Tưởng Năng Tiến – Thương Hoa Tiếc Ngọc |
Đụ mẹ cây bông/ Hắn không lao động/Ai trồng chật chỗ/Mày nhổ xem sao/ Máu trào thiên cổ
Nguyễn Đức Sơn
Khi còn trẻ, đôi lúc, tôi cũng (thoáng) có ý định sẽ trở thành một người cầm bút. Ở một xứ sở mà phần lớn người ta đều cầm cuốc, cầm búa, cầm kìm hay cầm súng… mà định cầm viết thì quả là một chuyện khá viển vông – nếu không muốn nói là hơi xa xỉ.
Lúc không còn trẻ (nữa) tôi mới ngộ ra rằng: bút viết nó chọn người, chứ không phải là ngược lại – trừ khi mình cứ cầm đại thì không kể. Tôi không được (hay bị) lựa và cũng không có máu liều – như phần lớn quí vị trong Hội Nhà Văn Việt Nam Đương Đại – nên chuyện viết lách kể như … trớt quớt!
Xế chiều, đôi khi, tôi lại (loay hoay) định xoay ra cầm phấn. Lại cũng chỉ “định” thế thôi, chớ rồi (ngó bộ) thấy cũng phiền. Tiếng Anh của tôi để đi chợ thì dư nhưng đi dậy thì chắc thiếu, thiếu chắc. Cứ dậy (ráng) cũng tội cho đám học trò. Thôi thì lại ngồi chơi (không) nữa đi cho nó khoẻ, bạn bè ai cũng khuyên như thế: bon chen danh lợi làm chi, cho má nó khi.
Ôi, giá mà được “như thế” thật thì (chu cha) quí hóa biết chừng nào. Tuy không cầm cuốc, cầm búa, cầm súng, cầm bút, cầm phấn, cầm kìm… nhưng tôi lại chưa bao giờ chịu ngồi chơi suông cả. Nếu không cầm ly, tôi cũng cầm chai – thường thì cả hai – kể cả lúc chạy xe. Hậu quả: tôi bị California DMVC (Department of Motor Vehicle) thu hồi bằng lái mấy lần rồi!
Qua đến lần thứ ba thì tôi đâm ra nổi tiếng, với biệt danh là “Tiến Cầm Chai.” Tăm tiếng như thế, rõ ràng, không được vinh dự gì mấy. Tôi cảm thấy không thoải mái lắm với cái “thương hiệu” này nên (từ đó) khi được mời đến nhà ai để dùng cơm, tôi luôn luôn mang theo một bó hoa – thay vì chai rượu. Nếu có ai hỏi tại sao lúc nào cũng cầm hoa thì tôi nói (trại) vì mình là… dân Đà Lạt!
Mọi người ai cũng tin như thiệt, vì ai cũng biết thành phố quê hương sinh trưởng của tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có cây trái gì ăn được cả. Không có xoài, không có nhãn, không có ổi xá lị, không có chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bòng bong, xa bu chê, măng cụt, mãng cầu, hay cam quít, mít dừa… gì ráo trọi. Chỉ toàn là bông với hoa thôi.
Cuộc sống của người dân Đà Lạt – tất nhiên – được ướp đẫm bằng đủ loại hương hoa: hoa đào, hoa lý, hoa mai, hoa mơ, hoa mận, hoa huệ, hoa trà, hoa hồng, hoa nhài, hoa mộc, hoa qùi, hoa cúc, hoa thược dược, hoa vạn thọ, hoa mười giờ, hoa rẽ quạt, hoa bìm bìm, hoa cẩm chướng, hoa tường vy, hoa ngũ sắc, hoa pensé, hoa poppy, hoa glaieul, hoa violette…
Thưở ấu thơ, trên đường đến trường, lũ bé con chúng tôi hay hái hoa để tặng nhau. Và khi tan học, trên đường về, tôi luôn luôn “kiếm” một bó hoa thật đẹp để mẹ thắp hương. Càng lớn, tôi càng lơ là chuyện mang hoa về nhà cho mẹ cúng Phật nhưng chưa bao giờ quên đem hoa để tặng đào – dù chỉ một ngày.
Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì chuyện “hái dâng người một đoá đẫm tương tư” mới (đột nhiên) chấm hết.
“Ủa sao vậy? Bộ nàng lên xe bông (đột xuất) đi về nhà người khác hay sao?”
“Không, fiancée của tui chả có đi đâu ráo trọi nhưng tui thì có. Tui lên xe Molotova để đi…cải tạo!”
Cuộc đời tôi, kể như, trào máu – đã đành. Đời hoa, thương ôi, cũng “máu trào” lai láng: Đụ mẹ cây bông/ Hắn không lao động/Ai trồng chật chỗ/Mày nhổ xem sao/ Máu trào thiên cổ. Đó là thơ của ông Sơn Núi. Ai sao tui vậy. Ai chửi bậy, tui chửi theo: Tổ cha cây hồng/Sao không lao động/Mà mày trổ bông.
Trây lười (lao động xã hội chủ nghĩa) là một thái độ không thể chấp nhận được trong chế độ mới; do đó, đất trồng bông được thay bằng những… vồng lang. Lá và đọt lang dùng để luộc, hay xào; củ để độn cơm, hoặc dùng thay cho… quà sáng! Những cây bông hiếm hoi, còn sống sót, đều phải tham dự vào công tác lễ tân – rất nặng phần tôn giáo: Nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên Người. Dâng lên tới Ðảng cả niềm tin chiếu sáng ngời.
Sang giai đoạn đổi mới, khi cái đói bớt ám ảnh mọi người thì mì và lang cũng thôi mọc tràn lan trên từng cây số. Hoa được phục hồi và được dùng vô cùng thoải mái trong việc hội họp, cũng như được tùy tiện mang dâng cho tất cả các đồng chí ở trên – chớ không chỉ dành (riêng) cho Người nữa.
Xin xem qua đôi dòng mô tả khung cảnh đại hội đại biểu nhiệm kỳ của Đảng Bộ TP Cần Thơ nha:
Hội trường nơi diễn ra đại hội được trang trí rất nhiều hoa. Cứ gọi là tràn ngập hoa, giống với khá nhiều đại hội cấp tỉnh đã diễn ra, và điều này thật khác với nhiều đại hội trước đây… Nhiều hoa quá, đại hội nhang nhác một lễ mừng công, hay lễ cúng bái ở chùa chiền, không gần với cuộc sống…
Ông Lê Thanh Hải chỉ đạo đại hội bằng việc đọc một bài viết sẵn dài 7 trang A4. Trong đó có câu: “Tăng cường quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng”, không biết có gợi cho vị đại biểu nào nhớ đến vụ công trình đại lộ Đông-Tây ở TP Hồ Chí Minh dẫn đến chuyện bắt ông Huỳnh Ngọc Sỹ vốn không xa lạ với ông Lê Thanh Hải hay không?”
Ông Hải phát biểu xong, ông Quyên rời chỗ ngồi ở đoàn chủ tịch đến giữa sân khấu đứng chờ, mời ông Hải ra để ôm và tặng hoa. Không biết xưa nay, có cấp trên nào đi chỉ đạo cấp dưới lại được cấp dưới ôm và tặng hoa như ở Cần Thơ hay không? Chỉ thấy tặng hoa giữa nơi đã tràn ngập hoa, thấy hoa không còn quý, mà thấy như đang xem sân khấu cải lương.
Ủa, chớ cải lương chút xíu thì đã sao kìa?
Cần Thơ, đất miền Nam (cái nôi của cải lương) chớ bộ Thái Bình, Quảng Bình hay Quảng Ngãi đâu mà không chịu “cải lương” – cha nội? Hơn nữa, Cần Thơ lại có bến Ninh Kiều – nơi xuất xứ hai câu ca dao (tân thời) nổi tiếng: Chiều chiều ra bến Ninh Kiều/ Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân.
Ở một địa phương bầy hầy cỡ đó thì trưng bầy hoa hoè làm cảnh, để che bớt sự nhếch nhác, là một việc làm tế nhị đáng được biểu dương. Tương tự, trao hoa cho ông Lê Thanh Hải – đại diện cao cấp nhất và tai tiếng nhất của Đảng trong ngày đại hội – cũng là một sáng kiến thần tình của ban tổ chức. Hoa vốn thanh khiết, và tạo được cảm giác thư giãn. Nó có thể giúp cho người ta… ghìm cơn mửa!
Bởi vậy ở thời này (thời đểu cáng đã lên ngôi) hoa được dùng để trang trí cho mọi dịp hội họp, và để làm đẹp cho tất cả qúi vị lãnh đạo các cấp, chớ đâu có riêng chi ông Lê Thanh Hải. Thử ngó hình những đảng viên tăm tiếng ̣(và tai tiếng) nhất của ĐCSVN coi, họ đứng đâu, ngồi đâu mà không có một lẵng hoa bên cạnh.
Thiệt là thương hoa tiếc ngọc!
Nguyễn Đức Sơn
Khi còn trẻ, đôi lúc, tôi cũng (thoáng) có ý định sẽ trở thành một người cầm bút. Ở một xứ sở mà phần lớn người ta đều cầm cuốc, cầm búa, cầm kìm hay cầm súng… mà định cầm viết thì quả là một chuyện khá viển vông – nếu không muốn nói là hơi xa xỉ.
Lúc không còn trẻ (nữa) tôi mới ngộ ra rằng: bút viết nó chọn người, chứ không phải là ngược lại – trừ khi mình cứ cầm đại thì không kể. Tôi không được (hay bị) lựa và cũng không có máu liều – như phần lớn quí vị trong Hội Nhà Văn Việt Nam Đương Đại – nên chuyện viết lách kể như … trớt quớt!
Xế chiều, đôi khi, tôi lại (loay hoay) định xoay ra cầm phấn. Lại cũng chỉ “định” thế thôi, chớ rồi (ngó bộ) thấy cũng phiền. Tiếng Anh của tôi để đi chợ thì dư nhưng đi dậy thì chắc thiếu, thiếu chắc. Cứ dậy (ráng) cũng tội cho đám học trò. Thôi thì lại ngồi chơi (không) nữa đi cho nó khoẻ, bạn bè ai cũng khuyên như thế: bon chen danh lợi làm chi, cho má nó khi.
Ôi, giá mà được “như thế” thật thì (chu cha) quí hóa biết chừng nào. Tuy không cầm cuốc, cầm búa, cầm súng, cầm bút, cầm phấn, cầm kìm… nhưng tôi lại chưa bao giờ chịu ngồi chơi suông cả. Nếu không cầm ly, tôi cũng cầm chai – thường thì cả hai – kể cả lúc chạy xe. Hậu quả: tôi bị California DMVC (Department of Motor Vehicle) thu hồi bằng lái mấy lần rồi!
Qua đến lần thứ ba thì tôi đâm ra nổi tiếng, với biệt danh là “Tiến Cầm Chai.” Tăm tiếng như thế, rõ ràng, không được vinh dự gì mấy. Tôi cảm thấy không thoải mái lắm với cái “thương hiệu” này nên (từ đó) khi được mời đến nhà ai để dùng cơm, tôi luôn luôn mang theo một bó hoa – thay vì chai rượu. Nếu có ai hỏi tại sao lúc nào cũng cầm hoa thì tôi nói (trại) vì mình là… dân Đà Lạt!
Mọi người ai cũng tin như thiệt, vì ai cũng biết thành phố quê hương sinh trưởng của tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có cây trái gì ăn được cả. Không có xoài, không có nhãn, không có ổi xá lị, không có chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bòng bong, xa bu chê, măng cụt, mãng cầu, hay cam quít, mít dừa… gì ráo trọi. Chỉ toàn là bông với hoa thôi.
Cuộc sống của người dân Đà Lạt – tất nhiên – được ướp đẫm bằng đủ loại hương hoa: hoa đào, hoa lý, hoa mai, hoa mơ, hoa mận, hoa huệ, hoa trà, hoa hồng, hoa nhài, hoa mộc, hoa qùi, hoa cúc, hoa thược dược, hoa vạn thọ, hoa mười giờ, hoa rẽ quạt, hoa bìm bìm, hoa cẩm chướng, hoa tường vy, hoa ngũ sắc, hoa pensé, hoa poppy, hoa glaieul, hoa violette…
Thưở ấu thơ, trên đường đến trường, lũ bé con chúng tôi hay hái hoa để tặng nhau. Và khi tan học, trên đường về, tôi luôn luôn “kiếm” một bó hoa thật đẹp để mẹ thắp hương. Càng lớn, tôi càng lơ là chuyện mang hoa về nhà cho mẹ cúng Phật nhưng chưa bao giờ quên đem hoa để tặng đào – dù chỉ một ngày.
Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì chuyện “hái dâng người một đoá đẫm tương tư” mới (đột nhiên) chấm hết.
“Ủa sao vậy? Bộ nàng lên xe bông (đột xuất) đi về nhà người khác hay sao?”
“Không, fiancée của tui chả có đi đâu ráo trọi nhưng tui thì có. Tui lên xe Molotova để đi…cải tạo!”
Cuộc đời tôi, kể như, trào máu – đã đành. Đời hoa, thương ôi, cũng “máu trào” lai láng: Đụ mẹ cây bông/ Hắn không lao động/Ai trồng chật chỗ/Mày nhổ xem sao/ Máu trào thiên cổ. Đó là thơ của ông Sơn Núi. Ai sao tui vậy. Ai chửi bậy, tui chửi theo: Tổ cha cây hồng/Sao không lao động/Mà mày trổ bông.
Trây lười (lao động xã hội chủ nghĩa) là một thái độ không thể chấp nhận được trong chế độ mới; do đó, đất trồng bông được thay bằng những… vồng lang. Lá và đọt lang dùng để luộc, hay xào; củ để độn cơm, hoặc dùng thay cho… quà sáng! Những cây bông hiếm hoi, còn sống sót, đều phải tham dự vào công tác lễ tân – rất nặng phần tôn giáo: Nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên Người. Dâng lên tới Ðảng cả niềm tin chiếu sáng ngời.
Sang giai đoạn đổi mới, khi cái đói bớt ám ảnh mọi người thì mì và lang cũng thôi mọc tràn lan trên từng cây số. Hoa được phục hồi và được dùng vô cùng thoải mái trong việc hội họp, cũng như được tùy tiện mang dâng cho tất cả các đồng chí ở trên – chớ không chỉ dành (riêng) cho Người nữa.
Xin xem qua đôi dòng mô tả khung cảnh đại hội đại biểu nhiệm kỳ của Đảng Bộ TP Cần Thơ nha:
Hội trường nơi diễn ra đại hội được trang trí rất nhiều hoa. Cứ gọi là tràn ngập hoa, giống với khá nhiều đại hội cấp tỉnh đã diễn ra, và điều này thật khác với nhiều đại hội trước đây… Nhiều hoa quá, đại hội nhang nhác một lễ mừng công, hay lễ cúng bái ở chùa chiền, không gần với cuộc sống…
Ông Lê Thanh Hải chỉ đạo đại hội bằng việc đọc một bài viết sẵn dài 7 trang A4. Trong đó có câu: “Tăng cường quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng”, không biết có gợi cho vị đại biểu nào nhớ đến vụ công trình đại lộ Đông-Tây ở TP Hồ Chí Minh dẫn đến chuyện bắt ông Huỳnh Ngọc Sỹ vốn không xa lạ với ông Lê Thanh Hải hay không?”
Ông Hải phát biểu xong, ông Quyên rời chỗ ngồi ở đoàn chủ tịch đến giữa sân khấu đứng chờ, mời ông Hải ra để ôm và tặng hoa. Không biết xưa nay, có cấp trên nào đi chỉ đạo cấp dưới lại được cấp dưới ôm và tặng hoa như ở Cần Thơ hay không? Chỉ thấy tặng hoa giữa nơi đã tràn ngập hoa, thấy hoa không còn quý, mà thấy như đang xem sân khấu cải lương.
Ủa, chớ cải lương chút xíu thì đã sao kìa?
Cần Thơ, đất miền Nam (cái nôi của cải lương) chớ bộ Thái Bình, Quảng Bình hay Quảng Ngãi đâu mà không chịu “cải lương” – cha nội? Hơn nữa, Cần Thơ lại có bến Ninh Kiều – nơi xuất xứ hai câu ca dao (tân thời) nổi tiếng: Chiều chiều ra bến Ninh Kiều/ Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân.
Ở một địa phương bầy hầy cỡ đó thì trưng bầy hoa hoè làm cảnh, để che bớt sự nhếch nhác, là một việc làm tế nhị đáng được biểu dương. Tương tự, trao hoa cho ông Lê Thanh Hải – đại diện cao cấp nhất và tai tiếng nhất của Đảng trong ngày đại hội – cũng là một sáng kiến thần tình của ban tổ chức. Hoa vốn thanh khiết, và tạo được cảm giác thư giãn. Nó có thể giúp cho người ta… ghìm cơn mửa!
Bởi vậy ở thời này (thời đểu cáng đã lên ngôi) hoa được dùng để trang trí cho mọi dịp hội họp, và để làm đẹp cho tất cả qúi vị lãnh đạo các cấp, chớ đâu có riêng chi ông Lê Thanh Hải. Thử ngó hình những đảng viên tăm tiếng ̣(và tai tiếng) nhất của ĐCSVN coi, họ đứng đâu, ngồi đâu mà không có một lẵng hoa bên cạnh.
Thiệt là thương hoa tiếc ngọc!
Không có nhận xét nào