Tôn Vân là nghiên cứu viên chính và đồng Giám đốc của Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Stimson. Bà là chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, quan hệ Mỹ-Trung, quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, và các chế độ chuyên chế.
ầu tháng Năm, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đối đầu với nhau dọc theo biên giới tranh chấp xa xôi của họ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Trong 40 ngày, cả hai bên đã tham gia vào một cuộc chiến đấu căng thẳng, nhưng sự hòa hoãn mong manh vẫn được duy trì. Vào ngày 15 tháng Sáu, tất cả đã thay đổi. Đánh nhau bằng những tảng đá và những thanh chùy gỗ cuốn dây thép gai, hàng chục binh sĩ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tay đôi dọc theo những rặng núi hoang vắng trên các hẻm núi. Một số binh sĩ đã bị chết do ngã từ độ cao hàng trăm mét.
Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia đông dân nhất thế giới và đều được trang bị vũ khí hạt nhân - hiện đang mắc kẹt vào một cuộc khủng hoảng xung đột biên giới nguy hiểm nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. Hiện tại, niềm hy vọng về những cái đầu lạnh sẽ thắng thế ở Bắc Kinh và New Delhi đang dần tiêu tan.
Xung đột nổ ra ở khu vực phía Tây của vùng biên giới đang tranh chấp, giữa Ladakh do Ấn Độ kiểm soát và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát. Việc leo thang triển khai quân đội, sự căng thẳng và số binh sĩ hi sinh đã đẩy căng thẳng lên mức cao nhất trong hơn 50 năm qua. Trong khi cả Trung Quốc và Ấn Độ đã thể hiện sự quan tâm rõ ràng đối với việc hạ nhiệt và đối thoại - thể hiện bằng những tuyên bố tương đối bình tĩnh và không mang tính leo thang của họ sau cuộc giao tranh chết người vào ngày 16 tháng Sáu - nhưng những diễn biến mới nhất đã đánh dấu mức xấu nhất trong quan hệ song phương. Bây giờ, thực hiện việc khôi phục một nền hòa bình đầy mong manh sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc đưa ra những tuyên bố hòa hoãn.
Thời gian và bản chất của cuộc đối đầu ở dãy Hy Mã Lạp Sơn đặt ra những câu hỏi quan trọng về các tính toán chiến lược và mục tiêu chiến thuật của Trung Quốc. Về mặt chiến thuật, Trung Quốc muốn chấm dứt cuộc chạy đua cơ sở hạ tầng về vũ trang dọc biên giới, nhưng về mặt chiến lược, họ không vội vàng giải quyết các tranh chấp khi nước này coi Ấn Độ là một cường quốc lục địa. Trung Quốc đang thúc đẩy việc giành lại lãnh thổ bị chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1962 như là một phản ứng đối với việc bít lỗ hổng của mình do đại dịch COVID-19 và mối quan hệ đang xấu đi với Hoa Kỳ.
Một số nhà quan sát bên ngoài có thể coi sự đối kháng với Ấn Độ là không khôn ngoan về mặt chiến lược - xét cho cùng, Bắc Kinh có vẻ không thận trọng khi đối đầu trên một địa hình đồi núi cằn cỗi với một nước láng giềng quan trọng, rộng lớn - nhưng Trung Quốc tin rằng họ cần đối kháng với Ấn Độ bằng bất cứ giá nào. Sự cân nhắc của Bắc Kinh về những ưu điểm và nhược điểm trong các chính sách đối với đường biên giới đang tranh chấp sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định khu vực và mối quan hệ địa chính trị giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
BỐI CẢNH
Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang có ba vùng tranh chấp biên giới: phía Đông (90.000 ki-lô-mét vuông ở Arunachal), vùng ở giữa (gần Nepal) và phía Tây (33.000 ki-lô-mét vuông ở Aksai Chin / Ladakh). Những bất đồng kéo dài về biên giới đã gây khó khăn cho mối quan hệ song phương kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ năm 1947 và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Những khác biệt như vậy đã dẫn đến ít nhất một cuộc chiến - cuộc chiến tranh Trung-Ấn vào năm 1962 ở cả phía Đông phía Tây - cùng hàng loạt các cuộc chạm trán và những bế tắc kể từ đó.
Tình hình với các khu vực phía Đông và phía Tây đặc biệt nghiêm trọng đối với Trung Quốc. Khu vực phía Đông - bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ (mà đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ tuyên bố là lãnh thổ của Trung Quốc vào năm 2006) - bao gồm quận Tawang, quê hươngcủa Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 6. Bất kỳ sự thừa nhận nào về chủ quyền của Ấn Độ đối với khu vược này sẽ làm suy yếu chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng, vì điều này sẽ ám chỉ Đức Đạt Lai Lạt Ma là người Ấn Độ. Đường bộ trực tiếp duy nhất (Quốc lộ G219) nối Khu tự trị Tân Cương và Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc nằm trọn trong Khu vực phía Tây - Aksai Chin. Trong trường hợp bất ổn lớn ở một trong hai khu vực, nơi sinh sống của hàng triệu dân tộc thiểu số, Trung Quốc sẽ phải bám lấy Quốc lộ G219 để tiếp cận đến hai khu vực này. Nói cách khác, mất quyền kiểm soát Aksai Chin sẽ gây nguy hiểm cho sự ổn định của toàn bộ biên giới phía Tây của Trung Quốc.
Kể từ năm 2016, Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng đáng kể ở bên cạnh biên giới. Điều này đã được thực hiện vì cả lý do chiến lược lẫn chiến thuật. Yếu tố chiến lược là Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc (2016-2020) và các quy định mới về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở các khu vực biên giới vốn đã được công bố vào năm 2016. Không giống như các kế hoạch trước đó, vốn chỉ tập trung vào phát triển đường nội bộ trong khu vực biên giới, Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 ưu tiên một mạng lưới giao thông liên vùng thông qua “chiến lược hợp nhất quân sự-dân sự”. Sự ủy trị lãnh thổ này yêu cầu quân đội và chính quyền địa phương ở khu vực biên giới cùng nhau thúc đẩy việc xây dựng đường bộ ra bên ngoài để kết nối với các mạng lưới đường bộ xuyên quốc gia.
Xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới khớp với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, sáng kiến chính sách đối ngoại hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình liên quan đến việc sử dụng phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu để mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Xây dựng đường sá hướng về Ấn Độ được coi là một trong năm lĩnh vực ưu tiên (các khu vực khác là Bắc Triều Tiên, Myanmar, Nga và Mông Cổ) được quy định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 phù hợp với chiến dịch này. Tuy nhiên, do tranh chấp biên giới, việc xây dựng đường hướng về Ấn Độ chắc chắn đã gặp khó khăn. Sự phát triển cơ sở hạ tầng dẫn sự đình trệ xây dựng tại Doklam năm 2017 cũng bắt nguồn từ sự ủy trị tương tự.
Các cân nhắc về yếu tố địa phương và chiến thuật cũng tác động tới quá trình ra quyết định của Trung Quốc. Theo truyền thống, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều quan tâm đến sự hiện diện và kiểm soát vững chắc ở khu vực phía Đông biên giới, có thể được truy nguyên ngay từ các cuộc tuần tra biên giới của Quân đội Assam Rifles của Ấn Độ và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong thập niên 1950. Sự hiện diện dai dẳng đã tạo ra nhiều mơ hồ trong kiểm soát thực tế của cả hai bên tại vùng lãnh thổ đang tranh chấp, cũng như sự hiểu biết về động thái của cả hai bên đối với các vùng này - kết quả là, mỗi bên đều có ít cơ hội làm chủ tình hình hơn. Tuy nhiên, ở khu vực phía Tây, do độ cao và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không bên nào có thể đóng quân lâu dài ở một số khu vực nhất định, để lại nhiều dư địa cho những thay đổi nhỏ về bố trí lực lượng và kiểm soát các vùng lãnh thổ trong khu vực tranh chấp. Đây là lý do tại sao căng thẳng có xu hướng bùng phát ở khu vực phía Tây thường xuyên hơn nhiều so với khu vực phía Đông trong những năm gần đây - có nhiều khả năng cho sự bài binh bố trận, sự sẵn sàng tấn công và khả năng thay đổi chiến thuật.
BÙNG NỔ: PHÒNG TUYẾN KIỂM SOÁT THỰC TẾ NÀO?
Cuộc đụng độ hiện nay bắt đầu vào ngày 5 tháng Năm với các cuộc đối đầu trực tiếp gần hồ Pangong ở Ladakh giữa 250 binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ. Cuộc đụng độ giữa 150 binh sĩ khác dọc biên giới Sikkim-Tây Tạng xảy ra bốn ngày sau đó. Một số cuộc họp đã diễn ra để tìm cách giải quyết bế tắc, bao gồm các cuộc họp của sĩ quan quân đội vào các ngày 18, 20, 22 và 23 tháng Nawm; các tham vấn ngoại giao vào cuối tháng Năm và đầu tháng Sáu; và một cuộc họp cấp chỉ huy quân đoàn cấp cao ở Moldo vào ngày 6 tháng Sáu. Bất chấp “sự đồng thuận quan trọng” đạt được tại cuộc họp ngày 6 tháng Sáu, chín ngày sau đó, các cuộc đụng độ chết người đã nổ ra.
Người Trung Quốc đã gán các vụ xâm nhập và đụng độ cho việc xây dựng đường bộ và đường không của Ấn Độ tại Thung lũng Galwan, trong khi thực tế, Trung Quốc cũng đang xây dựng các con đường như vậy ở khu vực gần đó. Việc xây dựng như vậy không chỉ thúc đẩy các yêu sách chủ quyền, mà còn củng cố các vị trí chiến lược và lợi thế chiến thuật. Ấn Độ đã nhấn mạnh rằng việc xây dựng của Trung Quốc đã diễn ra trên lãnh thổ Ấn Độ, hoặc ít nhất là nằm trên Phòng tuyến kiểm soát thực tế (LAC) thuộc Ấn Độ, hoặc nằm trên đường biên giới trên thực tế. Nhưng đó chính xác là vấn đề - không có sự đồng thuận giữa hai bên về một LAC được cả hai cùng chấp nhận.
Trong lịch sử, Trung Quốc luôn gắn với LAC ngày 7 tháng 11 năm 1959 và Ấn Độ gắn với LAC ngày 8 tháng 9 năm 1962. Trung Quốc cho rằng lãnh thổ giữa hai LAC bị Ấn Độ chiếm đóng một cách bất công trong suốt ba năm đó và chính xác là nguyên nhân của Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962. Cho đến nay, cả hai bên đều khẳng định rằng họ đã hoạt động trong phạm vi LAC theo các phân định cạnh tranh nhau này.
BA “KHÔNG” CỦA TRUNG QUỐC: KHÔNG CÓ VỊ TRÍ ĐÓNG QUÂN CỦA TRUNG QUỐC, KHÔNG LÀM RÕ VỀ PHÒNG TUYẾN KIỂM SOÁT THỰC TẾ, VÀ KHÔNG VỘI VÀNG
Trung Quốc coi sự phát triển cơ sở hạ tầng của Ấn Độ trong khu vực mà Trung Quốc rút lui sau chiến tranh năm 1962 là một nỗ lực nhất quán và lặp đi lặp lại của Delhi mà “cần phải sửa chữa cứ sau dăm năm”. Theo các nhà phân tích thuộc chính phủ Trung Quốc mà tôi đã nói chuyện, điều kiện tiên quyết để Trung Quốc không được đưa quân vào vùng cách 20 km tính từ LAC năm 1959 (Trung Quốc không thừa nhận LAC năm 1962 của Ấn Độ) là Ấn Độ cũng sẽ không đưa quân vào đây. Tuy nhiên, lập trường đó của Trung Quốc dường như không dựa trên sự đồng thuận của Ấn Độ. Đối với Trung Quốc, cuộc chạy đua xây dựng cơ sở hạ tầng vũ trang ở khu vực biên giới đã cho phép các cuộc xâm nhập lặp lại và làm thay đổi hiện trạng, và do đó cần phải chấm dứt. Nếu không, tất cả những điều Trung Quốc đạt được thông qua cuộc chiến năm 1962 sẽ là vô ích.
Cuộc đụng độ Daulat Beg Oldi 2013 là một ví dụ điển hình cho cuộc chạy đua xây dựng cơ sở hạ tầng vũ trang như vậy. Trong cuộc đụng độ đó, Trung Quốc đã dựng trại trong khu vực, dẫn đến việc Ấn Độ trả đũa bằng chính sự bao vây của mình. Cuộc chạm trán kéo dài 20 ngày đã kết thúc với việc Trung Quốc tháo dỡ các boongke gần Depsang, Ấn Độ tháo dỡ các boongke ở Chumar, và cả hai bên đều rút lui.
Các quan chức Trung Quốc không muốn tham gia vào các trận chiến pháp lý và chính trị trong việc làm rõ LAC, vốn là ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ trước năm 2003 (năm mà New Delhi chính thức công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc). Bất chấp sự nổi bật trong lịch sử và tầm quan trọng của LAC, kể từ năm 2008, việc làm rõ LAC đã bị loại bỏ khỏi các tài liệu song phương chính thức.
Trung Quốc coi việc làm rõ LAC là bất khả thi, đơn giả là vì hai bên không cùng chia sẻ các quan điểm hoặc các hồ sơ lịch sử. Nỗ lực làm rõ LAC sẽ không mang lại sự rõ ràng mà chỉ tạo ra hỗn loạn và phức tạp. Theo logic này, Trung Quốc cho rằng việc giải quyết tranh chấp biên giới chỉ có thể đến từ một thỏa thuận chính trị trọn vẹn với Ấn Độ, chứ không phải dùng đến các xảo thuật chính trị. Trong lịch sử, niềm hi vọng của Thủ tướng Chu Ân Lai, trong trao đổi về chủ quyền, theo đó chủ quyền của Ấn Độ ở khu vực phía Đông còn chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực phía Tây, đã bị Thủ tướng Jawaharlal Nehru từ chối. Từ năm 1960 đến năm 1980 - từ Chu Ân Lai đến Đặng Tiểu Bình - Bắc Kinh đã liên tục bị từ chối sự đề xuất đó. Tuy nhiên, Ấn Độ đã từ chối đề xuất đó cho đến khi Trung Quốc bắt đầu điều chỉnh vị trí của mình vào thập niên năm 1980 và coi Tawang là một vấn đề không thể giải quyết được. Thỏa thuận đó không còn trên bàn đàm phán.
Trung Quốc thấy Ấn Độ đang được khuyến khích bởi sự liên kết chiến lược với Hoa Kỳ - được Washington nêu rõ trong ‘Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương’. Sự táo bạo như vậy được cho là đã trực tiếp dẫn đến việc hủy bỏ Điều 370 của Hiến pháp Ấn Độ năm 2019, xóa bỏ quyền tự trị hạn chế của Ladakh và biến nó thành Lãnh thổ Liên minh trực thuộc chính quyền trung ương Ấn Độ. Lãnh thổ Liên minh Ladakh bao gồm Aksai Chin (hiện thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc), và rất quan trọng đối với sự kiểm soát của Trung Quốc đối với “các biên giới sắc tộc” của họ ở Tây Tạng và Tân Cương, và đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại thời điểm thành lập Liên minh này. Vị thế của Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu này càng làm trầm trọng thêm sự nghi ngờ của Bắc Kinh. Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lúc bấy giờ Alice Wells đã chỉ trích “sự hung hãn” của Trung Quốc như là một “sự khiêu khích và quấy rối” vào ngày 21 tháng Năm, và đã lặp lại tương tự khi Tổng thống Donald Trump đề nghị được đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Trung Quốc và Ấn Độ vài ngày sau đó. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều từ chối lời đề nghị của Trump. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, Modi đã nhanh chóng làm dịu đi sự từ chối bằng cách nói chuyện điện thoại trực tiếp với Trump ba ngày sau đó, và chấp nhận lời mời của Trump tới Hội nghị thượng đỉnh G-7, một dấu hiệu của sự mơ hồ và tối nghĩa về mặt chiến lược.
Do đại dịch COVID-19 và những lời chỉ trích kéo dài trên toàn cầu mà Trung Quốc phải chịu bởi trách nhiệm của nó trong việc phản ứng chậm trễ với đại dịch, các quan chức ở Bắc Kinh cảm thấy đặc biệt dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công vào Trung Quốc, trong các cuộc hội đàm ngoại giao và cả trong thực tế. Trung Quốc đã có xu hướng phản ứng mạnh mẽ và quyết đoán hơn, trong đó đưa hình ảnh của “Các chiến binh Sói” trong các hoạt động ngoại giao và hoạt động quân sự/bán quân sự. Các nhà ngoại giao và phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đã được huy động tổng lực để bảo vệ danh tiếng của Trung Quốc và tấn công bất kỳ sự chỉ trích nào trên toàn cầu. Đồng thời, Trung Quốc đã xua đuổi các ngư dân người Việt Nam trên Biển Đông do nhận thức rằng Việt Nam đã tận dụng tình trạng cách ly xã hội của Trung Quốc vào tháng Hai và tháng Ba. Vào thời điểm này, Bắc Kinh khao khát dành chiến thắng trong chính sách đối ngoại và không có hứng thú với bất kỳ thất bại hay sự vượt qua giới hạn nào, bởi nó sợ sự bất mãn trong nước, vốn đã dâng cao do cuộc khủng hoảng COVID-19, nay lại có thể tiếp tục trỗi dậy.
Điều đó dẫn đến một câu hỏi quan trọng khác: Có phải xung đột Ladakh đã được đoán định từ trước? Nói cách khác, có phải Trung Quốc đã chủ động khơi mào xung đột để chuyển sự chú ý từ trong nước ra khỏi việc xử lý yếu kém của chính phủ đối với đại dịch ở giai đoạn đầu?
Ít nhất có ba bằng chứng thực tế chống lại lý thuyết này. Đầu tiên, kể từ khi bắt đầu xung đột, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một cách tiếp cận chủ động vừa phải đối với những căng thẳng này, thay vì thổi phồng chủ nghĩa dân tộc trong nước bằng các tiêu đề giật gân trên truyền thông và bơm các tin tức có chủ ý lên mạng Internet, vốn là những yếu tố không thể thiếu của một chiến dịch phối hợp. Thứ hai, kể từ đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã khuấy động các cuộc xung đột để gia tăng sự ổn định trong nước, nhưng điều này chủ yếu tập trung vào Đài Loan, Hồng Kông, Biển Đông và Hoa Kỳ. Người ta có thể lập luận rằng Trung Quốc đã mở quá nhiều “mặt trận” ngoại giao, nhưng về mặt quân sự, Trung Quốc luôn cẩn thận để tránh cuộc đối đầu hai mặt với Mỹ ở phía Đông và Ấn Độ ở phía Tây. Với kế hoạch của Bắc Kinh để khởi xướng luật an ninh Hồng Kông trong các phiên họp quốc hội vào tháng Năm, và sự bất định đang gia tăng trên eo biển Đài Loan sau sự tái đắc cử của Tổng thống Thái Anh Văn vào ngày 20 tháng Năm, không chắc là Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho cuộc xung đột Ladakh xảy ra vào thời điểm này. Thứ ba, các chuyên gia hàng đầu về Nam Á của Trung Quốc đã không được hỏi ý kiến cho đến khoảng mười ngày sau khi bắt đầu xảy ra xung đột. Sự tham gia muộn của giới tư vấn chính sách cho thấy rằng cuộc xung đột không nằm trong kế hoạch.
Cuộc khủng hoảng hiện nay là kết quả của việc Trung Quốc phản ứng với nhận thức rằng Ấn Độ đã đâm sau lưng bằng cách di chuyển vào các vùng lãnh thổ mà Trung Quốc coi là nằm ngoài giới hạn của Ấn Độ. Thời điểm duy nhất của COVID-19, bối cảnh của sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc và sự tự nhận thức về tính dễ tổn thương của Trung Quốc đều góp phần tạo ra cảm giác bất an trong giới lãnh đạo Bắc Kinh. Tất cả các yếu tố này đã làm trầm trọng thêm phản ứng của Trung Quốc đối với những gì có thể là xung đột phổ biến ở các vùng biên giới đang tranh chấp.
CÁC MỤC TIÊU CHIẾN THUẬT CỦA TRUNG QUỐC
Một số người cho rằng việc Trung Quốc đụng độ với Ấn Độ ở Ladakh là một chiến lược không khôn ngoan. Làm như vậy chắc chắn sẽ làm tổn hại danh tiếng của Trung Quốc trong quân đội, đoàn ngoại giao và dân chúng tại Ấn Độ. Động thái này cũng có thể thúc đẩy New Delhi hợp tác chặt chẽ hơn với Washington. Nhưng đối với Bắc Kinh, việc phản ứng mạnh vì lợi ích và yêu sách lãnh thổ của mình là đáng giá. Ấn Độ được cho là không đáng tin cậy về mặt chiến lược để bắt đầu và Trung Quốc không quan tâm đến việc chấp nhận nỗ lực của Ấn Độ nhằm nâng cao vị thế của mình trong các tranh chấp lãnh thổ để đổi lấy những nhượng bộ từ Trung Quốc. Đó gần như là một quy tắc đã được thiết lập trong sự ứng xử của Trung Quốc với Ấn Độ: đã từng đối phó với Ấn Độ trong quá khứ, việc từ bỏ như vậy sẽ không được coi là thiện chí của Trung Quốc, mà là một sự nhượng bộ do sức mạnh của Ấn Độ. Điều này sẽ chỉ dẫn đến hành vi thậm chí còn mạnh mẽ hơn của Ấn Độ trong thời gian tới.
Nếu thể không bảo vệ được tình hữu nghị chiến lược với Ấn Độ, thì sự xung đột sẽ giải phóng không gian cho các lợi ích chiến thuật của Trung Quốc. Theo các cơ quan truyền thông thân Bắc Kinh, trong ngắn hạn, mục tiêu chiến thuật của Trung Quốc dường như rõ ràng để nâng cao vị thế của mình một cách gần như để vươn tới đường chiếm đóng vào cuối cuộc chiến năm 1962. Điều này sẽ đẩy sự hiện diện của Trung Quốc đến ngã tư sông Galwan và sông Shyok, khiến Thung lũng Galwan vượt quá giới hạn đối với Ấn Độ. Việc xây dựng các điểm đồn trú của Trung Quốc ở vị trí này rõ ràng chỉ ra hướng này. Thật vậy, tuyên bố từ Bộ Tư lệnh miền Tây của Trung Quốc sau cuộc đụng độ cuối cùng vào ngày 16 tháng Sáu đã xác nhận vị trí này. Nó tuyên bố rằng chủ quyền đối với thung lũng Galwan luôn thuộc về Trung Quốc. Liệu vị trí này có bền vững hay không vẫn chưa rõ ràng, vì Trung Quốc có thể sẽ không thể đóng quân tại địa điểm này trong những tháng mùa Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc coi những hành động này là sự trả đũa về mặt quân sự đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng bền bỉ của Ấn Độ trong khu vực, bao gồm cả đường bộ và đường phi đạo, đặc biệt là việc hoàn thành Đường Darbuk-Shayok-DBO vào tháng Tư năm 2019. Những hành động này cũng là sự trả đũa đối với việc tạo ra Lãnh thổ Liên minh Ladakh vào tháng Tám năm 2019, bao gồm khu vực lãnh thổ Trung Quốc ở khu vực phía Tây của ranh giới Trung Quốc-Ấn Độ vào “khu vực xác lập quyền tài phán hành chính” của Ấn Độ trong bản đồ phát hành lại của Ấn Độ.
Nếu có một tin tốt lành nào đó, thì đó là: sự hỗn loạn là cần thiết (nhưng không đủ) để củng cố một LAC mà không bên nào sẽ đồng thuận nhưng cả hai có thể sẽ chấp nhận trong tương lai. Xét cho cùng, Trung Quốc không có khuynh hướng chấp nhận việc làm rõ LAC, dựa trên bằng chứng lịch sử, do đó, LAC chỉ có thể được củng cố trên đất liền. Giải pháp cuối cùng của các tranh chấp biên giới sẽ phải dựa trên các cuộc đàm phán ngoại giao. Có được một LAC được chấp nhận lẫn nhau sẽ là sự khởi đầu của quá trình đó.
Tin xấu là quá trình này sẽ kéo dài, gây bất ổn và có thể bao gồm nhiều thương vong hơn. Không bên nào sẽ dễ dàng từ bỏ các mục tiêu chiến thuật của họ. Theo nghĩa đó, bế tắc hiện tại khó có thể có được một giải pháp nhanh chóng. Cuộc đụng độ Daulat Beg Oldi năm 2013 đã diễn ra trong vòng 20 ngày trước khi người Ấn Độ đồng ý tháo dỡ các boongke trong khu vực Chumar và Trung Quốc đã rút lui. Cuộc đụng độ Doklam 2017 kéo dài lâu hơn nhiều - 72 ngày - và kết thúc bằng việc rút quân của cả hai bên. Nếu những tiền lệ này đóng vai trò là chỉ số, Trung Quốc và Ấn Độ cuối cùng sẽ tiến hành đàm phán và cùng rút quân. Tuy nhiên, thậm chí nhiều khả năng cả hai bên sẽ lén quay trở lại trong năm sau để xâm phạm vào những gì cả hai tin là lãnh thổ chính đáng của họ. Trọng tâm của vấn đề là Ấn Độ tin rằng công trình mà họ đang tiến hành nằm trên lãnh thổ không thể tranh cãi của mình. Nhưng vì không có ranh giới, người Trung Quốc xem việc xây dựng của Ấn Độ là sự thay đổi hiện trạng. Hai quan điểm này sẽ khó hòa hợp.
Tối thiểu, sự cùng rút quân sẽ làm giảm căng thẳng hiện tại. Trung Quốc hiểu rằng cả hai bên sẽ quay trở lại để thay đổi hiện trạng và cải thiện vị thế của mình, Bắc Kinh đang đi trước Ấn Độ, khiến New Delhi sa lầy, và buộc nó cuối cùng phải “chấp nhận thực tế”, và phải thỏa hiệp về phân định biên giới. Tất nhiên, thủ thuật của Bắc Kinh là duy trì cuộc đụng độ trên mặt đất mà không gây ra chiến tranh. Đó là một quá trình kéo dài sự va chạm và làm tiêu hao sinh lực đối phương. Mục tiêu chiến thuật để trở lại đường chiếm đóng vào cuối cuộc chiến năm 1962 có thể là một động thái nhằm tăng cường vị thế đàm phán của Trung Quốc và buộc Ấn Độ phải chấp nhận.
PHẦN KẾT LUẬN
Cuộc đụng độ Ladakh có thể không tạo ra sự ngạc nhiên. Các sự kiện tương tự đã xảy ra dọc theo đường biên giới đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong nhiều năm, nhưng chỉ có một vài sự kiện nóng nhất khiến truyền thông chú ý. Bắc Kinh tin rằng Ấn Độ đang khai thác thời kỳ suy yếu của Trung Quốc và kết quả là phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc. Về mặt chiến lược, nó có thể không giúp đạt được mục tiêu mong muốn của Trung Quốc là giữ Ấn Độ trung lập. Nhưng kể từ khi Bắc Kinh coi Ấn Độ không thể duy trì tính trung lập, thì những lợi ích chiến thuật của Trung Quốc có thể buộc Ấn Độ phải xuống thang đối với các tranh chấp biên giới, khiến Ấn Độ nản lòng đối với các tham vọng khu vực và toàn cầu của mình, và nhắc nhở Ấn Độ về nhu cầu thỏa hiệp cuối cùng có thể không phải là trường hợp tồi tệ nhất trong phân tích lợi ích-chi phí của Trung Quốc. Về mặt chiến thuật, Trung Quốc dường như đang nhắm đến những gì họ đạt được trong cuộc chiến năm 1962. Bất chấp những gì người ngoài có thể coi là sai lầm của Trung Quốc, Trung Quốc khó có thể thay đổi đánh giá chiến lược hiện tại. Trung Quốc và Ấn Độ cuối cùng sẽ tìm thấy một sự thỏa hiệp nhằm giảm thiểu thương vong và chấm dứt tình trạng bế tắc của Ladakh, vì họ không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, một đường biên giới chưa được phân định rõ ràng sẽ tiếp tục gây mất ổn định, tiềm ẩn xung đột và tạo ra nhiều cuộc đụng độ mới trong tương lai./.
Tôn Vân – Đánh giá chiến lược của Trung Quốc về xung đột LADAKH |
Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia đông dân nhất thế giới và đều được trang bị vũ khí hạt nhân - hiện đang mắc kẹt vào một cuộc khủng hoảng xung đột biên giới nguy hiểm nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. Hiện tại, niềm hy vọng về những cái đầu lạnh sẽ thắng thế ở Bắc Kinh và New Delhi đang dần tiêu tan.
Xung đột nổ ra ở khu vực phía Tây của vùng biên giới đang tranh chấp, giữa Ladakh do Ấn Độ kiểm soát và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát. Việc leo thang triển khai quân đội, sự căng thẳng và số binh sĩ hi sinh đã đẩy căng thẳng lên mức cao nhất trong hơn 50 năm qua. Trong khi cả Trung Quốc và Ấn Độ đã thể hiện sự quan tâm rõ ràng đối với việc hạ nhiệt và đối thoại - thể hiện bằng những tuyên bố tương đối bình tĩnh và không mang tính leo thang của họ sau cuộc giao tranh chết người vào ngày 16 tháng Sáu - nhưng những diễn biến mới nhất đã đánh dấu mức xấu nhất trong quan hệ song phương. Bây giờ, thực hiện việc khôi phục một nền hòa bình đầy mong manh sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc đưa ra những tuyên bố hòa hoãn.
Thời gian và bản chất của cuộc đối đầu ở dãy Hy Mã Lạp Sơn đặt ra những câu hỏi quan trọng về các tính toán chiến lược và mục tiêu chiến thuật của Trung Quốc. Về mặt chiến thuật, Trung Quốc muốn chấm dứt cuộc chạy đua cơ sở hạ tầng về vũ trang dọc biên giới, nhưng về mặt chiến lược, họ không vội vàng giải quyết các tranh chấp khi nước này coi Ấn Độ là một cường quốc lục địa. Trung Quốc đang thúc đẩy việc giành lại lãnh thổ bị chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1962 như là một phản ứng đối với việc bít lỗ hổng của mình do đại dịch COVID-19 và mối quan hệ đang xấu đi với Hoa Kỳ.
Một số nhà quan sát bên ngoài có thể coi sự đối kháng với Ấn Độ là không khôn ngoan về mặt chiến lược - xét cho cùng, Bắc Kinh có vẻ không thận trọng khi đối đầu trên một địa hình đồi núi cằn cỗi với một nước láng giềng quan trọng, rộng lớn - nhưng Trung Quốc tin rằng họ cần đối kháng với Ấn Độ bằng bất cứ giá nào. Sự cân nhắc của Bắc Kinh về những ưu điểm và nhược điểm trong các chính sách đối với đường biên giới đang tranh chấp sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định khu vực và mối quan hệ địa chính trị giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
BỐI CẢNH
Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang có ba vùng tranh chấp biên giới: phía Đông (90.000 ki-lô-mét vuông ở Arunachal), vùng ở giữa (gần Nepal) và phía Tây (33.000 ki-lô-mét vuông ở Aksai Chin / Ladakh). Những bất đồng kéo dài về biên giới đã gây khó khăn cho mối quan hệ song phương kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ năm 1947 và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Những khác biệt như vậy đã dẫn đến ít nhất một cuộc chiến - cuộc chiến tranh Trung-Ấn vào năm 1962 ở cả phía Đông phía Tây - cùng hàng loạt các cuộc chạm trán và những bế tắc kể từ đó.
Tình hình với các khu vực phía Đông và phía Tây đặc biệt nghiêm trọng đối với Trung Quốc. Khu vực phía Đông - bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ (mà đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ tuyên bố là lãnh thổ của Trung Quốc vào năm 2006) - bao gồm quận Tawang, quê hươngcủa Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 6. Bất kỳ sự thừa nhận nào về chủ quyền của Ấn Độ đối với khu vược này sẽ làm suy yếu chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng, vì điều này sẽ ám chỉ Đức Đạt Lai Lạt Ma là người Ấn Độ. Đường bộ trực tiếp duy nhất (Quốc lộ G219) nối Khu tự trị Tân Cương và Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc nằm trọn trong Khu vực phía Tây - Aksai Chin. Trong trường hợp bất ổn lớn ở một trong hai khu vực, nơi sinh sống của hàng triệu dân tộc thiểu số, Trung Quốc sẽ phải bám lấy Quốc lộ G219 để tiếp cận đến hai khu vực này. Nói cách khác, mất quyền kiểm soát Aksai Chin sẽ gây nguy hiểm cho sự ổn định của toàn bộ biên giới phía Tây của Trung Quốc.
Kể từ năm 2016, Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng đáng kể ở bên cạnh biên giới. Điều này đã được thực hiện vì cả lý do chiến lược lẫn chiến thuật. Yếu tố chiến lược là Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc (2016-2020) và các quy định mới về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở các khu vực biên giới vốn đã được công bố vào năm 2016. Không giống như các kế hoạch trước đó, vốn chỉ tập trung vào phát triển đường nội bộ trong khu vực biên giới, Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 ưu tiên một mạng lưới giao thông liên vùng thông qua “chiến lược hợp nhất quân sự-dân sự”. Sự ủy trị lãnh thổ này yêu cầu quân đội và chính quyền địa phương ở khu vực biên giới cùng nhau thúc đẩy việc xây dựng đường bộ ra bên ngoài để kết nối với các mạng lưới đường bộ xuyên quốc gia.
Xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới khớp với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, sáng kiến chính sách đối ngoại hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình liên quan đến việc sử dụng phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu để mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Xây dựng đường sá hướng về Ấn Độ được coi là một trong năm lĩnh vực ưu tiên (các khu vực khác là Bắc Triều Tiên, Myanmar, Nga và Mông Cổ) được quy định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 phù hợp với chiến dịch này. Tuy nhiên, do tranh chấp biên giới, việc xây dựng đường hướng về Ấn Độ chắc chắn đã gặp khó khăn. Sự phát triển cơ sở hạ tầng dẫn sự đình trệ xây dựng tại Doklam năm 2017 cũng bắt nguồn từ sự ủy trị tương tự.
Các cân nhắc về yếu tố địa phương và chiến thuật cũng tác động tới quá trình ra quyết định của Trung Quốc. Theo truyền thống, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều quan tâm đến sự hiện diện và kiểm soát vững chắc ở khu vực phía Đông biên giới, có thể được truy nguyên ngay từ các cuộc tuần tra biên giới của Quân đội Assam Rifles của Ấn Độ và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong thập niên 1950. Sự hiện diện dai dẳng đã tạo ra nhiều mơ hồ trong kiểm soát thực tế của cả hai bên tại vùng lãnh thổ đang tranh chấp, cũng như sự hiểu biết về động thái của cả hai bên đối với các vùng này - kết quả là, mỗi bên đều có ít cơ hội làm chủ tình hình hơn. Tuy nhiên, ở khu vực phía Tây, do độ cao và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không bên nào có thể đóng quân lâu dài ở một số khu vực nhất định, để lại nhiều dư địa cho những thay đổi nhỏ về bố trí lực lượng và kiểm soát các vùng lãnh thổ trong khu vực tranh chấp. Đây là lý do tại sao căng thẳng có xu hướng bùng phát ở khu vực phía Tây thường xuyên hơn nhiều so với khu vực phía Đông trong những năm gần đây - có nhiều khả năng cho sự bài binh bố trận, sự sẵn sàng tấn công và khả năng thay đổi chiến thuật.
BÙNG NỔ: PHÒNG TUYẾN KIỂM SOÁT THỰC TẾ NÀO?
Cuộc đụng độ hiện nay bắt đầu vào ngày 5 tháng Năm với các cuộc đối đầu trực tiếp gần hồ Pangong ở Ladakh giữa 250 binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ. Cuộc đụng độ giữa 150 binh sĩ khác dọc biên giới Sikkim-Tây Tạng xảy ra bốn ngày sau đó. Một số cuộc họp đã diễn ra để tìm cách giải quyết bế tắc, bao gồm các cuộc họp của sĩ quan quân đội vào các ngày 18, 20, 22 và 23 tháng Nawm; các tham vấn ngoại giao vào cuối tháng Năm và đầu tháng Sáu; và một cuộc họp cấp chỉ huy quân đoàn cấp cao ở Moldo vào ngày 6 tháng Sáu. Bất chấp “sự đồng thuận quan trọng” đạt được tại cuộc họp ngày 6 tháng Sáu, chín ngày sau đó, các cuộc đụng độ chết người đã nổ ra.
Người Trung Quốc đã gán các vụ xâm nhập và đụng độ cho việc xây dựng đường bộ và đường không của Ấn Độ tại Thung lũng Galwan, trong khi thực tế, Trung Quốc cũng đang xây dựng các con đường như vậy ở khu vực gần đó. Việc xây dựng như vậy không chỉ thúc đẩy các yêu sách chủ quyền, mà còn củng cố các vị trí chiến lược và lợi thế chiến thuật. Ấn Độ đã nhấn mạnh rằng việc xây dựng của Trung Quốc đã diễn ra trên lãnh thổ Ấn Độ, hoặc ít nhất là nằm trên Phòng tuyến kiểm soát thực tế (LAC) thuộc Ấn Độ, hoặc nằm trên đường biên giới trên thực tế. Nhưng đó chính xác là vấn đề - không có sự đồng thuận giữa hai bên về một LAC được cả hai cùng chấp nhận.
Trong lịch sử, Trung Quốc luôn gắn với LAC ngày 7 tháng 11 năm 1959 và Ấn Độ gắn với LAC ngày 8 tháng 9 năm 1962. Trung Quốc cho rằng lãnh thổ giữa hai LAC bị Ấn Độ chiếm đóng một cách bất công trong suốt ba năm đó và chính xác là nguyên nhân của Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962. Cho đến nay, cả hai bên đều khẳng định rằng họ đã hoạt động trong phạm vi LAC theo các phân định cạnh tranh nhau này.
BA “KHÔNG” CỦA TRUNG QUỐC: KHÔNG CÓ VỊ TRÍ ĐÓNG QUÂN CỦA TRUNG QUỐC, KHÔNG LÀM RÕ VỀ PHÒNG TUYẾN KIỂM SOÁT THỰC TẾ, VÀ KHÔNG VỘI VÀNG
Trung Quốc coi sự phát triển cơ sở hạ tầng của Ấn Độ trong khu vực mà Trung Quốc rút lui sau chiến tranh năm 1962 là một nỗ lực nhất quán và lặp đi lặp lại của Delhi mà “cần phải sửa chữa cứ sau dăm năm”. Theo các nhà phân tích thuộc chính phủ Trung Quốc mà tôi đã nói chuyện, điều kiện tiên quyết để Trung Quốc không được đưa quân vào vùng cách 20 km tính từ LAC năm 1959 (Trung Quốc không thừa nhận LAC năm 1962 của Ấn Độ) là Ấn Độ cũng sẽ không đưa quân vào đây. Tuy nhiên, lập trường đó của Trung Quốc dường như không dựa trên sự đồng thuận của Ấn Độ. Đối với Trung Quốc, cuộc chạy đua xây dựng cơ sở hạ tầng vũ trang ở khu vực biên giới đã cho phép các cuộc xâm nhập lặp lại và làm thay đổi hiện trạng, và do đó cần phải chấm dứt. Nếu không, tất cả những điều Trung Quốc đạt được thông qua cuộc chiến năm 1962 sẽ là vô ích.
Cuộc đụng độ Daulat Beg Oldi 2013 là một ví dụ điển hình cho cuộc chạy đua xây dựng cơ sở hạ tầng vũ trang như vậy. Trong cuộc đụng độ đó, Trung Quốc đã dựng trại trong khu vực, dẫn đến việc Ấn Độ trả đũa bằng chính sự bao vây của mình. Cuộc chạm trán kéo dài 20 ngày đã kết thúc với việc Trung Quốc tháo dỡ các boongke gần Depsang, Ấn Độ tháo dỡ các boongke ở Chumar, và cả hai bên đều rút lui.
Các quan chức Trung Quốc không muốn tham gia vào các trận chiến pháp lý và chính trị trong việc làm rõ LAC, vốn là ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ trước năm 2003 (năm mà New Delhi chính thức công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc). Bất chấp sự nổi bật trong lịch sử và tầm quan trọng của LAC, kể từ năm 2008, việc làm rõ LAC đã bị loại bỏ khỏi các tài liệu song phương chính thức.
Trung Quốc coi việc làm rõ LAC là bất khả thi, đơn giả là vì hai bên không cùng chia sẻ các quan điểm hoặc các hồ sơ lịch sử. Nỗ lực làm rõ LAC sẽ không mang lại sự rõ ràng mà chỉ tạo ra hỗn loạn và phức tạp. Theo logic này, Trung Quốc cho rằng việc giải quyết tranh chấp biên giới chỉ có thể đến từ một thỏa thuận chính trị trọn vẹn với Ấn Độ, chứ không phải dùng đến các xảo thuật chính trị. Trong lịch sử, niềm hi vọng của Thủ tướng Chu Ân Lai, trong trao đổi về chủ quyền, theo đó chủ quyền của Ấn Độ ở khu vực phía Đông còn chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực phía Tây, đã bị Thủ tướng Jawaharlal Nehru từ chối. Từ năm 1960 đến năm 1980 - từ Chu Ân Lai đến Đặng Tiểu Bình - Bắc Kinh đã liên tục bị từ chối sự đề xuất đó. Tuy nhiên, Ấn Độ đã từ chối đề xuất đó cho đến khi Trung Quốc bắt đầu điều chỉnh vị trí của mình vào thập niên năm 1980 và coi Tawang là một vấn đề không thể giải quyết được. Thỏa thuận đó không còn trên bàn đàm phán.
Trung Quốc thấy Ấn Độ đang được khuyến khích bởi sự liên kết chiến lược với Hoa Kỳ - được Washington nêu rõ trong ‘Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương’. Sự táo bạo như vậy được cho là đã trực tiếp dẫn đến việc hủy bỏ Điều 370 của Hiến pháp Ấn Độ năm 2019, xóa bỏ quyền tự trị hạn chế của Ladakh và biến nó thành Lãnh thổ Liên minh trực thuộc chính quyền trung ương Ấn Độ. Lãnh thổ Liên minh Ladakh bao gồm Aksai Chin (hiện thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc), và rất quan trọng đối với sự kiểm soát của Trung Quốc đối với “các biên giới sắc tộc” của họ ở Tây Tạng và Tân Cương, và đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại thời điểm thành lập Liên minh này. Vị thế của Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu này càng làm trầm trọng thêm sự nghi ngờ của Bắc Kinh. Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lúc bấy giờ Alice Wells đã chỉ trích “sự hung hãn” của Trung Quốc như là một “sự khiêu khích và quấy rối” vào ngày 21 tháng Năm, và đã lặp lại tương tự khi Tổng thống Donald Trump đề nghị được đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Trung Quốc và Ấn Độ vài ngày sau đó. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều từ chối lời đề nghị của Trump. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, Modi đã nhanh chóng làm dịu đi sự từ chối bằng cách nói chuyện điện thoại trực tiếp với Trump ba ngày sau đó, và chấp nhận lời mời của Trump tới Hội nghị thượng đỉnh G-7, một dấu hiệu của sự mơ hồ và tối nghĩa về mặt chiến lược.
Do đại dịch COVID-19 và những lời chỉ trích kéo dài trên toàn cầu mà Trung Quốc phải chịu bởi trách nhiệm của nó trong việc phản ứng chậm trễ với đại dịch, các quan chức ở Bắc Kinh cảm thấy đặc biệt dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công vào Trung Quốc, trong các cuộc hội đàm ngoại giao và cả trong thực tế. Trung Quốc đã có xu hướng phản ứng mạnh mẽ và quyết đoán hơn, trong đó đưa hình ảnh của “Các chiến binh Sói” trong các hoạt động ngoại giao và hoạt động quân sự/bán quân sự. Các nhà ngoại giao và phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đã được huy động tổng lực để bảo vệ danh tiếng của Trung Quốc và tấn công bất kỳ sự chỉ trích nào trên toàn cầu. Đồng thời, Trung Quốc đã xua đuổi các ngư dân người Việt Nam trên Biển Đông do nhận thức rằng Việt Nam đã tận dụng tình trạng cách ly xã hội của Trung Quốc vào tháng Hai và tháng Ba. Vào thời điểm này, Bắc Kinh khao khát dành chiến thắng trong chính sách đối ngoại và không có hứng thú với bất kỳ thất bại hay sự vượt qua giới hạn nào, bởi nó sợ sự bất mãn trong nước, vốn đã dâng cao do cuộc khủng hoảng COVID-19, nay lại có thể tiếp tục trỗi dậy.
Điều đó dẫn đến một câu hỏi quan trọng khác: Có phải xung đột Ladakh đã được đoán định từ trước? Nói cách khác, có phải Trung Quốc đã chủ động khơi mào xung đột để chuyển sự chú ý từ trong nước ra khỏi việc xử lý yếu kém của chính phủ đối với đại dịch ở giai đoạn đầu?
Ít nhất có ba bằng chứng thực tế chống lại lý thuyết này. Đầu tiên, kể từ khi bắt đầu xung đột, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một cách tiếp cận chủ động vừa phải đối với những căng thẳng này, thay vì thổi phồng chủ nghĩa dân tộc trong nước bằng các tiêu đề giật gân trên truyền thông và bơm các tin tức có chủ ý lên mạng Internet, vốn là những yếu tố không thể thiếu của một chiến dịch phối hợp. Thứ hai, kể từ đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã khuấy động các cuộc xung đột để gia tăng sự ổn định trong nước, nhưng điều này chủ yếu tập trung vào Đài Loan, Hồng Kông, Biển Đông và Hoa Kỳ. Người ta có thể lập luận rằng Trung Quốc đã mở quá nhiều “mặt trận” ngoại giao, nhưng về mặt quân sự, Trung Quốc luôn cẩn thận để tránh cuộc đối đầu hai mặt với Mỹ ở phía Đông và Ấn Độ ở phía Tây. Với kế hoạch của Bắc Kinh để khởi xướng luật an ninh Hồng Kông trong các phiên họp quốc hội vào tháng Năm, và sự bất định đang gia tăng trên eo biển Đài Loan sau sự tái đắc cử của Tổng thống Thái Anh Văn vào ngày 20 tháng Năm, không chắc là Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho cuộc xung đột Ladakh xảy ra vào thời điểm này. Thứ ba, các chuyên gia hàng đầu về Nam Á của Trung Quốc đã không được hỏi ý kiến cho đến khoảng mười ngày sau khi bắt đầu xảy ra xung đột. Sự tham gia muộn của giới tư vấn chính sách cho thấy rằng cuộc xung đột không nằm trong kế hoạch.
Cuộc khủng hoảng hiện nay là kết quả của việc Trung Quốc phản ứng với nhận thức rằng Ấn Độ đã đâm sau lưng bằng cách di chuyển vào các vùng lãnh thổ mà Trung Quốc coi là nằm ngoài giới hạn của Ấn Độ. Thời điểm duy nhất của COVID-19, bối cảnh của sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc và sự tự nhận thức về tính dễ tổn thương của Trung Quốc đều góp phần tạo ra cảm giác bất an trong giới lãnh đạo Bắc Kinh. Tất cả các yếu tố này đã làm trầm trọng thêm phản ứng của Trung Quốc đối với những gì có thể là xung đột phổ biến ở các vùng biên giới đang tranh chấp.
CÁC MỤC TIÊU CHIẾN THUẬT CỦA TRUNG QUỐC
Một số người cho rằng việc Trung Quốc đụng độ với Ấn Độ ở Ladakh là một chiến lược không khôn ngoan. Làm như vậy chắc chắn sẽ làm tổn hại danh tiếng của Trung Quốc trong quân đội, đoàn ngoại giao và dân chúng tại Ấn Độ. Động thái này cũng có thể thúc đẩy New Delhi hợp tác chặt chẽ hơn với Washington. Nhưng đối với Bắc Kinh, việc phản ứng mạnh vì lợi ích và yêu sách lãnh thổ của mình là đáng giá. Ấn Độ được cho là không đáng tin cậy về mặt chiến lược để bắt đầu và Trung Quốc không quan tâm đến việc chấp nhận nỗ lực của Ấn Độ nhằm nâng cao vị thế của mình trong các tranh chấp lãnh thổ để đổi lấy những nhượng bộ từ Trung Quốc. Đó gần như là một quy tắc đã được thiết lập trong sự ứng xử của Trung Quốc với Ấn Độ: đã từng đối phó với Ấn Độ trong quá khứ, việc từ bỏ như vậy sẽ không được coi là thiện chí của Trung Quốc, mà là một sự nhượng bộ do sức mạnh của Ấn Độ. Điều này sẽ chỉ dẫn đến hành vi thậm chí còn mạnh mẽ hơn của Ấn Độ trong thời gian tới.
Nếu thể không bảo vệ được tình hữu nghị chiến lược với Ấn Độ, thì sự xung đột sẽ giải phóng không gian cho các lợi ích chiến thuật của Trung Quốc. Theo các cơ quan truyền thông thân Bắc Kinh, trong ngắn hạn, mục tiêu chiến thuật của Trung Quốc dường như rõ ràng để nâng cao vị thế của mình một cách gần như để vươn tới đường chiếm đóng vào cuối cuộc chiến năm 1962. Điều này sẽ đẩy sự hiện diện của Trung Quốc đến ngã tư sông Galwan và sông Shyok, khiến Thung lũng Galwan vượt quá giới hạn đối với Ấn Độ. Việc xây dựng các điểm đồn trú của Trung Quốc ở vị trí này rõ ràng chỉ ra hướng này. Thật vậy, tuyên bố từ Bộ Tư lệnh miền Tây của Trung Quốc sau cuộc đụng độ cuối cùng vào ngày 16 tháng Sáu đã xác nhận vị trí này. Nó tuyên bố rằng chủ quyền đối với thung lũng Galwan luôn thuộc về Trung Quốc. Liệu vị trí này có bền vững hay không vẫn chưa rõ ràng, vì Trung Quốc có thể sẽ không thể đóng quân tại địa điểm này trong những tháng mùa Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc coi những hành động này là sự trả đũa về mặt quân sự đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng bền bỉ của Ấn Độ trong khu vực, bao gồm cả đường bộ và đường phi đạo, đặc biệt là việc hoàn thành Đường Darbuk-Shayok-DBO vào tháng Tư năm 2019. Những hành động này cũng là sự trả đũa đối với việc tạo ra Lãnh thổ Liên minh Ladakh vào tháng Tám năm 2019, bao gồm khu vực lãnh thổ Trung Quốc ở khu vực phía Tây của ranh giới Trung Quốc-Ấn Độ vào “khu vực xác lập quyền tài phán hành chính” của Ấn Độ trong bản đồ phát hành lại của Ấn Độ.
Nếu có một tin tốt lành nào đó, thì đó là: sự hỗn loạn là cần thiết (nhưng không đủ) để củng cố một LAC mà không bên nào sẽ đồng thuận nhưng cả hai có thể sẽ chấp nhận trong tương lai. Xét cho cùng, Trung Quốc không có khuynh hướng chấp nhận việc làm rõ LAC, dựa trên bằng chứng lịch sử, do đó, LAC chỉ có thể được củng cố trên đất liền. Giải pháp cuối cùng của các tranh chấp biên giới sẽ phải dựa trên các cuộc đàm phán ngoại giao. Có được một LAC được chấp nhận lẫn nhau sẽ là sự khởi đầu của quá trình đó.
Tin xấu là quá trình này sẽ kéo dài, gây bất ổn và có thể bao gồm nhiều thương vong hơn. Không bên nào sẽ dễ dàng từ bỏ các mục tiêu chiến thuật của họ. Theo nghĩa đó, bế tắc hiện tại khó có thể có được một giải pháp nhanh chóng. Cuộc đụng độ Daulat Beg Oldi năm 2013 đã diễn ra trong vòng 20 ngày trước khi người Ấn Độ đồng ý tháo dỡ các boongke trong khu vực Chumar và Trung Quốc đã rút lui. Cuộc đụng độ Doklam 2017 kéo dài lâu hơn nhiều - 72 ngày - và kết thúc bằng việc rút quân của cả hai bên. Nếu những tiền lệ này đóng vai trò là chỉ số, Trung Quốc và Ấn Độ cuối cùng sẽ tiến hành đàm phán và cùng rút quân. Tuy nhiên, thậm chí nhiều khả năng cả hai bên sẽ lén quay trở lại trong năm sau để xâm phạm vào những gì cả hai tin là lãnh thổ chính đáng của họ. Trọng tâm của vấn đề là Ấn Độ tin rằng công trình mà họ đang tiến hành nằm trên lãnh thổ không thể tranh cãi của mình. Nhưng vì không có ranh giới, người Trung Quốc xem việc xây dựng của Ấn Độ là sự thay đổi hiện trạng. Hai quan điểm này sẽ khó hòa hợp.
Tối thiểu, sự cùng rút quân sẽ làm giảm căng thẳng hiện tại. Trung Quốc hiểu rằng cả hai bên sẽ quay trở lại để thay đổi hiện trạng và cải thiện vị thế của mình, Bắc Kinh đang đi trước Ấn Độ, khiến New Delhi sa lầy, và buộc nó cuối cùng phải “chấp nhận thực tế”, và phải thỏa hiệp về phân định biên giới. Tất nhiên, thủ thuật của Bắc Kinh là duy trì cuộc đụng độ trên mặt đất mà không gây ra chiến tranh. Đó là một quá trình kéo dài sự va chạm và làm tiêu hao sinh lực đối phương. Mục tiêu chiến thuật để trở lại đường chiếm đóng vào cuối cuộc chiến năm 1962 có thể là một động thái nhằm tăng cường vị thế đàm phán của Trung Quốc và buộc Ấn Độ phải chấp nhận.
PHẦN KẾT LUẬN
Cuộc đụng độ Ladakh có thể không tạo ra sự ngạc nhiên. Các sự kiện tương tự đã xảy ra dọc theo đường biên giới đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong nhiều năm, nhưng chỉ có một vài sự kiện nóng nhất khiến truyền thông chú ý. Bắc Kinh tin rằng Ấn Độ đang khai thác thời kỳ suy yếu của Trung Quốc và kết quả là phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc. Về mặt chiến lược, nó có thể không giúp đạt được mục tiêu mong muốn của Trung Quốc là giữ Ấn Độ trung lập. Nhưng kể từ khi Bắc Kinh coi Ấn Độ không thể duy trì tính trung lập, thì những lợi ích chiến thuật của Trung Quốc có thể buộc Ấn Độ phải xuống thang đối với các tranh chấp biên giới, khiến Ấn Độ nản lòng đối với các tham vọng khu vực và toàn cầu của mình, và nhắc nhở Ấn Độ về nhu cầu thỏa hiệp cuối cùng có thể không phải là trường hợp tồi tệ nhất trong phân tích lợi ích-chi phí của Trung Quốc. Về mặt chiến thuật, Trung Quốc dường như đang nhắm đến những gì họ đạt được trong cuộc chiến năm 1962. Bất chấp những gì người ngoài có thể coi là sai lầm của Trung Quốc, Trung Quốc khó có thể thay đổi đánh giá chiến lược hiện tại. Trung Quốc và Ấn Độ cuối cùng sẽ tìm thấy một sự thỏa hiệp nhằm giảm thiểu thương vong và chấm dứt tình trạng bế tắc của Ladakh, vì họ không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, một đường biên giới chưa được phân định rõ ràng sẽ tiếp tục gây mất ổn định, tiềm ẩn xung đột và tạo ra nhiều cuộc đụng độ mới trong tương lai./.
FB Nguyễn Trung Kiên
Không có nhận xét nào