Header Ads

  • Breaking News

    Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước phải theo dõi về ‘Nạn buôn người’

    Phúc trình thường niên về ‘Nạn buôn người’ trên thế giới vừa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 25 tháng 6 năm 2020. 

    Phúc trình thường niên về ‘Nạn buôn người’ trên thế giới vừa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 25 tháng 6 năm 2020.

    Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước phải theo dõi về ‘Nạn buôn người’

    Phúc trình thường niên về ‘Nạn buôn người’ trên thế giới vừa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 25 tháng 6 năm 2020. Trong đó Việt Nam vẫn thuộc nhóm quốc gia có vấn đề buôn người ở bậc 2 cần theo dõi (Tier 2 Watch List).

    Việt Nam bị đưa trở lại nhóm Tier 2 Watch List từ năm 2019, sau 10 năm liên tục ở nhóm Bậc 2 không còn bị theo dõi. (Tier 2 No more Watch List).

    Theo Bộ Ngoại gia Mỹ, năm qua, Chính phủ Việt Nam không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu để loại bỏ nạn buôn người, nhưng đang nỗ lực đáng kể để làm điều đó.

    Những nỗ lực của chính phủ Việt Nam được ghi nhận gồm cấp quyền có đại diện pháp lý cho nạn nhân tệ trạng buôn người; tăng thêm một tháng cư ngụ tại cơ sở tiếp nhận. tăng hỗ trợ tài chính đáp ứng một số nhu cầu thiết yếu; tiếp tục triển khai những chiến dịch nâng cao ý thức trong những cộng đồng dễ trở thành nạn nhân buôn người như cộng đồng công nhân ra nước ngoài làm việc và đào tạo cán bộ.

    Tuy nhiên, chính phủ Hà Nội đã không chứng minh được có thêm nỗ lực so với kỳ báo cáo trước. Mặc dù năm thứ ba liên tiếp, chính phủ xác định nạn nhân ít hơn đáng kể so với năm trước. Thủ tục xác định và hỗ trợ nạn nhân vẫn còn cồng kềnh, chậm chạp và không hiệu quả. Thiếu sự phối hợp liên ngành và một số quan chức tỉnh không am hiểu luật chống buôn người.

    Các công ty môi giới không có giấy phép thu phí các công nhân tìm việc ở nước ngoài với mức phí cao hơn luật pháp cho phép. Do đó những công nhân này phải gánh chịu các khoản nợ cao và có nguy cơ cao bị lao động cưỡng bức, bao gồm cả thông qua cưỡng bức vì nợ nần.

    Mặc dù có các báo cáo về sự đồng lõa của quan chức, nhưng chính phủ đã không báo cáo bất kỳ cuộc điều tra, truy tố hoặc kết án các quan chức đồng lõa trong tội buôn bán người. Do đó, Việt Nam vẫn nằm trong Danh sách theo dõi cấp 2 trong năm thứ hai liên tiếp.

    Phúc trình thường niên về tệ ‘Nạn buôn người’ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nêu lên những kiến nghị cần được ưu tiên, thông qua kế hoạch hành động quốc gia 2021-2025 của Việt Nam. Trong đó:

    • Truy tố mạnh mẽ tất cả các hình thức buôn người, kết án và trừng phạt những kẻ buôn người, kể cả trong các trường hợp liên quan đến lao động cưỡng bức hoặc các quan chức.

    • Sửa đổi Bộ luật hình sự để hình sự hóa mọi hình thức buôn bán tình dục của trẻ em 16 và 17 tuổi, phù hợp với luật pháp quốc tế. Hiện Điều 150 Bộ luật hình sự, không phù hợp với luật pháp quốc tế. Khi áp dụng cho trẻ em trong độ tuổi từ 16 đến 17, đã không hình sự hóa tất cả các hình thức buôn bán tình dục trẻ em.

    • Tiếp tục đào tạo các quan chức về việc thực hiện Điều 150 và 151 của Bộ luật hình sự.

    • Chính phủ phải phối hợp với xã hội dân sự và mời xác minh độc lập về việc chấm dứt lao động cưỡng bức trong các trung tâm điều trị ma túy.

    Ngoài ra phúc trình cũng kiến nghị Việt Nam mở rộng đào tạo cho nhân viên xã hội về cách tiếp cận tập trung để làm việc với nạn nhân buôn người, cũng như tăng ngân sách quốc gia để cung cấp dịch vụ cho các nạn nhân buôn người tái hòa nhập.

    Phúc trình thường niên về ‘Nạn buôn người’ trên thế giới cũng nhắc đến việc, nạn nhân buôn người là nạn nhân trong ngành lao động xây dựng, đánh cá, nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp hàng hải, khai thác gỗ và sản xuất, chủ yếu ở Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, và ở một mức độ thấp hơn, một số khu vực của Châu Âu và Vương quốc Anh (bao gồm trong các tiệm làm móng và trong các trang trại cần sa).

    Trong đó số đó, ngày càng có nhiều báo cáo về nạn nhân buôn người lao động Việt Nam ở châu Âu, Trung Đông và trong các ngành hàng hải Thái Bình Dương. Trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Việt Nam và Trung Quốc tại các nước láng giềng, như Lào, có thể khai thác lao động Việt Nam và nước ngoài.

    Ngoài ra, những kẻ buôn người khai thác phụ nữ và trẻ em Việt Nam để buôn bán tình dục ở nước ngoài; nhiều nạn nhân bị lừa bởi các cơ hội việc làm bất hợp pháp và bị bán cho các nhà thổ ở biên giới Trung Quốc, Campuchia, Lào và các nơi khác ở châu Á...

    Một số phụ nữ Việt Nam đi du lịch nước ngoài để được môi giới kết hôn với người ngoại quốc hoặc làm việc trong các nhà hàng, tiệm massage, và quán karaoke, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ả Rập Saudi, Singapore và Đài Loan bị buộc phải buôn bán tình dục.

    Báo cáo cũng dẫn một nghiên cứu cho thấy 5,6% trẻ em ở Việt Nam có thể bị ép buộc hoặc bóc lột trong bối cảnh di cư, đặc biệt là trẻ em từ các cộng đồng nông thôn thiếu thốn có nguy cơ cao.

    Tuy nhiên theo Phúc trình thường niên về ‘Nạn buôn người’ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện cam kết của mình đối với các nỗ lực chống buôn người, thông qua việc tăng cường phối hợp trong kế hoạch hành động, giữa các cơ quan ban ngành trên toàn quốc để chống buôn người.

    https://www.rfa.org/

     


    Không có nhận xét nào