Khi nhận được học bổng Fullbright và đến sống tại Việt Nam, một nữ giáo sư lịch sử người Mỹ đã nhận ra ngay sự vắng bóng của “một phía quan trọng” trong cuộc chiến từng diễn ra trên chính mảnh đất của họ. Bà quyết định bắt tay nghiên cứu và cho ra đời thêm một tác phẩm về cuộc chiến Việt Nam dưới lăng kính mới – lăng kính của “người miền Nam” – những người mà bà cho là đã bị “bỏ sót” trong nghiên cứu lịch sử của cả “bên thắng cuộc” lẫn phía đồng minh Mỹ.
“Tôi đến sống ở Việt Nam một năm và giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, thuộc Đại học Quốc gia. Tôi đã đi khắp đất nước, xem nhiều đài tưởng niệm và tượng đài chiến tranh khác nhau, mà có lẽ tôi nên gọi là theo ‘lăng kính của miền Bắc’ hay ‘lăng kính của Hà Nội’ trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, nhưng hoàn toàn không thấy đề cập gì đến một thực tế là có một phe Việt Nam khác mà họ cũng đã chiến đấu chống lại”, Giáo sư – Tiến sĩ Heather Marie Stur của trường đại học Southern Mississippi, Hoa Kỳ, nói với VOA về lý do khởi đầu khiến bà dành ra 6 năm để nghiên cứu và viết cuốn “Saigon at War: South Vietnam and the Global Sixties” (tạm dịch “Sài Gòn thời chiến: miền Nam Việt Nam và thập niên sáu mươi toàn cầu”), vừa được nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành.
“Có câu nói rằng ‘Lịch sử được viết bởi những kẻ chiến thắng’. Tôi hoàn toàn hiểu quan điểm đang thống trị của miền Bắc hay của Hà Nội, bởi vì họ là bên thắng cuộc. Do đó, tôi muốn đưa phía bên kia vào câu chuyện cho minh bạch hơn”, GS-TS. Stur nói thêm.
Để bổ sung cho “sự vắng mặt” của một phía quan trọng này, nữ giáo sư Mỹ bắt đầu tìm hiểu câu chuyện của những nhân chứng sống tại Việt Nam, từ những gia đình có người thân từng là cựu chiến binh của Việt Nam Cộng Hoà, đến những gia đình bị chia rẽ vì có người thân chiến đấu cho cả hai bên chiến tuyến.
“Tôi cố gắng để có được nhiều tiếng nói và quan điểm hơn trong cuốn sách. Vì vậy, tôi không tập trung vào chỉ một vài người lãnh đạo, nhưng tôi tìm hiểu một nhóm rộng hơn như tầng lớp sinh viên, những người Công giáo, các nhà hoạt động chính trị, các trí thức thành thị sống chủ yếu ở Sài Gòn… để có được cái nhìn bao quát hơn, thay vì chỉ nhìn từ quan điểm của một lãnh đạo hay chính phủ”, GS-TS. Stur cho biết thêm.
Ngoài việc tiếp xúc với người dân, GS-TS. Stur bắt đầu nghiên cứu tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II và Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM (trước đây là Thư viện Quốc gia của Việt Nam Cộng Hoà). Tại đây, bà phân tích các tài liệu của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trước đây, từ các báo cáo tình báo, cáp ngoại giao, báo cáo của cảnh sát và toà án đến các bản tin chính trị, nhật báo, tạp chí hay thư từ của người dân gửi đến các văn phòng chính phủ vào thập niên 1960 và 1970.
Trở về Mỹ, nữ giáo sư chuyên viết về chiến tranh tiếp tục công việc nghiên cứu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia ở thủ đô Hoa Kỳ và tại các trường đại học của Mỹ, với mong muốn tìm hiểu cuộc chiến trong bối cảnh toàn cầu ở thập niên 1960 – vốn được xem là thập niên khởi đầu của khái niệm “toàn cầu hoá”, thời điểm đan xen giữa ý tưởng được xem là không tưởng về một “tân thế giới sắp đến” và thực tế khắc nghiệt của các cuộc chiến tranh, đàn áp chính trị và khả năng xung đột hạt nhân.
“Người Mỹ chúng tôi có xu hướng nghĩ về Chiến tranh Việt Nam như là một trải nghiệm của người Mỹ và nó ảnh hưởng đến chúng tôi, ảnh hưởng đến người dân Mỹ. Nhưng những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 là một phần của câu chuyện toàn cầu lớn hơn nhiều về hoạt động chính trị và sự độc lập”, Giáo sư Stur nói, đồng thời cho biết bà thực sự “thích thú” khi nhìn thấy những kết nối quốc tế trong các hoạt động này.
“Các quốc gia và mọi người đều chú ý đến những gì đang diễn ra ở Việt Nam và bàn về nó, xem mình đang đứng ở phe nào. Trong khắp khu vực Đông Nam Á, có những phong trào chống Cộng khác nhau và các chính trị gia rất chú ý đến những gì đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam để rút ra bài học cho đất nước mình trong bối cảnh đụng độ giữa các phe nhóm Cộng sản và chống Cộng. Chính vì những xung đột diễn ra ở Việt Nam đã rất thu hút sự chú ý trên toàn thế giới, nên tôi cố gắng đưa bối cảnh quốc tế này vào trong cuốn sách”.
Với việc phác hoạ lại cuộc chiến trong bối cảnh toàn cầu những năm 1960, nhà sử học người Mỹ còn muốn cho độc giả nhìn thấy có đến ba cuộc chiến lồng ghép vào nhau trong chiến tranh Việt Nam, đó là cuộc chiến chính trị ở Sài Gòn, cuộc chiến quân sự và cuộc chiến về mặt công luận thế giới.
Theo GS-TS. Stur, nền dân chủ của miền Nam Việt Nam trước đây sở dĩ gặp thất bại là vì các áp lực chính trị lên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, chứ không phải là kết quả của việc người dân ngả theo Cộng sản.
“Hoa Kỳ, trong chừng mực nào đó, đã cố gắng phát triển mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc và Liên Xô. Và ý tưởng để cho chủ nghĩa cộng sản nắm giữ Việt Nam và thống nhất đất nước dưới một chính quyền Cộng sản vào thời điểm giữa thập niên 1950 đến cuối thập niên 1960 có vẻ như không đến nỗi là một mối nguy an ninh quốc gia”, GS-TS. Stur nhận định.
“Đó là lối tư duy địa chính trị của Hoa Kỳ đối với các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc”, Giáo sư Stur nói thêm, cộng với những nghi ngờ từ phía công chúng Mỹ về thành công của Hoa Kỳ tại Việt Nam vào thời điểm đó đã góp phần gây sụt giảm rất lớn đến sự ủng hộ tiếp tục tham chiến.
Tiếp xúc với nhiều người miền Nam thời hậu chiến, TS. Stur nói bà “hoàn toàn thấu hiểu” tâm trạng của nhiều người cho rằng Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và “làm lớn thêm đống hổ lốn tại đây, leo thang chiến tranh và rồi bỏ đi mà không hoàn thành cam kết”.
“Tôi nghĩ rất khó để hàn gắn vết thương đó. Đối với những người đã phải rời bỏ Việt Nam, trở thành người tị nạn ở Mỹ và không bao giờ có thể trở về, nghĩa là họ đã mất nước”, Giáo sư Stur nói. “Nước Mỹ sẽ phải mất một thời gian rất dài để chữa lành vết thương cho những người đã chiến đấu cùng với người Mỹ và tin rằng Hoa Kỳ sẽ làm gì đó để giúp họ nhưng rồi lại bỏ đi”.
Trước tác phẩm “Saigon at War: South Vietnam and the Global Sixties”, nữ học giả Mỹ từng được biết tiếng qua tác phẩm viết về thân phận phụ nữ thời chiến trong cuốn “Beyond Combat: Women and Gender in the Vietnam War Era” và nhiều bài viết khác về chiến tranh Việt Nam.
“Đó là một đất nước xinh đẹp và hấp dẫn, và tôi muốn hiểu biết thêm về lịch sử của đất nước này trong mối quan hệ với cuộc chiến của người Mỹ tại đây”, TS. Stur giải thích về lý do bà tập trung nghiên cứu và cho ra đời nhiều tác phẩm về chiến tranh Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/
Sử gia Mỹ bổ sung góc nhìn của ‘người miền Nam’ về cuộc chiến Việt Nam |
“Có câu nói rằng ‘Lịch sử được viết bởi những kẻ chiến thắng’. Tôi hoàn toàn hiểu quan điểm đang thống trị của miền Bắc hay của Hà Nội, bởi vì họ là bên thắng cuộc. Do đó, tôi muốn đưa phía bên kia vào câu chuyện cho minh bạch hơn”, GS-TS. Stur nói thêm.
Để bổ sung cho “sự vắng mặt” của một phía quan trọng này, nữ giáo sư Mỹ bắt đầu tìm hiểu câu chuyện của những nhân chứng sống tại Việt Nam, từ những gia đình có người thân từng là cựu chiến binh của Việt Nam Cộng Hoà, đến những gia đình bị chia rẽ vì có người thân chiến đấu cho cả hai bên chiến tuyến.
“Tôi cố gắng để có được nhiều tiếng nói và quan điểm hơn trong cuốn sách. Vì vậy, tôi không tập trung vào chỉ một vài người lãnh đạo, nhưng tôi tìm hiểu một nhóm rộng hơn như tầng lớp sinh viên, những người Công giáo, các nhà hoạt động chính trị, các trí thức thành thị sống chủ yếu ở Sài Gòn… để có được cái nhìn bao quát hơn, thay vì chỉ nhìn từ quan điểm của một lãnh đạo hay chính phủ”, GS-TS. Stur cho biết thêm.
Ngoài việc tiếp xúc với người dân, GS-TS. Stur bắt đầu nghiên cứu tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II và Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM (trước đây là Thư viện Quốc gia của Việt Nam Cộng Hoà). Tại đây, bà phân tích các tài liệu của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trước đây, từ các báo cáo tình báo, cáp ngoại giao, báo cáo của cảnh sát và toà án đến các bản tin chính trị, nhật báo, tạp chí hay thư từ của người dân gửi đến các văn phòng chính phủ vào thập niên 1960 và 1970.
Trở về Mỹ, nữ giáo sư chuyên viết về chiến tranh tiếp tục công việc nghiên cứu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia ở thủ đô Hoa Kỳ và tại các trường đại học của Mỹ, với mong muốn tìm hiểu cuộc chiến trong bối cảnh toàn cầu ở thập niên 1960 – vốn được xem là thập niên khởi đầu của khái niệm “toàn cầu hoá”, thời điểm đan xen giữa ý tưởng được xem là không tưởng về một “tân thế giới sắp đến” và thực tế khắc nghiệt của các cuộc chiến tranh, đàn áp chính trị và khả năng xung đột hạt nhân.
“Người Mỹ chúng tôi có xu hướng nghĩ về Chiến tranh Việt Nam như là một trải nghiệm của người Mỹ và nó ảnh hưởng đến chúng tôi, ảnh hưởng đến người dân Mỹ. Nhưng những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 là một phần của câu chuyện toàn cầu lớn hơn nhiều về hoạt động chính trị và sự độc lập”, Giáo sư Stur nói, đồng thời cho biết bà thực sự “thích thú” khi nhìn thấy những kết nối quốc tế trong các hoạt động này.
“Các quốc gia và mọi người đều chú ý đến những gì đang diễn ra ở Việt Nam và bàn về nó, xem mình đang đứng ở phe nào. Trong khắp khu vực Đông Nam Á, có những phong trào chống Cộng khác nhau và các chính trị gia rất chú ý đến những gì đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam để rút ra bài học cho đất nước mình trong bối cảnh đụng độ giữa các phe nhóm Cộng sản và chống Cộng. Chính vì những xung đột diễn ra ở Việt Nam đã rất thu hút sự chú ý trên toàn thế giới, nên tôi cố gắng đưa bối cảnh quốc tế này vào trong cuốn sách”.
Với việc phác hoạ lại cuộc chiến trong bối cảnh toàn cầu những năm 1960, nhà sử học người Mỹ còn muốn cho độc giả nhìn thấy có đến ba cuộc chiến lồng ghép vào nhau trong chiến tranh Việt Nam, đó là cuộc chiến chính trị ở Sài Gòn, cuộc chiến quân sự và cuộc chiến về mặt công luận thế giới.
Theo GS-TS. Stur, nền dân chủ của miền Nam Việt Nam trước đây sở dĩ gặp thất bại là vì các áp lực chính trị lên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, chứ không phải là kết quả của việc người dân ngả theo Cộng sản.
“Hoa Kỳ, trong chừng mực nào đó, đã cố gắng phát triển mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc và Liên Xô. Và ý tưởng để cho chủ nghĩa cộng sản nắm giữ Việt Nam và thống nhất đất nước dưới một chính quyền Cộng sản vào thời điểm giữa thập niên 1950 đến cuối thập niên 1960 có vẻ như không đến nỗi là một mối nguy an ninh quốc gia”, GS-TS. Stur nhận định.
“Đó là lối tư duy địa chính trị của Hoa Kỳ đối với các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc”, Giáo sư Stur nói thêm, cộng với những nghi ngờ từ phía công chúng Mỹ về thành công của Hoa Kỳ tại Việt Nam vào thời điểm đó đã góp phần gây sụt giảm rất lớn đến sự ủng hộ tiếp tục tham chiến.
Tiếp xúc với nhiều người miền Nam thời hậu chiến, TS. Stur nói bà “hoàn toàn thấu hiểu” tâm trạng của nhiều người cho rằng Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và “làm lớn thêm đống hổ lốn tại đây, leo thang chiến tranh và rồi bỏ đi mà không hoàn thành cam kết”.
“Tôi nghĩ rất khó để hàn gắn vết thương đó. Đối với những người đã phải rời bỏ Việt Nam, trở thành người tị nạn ở Mỹ và không bao giờ có thể trở về, nghĩa là họ đã mất nước”, Giáo sư Stur nói. “Nước Mỹ sẽ phải mất một thời gian rất dài để chữa lành vết thương cho những người đã chiến đấu cùng với người Mỹ và tin rằng Hoa Kỳ sẽ làm gì đó để giúp họ nhưng rồi lại bỏ đi”.
Trước tác phẩm “Saigon at War: South Vietnam and the Global Sixties”, nữ học giả Mỹ từng được biết tiếng qua tác phẩm viết về thân phận phụ nữ thời chiến trong cuốn “Beyond Combat: Women and Gender in the Vietnam War Era” và nhiều bài viết khác về chiến tranh Việt Nam.
“Đó là một đất nước xinh đẹp và hấp dẫn, và tôi muốn hiểu biết thêm về lịch sử của đất nước này trong mối quan hệ với cuộc chiến của người Mỹ tại đây”, TS. Stur giải thích về lý do bà tập trung nghiên cứu và cho ra đời nhiều tác phẩm về chiến tranh Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/
Không có nhận xét nào