Cái chết của George Floyd không chỉ mang đến cho nước Mỹ một khủng hoảng mới chồng lên khủng hoảng đang diễn ra mà còn làm cho những người ủng hộ và không ủng hộ tổng thống Trump tranh cãi gay gắt về khả năng lãnh đạo của ông.
Vấn đề đặt ra: Tổng thống Trump xử lý đại dịch và biểu tình như thế có hợp lý không, và liệu ông Joe Biden trong trường hợp đó có xử lý tốt hơn ông Trump không?
Tôi phân tích từng khủng hoảng một.
Đối với đại dịch Covid-19
Việc xử lý đại dịch chỉ có hai con đường, hoặc là đóng chặt cửa biên giới nội bất xuất ngoại bất nhập từ rất sớm hoặc là chấp nhận dịch tràn qua. Ngoài ra không có cách thứ ba.
Nhưng chúng ta thấy rằng, cũng như nhiều nước khác, nước Mỹ không có cơ hội đóng chặt cửa biên giới từ sớm, bởi vì dường như virus từ Vũ Hán đã lặng lẽ thâm nhập vào nhiều nước từ khi mà chưa ai lên tiếng báo động về Vũ Hán. Nếu đóng cửa nước Mỹ phải đóng trước khi Trung quốc cách ly Vũ Hán, nhưng điều đó thì không thể. Nếu ông Trump đóng cửa vào lúc đó thì từ bà Nancy Pelosi cho đến đảng Dân Chủ và những người chống ông Trump sẽ không để yên cho ông đóng cửa. Còn nếu như đóng cửa nước Mỹ sau ngày Vũ Hán cách ly thì không cần nói cũng biết là không có ý nghĩa gì.
Vì không thể đóng cửa sớm nên dịch đã bùng phát ở nước Mỹ. Sau khi dịch bùng phát, thực sự là ông Trump lúng túng. Nhưng nên nhớ là toàn bộ các lãnh đạo khác trên thế giới đều lúng túng như vậy. Ở đây sự bùng phát nhiều hay ít dường như phụ thuộc vào đặc điểm con người hoặc khí hậu tự nhiên gì đó của một khu vực chứ không liên quan nhiều vào khả năng ngăn chặn xử lý dịch. Với Covid-19, nước Mỹ cũng như nhiều nước khác khi đã có mầm dịch qua biên giới thì đều không thể chống đỡ.
Vì vậy tôi cho rằng ông Trump hay bất cứ vị tổng thống nào khác cũng đều thất thủ trước trận dịch này nếu rơi vào tình huống tương tự.
Tuy vậy ông Trump đã làm được một việc mà ít người làm được, đó là chỉ ra nguyên nhân của đại dịch là do sự che giấu thông tin từ Trung quốc và WHO. Việc làm này của ông Trump có ý nghĩa lớn đối với công cuộc chống dịch của thế giới về sau.
Cho nên tôi đánh giá ông Trump đã có công lớn trong đại dịch này.
Trần Đình Thu - Ông Donald Trump trước hai khủng hoảng lớn: góc nhìn từ Sài Gòn |
Tôi phân tích từng khủng hoảng một.
Đối với đại dịch Covid-19
Việc xử lý đại dịch chỉ có hai con đường, hoặc là đóng chặt cửa biên giới nội bất xuất ngoại bất nhập từ rất sớm hoặc là chấp nhận dịch tràn qua. Ngoài ra không có cách thứ ba.
Nhưng chúng ta thấy rằng, cũng như nhiều nước khác, nước Mỹ không có cơ hội đóng chặt cửa biên giới từ sớm, bởi vì dường như virus từ Vũ Hán đã lặng lẽ thâm nhập vào nhiều nước từ khi mà chưa ai lên tiếng báo động về Vũ Hán. Nếu đóng cửa nước Mỹ phải đóng trước khi Trung quốc cách ly Vũ Hán, nhưng điều đó thì không thể. Nếu ông Trump đóng cửa vào lúc đó thì từ bà Nancy Pelosi cho đến đảng Dân Chủ và những người chống ông Trump sẽ không để yên cho ông đóng cửa. Còn nếu như đóng cửa nước Mỹ sau ngày Vũ Hán cách ly thì không cần nói cũng biết là không có ý nghĩa gì.
Vì không thể đóng cửa sớm nên dịch đã bùng phát ở nước Mỹ. Sau khi dịch bùng phát, thực sự là ông Trump lúng túng. Nhưng nên nhớ là toàn bộ các lãnh đạo khác trên thế giới đều lúng túng như vậy. Ở đây sự bùng phát nhiều hay ít dường như phụ thuộc vào đặc điểm con người hoặc khí hậu tự nhiên gì đó của một khu vực chứ không liên quan nhiều vào khả năng ngăn chặn xử lý dịch. Với Covid-19, nước Mỹ cũng như nhiều nước khác khi đã có mầm dịch qua biên giới thì đều không thể chống đỡ.
Vì vậy tôi cho rằng ông Trump hay bất cứ vị tổng thống nào khác cũng đều thất thủ trước trận dịch này nếu rơi vào tình huống tương tự.
Tuy vậy ông Trump đã làm được một việc mà ít người làm được, đó là chỉ ra nguyên nhân của đại dịch là do sự che giấu thông tin từ Trung quốc và WHO. Việc làm này của ông Trump có ý nghĩa lớn đối với công cuộc chống dịch của thế giới về sau.
Cho nên tôi đánh giá ông Trump đã có công lớn trong đại dịch này.
Đối với sự kiện biểu tình
Trước hết vụ nạn nhân da đen George Floyd chết trong lúc bị cảnh sát bắt ở Minneapolis, hoàn toàn là hành vi cá nhân, không liên quan đến các chính sách của chính phủ ông Trump.
Sau khi sự việc xảy ra, thì biểu tình là quyền của công dân Mỹ. Nên nhớ là vấn đề không nằm ở chỗ biểu tình mà ở chỗ kèm theo bạo loạn. Nếu biểu tình mà không có bạo loạn thì không có gì để nói.
Vì vậy trách nhiệm của ông Trump không nằm ở chỗ xử lý biểu tình mà là xử lý bạo loạn.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tổng thống Donald Trump
Vậy xem xét khả năng lãnh đạo của ông Trump trong vụ này là xem xét khả năng xử lý bạo loạn như thế nào mà thôi.
Nhưng có lẽ đến nay còn hơi sớm để ông Trump xử lý bạo loạn. Thứ nhất là vì thiệt hại chưa quá lớn, và hai là chính quyền các bang cũng chưa đồng ý để chính phủ liên bang xử lý bạo loạn.
Vậy thì việc nói rằng ông Trump yếu kém trong vấn đề này là hoàn toàn không có cơ sở. Trách nhiệm chính còn nằm ở chính quyền các bang, ông Trump thực sự cũng chưa thể làm gì ngoài việc theo dõi tình hình.
Chỉ khi nào chính quyền các bang bất lực và kêu cứu thì khi đó mới đến giai đoạn xem xét khả năng dẹp bạo loạn của ông Trump. Khi đó mà ông Trump dẹp loạn không xong thì mới cho rằng ông yếu kém.
Nhưng tôi tin rằng nếu ông Trump ra tay, bạo loạn sẽ được dẹp sớm.
So sánh hai ứng viên tổng thống hiện nay
Về so sánh khả năng lãnh đạo của ông Joe Biden, đặt vấn đề này ra thì hơi khó bởi ông Joe Biden chưa làm tổng thống thì làm sao biết ông ta làm như thế nào.
Nhưng tôi cứ đặt ra giả định ông Joe Biden là tổng thống đương nhiệm lúc này đi. Nếu là như thế thì ông ấy cũng không thể làm gì tốt hơn ông Trump bởi vì ông Trump đã làm hợp lý nhất có thể rồi.
https://www.bbc.com/
Không có nhận xét nào