Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 28 tháng 7 năm 2020
Trung Quốc tuyên bố sẽ ‘lập team’ với Nga để chống Mỹ
Trung Quốc tuyên bố sẽ hợp tác với Nga để chống Mỹ trong cuộc chiến tranh thông tin, khi cuộc chiến ý thức hệ giữa Bắc Kinh với Washington gia tăng.
Theo tờ SCMP, trong một chỉ trích úp mở, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc và đồng cấp người Nga Maria Zakharova nói rằng “một số quốc gia nhất định đã lan truyền thông tin sai lệch vì sự thiên vị về tư tưởng và nhu cầu chính trị”.
Bình luận này được đưa ra khi cuộc đối đầu Mỹ – Trung tiếp tục bùng nổ trên nhiều phương diện. Đặc biệt là sau khi quan hệ ngoại giao giữa hai bên leo thang chưa từng có khi Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston và Trung Quốc đáp trả bằng việc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.
Đại học Đức ngừng hợp tác với Học viện Khổng Tử
Nhiều đại học ở Đức cũng như ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác đã dừng hoạt động của các Học viện Khổng Tử, nơi được xem là tuyên truyền cho tư tưởng của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Die Welt, tờ nhật báo Đức cho biết, đại học Hamburg sẽ chấm dứt mối quan hệ với Học viện Khổng Tử vào cuối năm nay, với lý do lo ngại các rủi ro “tác động tới chính trị và rò rỉ thông tin”.
Đại học Heinrich Heine Düsseldorf vào năm 2016 đã chấm dứt hợp tác với trụ sở của Viện Khổng Tử còn gọi là Hán Biện, bởi những lo ngại tương tự. Đại học Bon cũng đang cân nhắc dừng hoạt động của cơ sở lấy danh nhà tư tưởng học trong văn hóa Trung Hoa.
Báo cáo LHQ: Các quan chức Triều Tiên lạm dụng phụ nữ hồi hương
Cơ quan nhân quyền Liên Hợp quốc (LHQ) mới đây đã công bố một báo cáo cho biết, rất nhiều phụ nữ Triều Tiên phải ra nước ngoài tìm việc trong tuyệt vọng nhưng khi trở về lại bị các quan chức an ninh và cảnh sát đánh đập, giam giữ trong điều kiện mất vệ sinh, suy dinh dưỡng và bị xâm hại thân thể. Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền buộc tội nhiều quan chức an ninh và cảnh sát Triều Tiên vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong những vụ việc này.
Báo cáo dựa trên 100 tài khoản của những phụ nữ bị giam giữ ở Triều Tiên từ năm 2009 đến 2019 sau khi họ buộc phải hồi hương.
Úc bắt giữ 6 người biểu tình phong trào BLM
Cảnh sát Úc đã bắt giữ 6 người và ra lệnh cho khoảng 50 người khác giải tán sau khi họ tụ tập ở Sydney cho một cuộc biểu tình theo phong trào Người da đen đáng được sống (Black Lives Matter – BLM), bất chấp lệnh cấm của chính quyền vì đại dịch Covid-19, theo Reuters.
Cảnh sát cho biết vụ tụ tập này là trái phép vì vi phạm các biện pháp phòng chống virus corona, trong bối cảnh Úc đang phải giải quyết với sự đột biến các ca nhiễm. Trong số 6 người bị bắt, 5 người bị phạt mỗi người 1.000 đô la Úc (713 USD) vì tụ tập bất chấp lệnh cấm. Người thứ 6 bị phạt vì sử dụng ngôn từ khiếm nhã.
Úc ghi nhận khoảng 15.000 người nhiễm Covid-19 và 167 người tử vong.
Cựu thủ tướng Malaysia phạm cả 7 tội danh cáo buộc trong đại án Quỹ 1MDB
Tờ Straits Times đưa tin, ông Najib Razak vào hôm 28/7 bị kết án phạm tất cả 7 tội danh cáo buộc trong vụ thất thoát Quỹ đầu tư nhà nước 1 Malaysia (1MDB).
Thẩm phán Tòa án tối cao Mohd Nazlan Mohd Ghazali tuyên án ông Najib, 67 tuổi, phạm tội lạm dụng quyền lực, 3 tội vi phạm hình sự vì lạm dụng tín nhiệm và 3 tội rửa tiền liên quan đến việc chiếm đoạt 42 triệu đô la Singapore (9,8 triệu USD) từ SRC International, một công ty con của Quỹ 1MDB. Mỗi tội danh mang án 15 đến 20 năm tù. Ông Najib tuyên bố sẽ nộp đơn kháng cáo.
Đại án Quỹ 1MDB là một vụ án đa quốc gia đình đám, với thời gian điều tra, truy bắt tội phạm kéo dài trong nhiều năm, liên quan tới nhiều nhân vật trong giới tinh hoa Malaysia và khiến một vài nhân vật nổi tiếng trong làng Hollywood (Mỹ) liên đới.
Úc - Mỹ họp bàn cách đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông
Hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Úc đã đến Washington ngày 27/07/2020 để tham gia cuộc họp thường niên AUSMIN (Tham khảo cấp bộ trưởng Mỹ- Úc) với hai đồng nhiệm Mỹ, diễn ra ngày 28/07. Biển Đông và an ninh trong khu vực là một trong những chủ đề chính trong chương trình nghị sự.
« Chuyến thăm này là bằng chứng cho tầm quan trọng của liên minh bền vững của chúng ta ». Trên mạng Twitter, bộ trưởng Quốc Phòng Úc Linda Reynolds đã khẳng định như trên ngay khi vừa đến Mỹ cùng với ngoại trưởng Marise Payne ngày 27/07.
Theo trang The New Daily ( Úc ), hai bộ trưởng Úc không tiết lộ những nội dung sẽ được trao đổi trong cuộc họp chính thức với phái đoàn Mỹ. Tuy nhiên, ngoại trưởng Úc khẳng định trên mạng Twitter sau khi thăm bộ Ngoại Giao Mỹ: « những giá trị chung về tự do và dân chủ là nền tảng liên minh của chúng ta ».
Đây là những điểm từng được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh trong bài diễn văn đọc ngày 23/07 tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon. Ông Pompeo đồng thời nhắc đến triển vọng thành lập « một nhóm các quốc gia có chung tư tưởng và một liên minh dân chủ mới », để chống lại sự đe dọa của Trung Quốc, hành động quân sự hóa các đảo ở Biển Đông, đánh cắp sở hữu trí tuệ và mưu đồ phá hoại trật tự được thành lập dựa trên luật lệ.
Tới cuối năm công chúng có thể có vaccine của Moderna để dùng
Tới cuối năm nay vaccine chống COVID của công ty Moderna có thể sẵn sàng cho sử dụng rộng rãi, giới chức Mỹ và quan chức công ty loan báo ngày 27/7 sau khi Moderna thông báo khởi sự thử nghiệm trên 30 ngàn người để chứng tỏ vaccine hiệu quả và an toàn trước khi được cấp phép về luật lệ.
Các nhà sản xuất đang tăng cường sản xuất trong lúc thử nghiệm để đáp ứng với COVID càng sớm càng tốt.
Giới chức Moderna nói tới lúc vaccine được chứng minh an toàn hiệu quả, Moderna có thể đã có hàng chục triệu liều vaccine sẵn sàng và hiện đang trên đà có thể sản xuất 500 triệu liều mỗi năm, có thể lên tới 1 tỷ liều/năm, bắt đầu từ năm sau.
Những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm sẽ nhận được hai lần tiêm cách nhau khoảng 28 ngày, hoặc là vaccine hoặc là giả dược.
Kết quả cuộc nghiên cứu quy mô nhỏ, giai đoạn đầu, công bố tháng này cho thấy các tình nguyện viên nhận 2 liều vaccine của Moderna có mức kháng thể chống virus vượt hơn mức trung bình của những người hồi phục từ COVID.
Nhà khoa học Trung Quốc gian lận thị thực ra tòa án Mỹ
Juan Tang, nhà khoa học Trung Quốc bị cáo buộc gian lận thị thực, ra hầu tòa án Quận Đông California lần đầu vào ngày 27/7 thông qua video, theo hãng tin AP.
Juan Tang, 37 tuổi, đã bị an ninh Mỹ bắt giam vào tối 23/7. Cô đã khai gian trong đơn xin thị thực Mỹ rằng cô chưa từng phục vụ trong quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà điều tra đã tìm thấy những bức ảnh chụp Juan trong bộ quân phục Trung Quốc và phát hiện ra cô từng làm nghiên cứu tại Đại học Quân y Không quân Trung Quốc.
Juan đã được chỉ định một luật sư biện hộ liên bang. Thẩm phán Deborah Barnes cho rằng Juan có nguy cơ bỏ trốn nếu được tại ngoại nên tuyên bố bị cáo phải tiếp tục bị giam, trong khi luật sư của cô đang chuẩn bị hồ sơ để giúp thân chủ được tại ngoại.
Tuần trước, Bộ Tư Pháp Mỹ cho biết họ truy tố Juan và 3 nhà khoa học khác sống ở Mỹ, cáo buộc họ che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Quốc để có thể xin thị thực tới Mỹ dễ dàng hơn.
Các công tố viên cho biết Juan đã khai báo không trung thực trong đơn xin thị thực vào tháng 10 năm ngoái khi chuẩn bị đến làm việc tại Đại học California, Davis. Cô tiếp tục nói dối về mối liên hệ với quân đội Trung Quốc khi bị FBI thẩm vấn hồi tháng 6. Sau đó, Juan đã tới lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco để tránh lệnh bắt. Tuy nhiên, Juan đã bị an ninh Mỹ bắt giữ hôm 24/7 và bị giam tại nhà tù hạt Sacramento.
Người vợ Đài Loan của Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô bị dân mạng TQ lăng mạ
Liên quan tới sự việc Trung Quốc đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, vợ của ông Tổng lãnh sự, một nhà văn chuyên viết về ẩm thực người Đài Loan đã bị cư dân mạng Trung Quốc lăng mạ với những lời khó nghe.
Theo Taiwan News, nhà văn chuyên viết về ẩm thực người Đài Loan, đồng thời là vợ của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Jim Mullinax – cô Chuang Tzu-I (Trang Tổ Nghi), đã nhận được hàng nghìn bình luận thù địch từ cư dân mạng Trung Quốc sau khi Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô đóng cửa.
Trái ngược với bầu không khí tương đối yên tĩnh bên ngoài lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô vào Chủ nhật (26/7), cư dân mạng trên nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc Weibo đã liên tiếp tung ra những lời sỉ nhục chống lại các quan chức chính phủ Hoa Kỳ và các thành viên gia đình họ.
Cô Chuang, người có hai đứa con với ông Mullinax và có gần 600.000 người theo dõi trên mạng, được đặc biệt nhắm đến.
Một số người dùng Weibo gọi cô Chuang và ông Mullinax là gián điệp và là các nhà hoạt động độc lập Đài Loan. Khi cô nói rằng chồng mình không thể trở về nhà do đại dịch virus corona, cư dân mạng đã nổi giận, cáo buộc cô phóng đại tình hình để đổi lấy sự thương hại.
Cư dân mạng Trung Quốc cũng chế giễu Chuang vì cô đang ở Hoa Kỳ, nơi họ nói rằng có tình hình đại dịch tồi tệ nhất trên thế giới. Họ cũng nói với cô hãy sẵn sàng cho “các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc vô tận” của người Mỹ, báo Liberty Times đưa tin.
Tổng thống Duterte: ‘Tôi bất lực’ trước Trung Quốc về Biển Đông
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lắng nghe báo cáo của cựu Tổng thống kiêm Đặc phái viên tại Trung Quốc Fidel V. Ramos trong cuộc họp Nội các lần thứ 5 tại Phòng ăn Nhà nước Malacañan, Philippines vào ngày 22/8/2016 (ảnh: Phòng Truyền thông Tổng thống Philippines).
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm thứ Hai (27/7) nói rằng ông “bất lực” trước những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, BenarNews đưa tin.
Phát biểu tại Quốc hội Philippines, Tổng thống Duterte cho biết ông không muốn đất nước lâm vào chiến tranh với Trung Quốc để giành chủ quyền ở Biển Đông. Ông Duterte tuyên bố: “Tôi bất lực ở đó rồi. Tôi sẵn sàng thừa nhận điều đó”.
Tổng thống Philippines nói tiếp: “Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, chúng ta tuyên bố chủ quyền. Nhưng Trung Quốc có vũ khí, còn chúng ta không có. Đơn giản thế thôi”.
Nhà lãnh đạo từng tuyên bố chia tay Mỹ để xây dựng quan hệ với Trung Quốc tuyên bố: “Chúng ta có thể làm gì đây? Chúng ta phải tham chiến. Nhưng tôi không đủ khả năng. Có thể một số tổng thống khác có thể, nhưng tôi không thể”.
Bộ trưởng Đài Loan: Tân Cương là hình mẫu cho một chính quyền độc tài toàn diện
Trung Quốc đang lợi dụng các công nghệ mới để biến khu vực Tân Cương – nơi cư ngụ của dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi – trở thành mẫu hình cho một chính quyền giám sát độc tài chuyên chế toàn diện, Bộ trưởng Kỹ thuật số Đài Loan cho biết hôm thứ Hai (27/7).
“Chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực nhằm kiến lập một chính phủ toàn trị hầu hết đều không thành công trọn vẹn vì không có đủ công nghệ để đảm bảo việc giám sát toàn bộ người dân”, Bộ trưởng Kỹ thuật số Đài Loan Audrey Tang trao đổi với các phóng viên ở Tokyo trong một cuộc họp báo trực tuyến. “Nhưng giờ đây ở Tân Cương, chúng ta đang chứng kiến hình mẫu một chế độ giám sát toàn trị thực sự toàn diện đang được vận hành”.
Khu vực này, vốn có đa số nhân khẩu là người Hồi giáo, là một chủ đề gây tranh cãi trong mối quan hệ song phương Mỹ-Trung, khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ hồi tuần trước áp lệnh trừng phạt đối với 11 doanh nghiệp khác bị cáo buộc dính líu đến các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Một báo cáo hồi tháng hai của Viện Chính sách chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) ước tính hơn 80.000 người Duy Ngô Nhĩ đã bị cưỡng chế di dời ra khỏi Tân Cương để làm việc trong các nhà máy trên khắp Trung Quốc trong giai đoạn 2017-2019, một số trong đó được điều trực tiếp từ các trại giam. Theo báo cáo, những người lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ này phải hứng chịu đe dọa, và liên tục bị giám sát bởi nhân viên an ninh và các thiết bị giám sát kỹ thuật số.
Phát biểu qua Internet từ Đài Bắc, ông Tang cho biết những báo cáo này đóng vai trò một lời nhắc nhở người dân Đài Loan về giá trị của nền dân chủ tự do.
New Zealand đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông
New Zealand đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông do quyết định áp luật an ninh quốc gia của Trung Quốc, Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters vừa cho biết hôm nay (28/7).
“New Zealand không còn tin tưởng hệ thống tư pháp hình sự của Hồng Kông có thể hoàn toàn độc lập với Trung Quốc”, ông Peter nói trong một tuyên bố.
Bắc Kinh áp luật an ninh mới với thành phố cảng hồi đầu tháng, bất chấp sự phản đối của người dân Hồng Kông và các quốc gia phương Tây, từ đó tước đoạt quyền tự trị của Hồng Kông vốn được cam kết trong Tuyên bố chung Trung-Anh, theo Tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP).
Tờ báo Hồng Kông cũng cho biết các đồng minh của New Zealand gồm Mỹ, Úc, Canada và Anh đều đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông hồi đầu tháng. 5 nước đồng minh hợp thành một liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes). Tổng thống Mỹ Trump đã chấm dứt ưu đãi kinh tế đặc biệt của Hồng Kông.
Vị ngoại trưởng cho biết New Zealand sẽ kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm như công nghệ quân sự hoặc hàng hóa “ứng dụng kép” có thể phục vụ mục đích quân sự đến Hồng Kông, coi Hồng Kông như Trung Quốc trong quyết định sau cùng.
Dời sản xuất khỏi Trung Quốc: Việt Nam dẫn đầu danh sách điểm đến mới
Các báo Pháp số ra ngày đầu tuần này vẫn chủ yếu bám theo các chủ đề liên quan đại dịch Covid-19 và những hệ lụy kinh tế xã hội đang tác động ở khắp nơi trên thế giới. Trang kinh tế của nhật báo La Croix có bài đáng chú ý đề cập đến vấn đề tổ chức di dời sản xuất của các công ty quốc tế sau khủng hoảng dịch với tiêu đề: “Di dời lại sản xuất, nước nào sẽ thay thế Trung Quốc?”
La Croix giới thiệu hai nghiên cứu mới đây của công ty bảo hiểm tín dụng thương mại Coface và viện nghiên cứu kinh tế Rexecode của Pháp nhằm thử phác họa tấm bản đồ kinh tế thế giới, hiện bị cuộc khủng hoảng y tế làm xáo trộn.
Trận đại dịch virus corona bùng lên từ Trung Quốc rồi lan ra khắp thế giới đã làm lộ rõ sự lệ thuộc của các hoạt động kinh tế thế giới, nhất là của các nước phát triển, vào “công xưởng thế giới” Trung Quốc. Giờ đây nhiều nước đã ý thức được là phải thu xếp di dời sản xuất khỏi Trung Quốc hoặc hồi hương các hoạt động sản xuất chiến lược. Vấn đề đang trở nên cấp bách, ít ra là để đa dạng hóa nguồn cung ứng, tạo thế chủ động để đề phòng một cú sốc kinh tế mới.
Nhưng theo La Croix, một câu hỏi đặt ra là, di dời đến đâu, nước nào có thể thay thế Trung Quốc ? Các chuyên gia kinh tế của Coface vàRexecode đã cố gắng giải đáp bằng một bức tranh tương phản của kinh tế thế giới sắp tới.
Kết quả bất ngờ là Việt Nam và Cam Bốt dẫn đầu danh sách, bỏ xa Ba Lan (đứng hàng thứ 8), trong khi đó Hungary, Rumani ở cuối bảng. La Croix nhấn mạnh là kịch bản hay xếp hạng của Coface và Rexecode hiện vẫn chỉ là giả định. Tất cả còn phụ thuộc vào chiến lược của từng nước công nghiệp. Và có một điều nữa là Trung Quốc sẽ không sẵn sàng từ bỏ vị trí « công xưởng thế giới ».
Trung Quốc: Trấn áp để bóc lột người Duy Ngô Nhĩ
Vẫn là hoạt động kinh tế ở Trung Quốc nhưng liên quan đến vấn đề nhân quyền đang được báo chí quan tâm là tình trạng ngược đãi với sắc tộc theo Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ.
Nhật báo Libération có bài phóng sự : « Người Duy Ngô Nhĩ, lao động cưỡng bức cho các nhãn hiệu ». Tờ báo nêu thực trạng chế độ Bắc Kinh khai thác nguồn lực tài nguyên ở tỉnh Tân Cương bằng lao động cưỡng bức sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ qua chương trình « cải tạo ». Việc này có dính dáng đến hàng chục công ty đa quốc gia. Họ đã vô tình tiếp tay cho việc làm đó của chính quyền Trung Quốc.
Theo Libération, những tháng qua, nhiều điều tra được công bố ở các nước phương Tây đã phơi bày tình trạng Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức là những người Duy Ngô Nhĩ trong các lĩnh vực nông nghiệp cũng như công nghiệp ở Tân Cương. Mới đây, 180 tổ chức phi chính phủ ở 36 nước đã ra lời kêu gọi chấm dứt việc làm này.
Các công ty nước ngoài vô tình tiếp tay cho Bắc Kinh
Để thu hút nhân lực chính quyền đưa ra các chính sách ưu đãi đặc biệt đối với người Hán, như hứa hẹn trả lương cao, nhà ở được miễn tiền thuế trong 4 năm. Nhưng những nơi ở để thu hút người Hán đến lại chính là nhà cửa của những người Duy Ngô Nhĩ bị bỏ tù hay bị đưa đi tập trung cải tạo .
Bên cạnh đó, từ năm 2017, chính quyền Trung Quốc thực thi chương trình cải tạo tập trung đồng loạt dân Duy Ngô Nhĩ, mà họ gọi là các trại huấn nghiệp. Tại đó người Duy Ngô Nhĩ được đào tạo nghề để phục vụ trong các công xưởng của Trung Quốc đang được di dời ngày càng đông đến Tân Cương.
Tờ báo dẫn ra con số, hơn 80% sản lượng bông của Trung được trồng ở Tân Cương, tức chiếm 20% sản lượng thế giới. Hầu hết tất cả các nhãn hiệu lớn và các nhà phân phối hàng dệt may trên thế giới đều dính dáng đến các sản phẩm bông Tân Cương. Chính quyền Bắc Kinh đang có kế hoạch biến miền bắc Tân Cương thành trung tâm công nghiệp dệt may lớn nhất Trung Quốc, và cũng là lớn nhất thế giới.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 28 tháng 7 năm 2020 |
Trung Quốc tuyên bố sẽ ‘lập team’ với Nga để chống Mỹ
Trung Quốc tuyên bố sẽ hợp tác với Nga để chống Mỹ trong cuộc chiến tranh thông tin, khi cuộc chiến ý thức hệ giữa Bắc Kinh với Washington gia tăng.
Theo tờ SCMP, trong một chỉ trích úp mở, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc và đồng cấp người Nga Maria Zakharova nói rằng “một số quốc gia nhất định đã lan truyền thông tin sai lệch vì sự thiên vị về tư tưởng và nhu cầu chính trị”.
Bình luận này được đưa ra khi cuộc đối đầu Mỹ – Trung tiếp tục bùng nổ trên nhiều phương diện. Đặc biệt là sau khi quan hệ ngoại giao giữa hai bên leo thang chưa từng có khi Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston và Trung Quốc đáp trả bằng việc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.
Đại học Đức ngừng hợp tác với Học viện Khổng Tử
Nhiều đại học ở Đức cũng như ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác đã dừng hoạt động của các Học viện Khổng Tử, nơi được xem là tuyên truyền cho tư tưởng của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Die Welt, tờ nhật báo Đức cho biết, đại học Hamburg sẽ chấm dứt mối quan hệ với Học viện Khổng Tử vào cuối năm nay, với lý do lo ngại các rủi ro “tác động tới chính trị và rò rỉ thông tin”.
Đại học Heinrich Heine Düsseldorf vào năm 2016 đã chấm dứt hợp tác với trụ sở của Viện Khổng Tử còn gọi là Hán Biện, bởi những lo ngại tương tự. Đại học Bon cũng đang cân nhắc dừng hoạt động của cơ sở lấy danh nhà tư tưởng học trong văn hóa Trung Hoa.
Báo cáo LHQ: Các quan chức Triều Tiên lạm dụng phụ nữ hồi hương
Cơ quan nhân quyền Liên Hợp quốc (LHQ) mới đây đã công bố một báo cáo cho biết, rất nhiều phụ nữ Triều Tiên phải ra nước ngoài tìm việc trong tuyệt vọng nhưng khi trở về lại bị các quan chức an ninh và cảnh sát đánh đập, giam giữ trong điều kiện mất vệ sinh, suy dinh dưỡng và bị xâm hại thân thể. Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền buộc tội nhiều quan chức an ninh và cảnh sát Triều Tiên vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong những vụ việc này.
Báo cáo dựa trên 100 tài khoản của những phụ nữ bị giam giữ ở Triều Tiên từ năm 2009 đến 2019 sau khi họ buộc phải hồi hương.
Úc bắt giữ 6 người biểu tình phong trào BLM
Cảnh sát Úc đã bắt giữ 6 người và ra lệnh cho khoảng 50 người khác giải tán sau khi họ tụ tập ở Sydney cho một cuộc biểu tình theo phong trào Người da đen đáng được sống (Black Lives Matter – BLM), bất chấp lệnh cấm của chính quyền vì đại dịch Covid-19, theo Reuters.
Cảnh sát cho biết vụ tụ tập này là trái phép vì vi phạm các biện pháp phòng chống virus corona, trong bối cảnh Úc đang phải giải quyết với sự đột biến các ca nhiễm. Trong số 6 người bị bắt, 5 người bị phạt mỗi người 1.000 đô la Úc (713 USD) vì tụ tập bất chấp lệnh cấm. Người thứ 6 bị phạt vì sử dụng ngôn từ khiếm nhã.
Úc ghi nhận khoảng 15.000 người nhiễm Covid-19 và 167 người tử vong.
Cựu thủ tướng Malaysia phạm cả 7 tội danh cáo buộc trong đại án Quỹ 1MDB
Tờ Straits Times đưa tin, ông Najib Razak vào hôm 28/7 bị kết án phạm tất cả 7 tội danh cáo buộc trong vụ thất thoát Quỹ đầu tư nhà nước 1 Malaysia (1MDB).
Thẩm phán Tòa án tối cao Mohd Nazlan Mohd Ghazali tuyên án ông Najib, 67 tuổi, phạm tội lạm dụng quyền lực, 3 tội vi phạm hình sự vì lạm dụng tín nhiệm và 3 tội rửa tiền liên quan đến việc chiếm đoạt 42 triệu đô la Singapore (9,8 triệu USD) từ SRC International, một công ty con của Quỹ 1MDB. Mỗi tội danh mang án 15 đến 20 năm tù. Ông Najib tuyên bố sẽ nộp đơn kháng cáo.
Đại án Quỹ 1MDB là một vụ án đa quốc gia đình đám, với thời gian điều tra, truy bắt tội phạm kéo dài trong nhiều năm, liên quan tới nhiều nhân vật trong giới tinh hoa Malaysia và khiến một vài nhân vật nổi tiếng trong làng Hollywood (Mỹ) liên đới.
Úc - Mỹ họp bàn cách đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông
Hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Úc đã đến Washington ngày 27/07/2020 để tham gia cuộc họp thường niên AUSMIN (Tham khảo cấp bộ trưởng Mỹ- Úc) với hai đồng nhiệm Mỹ, diễn ra ngày 28/07. Biển Đông và an ninh trong khu vực là một trong những chủ đề chính trong chương trình nghị sự.
« Chuyến thăm này là bằng chứng cho tầm quan trọng của liên minh bền vững của chúng ta ». Trên mạng Twitter, bộ trưởng Quốc Phòng Úc Linda Reynolds đã khẳng định như trên ngay khi vừa đến Mỹ cùng với ngoại trưởng Marise Payne ngày 27/07.
Theo trang The New Daily ( Úc ), hai bộ trưởng Úc không tiết lộ những nội dung sẽ được trao đổi trong cuộc họp chính thức với phái đoàn Mỹ. Tuy nhiên, ngoại trưởng Úc khẳng định trên mạng Twitter sau khi thăm bộ Ngoại Giao Mỹ: « những giá trị chung về tự do và dân chủ là nền tảng liên minh của chúng ta ».
Đây là những điểm từng được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh trong bài diễn văn đọc ngày 23/07 tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon. Ông Pompeo đồng thời nhắc đến triển vọng thành lập « một nhóm các quốc gia có chung tư tưởng và một liên minh dân chủ mới », để chống lại sự đe dọa của Trung Quốc, hành động quân sự hóa các đảo ở Biển Đông, đánh cắp sở hữu trí tuệ và mưu đồ phá hoại trật tự được thành lập dựa trên luật lệ.
Tới cuối năm công chúng có thể có vaccine của Moderna để dùng
Tới cuối năm nay vaccine chống COVID của công ty Moderna có thể sẵn sàng cho sử dụng rộng rãi, giới chức Mỹ và quan chức công ty loan báo ngày 27/7 sau khi Moderna thông báo khởi sự thử nghiệm trên 30 ngàn người để chứng tỏ vaccine hiệu quả và an toàn trước khi được cấp phép về luật lệ.
Các nhà sản xuất đang tăng cường sản xuất trong lúc thử nghiệm để đáp ứng với COVID càng sớm càng tốt.
Giới chức Moderna nói tới lúc vaccine được chứng minh an toàn hiệu quả, Moderna có thể đã có hàng chục triệu liều vaccine sẵn sàng và hiện đang trên đà có thể sản xuất 500 triệu liều mỗi năm, có thể lên tới 1 tỷ liều/năm, bắt đầu từ năm sau.
Những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm sẽ nhận được hai lần tiêm cách nhau khoảng 28 ngày, hoặc là vaccine hoặc là giả dược.
Kết quả cuộc nghiên cứu quy mô nhỏ, giai đoạn đầu, công bố tháng này cho thấy các tình nguyện viên nhận 2 liều vaccine của Moderna có mức kháng thể chống virus vượt hơn mức trung bình của những người hồi phục từ COVID.
Nhà khoa học Trung Quốc gian lận thị thực ra tòa án Mỹ
Juan Tang, nhà khoa học Trung Quốc bị cáo buộc gian lận thị thực, ra hầu tòa án Quận Đông California lần đầu vào ngày 27/7 thông qua video, theo hãng tin AP.
Juan Tang, 37 tuổi, đã bị an ninh Mỹ bắt giam vào tối 23/7. Cô đã khai gian trong đơn xin thị thực Mỹ rằng cô chưa từng phục vụ trong quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà điều tra đã tìm thấy những bức ảnh chụp Juan trong bộ quân phục Trung Quốc và phát hiện ra cô từng làm nghiên cứu tại Đại học Quân y Không quân Trung Quốc.
Juan đã được chỉ định một luật sư biện hộ liên bang. Thẩm phán Deborah Barnes cho rằng Juan có nguy cơ bỏ trốn nếu được tại ngoại nên tuyên bố bị cáo phải tiếp tục bị giam, trong khi luật sư của cô đang chuẩn bị hồ sơ để giúp thân chủ được tại ngoại.
Tuần trước, Bộ Tư Pháp Mỹ cho biết họ truy tố Juan và 3 nhà khoa học khác sống ở Mỹ, cáo buộc họ che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Quốc để có thể xin thị thực tới Mỹ dễ dàng hơn.
Các công tố viên cho biết Juan đã khai báo không trung thực trong đơn xin thị thực vào tháng 10 năm ngoái khi chuẩn bị đến làm việc tại Đại học California, Davis. Cô tiếp tục nói dối về mối liên hệ với quân đội Trung Quốc khi bị FBI thẩm vấn hồi tháng 6. Sau đó, Juan đã tới lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco để tránh lệnh bắt. Tuy nhiên, Juan đã bị an ninh Mỹ bắt giữ hôm 24/7 và bị giam tại nhà tù hạt Sacramento.
Người vợ Đài Loan của Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô bị dân mạng TQ lăng mạ
Liên quan tới sự việc Trung Quốc đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, vợ của ông Tổng lãnh sự, một nhà văn chuyên viết về ẩm thực người Đài Loan đã bị cư dân mạng Trung Quốc lăng mạ với những lời khó nghe.
Theo Taiwan News, nhà văn chuyên viết về ẩm thực người Đài Loan, đồng thời là vợ của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Jim Mullinax – cô Chuang Tzu-I (Trang Tổ Nghi), đã nhận được hàng nghìn bình luận thù địch từ cư dân mạng Trung Quốc sau khi Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô đóng cửa.
Trái ngược với bầu không khí tương đối yên tĩnh bên ngoài lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô vào Chủ nhật (26/7), cư dân mạng trên nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc Weibo đã liên tiếp tung ra những lời sỉ nhục chống lại các quan chức chính phủ Hoa Kỳ và các thành viên gia đình họ.
Cô Chuang, người có hai đứa con với ông Mullinax và có gần 600.000 người theo dõi trên mạng, được đặc biệt nhắm đến.
Một số người dùng Weibo gọi cô Chuang và ông Mullinax là gián điệp và là các nhà hoạt động độc lập Đài Loan. Khi cô nói rằng chồng mình không thể trở về nhà do đại dịch virus corona, cư dân mạng đã nổi giận, cáo buộc cô phóng đại tình hình để đổi lấy sự thương hại.
Cư dân mạng Trung Quốc cũng chế giễu Chuang vì cô đang ở Hoa Kỳ, nơi họ nói rằng có tình hình đại dịch tồi tệ nhất trên thế giới. Họ cũng nói với cô hãy sẵn sàng cho “các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc vô tận” của người Mỹ, báo Liberty Times đưa tin.
Tổng thống Duterte: ‘Tôi bất lực’ trước Trung Quốc về Biển Đông
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lắng nghe báo cáo của cựu Tổng thống kiêm Đặc phái viên tại Trung Quốc Fidel V. Ramos trong cuộc họp Nội các lần thứ 5 tại Phòng ăn Nhà nước Malacañan, Philippines vào ngày 22/8/2016 (ảnh: Phòng Truyền thông Tổng thống Philippines).
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm thứ Hai (27/7) nói rằng ông “bất lực” trước những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, BenarNews đưa tin.
Phát biểu tại Quốc hội Philippines, Tổng thống Duterte cho biết ông không muốn đất nước lâm vào chiến tranh với Trung Quốc để giành chủ quyền ở Biển Đông. Ông Duterte tuyên bố: “Tôi bất lực ở đó rồi. Tôi sẵn sàng thừa nhận điều đó”.
Tổng thống Philippines nói tiếp: “Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, chúng ta tuyên bố chủ quyền. Nhưng Trung Quốc có vũ khí, còn chúng ta không có. Đơn giản thế thôi”.
Nhà lãnh đạo từng tuyên bố chia tay Mỹ để xây dựng quan hệ với Trung Quốc tuyên bố: “Chúng ta có thể làm gì đây? Chúng ta phải tham chiến. Nhưng tôi không đủ khả năng. Có thể một số tổng thống khác có thể, nhưng tôi không thể”.
Bộ trưởng Đài Loan: Tân Cương là hình mẫu cho một chính quyền độc tài toàn diện
Trung Quốc đang lợi dụng các công nghệ mới để biến khu vực Tân Cương – nơi cư ngụ của dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi – trở thành mẫu hình cho một chính quyền giám sát độc tài chuyên chế toàn diện, Bộ trưởng Kỹ thuật số Đài Loan cho biết hôm thứ Hai (27/7).
“Chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực nhằm kiến lập một chính phủ toàn trị hầu hết đều không thành công trọn vẹn vì không có đủ công nghệ để đảm bảo việc giám sát toàn bộ người dân”, Bộ trưởng Kỹ thuật số Đài Loan Audrey Tang trao đổi với các phóng viên ở Tokyo trong một cuộc họp báo trực tuyến. “Nhưng giờ đây ở Tân Cương, chúng ta đang chứng kiến hình mẫu một chế độ giám sát toàn trị thực sự toàn diện đang được vận hành”.
Khu vực này, vốn có đa số nhân khẩu là người Hồi giáo, là một chủ đề gây tranh cãi trong mối quan hệ song phương Mỹ-Trung, khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ hồi tuần trước áp lệnh trừng phạt đối với 11 doanh nghiệp khác bị cáo buộc dính líu đến các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Một báo cáo hồi tháng hai của Viện Chính sách chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) ước tính hơn 80.000 người Duy Ngô Nhĩ đã bị cưỡng chế di dời ra khỏi Tân Cương để làm việc trong các nhà máy trên khắp Trung Quốc trong giai đoạn 2017-2019, một số trong đó được điều trực tiếp từ các trại giam. Theo báo cáo, những người lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ này phải hứng chịu đe dọa, và liên tục bị giám sát bởi nhân viên an ninh và các thiết bị giám sát kỹ thuật số.
Phát biểu qua Internet từ Đài Bắc, ông Tang cho biết những báo cáo này đóng vai trò một lời nhắc nhở người dân Đài Loan về giá trị của nền dân chủ tự do.
New Zealand đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông
New Zealand đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông do quyết định áp luật an ninh quốc gia của Trung Quốc, Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters vừa cho biết hôm nay (28/7).
“New Zealand không còn tin tưởng hệ thống tư pháp hình sự của Hồng Kông có thể hoàn toàn độc lập với Trung Quốc”, ông Peter nói trong một tuyên bố.
Bắc Kinh áp luật an ninh mới với thành phố cảng hồi đầu tháng, bất chấp sự phản đối của người dân Hồng Kông và các quốc gia phương Tây, từ đó tước đoạt quyền tự trị của Hồng Kông vốn được cam kết trong Tuyên bố chung Trung-Anh, theo Tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP).
Tờ báo Hồng Kông cũng cho biết các đồng minh của New Zealand gồm Mỹ, Úc, Canada và Anh đều đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông hồi đầu tháng. 5 nước đồng minh hợp thành một liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes). Tổng thống Mỹ Trump đã chấm dứt ưu đãi kinh tế đặc biệt của Hồng Kông.
Vị ngoại trưởng cho biết New Zealand sẽ kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm như công nghệ quân sự hoặc hàng hóa “ứng dụng kép” có thể phục vụ mục đích quân sự đến Hồng Kông, coi Hồng Kông như Trung Quốc trong quyết định sau cùng.
Dời sản xuất khỏi Trung Quốc: Việt Nam dẫn đầu danh sách điểm đến mới
Các báo Pháp số ra ngày đầu tuần này vẫn chủ yếu bám theo các chủ đề liên quan đại dịch Covid-19 và những hệ lụy kinh tế xã hội đang tác động ở khắp nơi trên thế giới. Trang kinh tế của nhật báo La Croix có bài đáng chú ý đề cập đến vấn đề tổ chức di dời sản xuất của các công ty quốc tế sau khủng hoảng dịch với tiêu đề: “Di dời lại sản xuất, nước nào sẽ thay thế Trung Quốc?”
La Croix giới thiệu hai nghiên cứu mới đây của công ty bảo hiểm tín dụng thương mại Coface và viện nghiên cứu kinh tế Rexecode của Pháp nhằm thử phác họa tấm bản đồ kinh tế thế giới, hiện bị cuộc khủng hoảng y tế làm xáo trộn.
Trận đại dịch virus corona bùng lên từ Trung Quốc rồi lan ra khắp thế giới đã làm lộ rõ sự lệ thuộc của các hoạt động kinh tế thế giới, nhất là của các nước phát triển, vào “công xưởng thế giới” Trung Quốc. Giờ đây nhiều nước đã ý thức được là phải thu xếp di dời sản xuất khỏi Trung Quốc hoặc hồi hương các hoạt động sản xuất chiến lược. Vấn đề đang trở nên cấp bách, ít ra là để đa dạng hóa nguồn cung ứng, tạo thế chủ động để đề phòng một cú sốc kinh tế mới.
Nhưng theo La Croix, một câu hỏi đặt ra là, di dời đến đâu, nước nào có thể thay thế Trung Quốc ? Các chuyên gia kinh tế của Coface vàRexecode đã cố gắng giải đáp bằng một bức tranh tương phản của kinh tế thế giới sắp tới.
Kết quả bất ngờ là Việt Nam và Cam Bốt dẫn đầu danh sách, bỏ xa Ba Lan (đứng hàng thứ 8), trong khi đó Hungary, Rumani ở cuối bảng. La Croix nhấn mạnh là kịch bản hay xếp hạng của Coface và Rexecode hiện vẫn chỉ là giả định. Tất cả còn phụ thuộc vào chiến lược của từng nước công nghiệp. Và có một điều nữa là Trung Quốc sẽ không sẵn sàng từ bỏ vị trí « công xưởng thế giới ».
Trung Quốc: Trấn áp để bóc lột người Duy Ngô Nhĩ
Vẫn là hoạt động kinh tế ở Trung Quốc nhưng liên quan đến vấn đề nhân quyền đang được báo chí quan tâm là tình trạng ngược đãi với sắc tộc theo Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ.
Nhật báo Libération có bài phóng sự : « Người Duy Ngô Nhĩ, lao động cưỡng bức cho các nhãn hiệu ». Tờ báo nêu thực trạng chế độ Bắc Kinh khai thác nguồn lực tài nguyên ở tỉnh Tân Cương bằng lao động cưỡng bức sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ qua chương trình « cải tạo ». Việc này có dính dáng đến hàng chục công ty đa quốc gia. Họ đã vô tình tiếp tay cho việc làm đó của chính quyền Trung Quốc.
Theo Libération, những tháng qua, nhiều điều tra được công bố ở các nước phương Tây đã phơi bày tình trạng Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức là những người Duy Ngô Nhĩ trong các lĩnh vực nông nghiệp cũng như công nghiệp ở Tân Cương. Mới đây, 180 tổ chức phi chính phủ ở 36 nước đã ra lời kêu gọi chấm dứt việc làm này.
Các công ty nước ngoài vô tình tiếp tay cho Bắc Kinh
Để thu hút nhân lực chính quyền đưa ra các chính sách ưu đãi đặc biệt đối với người Hán, như hứa hẹn trả lương cao, nhà ở được miễn tiền thuế trong 4 năm. Nhưng những nơi ở để thu hút người Hán đến lại chính là nhà cửa của những người Duy Ngô Nhĩ bị bỏ tù hay bị đưa đi tập trung cải tạo .
Bên cạnh đó, từ năm 2017, chính quyền Trung Quốc thực thi chương trình cải tạo tập trung đồng loạt dân Duy Ngô Nhĩ, mà họ gọi là các trại huấn nghiệp. Tại đó người Duy Ngô Nhĩ được đào tạo nghề để phục vụ trong các công xưởng của Trung Quốc đang được di dời ngày càng đông đến Tân Cương.
Tờ báo dẫn ra con số, hơn 80% sản lượng bông của Trung được trồng ở Tân Cương, tức chiếm 20% sản lượng thế giới. Hầu hết tất cả các nhãn hiệu lớn và các nhà phân phối hàng dệt may trên thế giới đều dính dáng đến các sản phẩm bông Tân Cương. Chính quyền Bắc Kinh đang có kế hoạch biến miền bắc Tân Cương thành trung tâm công nghiệp dệt may lớn nhất Trung Quốc, và cũng là lớn nhất thế giới.
Không có nhận xét nào