Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình ngày càng hành động như một Hoàng đế Trung Hoa trong chiến lược bành trướng, bá quyền mà lộ liễu nhất trên Biển Nam Trung Hoa (SCS).
Cộng đồng Quốc tế tiếp tục chủ trương “đèn nhà ai nấy rạng” hoặc quyết liệt chặn đứng hành động “vô thiên vô pháp” của TCB đang gieo mầm chiến tranh cục bộ trên nhiều phương diện, đặc biệt tại SCS.
Phó Giáo sư Robert Farley tại Trường Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson đã đúc kết cuộc tranh luận mới nhất tại Vanderbilt Law School về chủ đề “Mapping the China Debate”: “Nhìn chung, họ coi Trung Cộng là mối đe dọa kinh tế và quân sự, hoặc về văn hóa và chủng tộc. Hiếm khi có một sự đồng thuận như vậy phát triển nhanh chóng về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, báo hiệu cho tương lai mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương”.
Mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng khi Virus Vũ Hán lan tràn khắp thế giới và hành động quyết đoán của Bắc Kinh trên SCS như gia tăng hoạt động của Nhóm Tàu sân bay Liêu Ninh và Thủy bộ hạm (tàu phối hợp đổ bộ) tập trận hàm ý đe doạ Đài Loan hoặc Nhóm đảo Pratas do Đài Bắc kiểm soát trong khi Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm (HKMH) USS Theodore Roosevelt thả neo tại Đảo Guam vì Covid-19 và HKMH USS Nimitz đang sửa chữa tại hải cảng Yokosuka.
Bắc Kinh điều động tàu Hải Dương Địa chất 8 được các tàu Hải cảnh và Dân quân Biển hộ tống quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí tại Bãi Tư Chính nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam suốt ba tháng trường; tiếp theo HD-Địa chất 8 quấy rối tàu khảo sát dầu khí West Capella trong EEZ của Mã Lai Á hồi cuối tháng 4-2020.
Việt Nam buộc sẽ phải trả một triệu USD cho Tây Ban Nha và Tiểu vương quốc Á Rập Thống nhất khi ép Repsol phải ngưng thăm dò dầu khí ở mỏ Cá Rồng Đỏ. Công ty Năng lượng Rosnef của Nga bị buộc dừng kế hoạch khoan ngoài khơi Việt Nam nên Hà Nội có thể còn phải mất thêm nhiều triệu Mỹ kim nữa.
Hoa Kỳ lập tức phái Hải đội Thuỷ bộ hạm USS America được một khu trục hạm và một tuần dương hạm tập trận gần EEZ của Mã Lai Á cùng với một hộ tống hạm Úc Đại Lợi. Tiếp theo, Mỹ phái Cận duyên hạm tác chiến USS Gabrielle Giffords hải hành song song với tàu khảo sát của Mã Lai Á.
Trong giai đoạn 2016-2019, Hải quân Trung Cộng đã 89 lần xâm nhập và lưu lại trong vùng biển của Mã Lai Á bất chấp sự xua đuổi của Hải quân nước này. Kuala Lumpur đã 6 lần gửi công hàm phản đối lên Liên Hiệp Quốc.
Hải cảnh Trung Cộng đã hai lần đâm chìm hai tàu cá của người Việt hành nghề trong “ngư trường truyền thống” tại Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) của dân tộc Việt Nam hồi tháng 4-2020.
Bắc Kinh lập trạm nghiên cứu thuỷ văn trên các đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Xu Bi (Subi Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) trong Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa). Bắc Kinh đặt tên 80 thực thể địa lý trên SCS, lập hai quận-đảo Tây Sa và Nam Sa trực thuộc Thành phố Tam Sa để cai quản Hoàng Sa và Trường Sa. Bắc Kinh cố điều-kiện-hoá các thực thể địa lý cho phù hợp với quy định về ĐẢO trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS): có cư dân sinh sống và tự túc kinh tế, có Chính quyền, có Quân đội nhằm đòi hỏi quyền được có EEZ và Thềm lục địa.
Nhưng, năm 2016, Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đã phán “các yêu sách của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa về “chủ quyền biển lịch sử” không có giá trị pháp lý; và tất cả các thực thể địa lý trên SCS không hội đủ điều kiện ĐẢO hoặc QUẦN ĐẢO (Archipelago) mà chỉ là NHÓM ĐẢO nên không được quyền có EEZ). Phán quyết này có tính chung thẩm và các thành viên trong UNCLOS phải có nhiệm vụ tự động tuân hành.
Bắc Kinh đang nạo vét, bồi đắp đảo nhỏ Phú Lâm (Woody Island) của Hoàng Sa, nơi Thành phố Tam Sa trú đóng nhằm hợp-thức-hoá thành ĐẢO hoặc QUẦN ĐẢO để đòi quyền có EEZ và Thềm lục địa.
Chiến thuật tầm ăn dâu của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa thực hiện trên ba mặt trận: (1) Tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đẩy Hải quân Hoa Kỳ ngày càng cách xa bờ biển Hoa Lục. (2) Tuần tự lấn chiếm EEZ của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. (3) Độc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của SCS.
Từ trước Hoa Kỳ không đứng bên nào trong mối tranh chấp chủ quyền giữa Trung Cộng và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á mà chỉ bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Nam Trung Hoa.
Công hàm ngày 12-12-2019 của Trung Cộng gửi lên Liên Hiệp Quốc nhằm bác bỏ Công hàm của Mã Lai Á xin Uỷ ban Thềm lục địa LHQ công nhận yêu sách về Thềm lục địa (nối dài từ EEZ). Phi Luật Tân, Indonesia, Việt Nam cũng gửi công hàm phản đối. Đại sứ Mỹ tại LHQ, Kelly Craft gửi Công hàm ngày 1 tháng 6-2020 để phản đối.
Ngày 13-07-2020, Ngoại trưởng Mike Pompoe chính thức công bố chính sách của Hoa Kỳ trên Biển Nam Trung Hoa gồm có các điểm chính: Hoa Kỳ bảo vệ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở rộng, tăng cường chính sách của Mỹ tại SCS, yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh về tài nguyên thiên nhiên trên SCS hoàn toàn bất-hợp-pháp, phản đối hành động cưỡng chế hoặc ép buộc để giải quyết tranh chấp, hợp tác với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á vì lợi ích sâu xa và vĩnh viễn, bác bỏ mọi đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng đối với vùng biển bên ngoài lãnh hải 12 hải lý của các đảo tuyên bố chủ quyền, sát cánh với cộng đồng quốc tế chặn đứng tham vọng của Bắc Kinh coi Biển Nam Trung Hoa như Đế chế Hàng hải.
Sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã ảnh hưởng như thế nào đối với các quốc gia duyên hải Đông Nam Á?
Thứ nhất, Hoa Kỳ mặc nhiên cam kết bảo vệ cho các đồng minh và đối tác trên Biển Nam Trung Hoa khỏi bị Bắc Kinh chèn ép bắt nạt. Hôm 17-07-2020, Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan từ Ấn Độ Dương vào SCS để tập trận chung với Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Nimitz. Nó như một lời cảnh cáo trực tiếp nếu Bắc Kinh động tới Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Cụm bãi Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc EEZ của Brunei và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia).
Thứ hai, Hoa Kỳ không công nhận yêu sách chủ quyền và quyền-chủ-quyền của Trung Cộng trên SCS và đòi Bắc Kinh áp dụng đúng đắn quy định của UNCLOS, đồng thời, tuân hành Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA).
Thứ ba, Hoa Kỳ có đủ yếu tố pháp lý để trừng phạt các công ty hoặc cá nhân ở Trung Cộng đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Thứ tư, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Indonesia, Việt Nam sẽ mạnh dạn hơn khi đương đầu với các hành vi mà Bắc Kinh làm trái những quy định trong UNCLOS.
Thứ năm, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cần hợp tác với Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc gia, trọn vẹn lãnh thổ chứ không thể ngồi chờ sung rụng. Sau 4 năm tìm mọi cách ngủ chung giường với Tập Cận Bình, Tổng thống Rodrigo Duterte doạ sẽ chấm dứt “Chương trình Quân đội Mỹ thăm viếng luân phiên Phi Luật Tân”. Thực ra, để binh sĩ hai nước có thể hoạt động chung thường xuyên mà nâng cao khả năng tác chiến. Khi nghe thế, Tổng thống Donald Trump nói: vậy Mỹ khỏi tốn tiền! Duterte toát mồ hôi lạnh nên tuyên bố huỷ bỏ ý định và công khai phản đối hành động phi pháp của Bắc Kinh.
Khi nghe tin Thủ tướng Lý Hiển Long tái cử thì Tập Cận Bình lập tức chúc mừng và nhắc nhở Tân Gia Ba về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước có nhiều khác biệt. Trong một bài tham luận vào đầu tháng 6-2020, ông Long viết “Châu Á không muốn bị buộc phải chọn đứng về chỉ một bên”. Sự thật, cha đẻ của Tân Gia Ba, ông Lý Quang Diệu chủ trương phải dựa vào quốc gia mạnh nhất để tồn tại. Tân Gia Ba không có bất cứ Hiệp ước nào với Hoa Kỳ, nhưng, có mối quan hệ bền vững về kinh tế, tài chính, kỹ thuật, quân sự với Hoa Kỳ. Tân Gia Ba sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu chiến thuật và chiến lược của Hoa Kỳ trên Biển Nam Trung Hoa.
Thứ sáu, ASEAN là một khối chia rẽ trong thực tế nên khi bàn các biện pháp đối phó với Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa chỉ nên giới hạn giữa nhóm Việt Nam, Indonesia, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Brunei. Nếu không sẽ chẳng bao giờ có kết quả. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn là nguồn cung cấp chiến cụ, vũ khí cần cho phòng thủ của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.
Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á không thể đơn phương chống được Trung Cộng nên phải dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ, và hệ thống luật pháp quốc tế.
Đại-Dương
ĐạiDương - Chọn bên trên biển Nam Trung Hoa: giả định và thực tế |
Phó Giáo sư Robert Farley tại Trường Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson đã đúc kết cuộc tranh luận mới nhất tại Vanderbilt Law School về chủ đề “Mapping the China Debate”: “Nhìn chung, họ coi Trung Cộng là mối đe dọa kinh tế và quân sự, hoặc về văn hóa và chủng tộc. Hiếm khi có một sự đồng thuận như vậy phát triển nhanh chóng về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, báo hiệu cho tương lai mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương”.
Mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng khi Virus Vũ Hán lan tràn khắp thế giới và hành động quyết đoán của Bắc Kinh trên SCS như gia tăng hoạt động của Nhóm Tàu sân bay Liêu Ninh và Thủy bộ hạm (tàu phối hợp đổ bộ) tập trận hàm ý đe doạ Đài Loan hoặc Nhóm đảo Pratas do Đài Bắc kiểm soát trong khi Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm (HKMH) USS Theodore Roosevelt thả neo tại Đảo Guam vì Covid-19 và HKMH USS Nimitz đang sửa chữa tại hải cảng Yokosuka.
Bắc Kinh điều động tàu Hải Dương Địa chất 8 được các tàu Hải cảnh và Dân quân Biển hộ tống quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí tại Bãi Tư Chính nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam suốt ba tháng trường; tiếp theo HD-Địa chất 8 quấy rối tàu khảo sát dầu khí West Capella trong EEZ của Mã Lai Á hồi cuối tháng 4-2020.
Việt Nam buộc sẽ phải trả một triệu USD cho Tây Ban Nha và Tiểu vương quốc Á Rập Thống nhất khi ép Repsol phải ngưng thăm dò dầu khí ở mỏ Cá Rồng Đỏ. Công ty Năng lượng Rosnef của Nga bị buộc dừng kế hoạch khoan ngoài khơi Việt Nam nên Hà Nội có thể còn phải mất thêm nhiều triệu Mỹ kim nữa.
Hoa Kỳ lập tức phái Hải đội Thuỷ bộ hạm USS America được một khu trục hạm và một tuần dương hạm tập trận gần EEZ của Mã Lai Á cùng với một hộ tống hạm Úc Đại Lợi. Tiếp theo, Mỹ phái Cận duyên hạm tác chiến USS Gabrielle Giffords hải hành song song với tàu khảo sát của Mã Lai Á.
Trong giai đoạn 2016-2019, Hải quân Trung Cộng đã 89 lần xâm nhập và lưu lại trong vùng biển của Mã Lai Á bất chấp sự xua đuổi của Hải quân nước này. Kuala Lumpur đã 6 lần gửi công hàm phản đối lên Liên Hiệp Quốc.
Hải cảnh Trung Cộng đã hai lần đâm chìm hai tàu cá của người Việt hành nghề trong “ngư trường truyền thống” tại Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) của dân tộc Việt Nam hồi tháng 4-2020.
Bắc Kinh lập trạm nghiên cứu thuỷ văn trên các đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Xu Bi (Subi Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) trong Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa). Bắc Kinh đặt tên 80 thực thể địa lý trên SCS, lập hai quận-đảo Tây Sa và Nam Sa trực thuộc Thành phố Tam Sa để cai quản Hoàng Sa và Trường Sa. Bắc Kinh cố điều-kiện-hoá các thực thể địa lý cho phù hợp với quy định về ĐẢO trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS): có cư dân sinh sống và tự túc kinh tế, có Chính quyền, có Quân đội nhằm đòi hỏi quyền được có EEZ và Thềm lục địa.
Nhưng, năm 2016, Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đã phán “các yêu sách của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa về “chủ quyền biển lịch sử” không có giá trị pháp lý; và tất cả các thực thể địa lý trên SCS không hội đủ điều kiện ĐẢO hoặc QUẦN ĐẢO (Archipelago) mà chỉ là NHÓM ĐẢO nên không được quyền có EEZ). Phán quyết này có tính chung thẩm và các thành viên trong UNCLOS phải có nhiệm vụ tự động tuân hành.
Bắc Kinh đang nạo vét, bồi đắp đảo nhỏ Phú Lâm (Woody Island) của Hoàng Sa, nơi Thành phố Tam Sa trú đóng nhằm hợp-thức-hoá thành ĐẢO hoặc QUẦN ĐẢO để đòi quyền có EEZ và Thềm lục địa.
Chiến thuật tầm ăn dâu của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa thực hiện trên ba mặt trận: (1) Tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đẩy Hải quân Hoa Kỳ ngày càng cách xa bờ biển Hoa Lục. (2) Tuần tự lấn chiếm EEZ của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. (3) Độc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của SCS.
Từ trước Hoa Kỳ không đứng bên nào trong mối tranh chấp chủ quyền giữa Trung Cộng và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á mà chỉ bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Nam Trung Hoa.
Công hàm ngày 12-12-2019 của Trung Cộng gửi lên Liên Hiệp Quốc nhằm bác bỏ Công hàm của Mã Lai Á xin Uỷ ban Thềm lục địa LHQ công nhận yêu sách về Thềm lục địa (nối dài từ EEZ). Phi Luật Tân, Indonesia, Việt Nam cũng gửi công hàm phản đối. Đại sứ Mỹ tại LHQ, Kelly Craft gửi Công hàm ngày 1 tháng 6-2020 để phản đối.
Ngày 13-07-2020, Ngoại trưởng Mike Pompoe chính thức công bố chính sách của Hoa Kỳ trên Biển Nam Trung Hoa gồm có các điểm chính: Hoa Kỳ bảo vệ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở rộng, tăng cường chính sách của Mỹ tại SCS, yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh về tài nguyên thiên nhiên trên SCS hoàn toàn bất-hợp-pháp, phản đối hành động cưỡng chế hoặc ép buộc để giải quyết tranh chấp, hợp tác với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á vì lợi ích sâu xa và vĩnh viễn, bác bỏ mọi đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng đối với vùng biển bên ngoài lãnh hải 12 hải lý của các đảo tuyên bố chủ quyền, sát cánh với cộng đồng quốc tế chặn đứng tham vọng của Bắc Kinh coi Biển Nam Trung Hoa như Đế chế Hàng hải.
Sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã ảnh hưởng như thế nào đối với các quốc gia duyên hải Đông Nam Á?
Thứ nhất, Hoa Kỳ mặc nhiên cam kết bảo vệ cho các đồng minh và đối tác trên Biển Nam Trung Hoa khỏi bị Bắc Kinh chèn ép bắt nạt. Hôm 17-07-2020, Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan từ Ấn Độ Dương vào SCS để tập trận chung với Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Nimitz. Nó như một lời cảnh cáo trực tiếp nếu Bắc Kinh động tới Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Cụm bãi Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc EEZ của Brunei và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia).
Thứ hai, Hoa Kỳ không công nhận yêu sách chủ quyền và quyền-chủ-quyền của Trung Cộng trên SCS và đòi Bắc Kinh áp dụng đúng đắn quy định của UNCLOS, đồng thời, tuân hành Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA).
Thứ ba, Hoa Kỳ có đủ yếu tố pháp lý để trừng phạt các công ty hoặc cá nhân ở Trung Cộng đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Thứ tư, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Indonesia, Việt Nam sẽ mạnh dạn hơn khi đương đầu với các hành vi mà Bắc Kinh làm trái những quy định trong UNCLOS.
Thứ năm, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cần hợp tác với Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc gia, trọn vẹn lãnh thổ chứ không thể ngồi chờ sung rụng. Sau 4 năm tìm mọi cách ngủ chung giường với Tập Cận Bình, Tổng thống Rodrigo Duterte doạ sẽ chấm dứt “Chương trình Quân đội Mỹ thăm viếng luân phiên Phi Luật Tân”. Thực ra, để binh sĩ hai nước có thể hoạt động chung thường xuyên mà nâng cao khả năng tác chiến. Khi nghe thế, Tổng thống Donald Trump nói: vậy Mỹ khỏi tốn tiền! Duterte toát mồ hôi lạnh nên tuyên bố huỷ bỏ ý định và công khai phản đối hành động phi pháp của Bắc Kinh.
Khi nghe tin Thủ tướng Lý Hiển Long tái cử thì Tập Cận Bình lập tức chúc mừng và nhắc nhở Tân Gia Ba về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước có nhiều khác biệt. Trong một bài tham luận vào đầu tháng 6-2020, ông Long viết “Châu Á không muốn bị buộc phải chọn đứng về chỉ một bên”. Sự thật, cha đẻ của Tân Gia Ba, ông Lý Quang Diệu chủ trương phải dựa vào quốc gia mạnh nhất để tồn tại. Tân Gia Ba không có bất cứ Hiệp ước nào với Hoa Kỳ, nhưng, có mối quan hệ bền vững về kinh tế, tài chính, kỹ thuật, quân sự với Hoa Kỳ. Tân Gia Ba sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu chiến thuật và chiến lược của Hoa Kỳ trên Biển Nam Trung Hoa.
Thứ sáu, ASEAN là một khối chia rẽ trong thực tế nên khi bàn các biện pháp đối phó với Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa chỉ nên giới hạn giữa nhóm Việt Nam, Indonesia, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Brunei. Nếu không sẽ chẳng bao giờ có kết quả. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn là nguồn cung cấp chiến cụ, vũ khí cần cho phòng thủ của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.
Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á không thể đơn phương chống được Trung Cộng nên phải dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ, và hệ thống luật pháp quốc tế.
Đại-Dương
Không có nhận xét nào