Từ dãy Hy Mã Lạp Sơn đến Biển Đông, Trung Quốc đang gia tăng thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ gây khả năng xảy ra các cuộc đụng độ chết người.
Trong cùng một tuần, quân lính Trung Quốc và Ấn Độ tham gia vào một cuộc giao tranh chết người, một tàu ngầm Trung Quốc đã đi qua vùng biển gần Nhật Bản, buộc Nhật phải cho một máy bay và tàu chiến theo dõi tàu ngầm. Máy bay chiến đấu và ít nhất một máy bay ném bom Trung Quốc đã tiến đến không phận Đài Loan gần như hàng ngày.
Khi thế giới bị phân tâm vì đại dịch corona, quân đội Trung Quốc đã lấn chiếm các lãnh thổ của các láng giềng ở nhiều nơi suốt thời gian, thể hiện sức mạnh quân sự khiến khắp châu Á và Washington phải cảnh giác.
Sự quyết đoán của quân đội Trung Quốc phản ánh sự tự tin và khả năng ngày càng tăng, nhưng cũng là một trong những cuộc đối đầu, đặc biệt là với Hoa Kỳ về đại dịch, về số phận của Hồng Kông và các vấn đề khác mà Trung Quốc coi là trọng tâm đối với chủ quyền và niềm tự hào dân tộc.
Trung Quốc tuyên bố tất cả các hoạt động gần đây của họ là có tính phòng thủ, nhưng mỗi hoạt động của họ đều làm tăng nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự, dù vô tình hay hữu ý. Vào đêm 15 tháng 6, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã giao tranh ở vùng biên giới hiện hai bên đang tranh chấp ở dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Đó là cuộc đụng độ biên giới đẫm máu nhất kể từ năm 1967 gây thương vong lần đầu tiên cho Trung Quốc kể từ cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam dù là số người tử vong không được tiết lộ.
Ông Wu Shicun, chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông, cho biết tại một hội nghị ở Bắc Kinh trong tuần này “Tôi nghĩ rằng khả năng đụng độ nhau đang tăng lên.”
Trung Quốc từ lâu vẫn cương quyết bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của họ, nhưng hoạt động quân sự hiện tại lớn hơn bao giờ hết.
“ Quyền lực của Trung Quốc tăng lên với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các cường quốc khác trong khu vực. Điều này đã thực sự mang lại cho Bắc Kinh nhiều công cụ hơn để thúc đẩy chương trình nghị sự quyết đoán và quyết liệt hơn,” ông Jason Ni, giám đốc tại Trung tâm chính sách Trung Quốc, một tổ chức nghiên cứu ở Canberra, Úc cho biết.
Tốc độ hoạt động gia tăng trong năm nay nằm trong chương trình hiện đại hóa quân sự bắt đầu từ những năm 1990 và tăng tốc nhanh dưới thời Tập Cận Bình. Tập Cận Bình liên tục thanh trừng các sĩ quan tham nhũng hoặc không trung thành và chuyển trọng tâm của Quân đội Giải phóng Nhân dân từ bộ binh sang các hoạt động phối hợp ngày càng tăng với không quân, hải quân và vũ khí mạng.
Tập Cận Bình cũng đã ưu tiên quân đội nhiều hơn nữa sau đại dịch. Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường tuyên bố hồi tháng trước rằng ngân sách quân sự sẽ tăng 6,6% trong năm nay, lên gần 180 tỷ USD, tương đương một phần tư ngân sách quốc phòng Mỹ, ngay cả khi phải cắt giảm chi tiêu của chính phủ vì kinh tế toàn cầu suy giảm.
Tại Đại hội Nhân Dân Quốc gia, Tập Cận Bình lưu ý vai trò của quân đội ở Vũ Hán, nơi dịch bệnh bắt đầu ở Trung Quốc và cảnh báo rằng đại dịch đặt ra những thách thức đối với an ninh quốc gia. Theo Tập, Trung Quốc “nên tăng cường chuẩn bị cho các cuộc đấu chiến quân sự, linh hoạt tham gia huấn luyện quân sự thực tế, và cải thiện toàn diện để thực hiện các nhiệm vụ quân sự.”
Quân đội Trung Quốc được cho là vẫn thua xa các lực lượng vũ trang Mỹ, nhưng họ đã bắt kịp ở một số lĩnh vực, như mở rộng tiềm lực hải quân và triển khai tên lửa chống hạm.
Vào cuối năm ngoái theo báo cáo hồi tháng trước của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội tại Washington, Trung Quốc có ít nhất 335 tàu chiến trong khi Hoa Kỳ có 285 chiếc,
Báo cáo cho biết Trung Quốc hiện đặt ra “một thách thức lớn đối với tiềm lực của Hải quân Hoa Kỳ trong việc đạt được và duy trì kiểm soát hàng hải ở Tây Thái Bình Dương – thách thức đầu tiên mà Hải quân Hoa Kỳ phải đối mặt kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.”
Trung Quốc đã tăng cường hoạt động quân sự gần Đài Loan sau khi Tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử.
Một trong hai tàu sân bay của Trung Quốc do 5 tàu chiến hộ tống đã đi vào bờ biển phía đông Đài Loan vào tháng 4. Máy bay Trung Quốc đã liên tục xâm nhập không phận Đài Loan trong tuần trước và theo các nhà phân tích thì đây là hành động thăm dò phòng thủ của Đài Loan. Trung Quốc có kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận quân sự vào tháng 8, theo mô phỏng sẽ chiếm giữ quần đảo Prat Pratas của Đài Loan , hay Đông Sa.
Trung Quốc cũng đã mở rộng yêu sách ở Biển Đông, lập ra hai khu hành chính mới để cai quản các đảo quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đe dọa các nước láng giềng khác.
Vào tháng 4, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam. Cùng tháng 4, một tàu nghiên cứu Trung Quốc đã rình rập một tàu dầu ở hải phận của Malaysia, khiến Hoa Kỳ và Úc phải cho bốn tàu chiến đến để theo dõi tình hình. Philippines đã ra thư khiếu nại ngoại giao chính thức sau khi một tàu chiến Trung Quốc chĩa radar nhắm vào một tàu hải quân Philippines.
Ở Biển Hoa Đông, lần đầu tiên phát hiện có tàu ngầm Trung Quốc tuần trước kể từ năm 2018, khi các tàu chiến Nhật Bản buộc một tàu ngầm tấn công hạt nhân lên mặt nước. Hành động này diễn ra sau khi căng thẳng về quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư với Nhật Bản gia tăng
“Khi Trung Quốc xem họ đang bị thách thức về tranh chấp chủ quyền khác trong thời đại này, họ sẽ đáp trả bằng một đường lối rất cứng rắn,” ông M. M. Fravel, giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts và một chuyên gia về quân đội Trung Quốc, nói.
“Trung Quốc chưa bao giờ có khả năng tự khẳng định trong lĩnh vực hàng hải thật sự mãi cho đến 10 hoặc 15 năm qua. Điều đó cho phép Trung Quốc gia tăng các yêu sách ở Biển Hoa Đông và Biển Hoa Nam nhiều hơn trước”
Hôm thứ Tư tướng Charles Q. Brown Jr., chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương, người sẽ sớm đảm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Không quân cho biết Trung Quốc cũng đã tăng cường tuần tra trên không trong khu vực; và rằng cho đến gần đây, thỉnh thoảng Trung Quốc mới cho máy bay ném bom H-6 làm nhiệm vụ nhưng hiện đang lại cho chúng bay gần như hàng ngày.
Những chiếc máy bay ném bom này, dù đã cũ, nhưng đã được tân trang và trang bị tên lửa mới mà Trung Quốc trình diễn trong cuộc diễu hành quân sự hồi tháng 10 năm ngoái nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Đối với tất cả các hoạt động gần đây, quân đội Trung Quốc vẫn chưa được thử nghiệm. Cuộc đụng độ với Ấn Độ là một cuộc chiến cô lập với đá và gậy chứ không phải đạn dược, vì vậy gần như không phải là một phép thử cho sự chuẩn bị của quân đội Trung Quốc. Nhưng lại đặt ra câu hỏi về đào tạo và kỷ luật.
Thông tin chi tiết về vụ việc vẫn còn sơ sài và không thể xác minh độc lập, nhưng theo một số phương tiện truyền thông Ấn Độ thì tình huống căng thẳng, nhưng có thể kiểm soát được này đã vượt khỏi tầm kiểm soát vì bị thay thế bởi các nhóm thiếu kinh nghiệm từ Tây Tạng, họ đã không tuân thủ các giao thức thông thường nhằm gỡ rối các cuộc đối đầu.
Trung Quốc đã không tiết lộ con số thương vong, mặc dù theo India Today, một cơ quan thông tấn lớn của Ấn Độ cho biết Ấn Độ đã trao trả thi thể của 16 binh sĩ Trung Quốc. Một quan chức tình báo Mỹ ở Washington cho rằng Trung Quốc đang cố tình che giấu con số tổn thất gần bằng với phía Ấn Độ là 20 đến 30 binh sĩ thiệt mạng.
Song Zhongping, một nhà phân tích quân sự độc lập, cho biết con số này thấp hơn so với tuyên bố của Ấn Độ nhưng con số thật sẽ không được tiết lộ để “tránh kích động ở Ấn Độ.”
Mặc dù căng thẳng với Ấn Độ rất quan trọng, nhưng đây không phải là ưu tiên hàng đầu của quân đội Trung Quốc: đối đầu với những gì mà Trung Quốc cho là sự xâm lược của Mỹ ở khu vực láng giềng.
Hoa Kỳ cũng đã đẩy mạnh hoạt động quân sự trong khu vực. Các tàu chiến Mỹ được gởi tới Biển Đông và tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan và quân đội của họ – những vấn đề nảy sinh trong tháng này khi Ngoại trưởng Mike Pompeo gặp Dương Khiết Trì, ở Hawaii.
Người Trung Quốc đổ lỗi cho Hoa Kỳ gây ra căng thẳng trong khu vực, cáo buộc quân đội Mỹ thường xuyên can thiệp vào nơi họ không có yêu sách lãnh thổ.
Zhu Feng, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Trung Quốc về Biển Đông, cảnh báo rằng khả năng đối đầu sẽ tăng lên khi chiến dịch tranh cử tổng thống của Hoa Kỳ nóng lên.
“Hoa Kỳ đã chèn ép Trung Quốc với hai vấn đề về Biển Đông và Đài Loan,” ông nói.
https://vietnamthoibao.org/
Quân đội Trung Quốc ra thông điệp cho Hoa Kỳ |
Khi thế giới bị phân tâm vì đại dịch corona, quân đội Trung Quốc đã lấn chiếm các lãnh thổ của các láng giềng ở nhiều nơi suốt thời gian, thể hiện sức mạnh quân sự khiến khắp châu Á và Washington phải cảnh giác.
Sự quyết đoán của quân đội Trung Quốc phản ánh sự tự tin và khả năng ngày càng tăng, nhưng cũng là một trong những cuộc đối đầu, đặc biệt là với Hoa Kỳ về đại dịch, về số phận của Hồng Kông và các vấn đề khác mà Trung Quốc coi là trọng tâm đối với chủ quyền và niềm tự hào dân tộc.
Trung Quốc tuyên bố tất cả các hoạt động gần đây của họ là có tính phòng thủ, nhưng mỗi hoạt động của họ đều làm tăng nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự, dù vô tình hay hữu ý. Vào đêm 15 tháng 6, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã giao tranh ở vùng biên giới hiện hai bên đang tranh chấp ở dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Đó là cuộc đụng độ biên giới đẫm máu nhất kể từ năm 1967 gây thương vong lần đầu tiên cho Trung Quốc kể từ cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam dù là số người tử vong không được tiết lộ.
Ông Wu Shicun, chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông, cho biết tại một hội nghị ở Bắc Kinh trong tuần này “Tôi nghĩ rằng khả năng đụng độ nhau đang tăng lên.”
Trung Quốc từ lâu vẫn cương quyết bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của họ, nhưng hoạt động quân sự hiện tại lớn hơn bao giờ hết.
“ Quyền lực của Trung Quốc tăng lên với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các cường quốc khác trong khu vực. Điều này đã thực sự mang lại cho Bắc Kinh nhiều công cụ hơn để thúc đẩy chương trình nghị sự quyết đoán và quyết liệt hơn,” ông Jason Ni, giám đốc tại Trung tâm chính sách Trung Quốc, một tổ chức nghiên cứu ở Canberra, Úc cho biết.
Tốc độ hoạt động gia tăng trong năm nay nằm trong chương trình hiện đại hóa quân sự bắt đầu từ những năm 1990 và tăng tốc nhanh dưới thời Tập Cận Bình. Tập Cận Bình liên tục thanh trừng các sĩ quan tham nhũng hoặc không trung thành và chuyển trọng tâm của Quân đội Giải phóng Nhân dân từ bộ binh sang các hoạt động phối hợp ngày càng tăng với không quân, hải quân và vũ khí mạng.
Tập Cận Bình cũng đã ưu tiên quân đội nhiều hơn nữa sau đại dịch. Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường tuyên bố hồi tháng trước rằng ngân sách quân sự sẽ tăng 6,6% trong năm nay, lên gần 180 tỷ USD, tương đương một phần tư ngân sách quốc phòng Mỹ, ngay cả khi phải cắt giảm chi tiêu của chính phủ vì kinh tế toàn cầu suy giảm.
Tại Đại hội Nhân Dân Quốc gia, Tập Cận Bình lưu ý vai trò của quân đội ở Vũ Hán, nơi dịch bệnh bắt đầu ở Trung Quốc và cảnh báo rằng đại dịch đặt ra những thách thức đối với an ninh quốc gia. Theo Tập, Trung Quốc “nên tăng cường chuẩn bị cho các cuộc đấu chiến quân sự, linh hoạt tham gia huấn luyện quân sự thực tế, và cải thiện toàn diện để thực hiện các nhiệm vụ quân sự.”
Quân đội Trung Quốc được cho là vẫn thua xa các lực lượng vũ trang Mỹ, nhưng họ đã bắt kịp ở một số lĩnh vực, như mở rộng tiềm lực hải quân và triển khai tên lửa chống hạm.
Vào cuối năm ngoái theo báo cáo hồi tháng trước của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội tại Washington, Trung Quốc có ít nhất 335 tàu chiến trong khi Hoa Kỳ có 285 chiếc,
Báo cáo cho biết Trung Quốc hiện đặt ra “một thách thức lớn đối với tiềm lực của Hải quân Hoa Kỳ trong việc đạt được và duy trì kiểm soát hàng hải ở Tây Thái Bình Dương – thách thức đầu tiên mà Hải quân Hoa Kỳ phải đối mặt kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.”
Trung Quốc đã tăng cường hoạt động quân sự gần Đài Loan sau khi Tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử.
Một trong hai tàu sân bay của Trung Quốc do 5 tàu chiến hộ tống đã đi vào bờ biển phía đông Đài Loan vào tháng 4. Máy bay Trung Quốc đã liên tục xâm nhập không phận Đài Loan trong tuần trước và theo các nhà phân tích thì đây là hành động thăm dò phòng thủ của Đài Loan. Trung Quốc có kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận quân sự vào tháng 8, theo mô phỏng sẽ chiếm giữ quần đảo Prat Pratas của Đài Loan , hay Đông Sa.
Trung Quốc cũng đã mở rộng yêu sách ở Biển Đông, lập ra hai khu hành chính mới để cai quản các đảo quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đe dọa các nước láng giềng khác.
Vào tháng 4, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam. Cùng tháng 4, một tàu nghiên cứu Trung Quốc đã rình rập một tàu dầu ở hải phận của Malaysia, khiến Hoa Kỳ và Úc phải cho bốn tàu chiến đến để theo dõi tình hình. Philippines đã ra thư khiếu nại ngoại giao chính thức sau khi một tàu chiến Trung Quốc chĩa radar nhắm vào một tàu hải quân Philippines.
Ở Biển Hoa Đông, lần đầu tiên phát hiện có tàu ngầm Trung Quốc tuần trước kể từ năm 2018, khi các tàu chiến Nhật Bản buộc một tàu ngầm tấn công hạt nhân lên mặt nước. Hành động này diễn ra sau khi căng thẳng về quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư với Nhật Bản gia tăng
“Khi Trung Quốc xem họ đang bị thách thức về tranh chấp chủ quyền khác trong thời đại này, họ sẽ đáp trả bằng một đường lối rất cứng rắn,” ông M. M. Fravel, giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts và một chuyên gia về quân đội Trung Quốc, nói.
“Trung Quốc chưa bao giờ có khả năng tự khẳng định trong lĩnh vực hàng hải thật sự mãi cho đến 10 hoặc 15 năm qua. Điều đó cho phép Trung Quốc gia tăng các yêu sách ở Biển Hoa Đông và Biển Hoa Nam nhiều hơn trước”
Hôm thứ Tư tướng Charles Q. Brown Jr., chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương, người sẽ sớm đảm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Không quân cho biết Trung Quốc cũng đã tăng cường tuần tra trên không trong khu vực; và rằng cho đến gần đây, thỉnh thoảng Trung Quốc mới cho máy bay ném bom H-6 làm nhiệm vụ nhưng hiện đang lại cho chúng bay gần như hàng ngày.
Những chiếc máy bay ném bom này, dù đã cũ, nhưng đã được tân trang và trang bị tên lửa mới mà Trung Quốc trình diễn trong cuộc diễu hành quân sự hồi tháng 10 năm ngoái nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Đối với tất cả các hoạt động gần đây, quân đội Trung Quốc vẫn chưa được thử nghiệm. Cuộc đụng độ với Ấn Độ là một cuộc chiến cô lập với đá và gậy chứ không phải đạn dược, vì vậy gần như không phải là một phép thử cho sự chuẩn bị của quân đội Trung Quốc. Nhưng lại đặt ra câu hỏi về đào tạo và kỷ luật.
Thông tin chi tiết về vụ việc vẫn còn sơ sài và không thể xác minh độc lập, nhưng theo một số phương tiện truyền thông Ấn Độ thì tình huống căng thẳng, nhưng có thể kiểm soát được này đã vượt khỏi tầm kiểm soát vì bị thay thế bởi các nhóm thiếu kinh nghiệm từ Tây Tạng, họ đã không tuân thủ các giao thức thông thường nhằm gỡ rối các cuộc đối đầu.
Trung Quốc đã không tiết lộ con số thương vong, mặc dù theo India Today, một cơ quan thông tấn lớn của Ấn Độ cho biết Ấn Độ đã trao trả thi thể của 16 binh sĩ Trung Quốc. Một quan chức tình báo Mỹ ở Washington cho rằng Trung Quốc đang cố tình che giấu con số tổn thất gần bằng với phía Ấn Độ là 20 đến 30 binh sĩ thiệt mạng.
Song Zhongping, một nhà phân tích quân sự độc lập, cho biết con số này thấp hơn so với tuyên bố của Ấn Độ nhưng con số thật sẽ không được tiết lộ để “tránh kích động ở Ấn Độ.”
Mặc dù căng thẳng với Ấn Độ rất quan trọng, nhưng đây không phải là ưu tiên hàng đầu của quân đội Trung Quốc: đối đầu với những gì mà Trung Quốc cho là sự xâm lược của Mỹ ở khu vực láng giềng.
Hoa Kỳ cũng đã đẩy mạnh hoạt động quân sự trong khu vực. Các tàu chiến Mỹ được gởi tới Biển Đông và tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan và quân đội của họ – những vấn đề nảy sinh trong tháng này khi Ngoại trưởng Mike Pompeo gặp Dương Khiết Trì, ở Hawaii.
Người Trung Quốc đổ lỗi cho Hoa Kỳ gây ra căng thẳng trong khu vực, cáo buộc quân đội Mỹ thường xuyên can thiệp vào nơi họ không có yêu sách lãnh thổ.
Zhu Feng, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Trung Quốc về Biển Đông, cảnh báo rằng khả năng đối đầu sẽ tăng lên khi chiến dịch tranh cử tổng thống của Hoa Kỳ nóng lên.
“Hoa Kỳ đã chèn ép Trung Quốc với hai vấn đề về Biển Đông và Đài Loan,” ông nói.
https://vietnamthoibao.org/
Không có nhận xét nào