Tình hình khu vực biển Đông lại tiếp tục căng thẳng với các “đe doạ”
bởi Trung Quốc sẽ tuyên bố thiết lập một “vùng nhận diện phòng không”
(ADIZ) trên Biển Đông.
Từ
ngày 5/5, báo chí Đài Loan đã dẫn lời Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Yen
Te-fa khẳng định Bắc Kinh đang chuẩn bị thiết lập “vùng nhận diện phòng
không” (ADIZ) trên Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của một nhà lập pháp thuộc Quốc Dân đảng về các ADIZ quanh Đài Loan, ông Yen Te-fa cho biết quanh Đài Loan có hai vùng ADIZ là vùng biển Hoa Đông (East China Sea) và vùng biển Hoa Nam (Biển Đông).
Bộ Quốc phòng Đài Loan nêu rõ, mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố rằng nước này sẽ thành lập một ADIZ ở Biển Đông, song Bắc Kinh vẫn chưa chính thức công bố. ADIZ của Philippines hiện là không phận duy nhất được chỉ định tại khu vực tranh chấp này.
Mới đây, tờ South China Morning Post ngày 31/5 dẫn một nguồn tin quân sự thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tiết lộ rằng Bắc Kinh đã lên kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Hoa Nam (Biển Đông) từ năm 2010. Cũng trong năm đó, Trung Quốc cho biết họ đang cân nhắc công bố các biện pháp kiểm soát không phận tương tự tại Biển Hoa Đông, một động thái đã hứng chịu sự chỉ trích rộng rãi trên toàn thế giới.
Một số quan chức trong giới quân sự Trung Quốc cho biết, các kế hoạch kiểm soát không phận đối với Biển Đông - một trong những tuyến hàng hải tranh chấp dữ dội nhất thế giới, đã được chuẩn bị trong một thập kỷ.
Tờ South China Morning Post cho biết theo một nguồn tin giấu tên từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), ADIZ đã được đề xuất ở Biển Đông bao gồm các quần đảo Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa), Paracels (Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Spratly (Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Nam Sa). Các kế hoạch cho khu vực này đã có từ lâu , như kế hoạch về ADIZ biển Hoa Đông - mà Bắc Kinh cho biết họ xem xét vào năm 2010 và công bố vào năm 2013. Nguồn tin cho biết thêm chính quyền Trung Quốc đang chờ đợi thời điểm thích hợp để công bố ADIZ ở Biển Đông. Mặc dù Bắc Kinh có thể đã kín đáo về vấn đề này, nhưng Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 4/5 tuyên bố rằng họ đã biết về các kế hoạch của Trung Quốc Đại lục.
Theo Reuters, việc Bắc Kinh nhăm nhe thiết lập ADIZ trên Biển Đông từng được đề cập nhiều lần trước đây khi họ bồi đắp các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa rồi trang bị tên lửa phòng không, tên lửa diệt hạm cùng nhiều trang bị quân sự tối tân khác.
Năm 2016, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông John Kerry từng cảnh cáo, nếu Bắc Kinh thiết lập ADIZ trên Biển Đông thì đây là “hành vi khiêu khích, gây bất ổn”.
Cũng trong năm 2016 này, khi tham dự “Đối thoại Shangri-la” ở Singapore về vấn đề an ninh khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không xác nhận hay phủ nhận ADIZ ở Biển Đông, mà chỉ nói úp mở rằng sẽ xem xét vấn đề tùy thuộc tình hình.
ADIZ là gì?
Vùng nhận diện phòng không (Air Defense Identification Zone - ADIZ) được hiểu một cách đơn giản là phạm vi một vùng trời do một quốc gia tự ấn định và đòi hỏi mọi phương tiện bay khi bay qua vùng này phải được nhận diện, xác định vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. ADIZ không đồng nghĩa với vùng trời lãnh thổ quốc gia (không phận), nhưng do những đòi hỏi của quốc gia thiết lập, nó được coi như khu vực tồn tại song hành với khu vực an ninh quốc phòng.
ADIZ có thể được coi là sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Ngoài Mỹ, còn có Ấn Độ, Nhật Bản, Na Uy, Pakistan, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc và Đài Loan đã thiết lập ADIZ.
Hiện nay, không có một thỏa thuận hay định chế quốc tế nào điều chỉnh vấn đề này, các quốc gia không bị điều luật nào cấm hoặc cho phép một cách rõ ràng về việc thiết lập một ADIZ như vậy. Do đó, các quốc gia thiết lập ADIZ chủ yếu dựa vào những lập luận của riêng mình để giải thích cho việc thiết lập chúng. Cũng phải nói thêm rằng, các ADIZ có thể bao gồm những khu vực, phạm vi nằm ngoài lãnh thổ vùng trời của các quốc gia (có thể bao trùm lên vùng trời phía trên vùng đặc quyền kinh tế), và chúng không thể được dùng để bào chữa cho việc mở rộng lãnh thổ vùng trời.
Tương tự như nguyên tắc “đất thống trị biển” trong luật biển quốc tế, phạm vi của ADIZ phải có sự gắn kết logic với lãnh thổ của quốc gia tuyên bố. Điều đó có nghĩa một quốc gia không thể mặc nhiên tuyên bố một khu vực vùng trời quốc tế nào đó đặt dưới sự kiểm soát của mình nếu không có cơ sở chứng minh chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ bên dưới nó. Cũng chính vì lý do đó, những ADIZ như vậy không thể được thiết lập trên những vùng lãnh thổ đang có tranh chấp vì sẽ tạo ra căng thẳng, xung đột về chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia liên quan.
Điều đó có nghĩa là mặc dù không có quy định rõ ràng về thành lập ADIZ, nhưng Trung Quốc cũng không thể có cơ sở pháp lý nếu tuyên bố một ADIZ trên khu vực biển Đông, vốn là khu vực có nhiều tranh chấp khác nhau của nhiều quốc gia liên quan.
Mục đích tuyên bố ADIZ của Trung Quốc
Khởi đầu, ADIZ dưới thời Chiến tranh Lạnh chỉ áp dụng cho các máy bay quân sự. Trong các trường hợp này, ADIZ được sử dụng như một “cơ chế” cảnh báo sớm. Đây vốn là mục đích nguyên thủy của ADIZ khi Mỹ lần đầu tiên tạo ra nó trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhằm làm giảm nguy cơ bị Liên Xô bất ngờ tấn công trên không.
Nhưng trong trường hợp ADIZ tại khu vực biển Hoa Đông năm 2013, Trung Quốc lại bắt buộc áp dụng với cả các phương tiện bay dân sự. Như vậy, vượt ra ngoài lĩnh vực quân sự, ADIZ của Trung Quốc còn có thể là phương tiện để Bắc Kinh thực hiện các mục đích pháp lý, chiến lược và chính trị như sau:
- Về pháp lý, ADIZ có thể được coi như một khu vực cấm xâm nhập, nghĩa là việc thiết lập ADIZ có thể cung cấp cơ sở pháp lý để không cho máy bay nước ngoài bay vào những khu vực nhất định.
Thêm nữa, ADIZ có thể được sử dụng với chức năng thể hiện chủ quyền. Mặc dù ADIZ không phải là một yêu sách lãnh thổ, nhưng nó có thể được sử dụng để thực hiện một số hình thức của quyền chủ quyền và quản lý vùng trời trên một vùng lãnh thổ. Sự chấp nhận hay phục tùng của máy bay nước ngoài sau đó có thể được hiểu như là sự công nhận rằng quốc gia sở hữu ADIZ đang thực thi chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ.
- Về chiến lược: ADIZ sẽ được Trung Quốc sử dụng như một “con bài” để mặc cả với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia ASEAN đang có lợi ích trực tiếp ở biển Đông. ADIZ sẽ giúp Trung Quốc có thêm vị thế trong “bàn cờ” với các quốc gia khác.
- Về chính trị, ADIZ sẽ là một phương tiện để Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng thể hiện sự quyết tâm, năng lực thực thi, khả năng đối phó với phản ứng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh chính trị nội bộ Trung Quốc đang gặp nhiều bất ổn, khi Bắc Kinh đang chịu nhiều tác động từ cuộc thương chiến Mỹ - Trung và Đại dịch COVID-19. Các lãnh đạo Trung Quốc muốn sử dụng ADIZ như một phương tiện để xoa dịu dư luận bất bình trong nước.
- Ngoài ra, ADIZ cũng là một thông điệp mà Bắc Kinh muốn thể hiện với chức năng răn đe các quốc gia khác không được làm những điều mà Bắc Kinh không mong muốn.
Hậu quả của việc tuyên bố ADIZ trên biển Đông
Các nhà quan sát quân sự nhận định, việc tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và có thể làm tổn hại mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng Đông Nam Á. Ông Lỗ Cầu Thục (Lu Li-Shih), cựu giảng viên của Học viện Hải quân Đài Loan tại Cao Hùng (Đài Loan), nói rằng việc xây dựng và phát triển các đảo nhân tạo - đặc biệt là các đường băng và hệ thống radar trên các rạn san hô Fiery Cross (Đá Chữ Thập của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu), đá Subi (Đá Xu Bi của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Đá Chử Bích), và Mischief (Đá Vành Khăn của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Đá Mỹ Tế) đã diễn ra trong nhiều năm qua là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Chuyên gia Lỗ Cầu Thục cho biết hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, PLA đã triển khai máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-500 và máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 tại Đá Chữ Thập, do tổ chức ImageSat International của Israel và tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) chụp được.
Chuyên gia Lỗ Cầu Thục tiếp tục nhấn mạnh các cơ sở điều hòa không khí đang được xây dựng trên Đá Chữ Thập cho thấy các máy bay chiến đấu - cần được bảo vệ khỏi nhiệt độ cao, độ ẩm và độ mặn trong khu vực - cũng sẽ sớm được triển khai ở đó. Ông nói: “Một khi các máy bay chiến đấu của PLA đến đó, chúng có thể tham gia cùng các máy bay cảnh báo sớm và chống ngầm thực hiện các hoạt động tuần tra ADIZ”.
Trong khi đó, ông Lý Kiệt (Li Jie), một chuyên gia hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh và là đại tá cấp cao của PLA đã nghỉ hưu, nói rằng các nước thường chờ đợi để công bố việc thành lập ADIZ cho đến khi họ có đầy đủ, các khả năng chiến đấu và cơ sở hạ tầng khác để quản lý nó. Tuy nhiên, nếu thời cơ chín muồi, Bắc Kinh có thể đưa ra tuyên bố sớm hơn. Đại tá Lý Kiệt nhấn mạnh: “Bắc Kinh đã tuyên bố thành lập ADIZ ở Biển Hoa Đông mặc dù PLA vẫn chưa có khả năng phát hiện, theo dõi và trục xuất máy bay nước ngoài xâm nhập”.
Một nguồn tin quân sự khác của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh nhận thức rằng Biển Đông lớn hơn Biển Hoa Đông rất nhiều nên sẽ cần rất nhiều nguồn lực để tuần tra. Nguồn tin này nhấn mạnh: “Bắc Kinh đã ngần ngại trong việc tuyên bố thành lập ADIZ ở Biển Đông do một số cân nhắc về kỹ thuật, chính trị và ngoại giao. Tuy nhiên, vấn đề thực tế nhất là PLA chưa có khả năng triển khai máy bay chiến đấu để trục xuất máy bay nước ngoài xâm nhập ở Biển Đông, nơi có diện tích lớn gấp nhiều lần Biển Hoa Đông và chi phí phải trả cho việc hỗ trợ ADIZ sẽ rất lớn”.
Năm 2010, chính quyền Trung Quốc đã nói với một phái đoàn Nhật Bản đến thăm Bắc Kinh rằng họ đang xem xét việc thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông. Theo báo cáo năm 2017 của CSIS, Bắc Kinh cho biết vấn đề này cần được thảo luận khi các kế hoạch của họ chồng lấn với vùng phòng không Nhật Bản.
Những tin tức này đã khiến Tokyo phẫn nộ và phản ứng bằng cách thành lập ADIZ của riêng mình, bao gồm quần đảo Senkaku – Trung Quốc gọi là Điếu Ngư - một nhóm các đảo không có người ở tại biển Hoa Đông, được Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh leo thang sau khi Nhật Bản mua quần đảo Senkaku từ một chủ sở hữu tư nhân vào tháng 9/2012, khiến Bắc Kinh tuyên bố thành lập ADIZ ở biển Hoa Đông vào tháng 11/2013.
Theo Đại tá Lý Kiệt, “Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ đầu tiên sớm hơn dự định vì cần phải khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư”. Tuy nhiên, động thái này đã gặp phải phản ứng dữ dội từ cả Nhật Bản và Mỹ.
Mặc dù quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington vẫn đang gia tăng với việc hai bên xung đột trên nhiều mặt trận - từ thương mại và công nghệ, đến các vấn đề quân sự và tư tưởng. Mối quan hệ của họ đã chịu áp lực cao hơn vì hậu quả của đại dịch COVID-19.
Theo trang web theo dõi hàng không Aircraft Spots, tháng trước, các máy bay quân sự Mỹ, bao gồm máy bay trinh sát EP-3E và máy bay ném bom chiến lược RC-135U, đã thực hiện ít nhất 9 hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Trung Quốc đã tìm cách xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước láng giềng Đông Nam Á trong những năm gần đây, nhưng Drew Thompson, chuyên gia nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew), thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết Trung Quốc có nguy cơ gây nguy hiểm cho những mối quan hệ đó nếu Bắc Kinh tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Chuyên gia này nêu rõ: “Một tuyên bố như vậy sẽ làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á, những nước cho đến nay phần lớn đã ngầm chấp nhận sự quyết liệt và những sự khiêu khích của Trung Quốc, bao gồm cải tạo đất và quân sự hóa các thực thể. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ, họ sẽ bị buộc phải lựa chọn, không phải giữa Mỹ và Trung Quốc mà là giữa mối quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc và chủ quyền của chính họ”.
Việt Nam cần làm gì?
Việt Nam là quốc gia nằm trong số các quốc gia ASEAN có liên quan trực tiếp trong tranh chấp biển Đông. Chính vì vậy, nếu Trung Quốc tuyên bố một ADIZ sẽ vô cùng bất lợi cho Việt Nam. Nếu như vào thời gian năm 2013, khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên khu vực biển Hoa Đông, các quốc gia như Nhật, Mỹ, đã trực tiếp thách thức tuyên bố này bằng cách cho máy bay bay vào khu vực này mà không cần xin phép Trung Quốc. Tuy nhiên, với tiềm lực không quân của mình thì Việt Nam khó có thể thách thức Trung Quốc tương tự nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Đông. Trong quá khứ, Việt Nam đã thể hiện rõ thái độ của mình khi đã đề nghị một nội dung trong Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) là “không quốc gia nào được đơn phương tuyên bố ADIZ trên biển Đông”. Có lẽ, Việt Nam trong cương vị đang là Chủ tịch luân phiên của ASEAN cần kiên trì nhắc lại quan điểm này và thuyết phục các quốc gia ASEAN cùng đồng tình với nội dung này.
Ngoài ra, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao năng lực quốc phòng của mình. Việt Nam cũng cần mở rộng các hoạt động giao lưu quân sự trong lĩnh vực này. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã thực hiện khá thành công “ngoại giao hải quân” khi nhiều tàu chiến của nhiều quốc gia đã đến thăm và giao lưu tại các cảng biển Việt Nam, trong đó có các tàu sân bay của Hoa Kỳ. Việt Nam cũng cần tiếp tục phát huy và mở rộng các hoạt động giao lưu tương tự đối với bầu trời của mình. Được biết phía Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ ý muốn cho các máy bay ném bom P8 được xuất hiện giao lưu các lực lượng không quân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng phía Việt Nam vẫn còn đang lưỡng lự. Có lẽ, Việt Nam cần mạnh dạn và chủ động trong các hoạt động giao lưu như vậy, đó cũng là những thông điệp cứng rắn mà Việt Nam cần gửi tới “người bạn láng giềng” của mình.
https://www.rfa.org/
Trả lời câu hỏi của một nhà lập pháp thuộc Quốc Dân đảng về các ADIZ quanh Đài Loan, ông Yen Te-fa cho biết quanh Đài Loan có hai vùng ADIZ là vùng biển Hoa Đông (East China Sea) và vùng biển Hoa Nam (Biển Đông).
Bộ Quốc phòng Đài Loan nêu rõ, mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố rằng nước này sẽ thành lập một ADIZ ở Biển Đông, song Bắc Kinh vẫn chưa chính thức công bố. ADIZ của Philippines hiện là không phận duy nhất được chỉ định tại khu vực tranh chấp này.
Mới đây, tờ South China Morning Post ngày 31/5 dẫn một nguồn tin quân sự thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tiết lộ rằng Bắc Kinh đã lên kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Hoa Nam (Biển Đông) từ năm 2010. Cũng trong năm đó, Trung Quốc cho biết họ đang cân nhắc công bố các biện pháp kiểm soát không phận tương tự tại Biển Hoa Đông, một động thái đã hứng chịu sự chỉ trích rộng rãi trên toàn thế giới.
Một số quan chức trong giới quân sự Trung Quốc cho biết, các kế hoạch kiểm soát không phận đối với Biển Đông - một trong những tuyến hàng hải tranh chấp dữ dội nhất thế giới, đã được chuẩn bị trong một thập kỷ.
Tờ South China Morning Post cho biết theo một nguồn tin giấu tên từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), ADIZ đã được đề xuất ở Biển Đông bao gồm các quần đảo Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa), Paracels (Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Spratly (Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Nam Sa). Các kế hoạch cho khu vực này đã có từ lâu , như kế hoạch về ADIZ biển Hoa Đông - mà Bắc Kinh cho biết họ xem xét vào năm 2010 và công bố vào năm 2013. Nguồn tin cho biết thêm chính quyền Trung Quốc đang chờ đợi thời điểm thích hợp để công bố ADIZ ở Biển Đông. Mặc dù Bắc Kinh có thể đã kín đáo về vấn đề này, nhưng Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 4/5 tuyên bố rằng họ đã biết về các kế hoạch của Trung Quốc Đại lục.
Theo Reuters, việc Bắc Kinh nhăm nhe thiết lập ADIZ trên Biển Đông từng được đề cập nhiều lần trước đây khi họ bồi đắp các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa rồi trang bị tên lửa phòng không, tên lửa diệt hạm cùng nhiều trang bị quân sự tối tân khác.
Năm 2016, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông John Kerry từng cảnh cáo, nếu Bắc Kinh thiết lập ADIZ trên Biển Đông thì đây là “hành vi khiêu khích, gây bất ổn”.
Cũng trong năm 2016 này, khi tham dự “Đối thoại Shangri-la” ở Singapore về vấn đề an ninh khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không xác nhận hay phủ nhận ADIZ ở Biển Đông, mà chỉ nói úp mở rằng sẽ xem xét vấn đề tùy thuộc tình hình.
ADIZ là gì?
Vùng nhận diện phòng không (Air Defense Identification Zone - ADIZ) được hiểu một cách đơn giản là phạm vi một vùng trời do một quốc gia tự ấn định và đòi hỏi mọi phương tiện bay khi bay qua vùng này phải được nhận diện, xác định vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. ADIZ không đồng nghĩa với vùng trời lãnh thổ quốc gia (không phận), nhưng do những đòi hỏi của quốc gia thiết lập, nó được coi như khu vực tồn tại song hành với khu vực an ninh quốc phòng.
ADIZ có thể được coi là sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Ngoài Mỹ, còn có Ấn Độ, Nhật Bản, Na Uy, Pakistan, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc và Đài Loan đã thiết lập ADIZ.
Hiện nay, không có một thỏa thuận hay định chế quốc tế nào điều chỉnh vấn đề này, các quốc gia không bị điều luật nào cấm hoặc cho phép một cách rõ ràng về việc thiết lập một ADIZ như vậy. Do đó, các quốc gia thiết lập ADIZ chủ yếu dựa vào những lập luận của riêng mình để giải thích cho việc thiết lập chúng. Cũng phải nói thêm rằng, các ADIZ có thể bao gồm những khu vực, phạm vi nằm ngoài lãnh thổ vùng trời của các quốc gia (có thể bao trùm lên vùng trời phía trên vùng đặc quyền kinh tế), và chúng không thể được dùng để bào chữa cho việc mở rộng lãnh thổ vùng trời.
Tương tự như nguyên tắc “đất thống trị biển” trong luật biển quốc tế, phạm vi của ADIZ phải có sự gắn kết logic với lãnh thổ của quốc gia tuyên bố. Điều đó có nghĩa một quốc gia không thể mặc nhiên tuyên bố một khu vực vùng trời quốc tế nào đó đặt dưới sự kiểm soát của mình nếu không có cơ sở chứng minh chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ bên dưới nó. Cũng chính vì lý do đó, những ADIZ như vậy không thể được thiết lập trên những vùng lãnh thổ đang có tranh chấp vì sẽ tạo ra căng thẳng, xung đột về chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia liên quan.
Điều đó có nghĩa là mặc dù không có quy định rõ ràng về thành lập ADIZ, nhưng Trung Quốc cũng không thể có cơ sở pháp lý nếu tuyên bố một ADIZ trên khu vực biển Đông, vốn là khu vực có nhiều tranh chấp khác nhau của nhiều quốc gia liên quan.
Mục đích tuyên bố ADIZ của Trung Quốc
Khởi đầu, ADIZ dưới thời Chiến tranh Lạnh chỉ áp dụng cho các máy bay quân sự. Trong các trường hợp này, ADIZ được sử dụng như một “cơ chế” cảnh báo sớm. Đây vốn là mục đích nguyên thủy của ADIZ khi Mỹ lần đầu tiên tạo ra nó trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhằm làm giảm nguy cơ bị Liên Xô bất ngờ tấn công trên không.
Nhưng trong trường hợp ADIZ tại khu vực biển Hoa Đông năm 2013, Trung Quốc lại bắt buộc áp dụng với cả các phương tiện bay dân sự. Như vậy, vượt ra ngoài lĩnh vực quân sự, ADIZ của Trung Quốc còn có thể là phương tiện để Bắc Kinh thực hiện các mục đích pháp lý, chiến lược và chính trị như sau:
- Về pháp lý, ADIZ có thể được coi như một khu vực cấm xâm nhập, nghĩa là việc thiết lập ADIZ có thể cung cấp cơ sở pháp lý để không cho máy bay nước ngoài bay vào những khu vực nhất định.
Thêm nữa, ADIZ có thể được sử dụng với chức năng thể hiện chủ quyền. Mặc dù ADIZ không phải là một yêu sách lãnh thổ, nhưng nó có thể được sử dụng để thực hiện một số hình thức của quyền chủ quyền và quản lý vùng trời trên một vùng lãnh thổ. Sự chấp nhận hay phục tùng của máy bay nước ngoài sau đó có thể được hiểu như là sự công nhận rằng quốc gia sở hữu ADIZ đang thực thi chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ.
- Về chiến lược: ADIZ sẽ được Trung Quốc sử dụng như một “con bài” để mặc cả với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia ASEAN đang có lợi ích trực tiếp ở biển Đông. ADIZ sẽ giúp Trung Quốc có thêm vị thế trong “bàn cờ” với các quốc gia khác.
- Về chính trị, ADIZ sẽ là một phương tiện để Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng thể hiện sự quyết tâm, năng lực thực thi, khả năng đối phó với phản ứng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh chính trị nội bộ Trung Quốc đang gặp nhiều bất ổn, khi Bắc Kinh đang chịu nhiều tác động từ cuộc thương chiến Mỹ - Trung và Đại dịch COVID-19. Các lãnh đạo Trung Quốc muốn sử dụng ADIZ như một phương tiện để xoa dịu dư luận bất bình trong nước.
- Ngoài ra, ADIZ cũng là một thông điệp mà Bắc Kinh muốn thể hiện với chức năng răn đe các quốc gia khác không được làm những điều mà Bắc Kinh không mong muốn.
Hậu quả của việc tuyên bố ADIZ trên biển Đông
Các nhà quan sát quân sự nhận định, việc tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và có thể làm tổn hại mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng Đông Nam Á. Ông Lỗ Cầu Thục (Lu Li-Shih), cựu giảng viên của Học viện Hải quân Đài Loan tại Cao Hùng (Đài Loan), nói rằng việc xây dựng và phát triển các đảo nhân tạo - đặc biệt là các đường băng và hệ thống radar trên các rạn san hô Fiery Cross (Đá Chữ Thập của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu), đá Subi (Đá Xu Bi của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Đá Chử Bích), và Mischief (Đá Vành Khăn của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Đá Mỹ Tế) đã diễn ra trong nhiều năm qua là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Chuyên gia Lỗ Cầu Thục cho biết hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, PLA đã triển khai máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-500 và máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 tại Đá Chữ Thập, do tổ chức ImageSat International của Israel và tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) chụp được.
Chuyên gia Lỗ Cầu Thục tiếp tục nhấn mạnh các cơ sở điều hòa không khí đang được xây dựng trên Đá Chữ Thập cho thấy các máy bay chiến đấu - cần được bảo vệ khỏi nhiệt độ cao, độ ẩm và độ mặn trong khu vực - cũng sẽ sớm được triển khai ở đó. Ông nói: “Một khi các máy bay chiến đấu của PLA đến đó, chúng có thể tham gia cùng các máy bay cảnh báo sớm và chống ngầm thực hiện các hoạt động tuần tra ADIZ”.
Trong khi đó, ông Lý Kiệt (Li Jie), một chuyên gia hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh và là đại tá cấp cao của PLA đã nghỉ hưu, nói rằng các nước thường chờ đợi để công bố việc thành lập ADIZ cho đến khi họ có đầy đủ, các khả năng chiến đấu và cơ sở hạ tầng khác để quản lý nó. Tuy nhiên, nếu thời cơ chín muồi, Bắc Kinh có thể đưa ra tuyên bố sớm hơn. Đại tá Lý Kiệt nhấn mạnh: “Bắc Kinh đã tuyên bố thành lập ADIZ ở Biển Hoa Đông mặc dù PLA vẫn chưa có khả năng phát hiện, theo dõi và trục xuất máy bay nước ngoài xâm nhập”.
Một nguồn tin quân sự khác của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh nhận thức rằng Biển Đông lớn hơn Biển Hoa Đông rất nhiều nên sẽ cần rất nhiều nguồn lực để tuần tra. Nguồn tin này nhấn mạnh: “Bắc Kinh đã ngần ngại trong việc tuyên bố thành lập ADIZ ở Biển Đông do một số cân nhắc về kỹ thuật, chính trị và ngoại giao. Tuy nhiên, vấn đề thực tế nhất là PLA chưa có khả năng triển khai máy bay chiến đấu để trục xuất máy bay nước ngoài xâm nhập ở Biển Đông, nơi có diện tích lớn gấp nhiều lần Biển Hoa Đông và chi phí phải trả cho việc hỗ trợ ADIZ sẽ rất lớn”.
Năm 2010, chính quyền Trung Quốc đã nói với một phái đoàn Nhật Bản đến thăm Bắc Kinh rằng họ đang xem xét việc thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông. Theo báo cáo năm 2017 của CSIS, Bắc Kinh cho biết vấn đề này cần được thảo luận khi các kế hoạch của họ chồng lấn với vùng phòng không Nhật Bản.
Những tin tức này đã khiến Tokyo phẫn nộ và phản ứng bằng cách thành lập ADIZ của riêng mình, bao gồm quần đảo Senkaku – Trung Quốc gọi là Điếu Ngư - một nhóm các đảo không có người ở tại biển Hoa Đông, được Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh leo thang sau khi Nhật Bản mua quần đảo Senkaku từ một chủ sở hữu tư nhân vào tháng 9/2012, khiến Bắc Kinh tuyên bố thành lập ADIZ ở biển Hoa Đông vào tháng 11/2013.
Theo Đại tá Lý Kiệt, “Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ đầu tiên sớm hơn dự định vì cần phải khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư”. Tuy nhiên, động thái này đã gặp phải phản ứng dữ dội từ cả Nhật Bản và Mỹ.
Mặc dù quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington vẫn đang gia tăng với việc hai bên xung đột trên nhiều mặt trận - từ thương mại và công nghệ, đến các vấn đề quân sự và tư tưởng. Mối quan hệ của họ đã chịu áp lực cao hơn vì hậu quả của đại dịch COVID-19.
Theo trang web theo dõi hàng không Aircraft Spots, tháng trước, các máy bay quân sự Mỹ, bao gồm máy bay trinh sát EP-3E và máy bay ném bom chiến lược RC-135U, đã thực hiện ít nhất 9 hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Trung Quốc đã tìm cách xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước láng giềng Đông Nam Á trong những năm gần đây, nhưng Drew Thompson, chuyên gia nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew), thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết Trung Quốc có nguy cơ gây nguy hiểm cho những mối quan hệ đó nếu Bắc Kinh tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Chuyên gia này nêu rõ: “Một tuyên bố như vậy sẽ làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á, những nước cho đến nay phần lớn đã ngầm chấp nhận sự quyết liệt và những sự khiêu khích của Trung Quốc, bao gồm cải tạo đất và quân sự hóa các thực thể. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ, họ sẽ bị buộc phải lựa chọn, không phải giữa Mỹ và Trung Quốc mà là giữa mối quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc và chủ quyền của chính họ”.
Việt Nam cần làm gì?
Việt Nam là quốc gia nằm trong số các quốc gia ASEAN có liên quan trực tiếp trong tranh chấp biển Đông. Chính vì vậy, nếu Trung Quốc tuyên bố một ADIZ sẽ vô cùng bất lợi cho Việt Nam. Nếu như vào thời gian năm 2013, khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên khu vực biển Hoa Đông, các quốc gia như Nhật, Mỹ, đã trực tiếp thách thức tuyên bố này bằng cách cho máy bay bay vào khu vực này mà không cần xin phép Trung Quốc. Tuy nhiên, với tiềm lực không quân của mình thì Việt Nam khó có thể thách thức Trung Quốc tương tự nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Đông. Trong quá khứ, Việt Nam đã thể hiện rõ thái độ của mình khi đã đề nghị một nội dung trong Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) là “không quốc gia nào được đơn phương tuyên bố ADIZ trên biển Đông”. Có lẽ, Việt Nam trong cương vị đang là Chủ tịch luân phiên của ASEAN cần kiên trì nhắc lại quan điểm này và thuyết phục các quốc gia ASEAN cùng đồng tình với nội dung này.
Ngoài ra, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao năng lực quốc phòng của mình. Việt Nam cũng cần mở rộng các hoạt động giao lưu quân sự trong lĩnh vực này. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã thực hiện khá thành công “ngoại giao hải quân” khi nhiều tàu chiến của nhiều quốc gia đã đến thăm và giao lưu tại các cảng biển Việt Nam, trong đó có các tàu sân bay của Hoa Kỳ. Việt Nam cũng cần tiếp tục phát huy và mở rộng các hoạt động giao lưu tương tự đối với bầu trời của mình. Được biết phía Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ ý muốn cho các máy bay ném bom P8 được xuất hiện giao lưu các lực lượng không quân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng phía Việt Nam vẫn còn đang lưỡng lự. Có lẽ, Việt Nam cần mạnh dạn và chủ động trong các hoạt động giao lưu như vậy, đó cũng là những thông điệp cứng rắn mà Việt Nam cần gửi tới “người bạn láng giềng” của mình.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào