Đằng sau các cuộc biểu tình chống đối sự kỳ thị trong cái chết của George Floyd là các cuộc đập phá, phóng hoả, cướp và hôi của. Tại sao nó luôn xảy ra trong các cuộc bạo loạn. Đó là một câu hỏi nhức nhối và đau đớn đã làm phiền lòng không những người có mặt trong cuộc biểu tình mà của cả những người ngoài cuộc. Thấy được những cửa hàng thương mại, nhà thuốc, siêu thị, hệ thống bán lẻ bị đốt phá, cướp bóc tan hoang ai cũng đau lòng và phẫn uất, nhất là các chủ tiệm. Những bài phỏng vấn các tiểu thương cùng nhiều video Clip ghi lại những hình ảnh đập phá thu được ở các cửa tiệm thương mại đã làm tôi không ngăn được dòng nước mắt thương cảm cho họ.
Các tiểu bang mới được mở cửa mấy ngày sau cơn đại dịch. Giới tiểu thương phải gánh chịu sự mất mát kinh tế trong vòng nửa năm qua, giờ họ lại bị phá sản bởi bao nhiêu vốn liếng tiêu tan trong phút giây. Họ khóc, con cái, gia đình họ khóc, họ chia sẻ nỗi uất hận tai bay hoạ gởi, rồi lại phải nai lưng ra quét dọn, gom góp những tan hoang đổ đi. Tuy nhiên, vết thương đau đớn này vẫn còn mãi trong lòng họ, không bao giờ phai nhạt.
Tội nhất là các cửa hàng của người Việt mình vô cớ biến thành vật tế thần cho những cơn giận trong cơn bạo loạn. Người Việt mình đến Hoa Kỳ tỵ nạn phần lớn là tay trắng trong thời gian khởi đầu, nhờ chăm chỉ làm ăn, ky cóp vốn liếng để gầy dựng những cửa tiệm hầu làm vốn sống mà trong phút chốc, tất cả bỗng tiêu tan. Thật là bất nhẫn. Đây không phải là lần đầu, người Việt mình là nạn nhân, mà sự kiện xót xa này đã từng xảy ra trong các cơn bạo loạn trong vòng 45 năm từ năm 1975 tới nay. Tôi là cư dân thành phố Los Angeles của từng ấy năm, đã từng chứng kiến các sự kiện lịch sử tương tự của các cơn bạo loạn. Những biến cố quá khứ được quay lại, kể lại trong ký ức dù khi ấy tôi bắt đầu lớn và hiểu chuyện.
Tại sao tôi gọi cuộc biểu tình mới đây là bạo loạn, vì ban đầu nó xảy ra ôn hoà sau biến thành bạo động. Hơn thế nữa, cuộc chống đối xảy ra toàn cầu chứ không chỉ riêng ở nước Mỹ. Phong trào chống đối diễn ra không chỉ để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát trong cái chết của George Floyd mà mục đích chính là nói lên ý nghĩa của cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc có hệ thống. Bao gồm những bất công kinh tế xã hội và những bất lợi mà người không phải da trắng đã phải đối mặt về cơ bản mọi khía cạnh của cuộc sống đã diễn ra trong hàng trăm năm. Do đó chúng ta thấy có nhiều cộng đồng khác chủng tộc cũng có mặt trong cuộc biểu tình như người Á Châu, Châu Mỹ La tinh, kể cả người da trắng. Tuy nhiên các cuộc biểu tình ôn hoà đột nhiên biến thành biểu tình bạo lực, đốt phá, cướp bóc và hôi của. Sự đột biến ấy có vài nguyên nhân tôi xin đan kể ở phần dưới. Khi ôn hoà chuyển qua bạo động, chúng ta phải gọi chúng là bất ổn và chính xác hơn là bạo loạn.
Tôi nhớ lại các cuộc bạo loạn xảy ra vào năm 1992 tại vùng trung nam thành phố Los Angeles vì trong lần đó nhiều cửa tiệm người Việt bị đập phá, hôi của và thiêu rụi. Cuộc bạo loạn này còn có tên gọi là cuộc nổi dậy Rodney King 1992 với kết quả 63 người chết, 2383 bị thương và hơn 12 ngàn người bị bắt. 3600 đám cháy được dập tắt, 1ngàn 100 toà nhà bị phá hủy. Cướp bóc rộng rãi cũng xảy ra. Những kẻ bạo loạn nhắm vào các cửa hàng thuộc sở hữu của người Hàn Quốc và những người châu Á khác, phản ánh căng thẳng giữa họ và cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu(da đen). Sự thiệt hại ước đoán trên 1 tỷ đô mà phần lớn tại phố Korean Town.
Cuộc bạo loạn nổ ra trong vòng 6 ngày, ngay sau khi toà tuyên án 4 cảnh sát viên vô tội vì sử dụng vũ lực quá mức trong việc bắt giữ và đánh đập Rodney King. Người thanh niên Mỹ gốc Phi Châu này đã chạy quá tốc độ và bị cảnh sát rượt đuổi đã không dừng lại, cho đến khi họ bắt được và dùng vũ lực để bắt anh ta.
Ngày ấy các tin tức đều được ghi lại bằng các cơ quan truyền thông mà TV là chính. Cảnh đốt phá, bắn giết xảy ra hỗn độn hệt như bây giờ. Người biểu tình ném bom xăng và châm lửa đốt khắp nơi. Ban đầu họ phản đối sự bất công trong việc kỳ thị của cảnh sát, sau lại nhắm vào sự kỳ thị chủng tộc của hệ thống tư pháp trong việc xét xử người Mỹ gốc Phi Châu. Cộng đồng người Đại Hàn bị làm đích nhắm của cơn giận dữ khiến người gốc Á và Việt Nam bị hoạ lây.
Sự căng thẳng giữa cộng đồng người Đại Hàn và người Mỹ gốc Phi Châu đã ngấm ngầm xảy ra từ lâu do sự khác biệt ngôn ngữ, chủng tộc, và bình đẳng xã hội. Người Đại Hàn đến định cư phần lớn ở Los Angeles và đã làm ăn buôn bán với cộng đồng người bản xứ khu Nam Los Angeles mà người ngụ cư ở phần lớn là người Mỹ gốc Phi Châu. Họ làm chủ các tiệm rượu, cây xăng, tạp hoá, dry clean, máy giặt, chợ nhỏ …v..v…Vì tình trạng nhiễu nhương ở vùng này, hầu như các chủ tiệm ai cũng thủ sẵn một cây súng để tự bảo vệ, phòng khi tiệm bị cướp vào. Tháng 3 năm 1981, một phụ nữ Đại Hàn đã bắn chết một cô bé Mỹ gốc Phi Châu 15 tuổi vì cô ăn trộm một chai nước cam. Bồi thẩm đoàn đề nghị bà ta phạm tội cố sát với án 16 năm, nhưng quan toà lại tuyên án bà ta không cố ý và chỉ cho bà phải làm việc cộng đồng 400 giờ cùng 5 năm quản thúc tại gia. Mức án quá nhẹ, khiến cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu nổi giận nhưng không làm được gì. Các biến cố khác được ghi nhận là hành động đổ dầu vào lửa. Sau đó vài tháng, sự thù hằn người Hàn Quốc khá rõ khi một người Mỹ gốc Phi Châu vào cướp một tiệm rượu và bắn chết 2 nhân viên người Hàn làm việc ở đó dù họ tuân thủ các yêu cầu của kẻ cướp. Sau đó lại có vụ cướp của người Mỹ gốc Phi Châu khi anh ta cướp tiệm bán đồ phụ tùng xe hơi của người Đại Hàn, anh bị thương khi đấu súng qua lại với chủ tiệm.
Ngày đầu cuộc bạo loạn, khi TV trực chiếu các cảnh đốt phá, hôi của ai cũng kinh hoàng. Cháy và náo loạn khắp nơi. Các cửa tiệm bàn ghế của người Việt chịu chung số phận. Hồi đó phong trào “chồng chủ tiệm bàn ghế, vợ mở tiệm móng tay” nở rộ nhất là trong giới không quân. Tôi có người trong gia đình mở tiệm bàn ghế. Nhìn các cửa tiệm bàn ghế của người Việt bị cháy và hôi của, người nhà chúng tôi rất đau lòng. Ngày bạo loạn thứ hai, các chủ tiệm còn lại chưa bị cháy vốn là dân Không Quân, bảo nhau trang bị súng ống đến tiệm ngủ qua đêm để giữ tiệm không cho cướp đập phá và cướp của. Nhờ vậy một số cửa tiệm sống sót sau 6 ngày bạo loạn, nhưng hành động đó cũng là một sự bạo gan đầy nguy hiểm vì súng đạn vô tình, nếu có giao tranh, ai bảo đảm được sự mất còn.
Khác với các cơn bạo loạn năm xưa, với sự nhanh nhạy của mạng lưới toàn cầu, ngày nay các cuộc biểu tình nổ ra nhanh và lan tràn toàn nước Mỹ chỉ trong vòng 1,2 ngày. Lần này người tham sự đông hơn và nhiều thành phần kể cả các chủng tộc khác nhau. Vì đang mùa đại dịch, sinh viên, học sinh kể cả các em tuổi teen cũng tham dự vì học đường chưa mở cửa. Các video được chính người tham dự biểu tình quay lại ghi được rất nhiều các em tuổi teen nhào vào hôi của. Có cảnh một người thanh niên lực lưỡng cầm một cái rìu chặt cây rất lớn phá cửa tiệm để mọi người vào hôi của. Chính các người phóng viên tường thuật và ghi lại được cảnh bọn cướp có tổ chức mang xe, vật dụng và thùng để chứa vật cướp được trà trộn vào đám biểu tình để khuấy động và đập phá các cửa hiệu. Có cả các thành phần da trắng cực đoan nguy hiểm dấu mình trong cuộc biểu tình để kích thích đám đông bạo động. Bây giờ sau giới nghiêm, cướp cũng vào các cửa tiệm để cướp vào ban đêm. Điều khổ tâm nhất là thành phố Los Angeles đã thả trên 4 ngàn tù nhân hồi tháng 4 do sợ họ chết trong tù vì đại dịch. Bạn tôi đã bị trộm xe vì một tù nhân mới vừa được thả sau tháng Tư 1 tháng. Một tù nhân đã giết người vài ngày sau khi được thả.
Do đó, khi nhìn vào sự cướp bóc và bạo loạn đang diễn ra ngày hôm nay, chúng ta có nhiều suy diễn. Từ cuộc sống bị đổi khác sau đại dịch đến tâm lý muốn đập phá vì chống đối bất công cũng là 1 nguyên nhân. Hơn nữa, điều quan trọng chúng ta phải hiểu rằng mọi phần của cuộc sống Mỹ đều bị vật chất hoá. Do đó, một trong những cách tốt nhất để gây gián đoạn kinh tế và thu hút sự chú ý của các quan chức chính phủ là tham gia cướp bóc và bạo loạn của người biểu tình. Các cửa tiệm của hệ thống bán lẻ như walmart, Target, các cửa tiệm đồ hiệu nổi tiếng, Nike, Vans, Louis Vuitton..v..v.. là biểu hiện của giàu có, của các tập đoàn giàu mạnh là mục tiêu cướp phá rất tốt. Tại sao? Bởi khi họ bị thiệt hại, và sợ hãi, họ là các nhà đầu tư kinh tế có tiềm năng, tiếng nói của họ có thể thay đổi được ý kiến các thượng nghị sĩ và các đại diện chính quyền để có thể thay đổi cả lập pháp. Điều này khiến mọi người phải chú ý và lắng nghe. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bị ảnh hưởng là một “tai bay vạ gió” ngoài ý muốn. Đã có đoạn video ghi lại cảnh một người phụ nữ la hét người biểu tình dừng bạo động, nhưng chẳng ai nghe. Có một phụ nữ khác, tay cầm biểu ngữ, dùng thân chắn cho 1 cửa tiệm không cho ai đập phá, quên cả sự nguy hiểm cho chính mình.
Cuối cùng, những cái gọi là cuộc biểu tình bạo lực không nên bị hiểu sai. Họ không phải là một đám đông của những người tức giận vì bị kỳ thị mà tấn công người khác. Những người biểu tình đang hủy hoại tài sản có một ý nghĩa nào đó trong việc gây sự chú ý với chính quyền. Chưa kể có các âm mưu khích và quấy động bạo động với mục đích chính trị hay cướp phá, hôi của có tổ chức, để làm xấu đi ý nghĩa cao đẹp của các cuộc biểu tình. Cướp phá và hôi của là một hành động không ai chấp nhận được nhưng nó vẫn xảy ra và sẽ tiếp tục xảy ra trong các cuộc bạo loạn của lịch sử, hôm nay và có thể vẫn sẽ lập lại trong tương lai.
https://khoahocnet.com/
Trịnh Thanh Thủy – Tại sao có cướp phá và hôi của trong cơn bạo loạn |
Tội nhất là các cửa hàng của người Việt mình vô cớ biến thành vật tế thần cho những cơn giận trong cơn bạo loạn. Người Việt mình đến Hoa Kỳ tỵ nạn phần lớn là tay trắng trong thời gian khởi đầu, nhờ chăm chỉ làm ăn, ky cóp vốn liếng để gầy dựng những cửa tiệm hầu làm vốn sống mà trong phút chốc, tất cả bỗng tiêu tan. Thật là bất nhẫn. Đây không phải là lần đầu, người Việt mình là nạn nhân, mà sự kiện xót xa này đã từng xảy ra trong các cơn bạo loạn trong vòng 45 năm từ năm 1975 tới nay. Tôi là cư dân thành phố Los Angeles của từng ấy năm, đã từng chứng kiến các sự kiện lịch sử tương tự của các cơn bạo loạn. Những biến cố quá khứ được quay lại, kể lại trong ký ức dù khi ấy tôi bắt đầu lớn và hiểu chuyện.
Tại sao tôi gọi cuộc biểu tình mới đây là bạo loạn, vì ban đầu nó xảy ra ôn hoà sau biến thành bạo động. Hơn thế nữa, cuộc chống đối xảy ra toàn cầu chứ không chỉ riêng ở nước Mỹ. Phong trào chống đối diễn ra không chỉ để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát trong cái chết của George Floyd mà mục đích chính là nói lên ý nghĩa của cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc có hệ thống. Bao gồm những bất công kinh tế xã hội và những bất lợi mà người không phải da trắng đã phải đối mặt về cơ bản mọi khía cạnh của cuộc sống đã diễn ra trong hàng trăm năm. Do đó chúng ta thấy có nhiều cộng đồng khác chủng tộc cũng có mặt trong cuộc biểu tình như người Á Châu, Châu Mỹ La tinh, kể cả người da trắng. Tuy nhiên các cuộc biểu tình ôn hoà đột nhiên biến thành biểu tình bạo lực, đốt phá, cướp bóc và hôi của. Sự đột biến ấy có vài nguyên nhân tôi xin đan kể ở phần dưới. Khi ôn hoà chuyển qua bạo động, chúng ta phải gọi chúng là bất ổn và chính xác hơn là bạo loạn.
Tôi nhớ lại các cuộc bạo loạn xảy ra vào năm 1992 tại vùng trung nam thành phố Los Angeles vì trong lần đó nhiều cửa tiệm người Việt bị đập phá, hôi của và thiêu rụi. Cuộc bạo loạn này còn có tên gọi là cuộc nổi dậy Rodney King 1992 với kết quả 63 người chết, 2383 bị thương và hơn 12 ngàn người bị bắt. 3600 đám cháy được dập tắt, 1ngàn 100 toà nhà bị phá hủy. Cướp bóc rộng rãi cũng xảy ra. Những kẻ bạo loạn nhắm vào các cửa hàng thuộc sở hữu của người Hàn Quốc và những người châu Á khác, phản ánh căng thẳng giữa họ và cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu(da đen). Sự thiệt hại ước đoán trên 1 tỷ đô mà phần lớn tại phố Korean Town.
Cuộc bạo loạn nổ ra trong vòng 6 ngày, ngay sau khi toà tuyên án 4 cảnh sát viên vô tội vì sử dụng vũ lực quá mức trong việc bắt giữ và đánh đập Rodney King. Người thanh niên Mỹ gốc Phi Châu này đã chạy quá tốc độ và bị cảnh sát rượt đuổi đã không dừng lại, cho đến khi họ bắt được và dùng vũ lực để bắt anh ta.
Ngày ấy các tin tức đều được ghi lại bằng các cơ quan truyền thông mà TV là chính. Cảnh đốt phá, bắn giết xảy ra hỗn độn hệt như bây giờ. Người biểu tình ném bom xăng và châm lửa đốt khắp nơi. Ban đầu họ phản đối sự bất công trong việc kỳ thị của cảnh sát, sau lại nhắm vào sự kỳ thị chủng tộc của hệ thống tư pháp trong việc xét xử người Mỹ gốc Phi Châu. Cộng đồng người Đại Hàn bị làm đích nhắm của cơn giận dữ khiến người gốc Á và Việt Nam bị hoạ lây.
Sự căng thẳng giữa cộng đồng người Đại Hàn và người Mỹ gốc Phi Châu đã ngấm ngầm xảy ra từ lâu do sự khác biệt ngôn ngữ, chủng tộc, và bình đẳng xã hội. Người Đại Hàn đến định cư phần lớn ở Los Angeles và đã làm ăn buôn bán với cộng đồng người bản xứ khu Nam Los Angeles mà người ngụ cư ở phần lớn là người Mỹ gốc Phi Châu. Họ làm chủ các tiệm rượu, cây xăng, tạp hoá, dry clean, máy giặt, chợ nhỏ …v..v…Vì tình trạng nhiễu nhương ở vùng này, hầu như các chủ tiệm ai cũng thủ sẵn một cây súng để tự bảo vệ, phòng khi tiệm bị cướp vào. Tháng 3 năm 1981, một phụ nữ Đại Hàn đã bắn chết một cô bé Mỹ gốc Phi Châu 15 tuổi vì cô ăn trộm một chai nước cam. Bồi thẩm đoàn đề nghị bà ta phạm tội cố sát với án 16 năm, nhưng quan toà lại tuyên án bà ta không cố ý và chỉ cho bà phải làm việc cộng đồng 400 giờ cùng 5 năm quản thúc tại gia. Mức án quá nhẹ, khiến cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu nổi giận nhưng không làm được gì. Các biến cố khác được ghi nhận là hành động đổ dầu vào lửa. Sau đó vài tháng, sự thù hằn người Hàn Quốc khá rõ khi một người Mỹ gốc Phi Châu vào cướp một tiệm rượu và bắn chết 2 nhân viên người Hàn làm việc ở đó dù họ tuân thủ các yêu cầu của kẻ cướp. Sau đó lại có vụ cướp của người Mỹ gốc Phi Châu khi anh ta cướp tiệm bán đồ phụ tùng xe hơi của người Đại Hàn, anh bị thương khi đấu súng qua lại với chủ tiệm.
Ngày đầu cuộc bạo loạn, khi TV trực chiếu các cảnh đốt phá, hôi của ai cũng kinh hoàng. Cháy và náo loạn khắp nơi. Các cửa tiệm bàn ghế của người Việt chịu chung số phận. Hồi đó phong trào “chồng chủ tiệm bàn ghế, vợ mở tiệm móng tay” nở rộ nhất là trong giới không quân. Tôi có người trong gia đình mở tiệm bàn ghế. Nhìn các cửa tiệm bàn ghế của người Việt bị cháy và hôi của, người nhà chúng tôi rất đau lòng. Ngày bạo loạn thứ hai, các chủ tiệm còn lại chưa bị cháy vốn là dân Không Quân, bảo nhau trang bị súng ống đến tiệm ngủ qua đêm để giữ tiệm không cho cướp đập phá và cướp của. Nhờ vậy một số cửa tiệm sống sót sau 6 ngày bạo loạn, nhưng hành động đó cũng là một sự bạo gan đầy nguy hiểm vì súng đạn vô tình, nếu có giao tranh, ai bảo đảm được sự mất còn.
Khác với các cơn bạo loạn năm xưa, với sự nhanh nhạy của mạng lưới toàn cầu, ngày nay các cuộc biểu tình nổ ra nhanh và lan tràn toàn nước Mỹ chỉ trong vòng 1,2 ngày. Lần này người tham sự đông hơn và nhiều thành phần kể cả các chủng tộc khác nhau. Vì đang mùa đại dịch, sinh viên, học sinh kể cả các em tuổi teen cũng tham dự vì học đường chưa mở cửa. Các video được chính người tham dự biểu tình quay lại ghi được rất nhiều các em tuổi teen nhào vào hôi của. Có cảnh một người thanh niên lực lưỡng cầm một cái rìu chặt cây rất lớn phá cửa tiệm để mọi người vào hôi của. Chính các người phóng viên tường thuật và ghi lại được cảnh bọn cướp có tổ chức mang xe, vật dụng và thùng để chứa vật cướp được trà trộn vào đám biểu tình để khuấy động và đập phá các cửa hiệu. Có cả các thành phần da trắng cực đoan nguy hiểm dấu mình trong cuộc biểu tình để kích thích đám đông bạo động. Bây giờ sau giới nghiêm, cướp cũng vào các cửa tiệm để cướp vào ban đêm. Điều khổ tâm nhất là thành phố Los Angeles đã thả trên 4 ngàn tù nhân hồi tháng 4 do sợ họ chết trong tù vì đại dịch. Bạn tôi đã bị trộm xe vì một tù nhân mới vừa được thả sau tháng Tư 1 tháng. Một tù nhân đã giết người vài ngày sau khi được thả.
Do đó, khi nhìn vào sự cướp bóc và bạo loạn đang diễn ra ngày hôm nay, chúng ta có nhiều suy diễn. Từ cuộc sống bị đổi khác sau đại dịch đến tâm lý muốn đập phá vì chống đối bất công cũng là 1 nguyên nhân. Hơn nữa, điều quan trọng chúng ta phải hiểu rằng mọi phần của cuộc sống Mỹ đều bị vật chất hoá. Do đó, một trong những cách tốt nhất để gây gián đoạn kinh tế và thu hút sự chú ý của các quan chức chính phủ là tham gia cướp bóc và bạo loạn của người biểu tình. Các cửa tiệm của hệ thống bán lẻ như walmart, Target, các cửa tiệm đồ hiệu nổi tiếng, Nike, Vans, Louis Vuitton..v..v.. là biểu hiện của giàu có, của các tập đoàn giàu mạnh là mục tiêu cướp phá rất tốt. Tại sao? Bởi khi họ bị thiệt hại, và sợ hãi, họ là các nhà đầu tư kinh tế có tiềm năng, tiếng nói của họ có thể thay đổi được ý kiến các thượng nghị sĩ và các đại diện chính quyền để có thể thay đổi cả lập pháp. Điều này khiến mọi người phải chú ý và lắng nghe. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bị ảnh hưởng là một “tai bay vạ gió” ngoài ý muốn. Đã có đoạn video ghi lại cảnh một người phụ nữ la hét người biểu tình dừng bạo động, nhưng chẳng ai nghe. Có một phụ nữ khác, tay cầm biểu ngữ, dùng thân chắn cho 1 cửa tiệm không cho ai đập phá, quên cả sự nguy hiểm cho chính mình.
Cuối cùng, những cái gọi là cuộc biểu tình bạo lực không nên bị hiểu sai. Họ không phải là một đám đông của những người tức giận vì bị kỳ thị mà tấn công người khác. Những người biểu tình đang hủy hoại tài sản có một ý nghĩa nào đó trong việc gây sự chú ý với chính quyền. Chưa kể có các âm mưu khích và quấy động bạo động với mục đích chính trị hay cướp phá, hôi của có tổ chức, để làm xấu đi ý nghĩa cao đẹp của các cuộc biểu tình. Cướp phá và hôi của là một hành động không ai chấp nhận được nhưng nó vẫn xảy ra và sẽ tiếp tục xảy ra trong các cuộc bạo loạn của lịch sử, hôm nay và có thể vẫn sẽ lập lại trong tương lai.
https://khoahocnet.com/
Không có nhận xét nào