Tại sao người nhà nghiên cứu vừa bị chính phủ Hoa Kỳ bắt Juan Tang lại lựa chọn Đại học California, Davis, là nơi đến? Liệu có liên quan gì đến quân đội Trung Quốc không? Hoa Kỳ có thể cần một cuộc điều tra toàn diện về các chương trình trao đổi nghiên cứu y học giữa nước này và Trung Quốc.
Có một thực tế được thừa nhận rộng rãi là Trung Quốc đã đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ trị giá hàng tỷ đô la.
Chính phủ Hoa Kỳ gần đây đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Texas, mà Thượng nghị sĩ Marco Rubio mô tả là “một nút trung tâm trong một mạng lưới rộng lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc có nhiệm vụ hoạt động gián điệp và gây ảnh hưởng ở Hoa Kỳ”.
Gần như cùng lúc, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố 2 công dân Trung Quốc tìm cách đánh cắp nghiên cứu vaccine COVID-19 và hack hàng trăm công ty ở Hoa Kỳ và nước ngoài, bao gồm cả các nhà thầu quốc phòng.
Juan Tang, 37 tuổi, từng là một nhà nghiên cứu ung thư trong nhiều tháng tại Trường Y thuộc Đại học California, Davis, đã bị FBI bắt giữ sau khi trốn trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.
Trong thông báo hôm 23/7, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết 4 nhà nghiên cứu là người của quân đội và Đảng Cộng sản Trung Quốc cài cắm vào các cơ sở của Mỹ để lấy trộm kiến thức về công nghệ, khoa học. Juan Tang là một trong 4 nhà nghiên cứu Trung Quốc đó.
Theo đơn kiện hình sự liên bang đã nộp tại tòa án ở Sacramento, Juan Tang đã nói dối về mối liên hệ của cô với quân đội Trung Quốc khi cô nộp đơn xin thị thực không di dân vào ngày 28/10/2019.
Khiếu nại hình sự của FBI cho thấy Juan Tang mặc đồng phục quân đội Trung Quốc và một trong các cơ sở khoa học của cô này được liệt kê là Trung tâm Khoa học Chuyển giao Quốc gia về Y học Phân tử & Khoa Sinh học Tế bào, Đại học Quân y Thứ tư, Tây An 710032, Trung Quốc.
Theo Andy Fell, phát ngôn viên của Đại học California, Davis, Juan Tang là một nhà nghiên cứu thỉnh mời tại Khoa Ung thư của Đại học Y. Nghiên cứu của cô được Hội đồng Học bổng Trung Quốc tài trợ, “một chương trình trao đổi dựa trên nghiên cứu liên kết với Bộ Giáo dục Trung Quốc và Bệnh viện Xijing của nước này”.
Liệu quân đội Trung Quốc có đứng đằng sau lựa chọn Đại học California, Davis, của Juan Tang
Có thể là do tại đây có Jian-Jian Li, người đã nhận bằng tiến sĩ y khoa năm 1984 từ Đại học Quân y Thứ tư của Trung Quốc, là giáo sư khoa Ung thư tại Đại học Y khoa Davis. Cũng giống như vị trí của Juan Tang tại Trung tâm Khoa học Chuyển giao Quốc gia về Y học Phân tử & Khoa Sinh học Tế bào của Trung Quốc, Tiến sĩ Li là Giám đốc Nghiên cứu Chuyển giao tại Đại học California, Davis.
Ông Li đã duy trì sự hợp tác sâu rộng với các nhà khoa học ở Trung Quốc. Trong đó có một số người thuộc quân đội nước này. (Ảnh: UC Davis)
Ông Li cũng nhận bằng tiến sĩ vào năm 1994 tại Đại học Iowa và được đào tạo tại Viện Ung thư Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ từ năm 1995 đến 1998.
Trong nhiều năm, bác sĩ Li đã duy trì sự hợp tác sâu rộng với các nhà khoa học ở Trung Quốc, một số người hiện làm việc tại Đại học Quân y Thứ tư.
Dường như rất khó có khả năng bác sĩ Li không biết về mối quan hệ của Juan Tang với Đại học Quân y Thứ tư Trung Quốc.
Các vụ bắt giữ 4 công dân Trung Quốc được đề cập chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số các sinh viên Trung Quốc, các nhà nghiên cứu sau tiến sĩ và các nhà khoa học y tế toàn thời gian, nhiều người được hỗ trợ bởi tiền thuế của Mỹ và có thể hỗ trợ tích cực cho quân đội Trung Quốc đánh cắp thông tin độc quyền, nghiên cứu y học mà được xem như các mục tiêu gián điệp mềm.
https://www.ntdvn.
Có phải quân đội Trung Quốc đã thâm nhập sâu vào nghiên cứu y học của Hoa Kỳ? |
Có một thực tế được thừa nhận rộng rãi là Trung Quốc đã đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ trị giá hàng tỷ đô la.
Chính phủ Hoa Kỳ gần đây đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Texas, mà Thượng nghị sĩ Marco Rubio mô tả là “một nút trung tâm trong một mạng lưới rộng lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc có nhiệm vụ hoạt động gián điệp và gây ảnh hưởng ở Hoa Kỳ”.
Gần như cùng lúc, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố 2 công dân Trung Quốc tìm cách đánh cắp nghiên cứu vaccine COVID-19 và hack hàng trăm công ty ở Hoa Kỳ và nước ngoài, bao gồm cả các nhà thầu quốc phòng.
Juan Tang, 37 tuổi, từng là một nhà nghiên cứu ung thư trong nhiều tháng tại Trường Y thuộc Đại học California, Davis, đã bị FBI bắt giữ sau khi trốn trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.
Trong thông báo hôm 23/7, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết 4 nhà nghiên cứu là người của quân đội và Đảng Cộng sản Trung Quốc cài cắm vào các cơ sở của Mỹ để lấy trộm kiến thức về công nghệ, khoa học. Juan Tang là một trong 4 nhà nghiên cứu Trung Quốc đó.
Theo đơn kiện hình sự liên bang đã nộp tại tòa án ở Sacramento, Juan Tang đã nói dối về mối liên hệ của cô với quân đội Trung Quốc khi cô nộp đơn xin thị thực không di dân vào ngày 28/10/2019.
Khiếu nại hình sự của FBI cho thấy Juan Tang mặc đồng phục quân đội Trung Quốc và một trong các cơ sở khoa học của cô này được liệt kê là Trung tâm Khoa học Chuyển giao Quốc gia về Y học Phân tử & Khoa Sinh học Tế bào, Đại học Quân y Thứ tư, Tây An 710032, Trung Quốc.
Theo Andy Fell, phát ngôn viên của Đại học California, Davis, Juan Tang là một nhà nghiên cứu thỉnh mời tại Khoa Ung thư của Đại học Y. Nghiên cứu của cô được Hội đồng Học bổng Trung Quốc tài trợ, “một chương trình trao đổi dựa trên nghiên cứu liên kết với Bộ Giáo dục Trung Quốc và Bệnh viện Xijing của nước này”.
Liệu quân đội Trung Quốc có đứng đằng sau lựa chọn Đại học California, Davis, của Juan Tang
Có thể là do tại đây có Jian-Jian Li, người đã nhận bằng tiến sĩ y khoa năm 1984 từ Đại học Quân y Thứ tư của Trung Quốc, là giáo sư khoa Ung thư tại Đại học Y khoa Davis. Cũng giống như vị trí của Juan Tang tại Trung tâm Khoa học Chuyển giao Quốc gia về Y học Phân tử & Khoa Sinh học Tế bào của Trung Quốc, Tiến sĩ Li là Giám đốc Nghiên cứu Chuyển giao tại Đại học California, Davis.
Ông Li đã duy trì sự hợp tác sâu rộng với các nhà khoa học ở Trung Quốc. Trong đó có một số người thuộc quân đội nước này. (Ảnh: UC Davis)
Ông Li cũng nhận bằng tiến sĩ vào năm 1994 tại Đại học Iowa và được đào tạo tại Viện Ung thư Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ từ năm 1995 đến 1998.
Trong nhiều năm, bác sĩ Li đã duy trì sự hợp tác sâu rộng với các nhà khoa học ở Trung Quốc, một số người hiện làm việc tại Đại học Quân y Thứ tư.
Dường như rất khó có khả năng bác sĩ Li không biết về mối quan hệ của Juan Tang với Đại học Quân y Thứ tư Trung Quốc.
Các vụ bắt giữ 4 công dân Trung Quốc được đề cập chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số các sinh viên Trung Quốc, các nhà nghiên cứu sau tiến sĩ và các nhà khoa học y tế toàn thời gian, nhiều người được hỗ trợ bởi tiền thuế của Mỹ và có thể hỗ trợ tích cực cho quân đội Trung Quốc đánh cắp thông tin độc quyền, nghiên cứu y học mà được xem như các mục tiêu gián điệp mềm.
https://www.ntdvn.
Không có nhận xét nào