Tống tiền kẻ tống tiền: châu Phi không thể đao to búa lớn với Trung
Quốc như Mỹ hay Anh, nhưng họ nắm tiền của Trung Quốc và phiếu bầu ở
Liên Hợp Quốc.
Những
nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiếm giữ toàn bộ lục địa châu Phi thông qua
một cái bẫy nợ lớnđã bị phá vỡ một cách khá tàn bạo. Bắc Kinh bây giờ
thấy mình bị mắc kẹt trong một tình huống hơi "kỳ dị" ở phần này của thế
giới. Khi đại dịch COVID-19 "càn quét" trên khắp thế giới, châu Phi
cũng nhận ra những hiểm họa liên quan đến sức ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các quốc gia châu Phi không bao giờ có thể chơi kiểu đao to búa lớn với Bắc Kinh giống như các quốc gia phát triển như Úc và Anh. Do đó, lục địa này đang hình thành chiến lược của riêng mình. Một số quốc gia châu Phi ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề chính như Luật An ninh Quốc gia Hong Kong đã bắt đầu yêu cầu giảm nợ, và từ một kẻ tống tiền, Bắc Kinh giờ đây thấy mình đang bị quấy rối.
Các rủi ro tiền bạc là rất cao - Trung Quốc hóa ra là người cho vay lớn nhất châu Phi với khoản nợ trị giá hơn 150 tỷ USD. Nhìn chung, trong năm 2019, các khoản nợ tồn đọng của Trung Quốc đứng ở mức hơn 5 nghìn tỷ USD.
Tâm lý của lục địa châu Phi bắt đầu quay sang chống lại Trung Quốc sau một loạt các vụ phạm tội liên quan đến phân biệt chủng tộc ở Trung Quốc nhắm vào cộng đồng châu Phi. Trong chiêu bài trấn áp virus Vũ Hán, Trung Quốc đã bắt đầu quấy rối người dân châu Phi tại Trung Quốc, và hành động này đã thu hút những phản ứng gay gắt từ lục địa châu Phi.
Các cuộc tấn công chủng tộc ở Trung Quốc đã tạo ra sự phẫn nộ đối với các khoản đầu tư và cho vay của Trung Quốc ở lục địa châu Phi. Giới truyền thông đã hiểu rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc, bao gồm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hàng đầu của Tập Cận Bình là một cái bẫy nợ. Không giống như các quốc gia khác, châu Phi muốn thoát khỏi đầu tư của Trung Quốc, nhưng họ không có được sự lựa chọn hoàn toàn dứt khoát giống như một số cường quốc trên thế giới.
Do đó, các nước châu Phi đã bắt đầu những gì chúng ta có thể gọi là "có qua có lại" với Trung Quốc. Vào thời điểm mà phong trào bài Trung Cộng đang lên đến đỉnh điểm trên khắp thế giới, các nước châu Phi như Equatorial Guinea, Eritrea, Somalia, Sudan, South Sudan, Angola, Mozambique, Zambia, Zimbabwe và Sierra Leone đã ủng hộ Bắc Kinh về các vấn đề như 'Chính sách Một Trung Quốc' và Luật An ninh Quốc gia Hong Kong đầy tàn bạo.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc phô trương sự ủng hộ của 53 quốc gia, bao gồm nhiều quốc gia châu Phi, về các vấn đề chủ chốt. Nhưng chúng ta sẽ nhầm lẫn khi nghĩ rằng các quốc gia này đang ủng hộ Trung Quốc xuất phát từ thiện chí ngoại giao. Họ đang thực hiện giao dịch sòng phẳng. Thật vậy, nhiều quốc gia ủng hộ Trung Quốc cũng đang đưa ra yêu cầu giảm nợ và xóa nợ.
Chẳng hạn, Tổng thống Zambia Edgar Lungu đã gọi điện cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Lungu yêu cầu một số biện pháp giảm nợ sau đại dịch toàn cầu bắt đầu từ Trung Quốc. Trong cuộc trò chuyện tương tự, ông cũng nói rằng đất nước của ông ủng hộ 'Chính sách Một Trung Quốc' của Bắc Kinh.
Tất nhiên, các nước châu Phi sẽ không "nói trắng" ra rằng họ sẽ chính thức ủng hộ chính sách bành trướng của Trung Quốc chỉ khi Bắc Kinh đề nghị giảm nợ. Nhưng các tín hiệu là quá dễ đoán cho bất cứ ai, kể cả Trung Quốc. Các nước châu Phi nhận thức được rằng Trung Quốc đã mở rộng các xúc tu của mình đến lục địa của họ ngay từ đầu bởi vì Rồng Đỏ đã bị thu hút bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn được cung cấp. Bắc Kinh không thể để mất quyền tiếp cận các tài nguyên này nên sẽ nhượng bộ trước các yêu cầu giảm nợ.
Quan trọng hơn, các nước châu Phi mang rất nhiều ý nghĩa chính trị. Tài nguyên có thể được khai thác từ các nơi khác trên thế giới, nhưng nếu và khi các vấn đề quan trọng như Hong Kong và Đài Loan đổ bộ trước Liên Hợp Quốc, Trung Quốc sẽ không thể “thuê ngoài” hỗ trợ chính trị. 54 quốc gia châu Phi đóng một vai trò rất lớn bởi vì dù một đất nước nhỏ bé đến đâu, nó vẫn có được một lá phiếu bình đẳng trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc không đủ khả năng để từ bỏ sự ủng hộ chính thức của các nước châu Phi trên các nền tảng quốc tế. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia ủng hộ cuộc đàn áp tàn bạo của Trung Quốc tại Hong Kong cũng là những quốc gia có tiếng nói lớn nhất về việc xóa nợ.
Chẳng hạn, Zimbabwe đã cố gắng tiết kiệm 50 triệu USD từ khoản giảm nợ mà Trung Quốc đưa ra. Các quốc gia khác như Angola, Sudan và Cộng hòa Congo (Brazzaville) cũng đang ủng hộ hành động đàn áp tàn bạo của Trung Quốc tại Hong Kong và đồng thời yêu cầu xóa nợ.
Với thời gian trôi qua, các cường quốc lớn hơn cũng sẽ nhận ra rằng đây là thời điểm để quấy rối Trung Quốc ở châu Phi. Ngay cả trong tháng 5, Mỹ đã khuyến khích các nền kinh tế châu Phi đang quay cuồng vì nợ Trung Quốc tìm cách thay đổi các điều khoản từ người cho vay. Tiến tới, các nước châu Phi có thể được khuyến khích không đòi hỏi gì hơn ngoài việc xóa nợ từ Trung Quốc.
Trung Quốc biết rằng họ cần rất nhiều sự hiện diện ngoại giao và kinh tế ở châu Phi. Do đó, nó đã tạo ra một bẫy nợ được thừa nhận là "phức tạp" trên đất nước này. Nhưng nó đã bị phản tác dụng một cách thậm tệ, gậy ông đập lưng ông. Khi Bắc Kinh tuyệt vọng vươn tới châu Phi để được ủng hộ về vấn đề Hong Kong và Đài Loan, toàn bộ lục địa châu Phi đang nổi lên như một "khoản nợ xấu khó đòi" đối với Trung Quốc.
Bầu không khí thù địch theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Trung Quốc chống lại người châu Phi cũng có nghĩa là bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc đối với chủ nghĩa thực dân mới hoặc thực thi nợ nần có thể gây ra sự phẫn nộ hơn chống lại Rồng Đỏ. Do đó, châu Phi đang chơi một trò chơi tống tiền với một Trung Quốc bất lực, và có hàng triệu đô-la cho vay rủi ro mà Bắc Kinh có thể bị mất.
https://www.ntdvn.com/
Tuy nhiên, các quốc gia châu Phi không bao giờ có thể chơi kiểu đao to búa lớn với Bắc Kinh giống như các quốc gia phát triển như Úc và Anh. Do đó, lục địa này đang hình thành chiến lược của riêng mình. Một số quốc gia châu Phi ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề chính như Luật An ninh Quốc gia Hong Kong đã bắt đầu yêu cầu giảm nợ, và từ một kẻ tống tiền, Bắc Kinh giờ đây thấy mình đang bị quấy rối.
Các rủi ro tiền bạc là rất cao - Trung Quốc hóa ra là người cho vay lớn nhất châu Phi với khoản nợ trị giá hơn 150 tỷ USD. Nhìn chung, trong năm 2019, các khoản nợ tồn đọng của Trung Quốc đứng ở mức hơn 5 nghìn tỷ USD.
Tâm lý của lục địa châu Phi bắt đầu quay sang chống lại Trung Quốc sau một loạt các vụ phạm tội liên quan đến phân biệt chủng tộc ở Trung Quốc nhắm vào cộng đồng châu Phi. Trong chiêu bài trấn áp virus Vũ Hán, Trung Quốc đã bắt đầu quấy rối người dân châu Phi tại Trung Quốc, và hành động này đã thu hút những phản ứng gay gắt từ lục địa châu Phi.
Các cuộc tấn công chủng tộc ở Trung Quốc đã tạo ra sự phẫn nộ đối với các khoản đầu tư và cho vay của Trung Quốc ở lục địa châu Phi. Giới truyền thông đã hiểu rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc, bao gồm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hàng đầu của Tập Cận Bình là một cái bẫy nợ. Không giống như các quốc gia khác, châu Phi muốn thoát khỏi đầu tư của Trung Quốc, nhưng họ không có được sự lựa chọn hoàn toàn dứt khoát giống như một số cường quốc trên thế giới.
Do đó, các nước châu Phi đã bắt đầu những gì chúng ta có thể gọi là "có qua có lại" với Trung Quốc. Vào thời điểm mà phong trào bài Trung Cộng đang lên đến đỉnh điểm trên khắp thế giới, các nước châu Phi như Equatorial Guinea, Eritrea, Somalia, Sudan, South Sudan, Angola, Mozambique, Zambia, Zimbabwe và Sierra Leone đã ủng hộ Bắc Kinh về các vấn đề như 'Chính sách Một Trung Quốc' và Luật An ninh Quốc gia Hong Kong đầy tàn bạo.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc phô trương sự ủng hộ của 53 quốc gia, bao gồm nhiều quốc gia châu Phi, về các vấn đề chủ chốt. Nhưng chúng ta sẽ nhầm lẫn khi nghĩ rằng các quốc gia này đang ủng hộ Trung Quốc xuất phát từ thiện chí ngoại giao. Họ đang thực hiện giao dịch sòng phẳng. Thật vậy, nhiều quốc gia ủng hộ Trung Quốc cũng đang đưa ra yêu cầu giảm nợ và xóa nợ.
Chẳng hạn, Tổng thống Zambia Edgar Lungu đã gọi điện cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Lungu yêu cầu một số biện pháp giảm nợ sau đại dịch toàn cầu bắt đầu từ Trung Quốc. Trong cuộc trò chuyện tương tự, ông cũng nói rằng đất nước của ông ủng hộ 'Chính sách Một Trung Quốc' của Bắc Kinh.
Tất nhiên, các nước châu Phi sẽ không "nói trắng" ra rằng họ sẽ chính thức ủng hộ chính sách bành trướng của Trung Quốc chỉ khi Bắc Kinh đề nghị giảm nợ. Nhưng các tín hiệu là quá dễ đoán cho bất cứ ai, kể cả Trung Quốc. Các nước châu Phi nhận thức được rằng Trung Quốc đã mở rộng các xúc tu của mình đến lục địa của họ ngay từ đầu bởi vì Rồng Đỏ đã bị thu hút bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn được cung cấp. Bắc Kinh không thể để mất quyền tiếp cận các tài nguyên này nên sẽ nhượng bộ trước các yêu cầu giảm nợ.
Quan trọng hơn, các nước châu Phi mang rất nhiều ý nghĩa chính trị. Tài nguyên có thể được khai thác từ các nơi khác trên thế giới, nhưng nếu và khi các vấn đề quan trọng như Hong Kong và Đài Loan đổ bộ trước Liên Hợp Quốc, Trung Quốc sẽ không thể “thuê ngoài” hỗ trợ chính trị. 54 quốc gia châu Phi đóng một vai trò rất lớn bởi vì dù một đất nước nhỏ bé đến đâu, nó vẫn có được một lá phiếu bình đẳng trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc không đủ khả năng để từ bỏ sự ủng hộ chính thức của các nước châu Phi trên các nền tảng quốc tế. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia ủng hộ cuộc đàn áp tàn bạo của Trung Quốc tại Hong Kong cũng là những quốc gia có tiếng nói lớn nhất về việc xóa nợ.
Chẳng hạn, Zimbabwe đã cố gắng tiết kiệm 50 triệu USD từ khoản giảm nợ mà Trung Quốc đưa ra. Các quốc gia khác như Angola, Sudan và Cộng hòa Congo (Brazzaville) cũng đang ủng hộ hành động đàn áp tàn bạo của Trung Quốc tại Hong Kong và đồng thời yêu cầu xóa nợ.
Với thời gian trôi qua, các cường quốc lớn hơn cũng sẽ nhận ra rằng đây là thời điểm để quấy rối Trung Quốc ở châu Phi. Ngay cả trong tháng 5, Mỹ đã khuyến khích các nền kinh tế châu Phi đang quay cuồng vì nợ Trung Quốc tìm cách thay đổi các điều khoản từ người cho vay. Tiến tới, các nước châu Phi có thể được khuyến khích không đòi hỏi gì hơn ngoài việc xóa nợ từ Trung Quốc.
Trung Quốc biết rằng họ cần rất nhiều sự hiện diện ngoại giao và kinh tế ở châu Phi. Do đó, nó đã tạo ra một bẫy nợ được thừa nhận là "phức tạp" trên đất nước này. Nhưng nó đã bị phản tác dụng một cách thậm tệ, gậy ông đập lưng ông. Khi Bắc Kinh tuyệt vọng vươn tới châu Phi để được ủng hộ về vấn đề Hong Kong và Đài Loan, toàn bộ lục địa châu Phi đang nổi lên như một "khoản nợ xấu khó đòi" đối với Trung Quốc.
Bầu không khí thù địch theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Trung Quốc chống lại người châu Phi cũng có nghĩa là bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc đối với chủ nghĩa thực dân mới hoặc thực thi nợ nần có thể gây ra sự phẫn nộ hơn chống lại Rồng Đỏ. Do đó, châu Phi đang chơi một trò chơi tống tiền với một Trung Quốc bất lực, và có hàng triệu đô-la cho vay rủi ro mà Bắc Kinh có thể bị mất.
https://www.ntdvn.com/
Không có nhận xét nào