm 472 triệu đôla nghiên cứu vaccine COVID-19
Công ty Moderna hôm 26/7 cho biết đã nhận thêm 472 triệu đôla từ chính phủ Mỹ để phát triển vaccine COVID-19, theo Reuters.
Tập đoàn sản xuất thuốc có trụ sở ở Mỹ nói rằng khoản tiền này sẽ hỗ trợ việc phát triển lâm sàng giai đoạn cuối, trong đó có việc mở rộng nghiên cứu giai đoạn ba về vaccine của Moderna.
Hồi tháng Tư, khi việc thử nghiệm vaccine vẫn trong giai đoạn đầu, Moderna đã nhận 483 triệu đôla từ cơ quan liên bang Mỹ viết tắt là BARDA, vốn cung cấp tiền cho công nghệ ngăn ngừa dịch bệnh.
Theo Reuters, tới nay, tổng số tiền hỗ trợ phát triển thử nghiệm vaccine của Moderna là khoảng 955 triệu đôla.
Moderna là công ty đầu tiên ở Mỹ bắt đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người.
Reuters dẫn lời công ty cho biết rằng nghiên cứu giai đoạn ba sẽ bắt đầu hôm 27/7 và với sự tham gia của khoảng 30 nghìn người. Moderna có sự phối hợp của Viện các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ.
Trung Quốc có nhiều thành phố bị giám sát nhất thế giới
Trong số 20 thành phố bị giám sát nhiều nhất thế giới, thì 18 thành phố ở Trung Quốc, một nghiên cứu công bố trên trang web công nghệ Comparitech của Anh cho hay, theo SCMP.
Nghiên cứu này cho biết thêm, Trung Quốc là là quốc gia chiếm hơn một nửa số camera giám sát được sử dụng trên toàn cầu. Một trong những lập luận chính ủng hộ việc giám sát người dân là nhằm ngăn chặn tội phạm, nhưng việc gắn nhiều camera giám sát không đồng đồng nghĩa với tỷ lệ tội phạm giảm. Nghiên cứu đã so sánh số lượng camera giám sát công cộng với các chỉ số tội phạm được báo cáo dựa trên các cuộc khảo sát của Numbeo, một cơ sở dữ liệu cộng đồng.
Nữ Giáo sư Severine Arsene ở Hồng Kông cũng đưa ra đánh giá tương tự. Bà cho biết, camera giám sát của Trung Quốc có thể giúp truy bắt các tội phạm ăn cắp vặt, hoặc làm mất trật tự công cộng, nhưng không thể giúp phát giác tội phạm tham nhũng, trốn thuế, hay các tội phạm tài chính khác.
Mỹ tăng gấp đôi mức đầu tư cho nghiên cứu vắc xin Covid-19
Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi khoản đầu tư tài chính, lên tới gần 1 tỷ USD, để đẩy nhanh tiến trình phát triển loại vắc-xin điều trị Covid-19 tiềm năng đang được công ty Moderna của Mỹ nghiên cứu. Vắc xin của Moderma sẽ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.vào ngày thứ Hai (27/7), theo AFP.
Moderna hôm Chủ nhật cho biết, chính phủ Mỹ hiện có kế hoạch chi thêm 472 triệu USD, bên cạnh khoản khoản đầu tư 483 triệu USD đã được công bố trước đây.
Moderna cho biết khoản đầu tư bổ sung sẽ được sử dụng để “mở rộng” đáng kể các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn thứ ba của một loại vắc-xin nhiều tiềm năng cho 30.000 người.
Mỹ: Người biểu tình BLM phá hoại, tấn công cảnh sát
Reuters đưa tin, hàng chục người đã bị bắt và nhiều cảnh sát bị thương sau các cuộc biểu tình BLM (Black Lives Matter – mạng sống người da đen đáng giá) quá khích diễn ra vào thứ Bảy (25/7) tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Cảnh sát cho biết lực lượng an ninh đã sử dụng vũ khí không sát thương trong nỗ lực giải tán hàng ngàn người vào buổi chiều tối, sau khi nhiều người biểu tình đốt cháy công trường xây dựng của một tòa án và trại giam giữ trẻ vị thành niên ở Quận King.
Đến 10 giờ tối, cảnh sát đã thực hiện 45 vụ bắt giữ liên quan đến vụ bạo loạn ở khu vực phía đông, Cảnh sát Seattle thông tin trong một bài đăng trên Twitter, và cho biết thêm: “21 sĩ quan cảnh sát đã bị thương nặng sau khi bị người biểu tình ném gạch, đá và các chất nổ khác vào người”.
Tình hình dịch Covid-19 ở Mỹ Latinh diễn biến xấu
Số ca nhiễm virus Vũ Hán ở khu vực Mỹ Latinh lần đầu tiên đã vượt qua tổng số người nhiễm loại virus này ở cả Hoa Kỳ và Canada, theo một thống kê của Reuters được công bố vào Chủ nhật.
Tính tới Chủ nhật, Mỹ Latinh có 4.327.160 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán so với 4.303.495 ca nhiễm nCoV ở Hoa Kỳ và Canada. Cùng ngày, các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh như Brazil, Mexico, Peru, Colombia và Argentina đều có số ca nhiễm mới tăng cao.
Số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán tăng nhanh khiến châu Mỹ Latinh trở thành khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 toàn cầu. Hiện khu vực này chiếm 26,83% số trường hợp mắc Covid-19 trên toàn thế giới.
Triều Tiên bất ngờ phong tỏa thành phố sát biên giới Hàn Quốc
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kèm quyết định phong tỏa thị trấn Kaesong gần biên giới liên Triều, sau khi một người Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc bị nghi nhiễm Covid-19 trở về nước thông qua con đường vượt biên trái phép, truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết hôm Chủ nhật (26/7).
Ông Kim đã triệu tập một cuộc họp khẩn của bộ chính trị để đáp trả cái mà ông gọi là một “tình huống nguy hiểm trong đó con virus độc hại có thể đã xâm nhập đất nước”, KCNA đưa tin.
Máy bay trinh sát Mỹ hiện diện kỷ lục trên biển Đông
Hoa Kỳ đã tăng cường trinh sát trên không ở mức tần suất kỷ lục ngoài khơi Trung Quốc và tại Biển Đông, tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP) dẫn thông tin từ Viện nghiên cứu Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (South China Sea Strategic Situation Probing Initiative – SCSPI) có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.
“Hiện tại, quân đội Mỹ đang gửi ba đến năm máy bay trinh sát mỗi ngày tới khu vực Biển Đông”, SCSPI cho biết. “Trong nửa đầu năm 2020 – với tần suất cao hơn, khoảng cách gần hơn và nhiều chuyến trinh sát hơn – hoạt động trinh sát trên không của Hoa Kỳ ở Biển Đông đã bước sang một giai đoạn mới”.
SCSPI cho biết số liệu thống kê của họ cho thấy các chuyến bay của các máy bay Mỹ đến khu vực cách đất liền khoảng 50 đến 60 hải lý là “khá thường xuyên”. Đặc biệt trong 3 tuần đầu tháng 7, SCSPI đã ghi nhận kỷ lục 50 lần xuất kích của các trinh sát cơ – hoạt động gần các căn cứ quân sự trên đất liền của Mỹ trải dài đến Biển Đông – trùng khớp với thời điểm diễn ra các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong khu vực.
Anh quyết đối phó với Nga, Trung Quốc trong không gian
Anh sẽ tăng cường khả năng chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga trong không gian, theo đề xuất từ một bản đánh giá quốc phòng toàn diện nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết.
Viết trên tờ The Telegraph, vị Bộ trưởng Quốc phòng cảnh báo “Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí tấn công trong không gian” sau khi Anh và Mỹ cáo buộc Nga thử nghiệm một loại đạn giống vũ khí có thể nhắm đến các vệ tinh.
Ông Wallace cho biết bản đánh giá quốc phòng tổng hợp sẽ được trình lên Thủ tướng Johnson vào năm tới. Theo đề xuất từ bản đánh giá, Bộ Quốc phòng sẽ “chuyển hướng” sự tập trung ra khỏi lĩnh vực chiến tranh thông thường, khi Bộ này sẽ “được tái định hướng để hoạt động nhiều hơn trong các lĩnh vực mới nhất là không gian, không gian mạng và ngầm dưới biển”.
EU chê vắc xin WHO cung cấp ‘mắc và chậm’, tự tìm hướng đi mới
Liên minh châu Âu EU hiện không hứng thú với việc mua trước các liều vắc-xin COVID-19 tiềm năng thông qua một sáng kiến do Tổ chức Y tế Thế giới thành lập, bởi họ cho rằng giải pháp này chậm mà lại có chi phí cao, hai nguồn tin của EU chia sẻ với Reuters. EU cũng đang đàm phán với các hãng dược phẩm để chế tạo các liều vắc-xin có mức giá rẻ hơn 40 USD.
Quan điểm này cho thấy EU chỉ ưu tiên một phần phương thức tiếp cận chung toàn cầu trong cuộc đua chế tạo vắc-xin COVID-19. Tuy EU ủng hộ các sáng kiến tiếp cận công bằng và đồng thời với vắc xin Covid-19 trên toàn cầu, họ vẫn sẽ ưu tiên các nguồn cung cho người dân EU.
Động thái này cũng có thể giáng một đòn mạnh vào sáng kiến COVAX do WHO dẫn đầu nhằm bảo đảm vắc-xin cho tất cả mọi người.
Sau bác bỏ yêu sách về Biển Đông, hai Bộ trưởng Úc bay đến Mỹ thảo luận về Trung Quốc
Hai Bộ trưởng Úc sẽ có chuyến thăm Washington vào tuần tới để thảo luận các nội dung liên quan đến Trung Quốc.
Theo tờ The Sydney Morning Herald, bà Marise Payne, Ngoại trưởng Úc và bà Linda Reynolds, Bộ trưởng Quốc phòng Úc sẽ có chuyến bay vào ngày 26/7 và tới Washington vào sáng 27/7 (theo giờ địa phương) để hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, trong bối cảnh Úc và Mỹ đang có mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc.
Bà Payne cho biết, các cuộc đàm phán sắp xảy ra là “quan trọng bậc nhất trong nhiệm kỳ của tôi về các lợi ích ngắn hạn, trung và dài hạn của Úc”.
“Hợp tác Liên minh của Hoa Kỳ và Úc là điều cần thiết vì lợi ích của tất cả người dân Úc, nhằm thúc đẩy và hiện thực hóa một khu vực ổn định, cởi mở và kiên cường”, Ngoại trưởng Marise Payne cho biết.
Úc và Mỹ sẽ có cuộc thảo luận về việc chống lại tin giả đến từ các quốc gia độc tài trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt quan tâm đến cách Trung Quốc sử dụng mạng xã hội để lan truyền tin giả. Vào tháng trước, mạng xã hội Twitter tiết lộ, họ đã xóa hơn 30.000 tài khoản sau khi các nhà điều tra phát hiện chúng có quan hệ với các hoạt động lan truyền tin giả của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài việc hợp tác chống tin giả, hai nước có thể sẽ tăng cường hợp tác về các dự án cơ sở hạ tầng cùng viện trợ nước ngoài trên khắp Thái Bình Dương và Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng trong những năm gần đây thông qua các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Nghị sỹ Cruz: COVID-19 đã khiến mọi người thức tỉnh về mối nguy hại từ Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz (đảng Cộng hòa, bang Texas) bình luận rằng đại dịch virus corona đã khiến mọi người nhận ra mức độ nguy hại của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông Cruz nói với chương trình “Face the Nation” của đài truyền hình CBS hôm Chủ nhật (26/7): “Hệ quả chính sách đối ngoại quan trọng nhất của đại dịch này là mọi người đang hiểu ra mối đe dọa mà Trung Quốc gây ra. Đặc biệt virus này bắt nguồn từ sự che đậy có chủ ý của ĐCSTQ”.
Vị thượng nghĩ sỹ giải thích: “Họ bắt giữ, họ bịt miệng những người Trung Quốc dũng cảm đã cố gắng ngăn chặn dịch bệnh và vì thế, hơn 600.000 người đã chết”. Ông nói thêm: “Đó là vì sự dối trá của chính quyền cộng sản Trung Quốc”.
Ông Cruz cũng bình luận về vụ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, dấu hiệu mới nhất về mối quan hệ đang xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh. Ông nói: “Lãnh sự quán đó đã bị đóng cửa vì nó tham gia vào hoạt động gián điệp. Nó đã tham gia vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Họ sử dụng nó như một căn cứ để làm gián điệp ở Houston và khắp khu vực Tây Nam”.
Thượng nghị sỹ Cruz nhận định các sứ quán khác của Trung Quốc có thể cũng sẽ bị đóng cửa vì lý do tương tự.
Mỹ: Moderna nhận thêm 472 triệu đôla nghiên cứu vaccine COVID-19
Công ty Moderna hôm 26/7 cho biết đã nhận thêm 472 triệu đôla từ chính phủ Mỹ để phát triển vaccine COVID-19, theo Reuters.
Tập đoàn sản xuất thuốc có trụ sở ở Mỹ nói rằng khoản tiền này sẽ hỗ trợ việc phát triển lâm sàng giai đoạn cuối, trong đó có việc mở rộng nghiên cứu giai đoạn ba về vaccine của Moderna.
Hồi tháng Tư, khi việc thử nghiệm vaccine vẫn trong giai đoạn đầu, Moderna đã nhận 483 triệu đôla từ cơ quan liên bang Mỹ viết tắt là BARDA, vốn cung cấp tiền cho công nghệ ngăn ngừa dịch bệnh.
Theo Reuters, tới nay, tổng số tiền hỗ trợ phát triển thử nghiệm vaccine của Moderna là khoảng 955 triệu đôla.
Moderna là công ty đầu tiên ở Mỹ bắt đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người.
Reuters dẫn lời công ty cho biết rằng nghiên cứu giai đoạn ba sẽ bắt đầu hôm 27/7 và với sự tham gia của khoảng 30 nghìn người. Moderna có sự phối hợp của Viện các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ.
Trung Quốc có nhiều thành phố bị giám sát nhất thế giới
Trong số 20 thành phố bị giám sát nhiều nhất thế giới, thì 18 thành phố ở Trung Quốc, một nghiên cứu công bố trên trang web công nghệ Comparitech của Anh cho hay, theo SCMP.
Nghiên cứu này cho biết thêm, Trung Quốc là là quốc gia chiếm hơn một nửa số camera giám sát được sử dụng trên toàn cầu. Một trong những lập luận chính ủng hộ việc giám sát người dân là nhằm ngăn chặn tội phạm, nhưng việc gắn nhiều camera giám sát không đồng đồng nghĩa với tỷ lệ tội phạm giảm. Nghiên cứu đã so sánh số lượng camera giám sát công cộng với các chỉ số tội phạm được báo cáo dựa trên các cuộc khảo sát của Numbeo, một cơ sở dữ liệu cộng đồng.
Nữ Giáo sư Severine Arsene ở Hồng Kông cũng đưa ra đánh giá tương tự. Bà cho biết, camera giám sát của Trung Quốc có thể giúp truy bắt các tội phạm ăn cắp vặt, hoặc làm mất trật tự công cộng, nhưng không thể giúp phát giác tội phạm tham nhũng, trốn thuế, hay các tội phạm tài chính khác.
Mỹ tăng gấp đôi mức đầu tư cho nghiên cứu vắc xin Covid-19
Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi khoản đầu tư tài chính, lên tới gần 1 tỷ USD, để đẩy nhanh tiến trình phát triển loại vắc-xin điều trị Covid-19 tiềm năng đang được công ty Moderna của Mỹ nghiên cứu. Vắc xin của Moderma sẽ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.vào ngày thứ Hai (27/7), theo AFP.
Moderna hôm Chủ nhật cho biết, chính phủ Mỹ hiện có kế hoạch chi thêm 472 triệu USD, bên cạnh khoản khoản đầu tư 483 triệu USD đã được công bố trước đây.
Moderna cho biết khoản đầu tư bổ sung sẽ được sử dụng để “mở rộng” đáng kể các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn thứ ba của một loại vắc-xin nhiều tiềm năng cho 30.000 người.
Mỹ: Người biểu tình BLM phá hoại, tấn công cảnh sát
Reuters đưa tin, hàng chục người đã bị bắt và nhiều cảnh sát bị thương sau các cuộc biểu tình BLM (Black Lives Matter – mạng sống người da đen đáng giá) quá khích diễn ra vào thứ Bảy (25/7) tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Cảnh sát cho biết lực lượng an ninh đã sử dụng vũ khí không sát thương trong nỗ lực giải tán hàng ngàn người vào buổi chiều tối, sau khi nhiều người biểu tình đốt cháy công trường xây dựng của một tòa án và trại giam giữ trẻ vị thành niên ở Quận King.
Đến 10 giờ tối, cảnh sát đã thực hiện 45 vụ bắt giữ liên quan đến vụ bạo loạn ở khu vực phía đông, Cảnh sát Seattle thông tin trong một bài đăng trên Twitter, và cho biết thêm: “21 sĩ quan cảnh sát đã bị thương nặng sau khi bị người biểu tình ném gạch, đá và các chất nổ khác vào người”.
Tình hình dịch Covid-19 ở Mỹ Latinh diễn biến xấu
Số ca nhiễm virus Vũ Hán ở khu vực Mỹ Latinh lần đầu tiên đã vượt qua tổng số người nhiễm loại virus này ở cả Hoa Kỳ và Canada, theo một thống kê của Reuters được công bố vào Chủ nhật.
Tính tới Chủ nhật, Mỹ Latinh có 4.327.160 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán so với 4.303.495 ca nhiễm nCoV ở Hoa Kỳ và Canada. Cùng ngày, các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh như Brazil, Mexico, Peru, Colombia và Argentina đều có số ca nhiễm mới tăng cao.
Số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán tăng nhanh khiến châu Mỹ Latinh trở thành khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 toàn cầu. Hiện khu vực này chiếm 26,83% số trường hợp mắc Covid-19 trên toàn thế giới.
Triều Tiên bất ngờ phong tỏa thành phố sát biên giới Hàn Quốc
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kèm quyết định phong tỏa thị trấn Kaesong gần biên giới liên Triều, sau khi một người Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc bị nghi nhiễm Covid-19 trở về nước thông qua con đường vượt biên trái phép, truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết hôm Chủ nhật (26/7).
Ông Kim đã triệu tập một cuộc họp khẩn của bộ chính trị để đáp trả cái mà ông gọi là một “tình huống nguy hiểm trong đó con virus độc hại có thể đã xâm nhập đất nước”, KCNA đưa tin.
Máy bay trinh sát Mỹ hiện diện kỷ lục trên biển Đông
Hoa Kỳ đã tăng cường trinh sát trên không ở mức tần suất kỷ lục ngoài khơi Trung Quốc và tại Biển Đông, tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP) dẫn thông tin từ Viện nghiên cứu Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (South China Sea Strategic Situation Probing Initiative – SCSPI) có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.
“Hiện tại, quân đội Mỹ đang gửi ba đến năm máy bay trinh sát mỗi ngày tới khu vực Biển Đông”, SCSPI cho biết. “Trong nửa đầu năm 2020 – với tần suất cao hơn, khoảng cách gần hơn và nhiều chuyến trinh sát hơn – hoạt động trinh sát trên không của Hoa Kỳ ở Biển Đông đã bước sang một giai đoạn mới”.
SCSPI cho biết số liệu thống kê của họ cho thấy các chuyến bay của các máy bay Mỹ đến khu vực cách đất liền khoảng 50 đến 60 hải lý là “khá thường xuyên”. Đặc biệt trong 3 tuần đầu tháng 7, SCSPI đã ghi nhận kỷ lục 50 lần xuất kích của các trinh sát cơ – hoạt động gần các căn cứ quân sự trên đất liền của Mỹ trải dài đến Biển Đông – trùng khớp với thời điểm diễn ra các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong khu vực.
Anh quyết đối phó với Nga, Trung Quốc trong không gian
Anh sẽ tăng cường khả năng chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga trong không gian, theo đề xuất từ một bản đánh giá quốc phòng toàn diện nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết.
Viết trên tờ The Telegraph, vị Bộ trưởng Quốc phòng cảnh báo “Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí tấn công trong không gian” sau khi Anh và Mỹ cáo buộc Nga thử nghiệm một loại đạn giống vũ khí có thể nhắm đến các vệ tinh.
Ông Wallace cho biết bản đánh giá quốc phòng tổng hợp sẽ được trình lên Thủ tướng Johnson vào năm tới. Theo đề xuất từ bản đánh giá, Bộ Quốc phòng sẽ “chuyển hướng” sự tập trung ra khỏi lĩnh vực chiến tranh thông thường, khi Bộ này sẽ “được tái định hướng để hoạt động nhiều hơn trong các lĩnh vực mới nhất là không gian, không gian mạng và ngầm dưới biển”.
EU chê vắc xin WHO cung cấp ‘mắc và chậm’, tự tìm hướng đi mới
Liên minh châu Âu EU hiện không hứng thú với việc mua trước các liều vắc-xin COVID-19 tiềm năng thông qua một sáng kiến do Tổ chức Y tế Thế giới thành lập, bởi họ cho rằng giải pháp này chậm mà lại có chi phí cao, hai nguồn tin của EU chia sẻ với Reuters. EU cũng đang đàm phán với các hãng dược phẩm để chế tạo các liều vắc-xin có mức giá rẻ hơn 40 USD.
Quan điểm này cho thấy EU chỉ ưu tiên một phần phương thức tiếp cận chung toàn cầu trong cuộc đua chế tạo vắc-xin COVID-19. Tuy EU ủng hộ các sáng kiến tiếp cận công bằng và đồng thời với vắc xin Covid-19 trên toàn cầu, họ vẫn sẽ ưu tiên các nguồn cung cho người dân EU.
Động thái này cũng có thể giáng một đòn mạnh vào sáng kiến COVAX do WHO dẫn đầu nhằm bảo đảm vắc-xin cho tất cả mọi người.
Sau bác bỏ yêu sách về Biển Đông, hai Bộ trưởng Úc bay đến Mỹ thảo luận về Trung Quốc
Hai Bộ trưởng Úc sẽ có chuyến thăm Washington vào tuần tới để thảo luận các nội dung liên quan đến Trung Quốc.
Theo tờ The Sydney Morning Herald, bà Marise Payne, Ngoại trưởng Úc và bà Linda Reynolds, Bộ trưởng Quốc phòng Úc sẽ có chuyến bay vào ngày 26/7 và tới Washington vào sáng 27/7 (theo giờ địa phương) để hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, trong bối cảnh Úc và Mỹ đang có mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc.
Bà Payne cho biết, các cuộc đàm phán sắp xảy ra là “quan trọng bậc nhất trong nhiệm kỳ của tôi về các lợi ích ngắn hạn, trung và dài hạn của Úc”.
“Hợp tác Liên minh của Hoa Kỳ và Úc là điều cần thiết vì lợi ích của tất cả người dân Úc, nhằm thúc đẩy và hiện thực hóa một khu vực ổn định, cởi mở và kiên cường”, Ngoại trưởng Marise Payne cho biết.
Úc và Mỹ sẽ có cuộc thảo luận về việc chống lại tin giả đến từ các quốc gia độc tài trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt quan tâm đến cách Trung Quốc sử dụng mạng xã hội để lan truyền tin giả. Vào tháng trước, mạng xã hội Twitter tiết lộ, họ đã xóa hơn 30.000 tài khoản sau khi các nhà điều tra phát hiện chúng có quan hệ với các hoạt động lan truyền tin giả của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài việc hợp tác chống tin giả, hai nước có thể sẽ tăng cường hợp tác về các dự án cơ sở hạ tầng cùng viện trợ nước ngoài trên khắp Thái Bình Dương và Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng trong những năm gần đây thông qua các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Không có nhận xét nào