Việt Nam và Hoa Kỳ đang đánh dấu tròn
25 năm thiết lập quan hệ bang giao hậu chiến giữa hai "cựu thù", đã có
một số ý kiến, bình luận cho rằng thành tựu của mối quan hệ này cho tới
nay đạt được có thể coi là chuyện "biến không thành có", là chuyện "thần
kỳ".
Tuy
nhiên một cựu cố vấn độc lập từng có các tư vấn ở cấp độ chiến lược cho
ban lãnh đạo nhà nước và chính quyền Việt Nam từ ba thập niên về trước
cho rằng ở đây 'không có gì nên cho là thần kỳ cả'.
Việt Nam hậu Covid-19: ‘Phải đổi mới về nền tảng kinh tế’
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ở Biển Đông?
Việt Nam: Công đoàn độc lập sẽ có tương lai?
Trao
đổi với BBC News Tiếng Việt nhân dịp sự kiện bang giao Mỹ - Việt này từ
Hội An, kinh tế gia Bùi Kiến Thành giải thích quan điểm của mình và
nhận định trên và qua đó chia sẻ một số chi tiết về những gì ông biết,
tham gia hay cố vấn tư vấn từ thuở ban đầu, cũng như nói về những điều
gì mà bên cạnh việc đánh dấu 'thành tích' này thì cần phải lưu ý, cập
nhận về mặt nhận thức tình hình mới ngay cho hiện tại, cũng như nhìn về
tương lai, kể cả đối nội, lẫn đối ngoại.
"Tôi
thì không có một từ nào hay là cách diễn đạt nào đặc biệt cho riêng
mình như là cho rằng có sự "thần kỳ", mà tôi cho rằng quan hệ Việt - Mỹ
thiết lập và phát triển qua 25 năm tới nay.
"Tôi
nghĩ rằng trước hết chúng ta phải luôn luôn tâm niệm là kiên nhẫn, luôn
luôn bước tới, tiến lên, mặc dù gặp khó khăn nào, thì chúng ta cũng
phải vượt qua, bởi vì thực ra trong xây dựng, duy trì và phát triển quan
hệ Việt - Mỹ đã đang gặp rất nhiều khó khăn, trước đây có những khó
khăn tưởng như không vượt qua nổi.
"Nhưng
tôi nghĩ chính nhờ sợ kiên trì, chứ chẳng phải thần kỳ gì, mà cộng với
sự cố gắng tìm hiểu nhau, thì chúng ta vẫn có thể thực hiện được mà nay
ngồi nhìn lại một số người cho là "thần kỳ" đó.
"Nhưng
mà thực sự không phải là cái gì mà "thần kỳ" đâu, ở đây là chúng ta
phải biết cách làm thôi. Tức là phải có những chìa khóa để mở những cái
cửa bị khóa, bị đóng, bị kẹt, phải biết cụ thể bắt những bệnh này khác
như thế nào để mà có thể chữa bệnh được.
"Tôi
lấy ví dụ như là trước hết phải thông hiểu được những vấn đề hoạt động
kinh tế, hoạt động chính trị của Mỹ như thế nào và tình hình, trình độ
của Việt Nam ra sao, để tìm giải pháp mà hai bên có thể thông hiểu với
nhau được.
"Thì đấy là vấn đề và tính cụ thể phải làm, chứ còn nói rằng 'thần kỳ' thì chẳng phải là một từ ngữ đúng."
'Nhớ tới Võ Văn Kiệt và Phạm Hùng'
Kinh
tế gia Bùi Kiến Thành, qua chính kinh nghiệm trao đổi của ông với tư
cách một trí thức Việt Nam sống ở Mỹ được nhà nước, chính quyền Việt Nam
ba thập niên trước 'tìm tới' và 'lắng nghe' ý kiến tư vấn, cố vấn,
trong dịp này nói với BBC News Tiếng Việt là người Việt Nam ngày nay tuy
thế không nên quên là ngoài chân đối ngoại thì còn có chân đối nội, mở
được 'cánh cửa' từ bên trong bản thân 'đầu óc tư duy', mở cánh cửa 'nội
lực' kinh tế với kinh tế thông thoáng hơn, thì mới kết hợp hài hòa được
với đối ngoại và từ đó bang giao và nội trị mới có thể tương tác, hài
hòa với nhau.
"Năm
nay cũng là 12 năm giỗ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhân dịp này tôi
cũng tưởng nhớ tới ông Kiệt và còn một người then chốt nữa, trước đó, mà
giúp cho việc mở cửa đầu tiên là ông Phạm Hùng, ông Phạm Hùng là người
đầu tiên đặt vấn đề với tôi, một người Việt sống nhiều năm ở Mỹ và làm
việc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính ở trong lòng nước Mỹ, về đổi mới
kinh tế và vấn đề quan hệ với Mỹ. Sau đó tiếp theo là đến Thủ tướng Võ
Văn Kiệt.
"Việc
lãnh đạo Việt Nam mở ra bên ngoài, lắng nghe ý kiến người Việt tại Mỹ
và hải ngoại như tôi cũng là điều có ý nghĩa cho sự đổi mới, mở cửa ra
bên ngoài ấy. Và khi mà tôi bắt đầu làm việc với lãnh đạo Việt Nam, từ
Mỹ, thì khi đó anh Sáu Dân (bí danh của ông Võ Văn Kiệt) là Bí thư của
thành phố Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), thì vai trò đặc biệt của anh Sáu Dân
ở thành ủy Sài Gòn là đem ra thí điểm những việc mà tôi trình bày với
lãnh đạo ở Hà Nội.
"Và
qua thí điểm ở thành phố Sài Gòn đạt được những kết quả của nền kinh tế
thị trường như thế nào, thì họ từ từ đi đến cuộc họp tháng Giêng năm
1983 ở Đà Lạt, họp Bộ Chính trị thu hẹp lại để mà xem xét những thí điểm
của Sài Gòn ra sao.
"Mà
thực sự cuộc họp ngày 27/01/1983 là một cuộc họp thu hẹp của Bộ Chính
trị ĐCSVN phê duyệt những việc làm của anh Sáu Dân ở Sài Gòn, mà từ đó
mới đi tới chỗ xây dựng lên những văn bản trình ra Đại hội VI để mà
thông qua chính sách Đổi Mới.
"Thì
đấy là vai trò thứ nhất là anh Phạm Hùng đưa ra những chỉ đạo mà anh Võ
Văn Kiệt ở Sài Gòn thực hiện những thí điểm những vấn đề về kinh tế thị
trường là như thế nào, bãi bỏ những vấn đề là ngăn sông cấm chợ ra sao
và cho phép các doanh nghiệp Sài Gòn hoạt động như thế nào mà không cần
phải chờ đợi những sự cung cấp nguyên vật liệu của các ủy ban của nhà
nước.
"Thì
như vậy vai trò của anh Kiệt là vai trò tiên phong trong vấn đề là đưa
những công việc làm, những phương thức làm của nền kinh tế thị trường
vào hiện thực và từ từ được lãnh đạo chấp nhận và đi tới
Nghị
quyết của Đại hội VI để mà thông qua chính sách dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhưng mà trước đó cái quan trọng là
mở ra được nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, tất
nhiên nói như thế là hủy bỏ nền kinh tế tập trung của quốc doanh, thì đó
là một cuộc cách mạng rất là lớn, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia
vào nền kinh tế, khôi phục lại quyền tự do kinh doanh của tất cả một dân
tộc bằng năm chữ là nền kinh tế Việt Nam là nền 'kinh tế nhiều thành
phần'.
"Vì
vậy cho nên vai trò của anh Kiệt và anh Phạm Hùng trong những thời điểm
đó rất là quan trọng, để mà chuyển đổi chế độ đi vào một cuộc cách mạng
có người nói là vĩ đại để mà có thể nói là khôi phục lại quyền tự do
kinh doanh cho cả dân tộc đất nước, trên tinh thần mở ra với thế giới để
tự cứu mình, để tiến bộ, phát triển và hội nhập."
Kinh tế gia Bùi Kiến Thành |
Đã tư vấn những gì với lãnh đạo Việt Nam?
Hồi
tưởng lại những gì đã trao đổi, tư vấn, cố vấn cho giới lãnh đạo Việt
Nam qua nhiều nhân vật khác nhau trong ngành ngoại giao, quan chức cao
cấp chính phủ vào những năm tháng ngay từ đầu thập niên 1980, kinh tế
gia Bùi Kiến Thành nói:
"Khởi
thủy là khi các vị đó, như Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt… qua các kênh gián
tiếp, trực tiếp và cấp dưới của họ, hỏi tôi là làm sao để mà nền kinh tế
Việt Nam phát triển, tôi nói rằng theo cách quản lý nhà nước của đảng
Cộng sản dẫn đến một dân tộc Việt Nam vô sản là một dân tộc nghèo, không
thể nào phát triển được, vì vậy cho nên các anh phải suy nghĩ làm sao
để cho dân Việt Nam có giàu thì nước mới mạnh.
"Thì
lúc đó, các đại diện của Việt Nam phản ứng ngay với tôi, nói rằng nếu
mà nói rằng dân giàu tức là kẻ thù của vô sản, thì như vậy khó cho họ
trình bày với lãnh đạo, thì tôi nói là thôi các sẽ không phải trình bày,
tôi sẽ viết ra các anh cầm về trình bày với lại lãnh đạo của các anh,
các anh khỏi phải phát biểu.
"Để
cho lãnh đạo các anh xem, nếu lãnh đạo các anh thấy rằng cái mà tôi nói
là có lý, là sao là từ thuở thượng cổ chí kim, từ Tần Thủy Hoàng, cho
tới Roma, cho tới trong lịch sử Việt Nam cổ xưa, chưa có một quốc gia
nào phồn thịnh mà lại xây dựng từ trên một đám dân nghèo, vì vậy cho nên
dân phải giàu, thì nước mới mạnh, thì các anh có đồng ý về vấn đề đó,
thì lúc đó tôi mới góp ý thêm được. Còn nếu không có, thì tôi chẳng có
gì để mà nói thêm nữa.
"Thì
khởi thủy là như vậy, cho nên chỗ đạt được đồng thuận từ chỗ mà gọi là
'dân giàu, nước mạnh' là cái chìa khóa đi tới, riêng với tôi là hai bên,
chính quyền Việt Nam và trí thức Việt Nam ở Mỹ, ở hải ngoại đi đến trao
đổi, và cấp bang giao quốc gia là Việt Nam mở ra tiếp thu, học hỏi thế
giới, trong đó có Mỹ, để đi tới phát triển hơn, thịnh vượng hơn, đối đãi
với nhau và đi tới vấn đề là xây dựng chính sách đổi mới mà cụ thể là
được Đại hội đổi mới là Đại hội VI của đảng CSVN thông qua."
Bức thư gửi qua ông Trần Đức Lương
Cũng
trong dịp này, kinh tế gia Bùi Kiến Thành chia sẻ với BBC về một chi
tiết khác là việc ông đã cố vấn, tư vấn giúp chính phủ Việt Nam ra sao
để có sự hậu thuẫn của các giới ở Mỹ và qua đó tiếp cận Asean hầu giải
quyết một số vấn đề khó khăn liên quan tới bảo vệ chủ quyền biển đảo, an
ninh quốc gia và hội nhập ở khu vực, quốc tế qua ngả Mỹ và các quốc gia
Đông Nam Á.
"Ngay
hồi đó Việt Nam đã đang ở trong thế khó khăn đối với Trung Quốc ở trên
Biển Đông rồi và Việt Nam muốn tổ chức một Hội nghị Quốc tế để đưa vấn
đề Biển Đông ra và lãnh đạo Việt Nam muốn nhờ tôi thăm dò bên phía Mỹ
thử rằng là nếu Việt Nam đăng cai tổ chức như thế, thì Mỹ có tham dự hay
không.
"Lúc
đó tôi đang đi với ông Trần Đức Lương, khi đó là Phó Thủ tướng, một
cách thầm lặng thôi, nhưng tôi đi tới Bộ Ngoại giao Mỹ đặt vấn đề ấy thì
bên Mỹ người ta rất tích cực, người ta thẳng thắn bảo các ông tổ chức
một hội nghị như thế thì các ông mời không ai đến đâu và chúng tôi chưa
có quan hệ Việt Nam thì chúng tôi cũng không thể đến được.
"Các
ông làm như thế để làm gì, phía Mỹ nói, vì hiện nay chúng tôi đang hình
thành một Diễn đàn An ninh Khu vực Asean gọi là Asean Regional Forum
(ARF), thì các ông chưa được vào vì các ông chưa được ai giới thiệu vào,
mà giới thiệu thì cũng chẳng có ai phê duyệt được, thì nếu chúng tôi có
ý kiến thêm vào thì mới phê duyệt được, vậy thì lúc đó bên Bộ Ngoại
giao Mỹ mới có ý kiến rằng các ông nên về nói với chính phủ Việt Nam nhờ
bên Indonesia.
"Bên
Indonesia, Tổng thống Suharto giới thiệu Việt Nam vào diễn đàn an ninh
khu vực này, như vậy có được Indonesia là nước lớn trong khu vực giới
thiệu, thì chúng tôi (Mỹ) sẽ thông báo cho tất cả các thành viên của
Diễn đàn An ninh Khu vực này là chúng tôi không có phản đối, thì như vậy
các ông sẽ có diễn đàn để các ông đưa vấn đề an ninh của các ông ra
diễn đàn an ninh khu vực để mà có thể bàn cãi.
"Thì
đấy là một hành động rất là tích cực của Chính phủ Mỹ trong khi chưa có
quan hệ ngoại giao, mà tôi đã có sự chắp mối, mà để giúp cho chính phủ
Việt Nam tham gia vào thành viên của Asean Regional Forum và đó là khởi
thủy và qua đó Việt Nam đã đánh giá được và rất cao tinh thần hợp tác
của Mỹ trong những thời kỳ khó khăn năng động như thế.
"Trong
sự việc trên, tôi là người duy nhất mà được Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao
cho trách nhiệm đi qua bên Mỹ để thăm dò Bộ Ngoại giao Mỹ về điểm đấy và
buổi sáng tôi đi họp bên Bộ Ngoại giao Mỹ thì buổi chiều tôi về tôi
viết một báo cáo đưa cho Phó Thủ tướng Trần Đức Lương chuyển về Hà Nội
nói rằng chính phủ Mỹ đề nghị giúp cho Việt Nam như thế, như vậy, thì
chính phủ Việt Nam rất là ngạc nhiên làm sao mà tôi đi vào Bộ Ngoại giao
Mỹ một buổi, mới nói chuyện với Bộ Ngoại giao mà giải quyết được chuyện
trọng đại như thế, thì chính phủ rất là mừng, đánh giá rất là cao sự
việc đã xảy ra.
"Thì
tôi trong lâu nay cũng trầm lặng làm những việc như thế, nhưng không hề
nói gì với ai, sau này mới viết ra trong một cuốn sách để cho moi người
biết, kèm theo tài liệu viết tay mà tôi gửi qua ông Trần Đức Lương đó
thôi."
Tình hình mới đòi hỏi tầm cao mới
Ở
phần cuối cuộc trao đổi này, kinh tế gia Bùi Kiến Thành nói với BBC
News Tiếng Việt rằng bên cạnh việc nhìn lại 'thành tựu thần kỳ' trong
quan hệ Việt - Mỹ qua 25 năm, thì Việt Nam cần phải có nhận thức mới cập
nhật về tình hình thế giới trong bối cảnh hiện nay và có tầm nhìn mới
nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ ra sao, theo góc nhìn của ông.
"Ngày
nay, tình hình quốc tế và khu vực đã có nhiều thay đổi đòi hỏi tầm nhìn
và tầm mức quan hệ bang giao Việt - Mỹ phải có những cập nhật, đổi mới
và nâng cấp.
"Tôi
xin nói chẳng hạn về nhân tố Trung Quốc, nhân tố này ngày nay đang tạo
ra nhiều thách thức với Việt Nam, khu vực và thế giới và cả quan hệ bang
giao Việt - Mỹ, không chỉ trong kinh tế, thương mại, thị trường mà còn
liên quan tới bang giao, chính trị, an ninh, chính trong bối cảnh ấy,
tôi nghĩ phần việc mà Việt Nam đã làm, cố gắng làm trong mấy chục năm
qua và các năm gần đây để xây dựng và xây dựng tốt hơn quan hệ đối với
Mỹ lại cần càng phải được tăng cường vun đắp.
"Quan
hệ tốt với Mỹ để làm gì? Theo tôi là để xây dựng cho Việt Nam một tương
lai hùng mạnh chứ không phải chìm đắm trong vai trò một quốc gia nhược
tiểu nữa, mà muốn như vậy phải có quan hệ tốt với các quốc gia văn minh,
phát triển, nhất là đối với Mỹ, vì Mỹ vừa là thị trường lớn nhất của
thế giới, là nguồn cung ứng khoa học, công nghệ, kỹ thuật lớn nhất của
thế giới.
"Không
có một quốc gia nào sau Thế chiến thứ hai mà phát triển lên được mà
không có sự vun đắp, phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, kể cả Pháp, cả Đức,
cả Nhật Bản, Đài Loan, cả Hàn Quốc v.v…
"Thì
mình phải rút kinh nghiệm đó, làm sao xây dựng quan hệ tốt nhất đối với
Hoa Kỳ trên các phương diện, trong đó không chỉ trên bình diện kinh tế,
mà còn các lĩnh vực khác, mà đó là những việc mà tôi cũng đã cố gắng
làm từ những năm 1980.
"Còn
ngày nay và tới đây, tôi nghĩ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ trên thực tế
đã đạt được mức độ hợp tác đối tác ở cấp độ chiến lược chứ không chỉ là
toàn diện.
"Tới
đây, theo tôi cần phải đẩy mạnh, nâng cao cấp độ quan hệ này chính danh
và đúng tầm mức hơn, phục vụ những lợi ích chung mà hai nước lâu nay
hợp tác với nhau vẫn chưa sẻ, cũng như đóng góp tích cực và hiệu quả hơn
nữa vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung của khu vực và thế giới."
Bùi Kiến Thành
*
Kinh tế gia Bùi Kiến Thành sinh năm 1932, là một nhà tài chính và
chuyên gia kinh tế, tài chính người Mỹ gốc Việt. Ông Bùi Kiến Thành từng
được nhà nước Việt Nam vinh danh trong chương trình Vinh danh nước Việt
năm 2004.
(BBC)
Không có nhận xét nào