Hình minh họa |
Ngân hàng cấp vốn và công ty mua điện đều vắng mặt
Trong
nhiều năm, các nhà bảo vệ môi trường đã nói rằng, công việc xây đập
trên sông Mê Kông là một ý tưởng tồi và họ đã đúng. Cái giá phải trả
cho môi trường là đáng kể cho vùng đông bắc Thái Lan, to lớn cho Lào và
khổng lồ hơn về phía hạ lưu ở Campuchia và miền tây Việt Nam.
Đã
có một loạt báo động nữa, như Asia Sentinel đã đưa ra vào ngày 30 tháng
6. Và cũng vào ngày đó, Ủy ban sông Mê Kông (MRC) đã chuẩn bị để bật
đèn xanh cho một dự án lớn trên dòng chính sông Mê Kông, chỉ cách thị
trấn nơi có di sản thế giới Luang Prabang 25 km về phía thượng nguồn.
Ủy ban đó cũng định tham khảo dự án xây thêm một đập khác, đập Sanakham,
gần biên giới Lào với Trung Quốc.
Điều
trớ trêu và cũng đáng mừng là cả hai đập đó đều ít có khả năng được xây
trên con sông đang bị hạn hán nghiêm trọng và thiếu nước. Ngoài ra, các
đập khác dự định xây trên dòng chính của sông Mê Kông ở Lào tại Pak Lay
và Pak Beng có thể cũng sẽ không được xây, mặc dù cả hai lần lượt đã
được MRC chấp thuận vào năm 2017 và 2018. Đó không phải là vì chính phủ
Lào đột nhiên ngộ ra vấn đề. Các quan chức Lào vẫn đang vận động mạnh
mẽ cho các dự án. Mà lý do chính là các dự án thủy điện lớn không có
khả năng được ngân hàng cấp vốn.
Một
dự án thủy điện lớn cần một thời gian dài thai nghén và phức tạp. Các
ngân hàng phát triển cấp vốn cho dự án như vậy nhắm tới việc nắm được
lợi nhuận chắc chắn trước khi họ chi ra hàng tỷ đô la cho các khoản
vay phát triển mà vài thập niên sau mới được trả lại.
Sinohydro
và Datang Power là hai công ty đã từng xây dựng hàng chục đập lớn ở
Trung Quốc. Hầu như đã chắc rằng, hai công ty nhà nước này đã tính dựa
vào các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (cũng thuộc sở hữu
nhà nước) để xây đập Pak Lay, Pak Beng và Sanakham. Không rõ PV Power,
công ty con của PetroVietnam, hy vọng vào đâu để tìm ra khoản tài trợ
2,3 tỷ đô la Mỹ cho con đập dự kiến được xây ở phía trên Luang Prabang,
như đã đồng ý giữa chính phủ Lào và PVN trong năm 2007. Hà Nội, đang xem
xét lại chiến lược phát triển điện lực, nhà nước đã ngừng bảo lãnh cho
các nhà đầu tư trong các dự án sản xuất điện.
Cố
gắng tìm kiếm tin đồn về phát triển dự án trên mạng vẫn không tìm ra
được bằng chứng nào cho thấy chính phủ Việt Nam hăm hở muốn thấy dự án
đập Luang Prabang tiến tới. Hà Nội nhận thức rõ rằng nền kinh tế nông
nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long rất màu mỡ, đã liên tục bị gây thiêt
hại bởi biến đổi khí hậu, vốn đã mang tới việc xâm nhập mặn và việc thay
đổi mô hình gió mùa.
Việc
các đợt nước lũ giàu dinh dưỡng của sông Mê Kông đã mất dần và sự suy
thoái của nghề cá vùng đồng bằng là hậu quả của việc xây các đập ở
thượng nguồn làm nền kinh tế ĐBSCL càng thêm khó khăn. Đặc biệt vào năm
khi mà Đảng Cộng sản tập trung vào việc tái cân bằng ban lãnh đạo chóp
bu thì nhà nước độc đảng cần thể hiện rằng họ đang bảo vệ lợi ích của
ĐBSCL.
Hà
Nội cũng không muốn làm mất lòng Viêng Chăn, nơi Trung Quốc với túi
tiền to, đã giành được ảnh hưởng so với Việt Nam. Kết quả, theo một
chuyên gia chính sách phát triển có nhiều năm kinh nghiệm ở Việt Nam
chia sẻ với tôi, hình như chính phủ Việt Nam nhắm tới việc trì hoãn dự
án đập Luang Prabang cho đến khi nó chết vì không được cấp vốn.
Mặc
dù có một logic nào đó để tập trung nỗ lực vào những thứ mà doanh
nghiệp có thế mạnh, (chắc chắn các công ty quốc doanh Việt Nam và đối
tác Thái Lan và Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm xây dựng và vận hành các
đập lớn). Nhưng, hiện nay, ngay cả khi những yếu tố bên ngoài không
được tính tới, các đập lớn không còn có ý nghĩa kinh tế. Trong thập niên
vừa rồi, giá điện mặt trời và điện gió đã giảm đến nỗi thủy điện lớn
không còn vay vốn được.
Đông
Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, được thiên nhiên ưu đãi với
nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió dồi dào. Các dự án điện mặt
trời quy mô lớn có thể đưa được vào thị trường trong một hoặc hai năm;
còn các dự án điện gió quy mô lớn thì thời gian dài hơn chút.
Hà
Nội đang ở giữa công tác hoạch định nhầm giảm bớt sự phụ thuộc vào thủy
điện và than đá, một việc đang được nhiều chú ý. Nhưng, trong ngắn hạn,
Hà Nội cũng cần tìm cách bù đắp những thiếu hụt điện dự định. Theo
thông tin, EVN sẽ nhập khẩu điện từ nước Lào; nó có thể lên tới 1.5 tỷ
kilowatt-giờ (kWh) vào năm 2021 và 2022. Tuy nhiên, về lâu dài, Lào
không có vai trò đáng kể trong hoạch định năng lượng mua điện của Việt
Nam.
“Những
ngày cuối cùng của sông Mê Kông” (Zed Books, 2019) là một cuốn sách nên
đọc về số phận buồn của dòng sông đó. Tôi đã hỏi tác giả, Brian Eyler,
liệu ông có đồng ý rằng, bằng cách tích cực tiến hành tham vấn tại MRC,
chính phủ Lào có nhằm tạo ra ảo ảnh là họ đang tiến tới mục tiêu của Lào
thành “pin của Đông Nam Á” nhờ thủy điện hay không.
Eyler
trả lời: “Đồng ý. Ngoài việc thiếu nguồn vốn cho các dự án này, vẫn
chưa có công ty nào xuất hiện với ý định mua điện từ các đập. Không có
đập nào mà ông vừa nêu lên có hợp đồng mua bán điện cho việc xây nó.
Thật đáng ngại khi thấy MRC bắt đầu quá trình [tham vấn] khi mà các ô
chủ chốt này (nguồn vốn và các thỏa thuận mua bán năng lượng [PPA]) chưa
đươc đánh dấu đã kiểm tra. Có lẽ chính phủ Lào tính toán sẽ sử dụng
việc được chấp nhận [thông qua các cuộc tham vấn đa quốc gia] như một
cách để thu thập tài chính và PPA.
“Giờ
đây, việc bàn thảo về các con đập này mang lại ảo tưởng về sự tiến bộ,
trong khi trên thực tế tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra các đập chính của
sông Mê Kông sẽ bị lỗi thời trong thời gian rất gần. Lưu lượng không ổn
định, các lựa chọn thay thế rẻ hơn và lợi về hiệu quả ở các thị trường
trọng điểm như Thái Lan và Việt Nam vốn đều đang giảm đáng kể nhu cầu
mua năng lượng được sản xuất từ các đập lớn ở xa. Rõ ràng Lào cần khám
phá các cách phát triển khác“.
Nước
Lào sẽ phải hạ tham vọng của mình xuống, nhưng ngay cả Lào không xây
dựng thêm một đập lớn nào nữa, họ vẫn ở trong một vị thế có lợi. Đó là
vì tua-bin của các đập hiện có ở Lào trên nhiều nhánh sông Mê Kông có
thể kết hợp rất hiệu quả với các tấm điện mặt trời nổi để cung cấp điện
khá ổn định vào lưới điện khu vực. Một dự án quy mô lớn thuộc loại này
đã được dựa vào kế hoạch tại Nam Ngum, hồ chứa lớn nhất ở Lào, với một
công ty Trung Quốc là đối tác nước ngoài.
David Brown - Asia Sentinel
Song Phan, chuyển ngữ
*
David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu, có nhiều kinh nghiệm về
Đông Nam Á và là cộng tác viên thường xuyên cho Asia Sentinel.
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào