Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống dàn khoan nổi HD 891 vào vùng biểnViệt Nam ngày 15/07/2014. |
Theo
tin từ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hôm nay 08/07/2020, hai tàu hải cảnh
Trung Quốc từ vài ngày qua đang tiến gần các giàn khoan của Việt Nam ở
mỏ Lan Tây tại lô 06.1. Đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc vào sát các
công trình của Việt Nam, chỉ cách có 1-2 hải lý.
Tàu
hải cảnh mang số hiệu 5402 từ Tam Á đến Đá Xu Bi, và sáng 04/07 lao về
phía giàn khoan khai thác mỏ khí đốt Lan Tây với tốc độ cao (15 hải
lý/giờ). Có lúc tàu này chỉ cách giàn Lan Tây có 1,3 hải lý, đây là giàn
khoan hoạt động ổn định từ nhiều năm qua của Việt Nam.
Đến
ngày 06/07, tàu này tiến gần một giếng thuộc mỏ Phong Lan Dại, cách
khoảng 2,5 hải lý. Đây là giếng mà Rosneff Việt Nam khoan thăm dò vào
năm ngoái, trong bối cảnh bị Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải
cảnh, và cả oanh tạc cơ của Trung Quốc đe dọa. Cũng theo nguồn tin trên,
lẽ ra Rosneff khoan thẩm lượng vào tháng Sáu năm nay nhưng Bắc Kinh gây
áp lực nên chưa thể tiến hành.
Trước
đó vào cuối tháng Sáu, một tàu hải cảnh khác mang số hiệu 5403 cũng đã
tiếp cận lô 06.1 của Việt Nam nhưng di chuyển rất chậm trong khu vực các
mỏ khí (1 hải lý/giờ). Tàu này quanh quẩn gần hai giếng thuộc mỏ Lan
Đỏ, chỉ cách 1-2 hải lý, và từ 05/07 đã đến Đá Xu Bi.
Theo
The Economic Times hôm qua 07/07/2020, lực lượng tuần duyên Ấn Độ và
Indonesia đã ký kết một bản ghi nhớ nhằm bảo vệ an toàn, an ninh hàng
hải, trong khuôn khổ tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương, với bối cảnh Trung
Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trên biển. Bản ghi nhớ dựa trên cơ sở
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) giúp cải thiện khả năng
phối hợp hoạt động, tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, tìm kiếm và
cứu hộ, chống hải tặc…
Indonesia
và Ấn Độ có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2018. Ngày
26/05/2020, Indonesia đã đệ trình công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối
đường lưỡi bò của Trung Quốc, tuy Indonesia không yêu sách chủ quyền
Biển Đông.
(RFI)
Không có nhận xét nào