Header Ads

  • Breaking News

    Đại-Dương - Quan hệ giữa Bắc Kinh và cộng đồng quốc tế:

    So với ba năm trước, xu hướng chống TC ngày càng mạnh và cụ thể hơn.

    Căng thẳng leo thang qua ngôn từ lẫn hành động

    Đại-Dương; Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không đơn thuần về cạnh tranh địa-chính-trị mà ngày càng liên quan nhiều tới cộng đồng quốc tế. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng.

    Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 được Tổng thống Hoa Kỳ thứ 37, Richard Nixon, ký với Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai. Thông cáo thể hiện quan điểm chiến lược của Nixon trình bày trong bài báo trên Tạp chí Foreign Affairs năm 1967 “chúng ta không thể để Trung Quốc mãi mãi đứng bên ngoài đại gia đình các quốc gia. Thế giới không thể an toàn cho đến khi Trung Cộng hay đổi”.

    Nhưng, gần 50 năm trôi qua, Trung Cộng đang đi ngược lại kỳ vọng của TT Nixon lẫn nhiều vị kế nhiệm buộc Tổng thống thứ 45, Donald Trump tung ra các biện pháp cần thiết để đưa Trung Công vào vị trí chính xác trong cộng đồng quốc tế.

    Trong bài phát biểu tại Thư viện Nixon hôm 23/07/2020, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo nói “Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác đã hồi sinh nền kinh tế đang trên đà sụp đổ của Trung Cộng, chỉ để thấy Bắc Kinh đá vào cái bát đang nuôi dưỡng mình”.

    Tập Cận Bình lên cầm quyền tối cao từ năm 2012 đã quyết tâm thực hiện “Giấc Mộng Trung Hoa” nhằm thống trị toàn cầu. Sóng gió từ Bắc Kinh muốn thổi bay căn nhà chung ngàn đời của nhân loại để Hoàng đế Đỏ cai trị muôn loài. Hiện tại, không có quốc gia nào đủ sức ngăn cản và triệt tiêu tham vọng vô bờ của Trung Cộng, ngoại trừ Hoa Kỳ.

    Lột mặt nạ con quái vật ba đầu, sáu tay

    Tổng thống Trump đã chính thức kêu gọi cộng đồng nhân loại trừ khử chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Cộng ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng.

    Nhưng, một số quốc gia vẫn còn mơ hồ trước khẩu hiệu “cùng thắng=win-win” do Bắc Kinh tung ra kèm theo bao thư nặng và những lời hứa hoa mỹ, hấp dẫn.

    Vì thế, các viên chức cao cấp trong Nội các Trump luân phiên trình bày trước công luận quốc tế về những tác hại do Bắc Kinh gây ra suốt gần 50 năm trôi qua.

    Cố vấn An ninh Quốc gia, Robert O’Brien đã trình bày 6 hành động chống lại Đảng Cộng sản Trung Cộng (TC): Ngăn chặn một số công ty cung cấp thông tin cho an ninh và tình báo Bắc Kinh; xác định 9 hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc lo về tuyên truyền nên bị hạn chế thị thực; hạn chế xuất cảng đối với 21 tổ chức của chính phủ và 16 công ty TC từng tham gia đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số; Hoa Kỳ rời Hội đồng Nhân quyền LHQ và Tổ chức Y tế Thế giới để phản đối sự liên hệ chặt chẽ với Bắc Kinh; hạn chế việc Quân đội TC cử người thông qua visa du học để vào các trường cao đẳng và đại học Mỹ mà ăn cắp sở hữu trí tuệ; cấm các quỹ hưu trí của Liên bang đầu tư vào các công ty TC.

    Giám đốc FBI, Christopher Wray trình bày tình trạng gián điệp Trung Cộng trộm cắp, tống tiền, tấn công mạng và các hoạt động gây ảnh hưởng độc hại tại Hoa Kỳ và khắp thế giới. (1) Trung Cộng đã xây dựng một mạng lưới ăn cắp toàn cầu nhằm thu thập tài liệu về công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao cấp tại Hoa Kỳ. (2) Gần một nửa trong số 5,000 vụ phản gián tại Mỹ có liên quan tới Bắc Kinh. Cứ 10 giờ đồng hồ, FBI lại mở một vụ điều tra phản gián liên quan đến TC mà lĩnh vực kinh tế tăng 1,300%. (3) Kế hoạch Một nghìn Nhân tài của Bắc Kinh bị FBI phá vỡ với nhiều học giả Mỹ và gốc Hoa bị truy tố.

    Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, William Barr đã trình bày tại Bảo tàng viện Tổng thống Gerald Ford hôm 6/07/2020 về “phản ứng của Hoa Kỳ đối với tham vọng toàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Cộng” sau thời gian dài bị động và ngây thơ. Khoảng 80% các vụ truy tố gián điệp kinh tế liên bang đã cáo buộc hành vi làm lợi cho Bắc Kinh, và 60% các vụ trộm cắp bí mật thương mại có liên hệ với TC.

    Bộ trưởng Barr lột trần thủ đoạn chèn ép, bắt buộc các công ty Mỹ và thế giới phải tuân theo các đòi hỏi dù rất phi lý của Bắc Kinh. Biện pháp thuế quan và hạn ngạch buộc các công ty Mỹ khấu đầu trước Đảng Cộng sản TC Hậu quả lâu dài là công ty Mỹ bị đá ra khỏi thị trường Hoa Lục. Các công ty Mỹ như Cisco đã xây dựng Bức tường lửa vĩ đại cho TC nên nhân loại không có điều kiện biết rõ nhưng gì xảy ra ở TC. Bên ngoài giới truyền thông, nghệ thuật quốc tế xiển dương tự do ngôn luận, nhưng, tự kiểm duyệt để vừa lòng Tập Cận Bình. Dù đã phải thay đổi phiên bản các bộ phim hoàn tất để được chiếu tại Hoa Lục và chấp nhận hợp tác sản xuất điện ảnh. Nhưng, 8 trong số 10 bộ phim có doanh thu cao nhất trong năm 2019 ở TC được sản xuất tại TC.

    Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh được các nước nhỏ ủng hộ vì muốn có hệ thống hạ tầng tiên tiến mà thiếu tài chính. Nợ nầng chồng chất sau khi ký kết đã đẩy các nhược tiểu vào chiếc bẫy nợ TC buộc phải thế chấp chủ quyền hoặc quyền-chủ-quyền mà kinh tế cứ trì trệ.

    Trong bài phát biểu hôm 24/07/2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo tổng hợp phân tích của các đồng nghiệp trên để đặt câu hỏi “TC đã thay đổi có lợi hay hại cho Hoa Kỳ và thế giới sau gần nửa thế kỷ kể từ khi Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972?

    Trung Cộng tấn công tới tấp và toàn diện. Hoa Kỳ và thế giới co ro, bất ổn, mất phương hướng. Chính quyền và Lưỡng viện Quốc hội đều đặt nhiệm vụ chống TC lên quốc sách hàng đầu, nhưng, không tránh khỏi các tiếng nói bênh vực Bắc Kinh.

    Hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống con quái vật Trung Cộng

    So với ba năm trước, xu hướng chống TC ngày càng mạnh và cụ thể hơn.

    Về kinh tế, dù cường quốc hay nhược tiểu cũng đang phát triển kế hoạch sản xuất để không quá phụ thuộc vào Công xưởng Thế giới. Xu hướng xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu ngoài tầm tay của TC ngày càng rõ rệt.

    Về ngoại giao đang kết nối chặt chẽ hơn giữa các quốc gia có thể chế chính trị dân chủ tự do có thể dẫn tới một mặt trận thống nhất chống chính sách bành trướng bá quyền Trung Cộng.

    Về quân sự, bối cảnh hợp tác toàn diện có thể trở thành một lực lượng răn đe và sẵn sàng chiến đấu với bất cứ tham vọng thống trị nào. Hai cuộc tập trên mới nhất giữa các cường quốc Hải quân như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi tại Biển Phi Luật Tân và vời Hải quân Ấn Độ tại Ấn Độ Dương như cảnh cáo Trung Cộng coi chừng bị cắt đứt mọi nẽo tiếp tế.

    An ninh quốc gia đang được đặt lên hàng đầu nên các nước Châu Âu, Ấn Độ, Tân Gia Ba … đang loại Huawei khỏi mạng viễn thông di động 5G.

    Tóm lại, Bắc Kinh không đủ khả năng bao vây nước khác bằng đường biển mà có thể bị đẩy vào tận Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) nếu Trung Cộng không-thay-đổi.

    Đại-Dương


    Không có nhận xét nào