Trên
VNE có thăm dò “Nếu đủ điều kiện, bạn muốn cho con học trường nào?”
được hơn 100.000 người tham gia, trong đó trường quốc tế đang là lựa
chọn số 1 (48%) trong khi trường công (23%) và chuyên (22%) có tỷ lệ
ngang ngửa.
Nếu thăm dò này thực hiện tại
Mỹ thì kết quả sẽ là trường tư sẽ dẫn đầu vì Mỹ không có trường chuyên
kiểu VN được đầu tư, ưu tiên mọi nhẽ. Và khó có quốc gia nào lại đầu tư
trường quốc tế vào Hoa Kỳ, chết từ vòng gửi xe.
Người Việt hướng ngoại là đương nhiên vì quan lớn, nhà giầu toàn gửi con du học. Kêu gọi “người Việt yêu hàng Việt” hơi bị khó do không có tấm gương nào để soi. Thăm dò trên phản ánh trung thực bức tranh nền giáo dục xứ ta.
Trong 4 loại hình trường trên, trường Quốc tế sẽ phát triển, có thực chất, có khi chỉ là tên gọi… nhưng là xu hướng của nước nghèo, sinh ra cho nước giầu đến mở trường. Trường Tư èo uột dù có nhiều tên tuổi nhưng tâm lý dân ta “ăn chắc mặc bền”, chọn nhà nước là đương nhiên do được ưu tiên.
Như vậy chỉ còn Chuyên và Công do nhà nước đẻ ra và nuôi nấng. Chuyên được ưu tiên tuyệt đối và Công như đứa con rơi. Đó chính là sự bất bình đẳng trong giáo dục… nhà nước. Chuyên dành cho nhà giầu, Công dành cho nhà nghèo và vừa vừa. Học phí có chênh lệch chút thì không thể so với học phí Công (miễn phí) – Tư (giá trên trời) bên Mỹ.
Giải pháp tốt nhất là xóa trường Chuyên, chuyển đổi (mua bán) thành trường Tư. Ai có tiền, con học giỏi thì vào trường Tư. Không đủ kinh phí thì cứ trường Công mà chơi, có ngày lên Bộ trưởng, thiếu gì VIP toàn học trường Công. Blog đã bàn chán chê từ năm 2013, giờ chỉ nhắc lại.
Lê Quang Tiến Kể chuyện thi gà
Nhớ chuyện anh Lê Quang Tiến (FPT?) kể vui trên VNE năm 2013 về chuyện đi thi gà chọi quốc tế năm 1975. Nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10. Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.
Thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, bật mý cách Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?
Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỹ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.
Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại “gà nòi” chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)…
Rồi “bọn gà” này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 “con” vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 “con gà” để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.
Mặc dù thuần túy chuyên môn đi chọi nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn như: Đủ thành phần nam, nữ; Cân đối số lượng giữa các trung tâm “gà” (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm); Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp…
Tôi từng tham gia đào tạo gà chọi IT đi thi thế giới những năm 1990 nên công nhận anh Tiến nói đúng CMNR. Trường Chuyên mang tiếng nuôi gà chọi là vì thế.
Chuyên biệt để làm gì – Kỷ niệm của tôi
Thời tôi học cấp 3 (1967-1970) cũng có lớp chuyên Toán (vì hồi đó bác Bửu thích Toán?), gọi là lớp đặc biệt, có khoảng 20 (++) bạn giỏi nhất tỉnh thời đó, thi vào cực khó.
Các bạn được 13,5kg gạo, tiền ăn 9VNĐ và 5VNĐ tiêu vặt, có phiếu vải 3m, ở trọ không mất tiền do dân cho ở nhờ, có bếp ăn chung với trường, toàn các thầy cô giỏi đứng lớp. Tôi không nhớ hết nhưng được nhà nước chu cấp hoàn toàn, việc của các bạn là giải tính đố. Thời đó bọn lớp bình thường như tôi và bọn đặc biệt như mặt đất và thiên đường, thiên đường được đầu tư gấp 20-30 lần lũ phổ thông với số 0 tròn vo.
Các bạn ý cũng đi thi miền Bắc, hình như có giải khuyến khích (không nhớ rõ), về được khen hết lời. Lúc đi nước ngoài có tới một nửa trong danh sách. Tôi tin sái cổ là trong tương lai các bạn sẽ chiếm giải hết Nobel mang về cho quê hương.
Nửa thế kỷ gặp lại (10-2019) thì lớp đặc biệt ấy và cánh phổ thông có tỷ lệ thành công/thất bại ngang nhau. Về phần chức tước cánh phổ thông có vẻ nhỉnh hơn vì có người trong lớp tôi suýt lên đại tướng CA, cấp tá đông như quân Nguyên… do đi lính nhiều.
Tới giờ tôi chỉ thừa nhận các bạn lớp chuyên ấy giỏi làm tính đố trên giấy. Một người được đầu tư 13,5kg gạo/tháng, 13VNĐ/tháng, so với thằng cu học phổ thông với đầu tư 0 kg gạo, 0 VNĐ, còn phải đóng học phí năm 5VNĐ, mà ra đời không giỏi hơn 20-30 lần thì chuyên biệt để làm gì.
Hãy bán trường Chuyên cho trường Tư để cho nền giáo dục công bằng về … cơ hội.
Phụ huynh Trường tiểu học Trần Văn Ơn căng băng rôn yêu cầu hiệu trưởng trường này phải công khai, minh bạch tài chính
Chiều 30.6, hàng chục phụ huynh đã kéo đến Trường tiểu học Trần Văn Ơn (Q.Tân Bình, TP.HCM), căng băng rôn yêu cầu hiệu trưởng trường này phải công khai, minh bạch tài chính.
Tại trường, nhiều phụ huynh bức xúc cho biết trong nhiều năm con học ở đây, họ đã đóng góp nhiều khoản phí cho con học thêm Anh văn, kỹ năng sống, tiền quỹ phụ huynh… và nhiều khoản khác như tiền điện, tiền thuê máy lạnh… nhưng phía nhà trường không hề công khai các khoản thu, chi, không xuất biên lai khi thu tiền...
Trường không đồng ý mua máy lạnh mới
Cụ thể, theo chị Nguyễn Thị Thu Huệ, đại diện Chi hội phụ huynh Trường tiểu học Trần Văn Ơn, cho biết chị có hai con đều học ở đây. Bốn năm trước khi bà Nguyễn Thị Hồng Yến về trường làm hiệu trưởng thì nhiều khoản thu chi không được công khai như trước đây, các khoản tiền khác của con cũng thu nhiều hơn.
Cụ thể, từ năm học 2017-2018 tới nay trường thu học Anh văn với mức 160.000 đồng/học sinh, và thu liền cùng lúc 9 tháng trong khi những trường khác chỉ thu 5-6 tháng/năm học. Vì trên thực tế, những tháng hè và tết học sinh không học hết tháng, nhưng hiện những khoản tiền thừa này hiệu trưởng không báo cáo lại cũng như không chi trả cho phụ huynh.
“Chương trình kỹ năng sống trường thu mỗi em 60.000 đồng/học sinh, và trường thu cùng lúc 8 tháng liền. Trong đó, một số tháng học sinh không được học. Ngoài ra, trường thu tiền kỹ năng sống của hơn 900 học sinh, nhưng bên trung tâm dạy kỹ năng sống chỉ tính tiền của 700 em (do thỏa thuận “khuyến mãi” giữa trung tâm và trường - PV), vậy số tiền cô Yến thu của 200 em còn lại giờ ở đâu?”, chị Huệ và nhiều phụ huynh khác đặt câu hỏi.
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Tân Bình cùng ban giám hiệu nhà trường
đối thoại với phụ huynh.
Ngoài ra, trường cũng thu nhiều khoản khác, như tiền thuê máy lạnh, khoảng 10 triệu đồng một học kỳ/1 lớp. Phụ huynh thấy quá đắt nên đã yêu cầu trường cho phụ huynh đóng góp mua luôn máy mới về gắn để đỡ tiền đi thuê nhưng phía trường không đồng ý…
Phụ huynh thắc mắc về khoản tiền điện do họ đóng góp cho trường còn tồn 78 triệu đồng từ năm ngoái. Các biên lai thu tiền cũng bị phản ánh không hợp lý, gây khó hiểu cho phụ huynh…
Theochị Minh Châu, một phụ huynh của trường cho biết, trước đó phụ huynh đã nhiều lần đến trường yêu cầu hiệu trưởng công khai các khoản thu chi, trường có thừa nhận có một số khoản thừa và đã trả lại cho phụ huynh. Nhưng số tiền thừa này trả không đúng, không đủ và không có biên lai ghi nội dung trả. "Mọi khoản thu chi của trường đều bất hợp lý, chúng tôi yêu cầu hiệu trưởng phải công khai, xác nhận các khoản thu thừa và phải trả đủ cho học sinh, chứ không phải chỉ trả cho những phụ huynh lên tiếng, còn những người khác thì không", chị Châu nói.
"Học sinh không học thì trường phải trả lại tiền cho phụ huynh"
Trước phản ứng của phụ huynh, phía ban giám hiệu trường và đại diện Phòng GD-ĐT quận Tân Bình đã mời phụ vào hội trường làm việc.
Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Hồng Yến, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Văn Ơn, cho biết sẽ có báo cáo cụ thể về các khoản thu, chi theo thỏa thuận, danh sách đóng của từng phụ huynh để trả dứt điểm trong tuần tới.
Còn ông Phan Văn Quang, Phó phòng GD-ĐT quận Tân Bình, cho biết đã yêu cầu trường kê khai lại các khoản thu chi, kế toán của phòng sẽ tham gia giám sát quá trình làm việc để đảm bảo tính minh bạch.
“Đây là các khoản thu tự nguyện giữa trường và phụ huynh, với tiền học Anh văn và kỹ năng sống, tháng nào học sinh không học thì trường phải trả lại cho phụ huynh. Còn các khoản khác, khi trường thống kê nếu thừa thì phải trả lại ngay”, ông Quang nói.
http://xuandienhannom.blogspot.com/
Người Việt hướng ngoại là đương nhiên vì quan lớn, nhà giầu toàn gửi con du học. Kêu gọi “người Việt yêu hàng Việt” hơi bị khó do không có tấm gương nào để soi. Thăm dò trên phản ánh trung thực bức tranh nền giáo dục xứ ta.
Trong 4 loại hình trường trên, trường Quốc tế sẽ phát triển, có thực chất, có khi chỉ là tên gọi… nhưng là xu hướng của nước nghèo, sinh ra cho nước giầu đến mở trường. Trường Tư èo uột dù có nhiều tên tuổi nhưng tâm lý dân ta “ăn chắc mặc bền”, chọn nhà nước là đương nhiên do được ưu tiên.
Như vậy chỉ còn Chuyên và Công do nhà nước đẻ ra và nuôi nấng. Chuyên được ưu tiên tuyệt đối và Công như đứa con rơi. Đó chính là sự bất bình đẳng trong giáo dục… nhà nước. Chuyên dành cho nhà giầu, Công dành cho nhà nghèo và vừa vừa. Học phí có chênh lệch chút thì không thể so với học phí Công (miễn phí) – Tư (giá trên trời) bên Mỹ.
Giải pháp tốt nhất là xóa trường Chuyên, chuyển đổi (mua bán) thành trường Tư. Ai có tiền, con học giỏi thì vào trường Tư. Không đủ kinh phí thì cứ trường Công mà chơi, có ngày lên Bộ trưởng, thiếu gì VIP toàn học trường Công. Blog đã bàn chán chê từ năm 2013, giờ chỉ nhắc lại.
Lê Quang Tiến Kể chuyện thi gà
Nhớ chuyện anh Lê Quang Tiến (FPT?) kể vui trên VNE năm 2013 về chuyện đi thi gà chọi quốc tế năm 1975. Nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10. Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.
Thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, bật mý cách Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?
Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỹ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.
Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại “gà nòi” chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)…
Rồi “bọn gà” này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 “con” vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 “con gà” để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.
Mặc dù thuần túy chuyên môn đi chọi nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn như: Đủ thành phần nam, nữ; Cân đối số lượng giữa các trung tâm “gà” (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm); Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp…
Tôi từng tham gia đào tạo gà chọi IT đi thi thế giới những năm 1990 nên công nhận anh Tiến nói đúng CMNR. Trường Chuyên mang tiếng nuôi gà chọi là vì thế.
Chuyên biệt để làm gì – Kỷ niệm của tôi
Thời tôi học cấp 3 (1967-1970) cũng có lớp chuyên Toán (vì hồi đó bác Bửu thích Toán?), gọi là lớp đặc biệt, có khoảng 20 (++) bạn giỏi nhất tỉnh thời đó, thi vào cực khó.
Các bạn được 13,5kg gạo, tiền ăn 9VNĐ và 5VNĐ tiêu vặt, có phiếu vải 3m, ở trọ không mất tiền do dân cho ở nhờ, có bếp ăn chung với trường, toàn các thầy cô giỏi đứng lớp. Tôi không nhớ hết nhưng được nhà nước chu cấp hoàn toàn, việc của các bạn là giải tính đố. Thời đó bọn lớp bình thường như tôi và bọn đặc biệt như mặt đất và thiên đường, thiên đường được đầu tư gấp 20-30 lần lũ phổ thông với số 0 tròn vo.
Các bạn ý cũng đi thi miền Bắc, hình như có giải khuyến khích (không nhớ rõ), về được khen hết lời. Lúc đi nước ngoài có tới một nửa trong danh sách. Tôi tin sái cổ là trong tương lai các bạn sẽ chiếm giải hết Nobel mang về cho quê hương.
Nửa thế kỷ gặp lại (10-2019) thì lớp đặc biệt ấy và cánh phổ thông có tỷ lệ thành công/thất bại ngang nhau. Về phần chức tước cánh phổ thông có vẻ nhỉnh hơn vì có người trong lớp tôi suýt lên đại tướng CA, cấp tá đông như quân Nguyên… do đi lính nhiều.
Tới giờ tôi chỉ thừa nhận các bạn lớp chuyên ấy giỏi làm tính đố trên giấy. Một người được đầu tư 13,5kg gạo/tháng, 13VNĐ/tháng, so với thằng cu học phổ thông với đầu tư 0 kg gạo, 0 VNĐ, còn phải đóng học phí năm 5VNĐ, mà ra đời không giỏi hơn 20-30 lần thì chuyên biệt để làm gì.
Hãy bán trường Chuyên cho trường Tư để cho nền giáo dục công bằng về … cơ hội.
Phụ huynh Trường tiểu học Trần Văn Ơn căng băng rôn yêu cầu hiệu trưởng trường này phải công khai, minh bạch tài chính
Chiều 30.6, hàng chục phụ huynh đã kéo đến Trường tiểu học Trần Văn Ơn (Q.Tân Bình, TP.HCM), căng băng rôn yêu cầu hiệu trưởng trường này phải công khai, minh bạch tài chính.
Tại trường, nhiều phụ huynh bức xúc cho biết trong nhiều năm con học ở đây, họ đã đóng góp nhiều khoản phí cho con học thêm Anh văn, kỹ năng sống, tiền quỹ phụ huynh… và nhiều khoản khác như tiền điện, tiền thuê máy lạnh… nhưng phía nhà trường không hề công khai các khoản thu, chi, không xuất biên lai khi thu tiền...
Trường không đồng ý mua máy lạnh mới
Cụ thể, theo chị Nguyễn Thị Thu Huệ, đại diện Chi hội phụ huynh Trường tiểu học Trần Văn Ơn, cho biết chị có hai con đều học ở đây. Bốn năm trước khi bà Nguyễn Thị Hồng Yến về trường làm hiệu trưởng thì nhiều khoản thu chi không được công khai như trước đây, các khoản tiền khác của con cũng thu nhiều hơn.
Cụ thể, từ năm học 2017-2018 tới nay trường thu học Anh văn với mức 160.000 đồng/học sinh, và thu liền cùng lúc 9 tháng trong khi những trường khác chỉ thu 5-6 tháng/năm học. Vì trên thực tế, những tháng hè và tết học sinh không học hết tháng, nhưng hiện những khoản tiền thừa này hiệu trưởng không báo cáo lại cũng như không chi trả cho phụ huynh.
“Chương trình kỹ năng sống trường thu mỗi em 60.000 đồng/học sinh, và trường thu cùng lúc 8 tháng liền. Trong đó, một số tháng học sinh không được học. Ngoài ra, trường thu tiền kỹ năng sống của hơn 900 học sinh, nhưng bên trung tâm dạy kỹ năng sống chỉ tính tiền của 700 em (do thỏa thuận “khuyến mãi” giữa trung tâm và trường - PV), vậy số tiền cô Yến thu của 200 em còn lại giờ ở đâu?”, chị Huệ và nhiều phụ huynh khác đặt câu hỏi.
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Tân Bình cùng ban giám hiệu nhà trường
đối thoại với phụ huynh.
Ngoài ra, trường cũng thu nhiều khoản khác, như tiền thuê máy lạnh, khoảng 10 triệu đồng một học kỳ/1 lớp. Phụ huynh thấy quá đắt nên đã yêu cầu trường cho phụ huynh đóng góp mua luôn máy mới về gắn để đỡ tiền đi thuê nhưng phía trường không đồng ý…
Phụ huynh thắc mắc về khoản tiền điện do họ đóng góp cho trường còn tồn 78 triệu đồng từ năm ngoái. Các biên lai thu tiền cũng bị phản ánh không hợp lý, gây khó hiểu cho phụ huynh…
Theochị Minh Châu, một phụ huynh của trường cho biết, trước đó phụ huynh đã nhiều lần đến trường yêu cầu hiệu trưởng công khai các khoản thu chi, trường có thừa nhận có một số khoản thừa và đã trả lại cho phụ huynh. Nhưng số tiền thừa này trả không đúng, không đủ và không có biên lai ghi nội dung trả. "Mọi khoản thu chi của trường đều bất hợp lý, chúng tôi yêu cầu hiệu trưởng phải công khai, xác nhận các khoản thu thừa và phải trả đủ cho học sinh, chứ không phải chỉ trả cho những phụ huynh lên tiếng, còn những người khác thì không", chị Châu nói.
"Học sinh không học thì trường phải trả lại tiền cho phụ huynh"
Trước phản ứng của phụ huynh, phía ban giám hiệu trường và đại diện Phòng GD-ĐT quận Tân Bình đã mời phụ vào hội trường làm việc.
Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Hồng Yến, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Văn Ơn, cho biết sẽ có báo cáo cụ thể về các khoản thu, chi theo thỏa thuận, danh sách đóng của từng phụ huynh để trả dứt điểm trong tuần tới.
Còn ông Phan Văn Quang, Phó phòng GD-ĐT quận Tân Bình, cho biết đã yêu cầu trường kê khai lại các khoản thu chi, kế toán của phòng sẽ tham gia giám sát quá trình làm việc để đảm bảo tính minh bạch.
“Đây là các khoản thu tự nguyện giữa trường và phụ huynh, với tiền học Anh văn và kỹ năng sống, tháng nào học sinh không học thì trường phải trả lại cho phụ huynh. Còn các khoản khác, khi trường thống kê nếu thừa thì phải trả lại ngay”, ông Quang nói.
http://xuandienhannom.blogspot.com/
Không có nhận xét nào