Hôm 21/7, Hoa Kỳ đã ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston. Đây là màn đấu mới nhất trong một loạt các tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, động thái này cũng đưa quan hệ giữa hai nước xuống điểm thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. (Tổng hợp)
Hôm 21/7, Hoa Kỳ đã ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston. Đây là màn đấu mới nhất trong một loạt các tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, động thái này cũng đưa quan hệ giữa hai nước xuống điểm thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Sau đây là 9 vấn đề chính khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc xảy ra tranh chấp:
1. Virus Corona Vũ Hán
Virus Corona Vũ Hán đã gây ra tổn thất lớn về sinh mạng và thiệt hại kinh tế nặng nề cho thế giới. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, các quan chức chính phủ và các nhà lập pháp đã nhiều lần lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì che giấu dịch bệnh và lây lan virus từ Vũ Hán đến khắp nơi trên thế giới. Kể từ tháng 3 đến nay, Tổng thống Trump đã gọi virus Corona Vũ Hán là "virus Trung Quốc" (China virus). Washington và Bắc Kinh không ngừng “lời qua tiếng lại" về nguồn gốc của virus.
Ông Triệu Lập Kiên ( Zhao Lijian), Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phao tin rằng virus này rất có khả năng là do quân đội Hoa Kỳ mang đến Vũ Hán. Mỹ ngay lập tức phản pháo lại.
Ông Trump lên án các quan chức Trung Quốc vì đã không thực hiện nghĩa vụ báo cáo virus cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và lợi dụng WHO để "đưa ra chỉ dẫn sai cho thế giới".
Tổng thống Trump cũng lên án WHO là con rối của ĐCSTQ và giúp ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, vì vậy ông tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi WHO.
Sau đó, Bắc Kinh tuyên bố rằng họ luôn minh bạch về dịch bệnh và WHO cũng phủ nhận rằng họ đã giúp ĐCSTQ tuyên truyền thông tin sai lệch về virus.
Đảng Cộng hòa của Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo tạm thời vào ngày 15/6, mô tả nguồn gốc và quá trình bùng phát của virus Corona Vũ Hán. Trong đó nêu chi tiết cách chính phủ Trung Quốc che giấu thông tin dịch bệnh và sự tắc trách của WHO.
2. Thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc
Thương mại Mỹ - Trung là tâm điểm của cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong hai năm qua. Chính quyền Tổng thống Trump bắt đầu áp thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc vào năm 2018, để buộc Bắc Kinh hạn chế trợ cấp cho các công ty Trung Quốc, ngừng ép buộc các công ty Hoa Kỳ ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ, và ngừng ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Ngoài ra, ông Trump cũng hy vọng sẽ cắt giảm thâm hụt thương mại khổng lồ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
ĐCSTQ sau đó cũng áp thuế quan trả đũa đối với hàng nhập khẩu của Mỹ.
Sau nhiều vòng đàm phán, Tổng thống Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) đã ký kết giai đoạn đầu tiên của Hiệp định thương mại vào tháng 1/2020. Hoa Kỳ đã hủy bỏ một số thuế quan áp đặt ban đầu và cũng giảm một số thuế quan khác đã từng tăng lên. Đổi lại, Trung Quốc hứa sẽ mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Mỹ trong hai năm tới.
Sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán đã phủ bóng đen lên thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung. Tổng thống Trump tuyên bố rằng, ông ngày càng tức giận hơn với ĐCSTQ. Ông cũng nói rằng, đối với ông giai đoạn đầu tiên của Hiệp định thương mại không còn quan trọng như trước đây nữa.
Hôm 10/7, Tổng thống Trump tuyên bố rằng mối quan hệ Mỹ - Trung đã xấu đi quá nhiều do đại dịch Viêm phổi Vũ Hán, và trước mắt, ông sẽ không xem xét giai đoạn tiếp theo của Hiệp định thương mại Mỹ - Trung.
3. Vấn đề Hong Kong
Việc ĐCSTQ cưỡng chế thi hành "Luật An ninh Quốc gia" tại Hong Kong đã bị các nước phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu lên án mạnh mẽ. Hoa Kỳ đã phản ứng bằng cách thu hồi vị thế đặc biệt của Hong Kong. Không chỉ vậy, Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ ngừng xuất khẩu các thiết bị quốc phòng do Cục Chính trị và Quân sự của Quốc vụ viện Hoa Kỳ kiểm soát và các công nghệ nhạy cảm, lưỡng dụng (dùng cho cả quân sự và dân sự) do Bộ Thương mại Hoa Kỳ kiểm soát sang Hong Kong.
Hôm 14/7, Tổng thống Trump đã ký "Luật tự trị Hong Kong" để trừng phạt các quan chức và thực thể của ĐCSTQ làm suy yếu nền tự trị của Hong Kong, đồng thời chế tài các ngân hàng có giao dịch kinh doanh với họ.
ĐCSTQ đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt trả đũa.
4. Nhân viên truyền thông và du học sinh Trung Quốc
Hôm 18/2, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định 5 kênh truyền thông đại lục là "phái bộ nước ngoài" và nhận định họ là các thực thể của chính phủ Trung Quốc. Đó là Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), Trung Quốc Nhật báo và Nhân dân Nhật báo. Hoa Kỳ sau đó đã ra lệnh giảm số lượng nhân viên Trung Quốc của các cơ quan truyền thông này tại Hoa Kỳ từ 160 người xuống còn 100 người.
Đáp lại, ĐCSTQ đã trục xuất hơn 10 phóng viên của các kênh truyền thông lớn của Mỹ đang thường trú tại Trung Quốc và yêu cầu 4 cơ quan truyền thông Mỹ nộp thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc.
Đến tháng 5, Washington đã đưa ra các quy định mới để hạn chế cấp thị thực cho các nghiên cứu sinh Trung Quốc có liên kết với quân đội Trung Quốc.
5. Vấn đề Huawei
Năm ngoái, do các vấn đề an ninh quốc gia, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei đã được đưa vào "danh sách thực thể" (còn được gọi là danh sách đen) kiểm soát xuất khẩu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Washington cáo buộc Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và còn có thể đã tiến hành các hoạt động gián điệp chống lại khách hàng. Huawei phủ nhận những cáo buộc này.
Danh sách đen làm giảm lượng lớn cơ hội của Huawei để có được các linh kiện quan trọng như chip... từ các nhà cung cấp ở Mỹ. Tháng 5/2020, Hoa Kỳ lại ban hành lệnh cấm đối với Huawei. Lệnh cấm mới quy định rằng bất kỳ công ty nước ngoài nào sử dụng công nghệ và thiết bị của Mỹ để sản xuất chip đều phải có giấy phép của Bộ Thương mại Hoa Kỳ nếu muốn sản xuất chip cho Huawei.
Tập đoàn đầu tư tín dụng Credit Suisse cho biết, gần như không thể tìm được nhà sản xuất chip nào có thể hợp tác với Huawei.
Hoa Kỳ cũng đã thúc đẩy các đồng minh loại bỏ Huawei khỏi mạng lưới xây dựng 5G. Vương quốc Anh gần đây đã tuyên bố rằng họ sẽ cấm mua thiết bị mạng 5G của Huawei từ cuối năm 2020 và gỡ bỏ tất cả các thiết bị Huawei đã được cài đặt trong mạng 5G của Vương quốc Anh trước năm 2027.
6. Đàm phán kiểm soát vũ khí
Gần đây, Hoa Kỳ đã mời Bắc Kinh tham gia đàm phán kiểm soát vũ khí với Nga, và nhấn mạnh rằng ba nước cần chân thành tham gia đàm phán kiểm soát vũ khí. Nhưng Bắc Kinh từ chối lời mời.
Năm 2010, Hoa Kỳ và Nga đã ký "Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới" (gọi tắt là “New START”) để hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân giữa hai nước. Hiệp ước dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2021.
Tổng thống Mỹ Trump đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh tham gia các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga, để thảo luận về việc ký kết một bản thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân mới bao gồm cả Trung Quốc, nhằm thay thế “New START”.
Nhưng Bắc Kinh đã nhiều lần từ chối đa phương hóa Hiệp ước kiểm soát vũ khí song phương giữa Hoa Kỳ và Nga.
7. Vấn đề Biển Đông
Trong những tuần gần đây, Hoa Kỳ đã có lập trường cứng rắn hơn về vấn đề Biển Đông, cáo buộc ĐCSTQ có ý đồ xây dựng một "đế chế hàng hải" trong vùng biển giàu năng lượng này.
Hôm 2/7, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ trích quân đội Trung Quốc vì đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Hai ngày sau, Lầu Năm Góc tuyên bố rằng hai tàu sân bay Mỹ đang tiến hành tập trận ở Biển Đông để "hỗ trợ một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".
Trên bản đồ, ĐCSTQ đã đưa 90% khu vực Biển Đông sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, điều này gây ra sự bất mãn của Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Hôm 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có một bài phát biểu, lần đầu tiên tuyên bố rằng những tuyên bố chủ quyền của ĐCSTQ đối với Biển Đông là bất hợp pháp và lên án “phong trào bắt nạt” của Bắc Kinh.
8. Vấn đề nhân quyền và tín ngưỡng
Ngày 20/7/2020 là mốc đánh dấu 21 năm Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại. Cùng ngày, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đưa ra một tuyên bố rằng, cuộc bức hại 21 năm qua của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công đã quá lâu và phải chấm dứt.
Bản tuyên bố đã được đăng bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung trên trang web của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc: "Một lượng lớn bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang đàn áp và tra tấn quần thể (Pháp Luân Công) này"; “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) phải dừng các hành vi không chính đáng và ngược đãi vô nhân tính đối với các học viên Pháp Luân Công ngay lập tức, đồng thời phóng thích những người đang bị cầm tù vì đức tin của họ".
Vấn đề Pháp Luân Công là chủ đề cấm kỵ nhất của ĐCSTQ. Rất hiếm khi chính phủ Hoa Kỳ ban hành một tuyên bố như vậy, tuyên bố trên đã trực tiếp chọc vào điểm đau nhất của chính quyền Trung Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ bày tỏ sự lên án mạnh mẽ nhất về các cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ.
Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 21/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân (Wang Wenbin) đã lặp lại lời vu khống và định tính Pháp Luân Công 21 năm trước của chính phủ Giang Trạch Dân, và một lần nữa xúc phạm ông Pompeo.
Về vấn đề Tân Cương, hồi đầu tháng 7, Hoa Kỳ đã xử phạt bốn quan chức ĐCSTQ bằng cách cấm nhập cảnh Mỹ và đóng băng tài sản, trong đó có ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), Ủy viên Bộ chính trị ĐCSTQ và là Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương… với lý do họ có liên quan đến các vi phạm nhân quyền lớn. Sau đó, Hoa Kỳ một lần nữa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 11 công ty Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền của các dân tộc thiểu số ở Tân Cương.
Hoa Kỳ nói rằng hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác đã bị nhốt trong các trại cải tạo Tân Cương. Bắc Kinh khẳng định rằng các cơ sở này là trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
9. Vấn đề Triều Tiên
Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có những quan điểm khác biệt về vấn đề Triều Tiên. Washington cáo buộc Bắc Kinh vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, và Bắc Kinh bác bỏ những tuyên bố này. ĐCSTQ hy vọng sẽ dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, nhưng Hoa Kỳ không đồng ý.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau ba lần, nhưng Triều Tiên vẫn chưa đạt được tiến triển trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Đông Phương
9 vấn đề khiến quan hệ Mỹ - Trung đóng băng |
Sau đây là 9 vấn đề chính khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc xảy ra tranh chấp:
1. Virus Corona Vũ Hán
Virus Corona Vũ Hán đã gây ra tổn thất lớn về sinh mạng và thiệt hại kinh tế nặng nề cho thế giới. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, các quan chức chính phủ và các nhà lập pháp đã nhiều lần lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì che giấu dịch bệnh và lây lan virus từ Vũ Hán đến khắp nơi trên thế giới. Kể từ tháng 3 đến nay, Tổng thống Trump đã gọi virus Corona Vũ Hán là "virus Trung Quốc" (China virus). Washington và Bắc Kinh không ngừng “lời qua tiếng lại" về nguồn gốc của virus.
Ông Triệu Lập Kiên ( Zhao Lijian), Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phao tin rằng virus này rất có khả năng là do quân đội Hoa Kỳ mang đến Vũ Hán. Mỹ ngay lập tức phản pháo lại.
Ông Trump lên án các quan chức Trung Quốc vì đã không thực hiện nghĩa vụ báo cáo virus cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và lợi dụng WHO để "đưa ra chỉ dẫn sai cho thế giới".
Tổng thống Trump cũng lên án WHO là con rối của ĐCSTQ và giúp ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, vì vậy ông tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi WHO.
Sau đó, Bắc Kinh tuyên bố rằng họ luôn minh bạch về dịch bệnh và WHO cũng phủ nhận rằng họ đã giúp ĐCSTQ tuyên truyền thông tin sai lệch về virus.
Đảng Cộng hòa của Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo tạm thời vào ngày 15/6, mô tả nguồn gốc và quá trình bùng phát của virus Corona Vũ Hán. Trong đó nêu chi tiết cách chính phủ Trung Quốc che giấu thông tin dịch bệnh và sự tắc trách của WHO.
2. Thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc
Thương mại Mỹ - Trung là tâm điểm của cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong hai năm qua. Chính quyền Tổng thống Trump bắt đầu áp thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc vào năm 2018, để buộc Bắc Kinh hạn chế trợ cấp cho các công ty Trung Quốc, ngừng ép buộc các công ty Hoa Kỳ ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ, và ngừng ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Ngoài ra, ông Trump cũng hy vọng sẽ cắt giảm thâm hụt thương mại khổng lồ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
ĐCSTQ sau đó cũng áp thuế quan trả đũa đối với hàng nhập khẩu của Mỹ.
Sau nhiều vòng đàm phán, Tổng thống Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) đã ký kết giai đoạn đầu tiên của Hiệp định thương mại vào tháng 1/2020. Hoa Kỳ đã hủy bỏ một số thuế quan áp đặt ban đầu và cũng giảm một số thuế quan khác đã từng tăng lên. Đổi lại, Trung Quốc hứa sẽ mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Mỹ trong hai năm tới.
Sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán đã phủ bóng đen lên thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung. Tổng thống Trump tuyên bố rằng, ông ngày càng tức giận hơn với ĐCSTQ. Ông cũng nói rằng, đối với ông giai đoạn đầu tiên của Hiệp định thương mại không còn quan trọng như trước đây nữa.
Hôm 10/7, Tổng thống Trump tuyên bố rằng mối quan hệ Mỹ - Trung đã xấu đi quá nhiều do đại dịch Viêm phổi Vũ Hán, và trước mắt, ông sẽ không xem xét giai đoạn tiếp theo của Hiệp định thương mại Mỹ - Trung.
3. Vấn đề Hong Kong
Việc ĐCSTQ cưỡng chế thi hành "Luật An ninh Quốc gia" tại Hong Kong đã bị các nước phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu lên án mạnh mẽ. Hoa Kỳ đã phản ứng bằng cách thu hồi vị thế đặc biệt của Hong Kong. Không chỉ vậy, Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ ngừng xuất khẩu các thiết bị quốc phòng do Cục Chính trị và Quân sự của Quốc vụ viện Hoa Kỳ kiểm soát và các công nghệ nhạy cảm, lưỡng dụng (dùng cho cả quân sự và dân sự) do Bộ Thương mại Hoa Kỳ kiểm soát sang Hong Kong.
Hôm 14/7, Tổng thống Trump đã ký "Luật tự trị Hong Kong" để trừng phạt các quan chức và thực thể của ĐCSTQ làm suy yếu nền tự trị của Hong Kong, đồng thời chế tài các ngân hàng có giao dịch kinh doanh với họ.
ĐCSTQ đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt trả đũa.
4. Nhân viên truyền thông và du học sinh Trung Quốc
Hôm 18/2, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định 5 kênh truyền thông đại lục là "phái bộ nước ngoài" và nhận định họ là các thực thể của chính phủ Trung Quốc. Đó là Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), Trung Quốc Nhật báo và Nhân dân Nhật báo. Hoa Kỳ sau đó đã ra lệnh giảm số lượng nhân viên Trung Quốc của các cơ quan truyền thông này tại Hoa Kỳ từ 160 người xuống còn 100 người.
Đáp lại, ĐCSTQ đã trục xuất hơn 10 phóng viên của các kênh truyền thông lớn của Mỹ đang thường trú tại Trung Quốc và yêu cầu 4 cơ quan truyền thông Mỹ nộp thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc.
Đến tháng 5, Washington đã đưa ra các quy định mới để hạn chế cấp thị thực cho các nghiên cứu sinh Trung Quốc có liên kết với quân đội Trung Quốc.
5. Vấn đề Huawei
Năm ngoái, do các vấn đề an ninh quốc gia, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei đã được đưa vào "danh sách thực thể" (còn được gọi là danh sách đen) kiểm soát xuất khẩu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Washington cáo buộc Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và còn có thể đã tiến hành các hoạt động gián điệp chống lại khách hàng. Huawei phủ nhận những cáo buộc này.
Danh sách đen làm giảm lượng lớn cơ hội của Huawei để có được các linh kiện quan trọng như chip... từ các nhà cung cấp ở Mỹ. Tháng 5/2020, Hoa Kỳ lại ban hành lệnh cấm đối với Huawei. Lệnh cấm mới quy định rằng bất kỳ công ty nước ngoài nào sử dụng công nghệ và thiết bị của Mỹ để sản xuất chip đều phải có giấy phép của Bộ Thương mại Hoa Kỳ nếu muốn sản xuất chip cho Huawei.
Tập đoàn đầu tư tín dụng Credit Suisse cho biết, gần như không thể tìm được nhà sản xuất chip nào có thể hợp tác với Huawei.
Hoa Kỳ cũng đã thúc đẩy các đồng minh loại bỏ Huawei khỏi mạng lưới xây dựng 5G. Vương quốc Anh gần đây đã tuyên bố rằng họ sẽ cấm mua thiết bị mạng 5G của Huawei từ cuối năm 2020 và gỡ bỏ tất cả các thiết bị Huawei đã được cài đặt trong mạng 5G của Vương quốc Anh trước năm 2027.
6. Đàm phán kiểm soát vũ khí
Gần đây, Hoa Kỳ đã mời Bắc Kinh tham gia đàm phán kiểm soát vũ khí với Nga, và nhấn mạnh rằng ba nước cần chân thành tham gia đàm phán kiểm soát vũ khí. Nhưng Bắc Kinh từ chối lời mời.
Năm 2010, Hoa Kỳ và Nga đã ký "Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới" (gọi tắt là “New START”) để hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân giữa hai nước. Hiệp ước dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2021.
Tổng thống Mỹ Trump đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh tham gia các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga, để thảo luận về việc ký kết một bản thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân mới bao gồm cả Trung Quốc, nhằm thay thế “New START”.
Nhưng Bắc Kinh đã nhiều lần từ chối đa phương hóa Hiệp ước kiểm soát vũ khí song phương giữa Hoa Kỳ và Nga.
7. Vấn đề Biển Đông
Trong những tuần gần đây, Hoa Kỳ đã có lập trường cứng rắn hơn về vấn đề Biển Đông, cáo buộc ĐCSTQ có ý đồ xây dựng một "đế chế hàng hải" trong vùng biển giàu năng lượng này.
Hôm 2/7, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ trích quân đội Trung Quốc vì đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Hai ngày sau, Lầu Năm Góc tuyên bố rằng hai tàu sân bay Mỹ đang tiến hành tập trận ở Biển Đông để "hỗ trợ một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".
Trên bản đồ, ĐCSTQ đã đưa 90% khu vực Biển Đông sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, điều này gây ra sự bất mãn của Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Hôm 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có một bài phát biểu, lần đầu tiên tuyên bố rằng những tuyên bố chủ quyền của ĐCSTQ đối với Biển Đông là bất hợp pháp và lên án “phong trào bắt nạt” của Bắc Kinh.
8. Vấn đề nhân quyền và tín ngưỡng
Ngày 20/7/2020 là mốc đánh dấu 21 năm Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại. Cùng ngày, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đưa ra một tuyên bố rằng, cuộc bức hại 21 năm qua của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công đã quá lâu và phải chấm dứt.
Bản tuyên bố đã được đăng bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung trên trang web của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc: "Một lượng lớn bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang đàn áp và tra tấn quần thể (Pháp Luân Công) này"; “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) phải dừng các hành vi không chính đáng và ngược đãi vô nhân tính đối với các học viên Pháp Luân Công ngay lập tức, đồng thời phóng thích những người đang bị cầm tù vì đức tin của họ".
Vấn đề Pháp Luân Công là chủ đề cấm kỵ nhất của ĐCSTQ. Rất hiếm khi chính phủ Hoa Kỳ ban hành một tuyên bố như vậy, tuyên bố trên đã trực tiếp chọc vào điểm đau nhất của chính quyền Trung Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ bày tỏ sự lên án mạnh mẽ nhất về các cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ.
Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 21/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân (Wang Wenbin) đã lặp lại lời vu khống và định tính Pháp Luân Công 21 năm trước của chính phủ Giang Trạch Dân, và một lần nữa xúc phạm ông Pompeo.
Về vấn đề Tân Cương, hồi đầu tháng 7, Hoa Kỳ đã xử phạt bốn quan chức ĐCSTQ bằng cách cấm nhập cảnh Mỹ và đóng băng tài sản, trong đó có ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), Ủy viên Bộ chính trị ĐCSTQ và là Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương… với lý do họ có liên quan đến các vi phạm nhân quyền lớn. Sau đó, Hoa Kỳ một lần nữa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 11 công ty Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền của các dân tộc thiểu số ở Tân Cương.
Hoa Kỳ nói rằng hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác đã bị nhốt trong các trại cải tạo Tân Cương. Bắc Kinh khẳng định rằng các cơ sở này là trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
9. Vấn đề Triều Tiên
Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có những quan điểm khác biệt về vấn đề Triều Tiên. Washington cáo buộc Bắc Kinh vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, và Bắc Kinh bác bỏ những tuyên bố này. ĐCSTQ hy vọng sẽ dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, nhưng Hoa Kỳ không đồng ý.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau ba lần, nhưng Triều Tiên vẫn chưa đạt được tiến triển trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Đông Phương
Không có nhận xét nào