Sau gần hai tháng tu tại gia (uống rượu ở nhà) vì lệnh cách ly xã hội (nói đúng hơn là cách ly mình mẩy vì mọi người vẫn được phép liên lạc với nhau qua mạng xã hội), mấy ngày nay ra đường tự nhiên thấy cái gì cũng bỡ ngỡ. Gặp lại hàng xóm láng diềng vui cười chào hỏi nhau nhưng mọi người ai cũng có vẻ phân vân, lưỡng lự, đứng xa xa dường như đang tự hỏi không biết người mình quen có nhiễm Ba Khuẩn không.
Gọi là Ba Khuẩn vì con vi khuẩn Covid-19 là con vi khuẩn của Ba Tàu. Lẽ ra phải gọi đúng cách là Ba Tàu Vi Khuẩn nhưng gọi như thế nó dài quá cho tên tóm tắt lại thành Ba Khuẩn. Đây là cách tóm tắt theo lối của người Trung Hoa. Thí dụ, người Trung Quốc đặt quốc hiệu là Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc, nhưng gọi như thế dài dòng quá nên họ gọi tắt là Trung Quốc, lấy chữ đầu nối với chữ cuối. Nước Việt mình có quốc hiệu là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Gọi như vậy là tại vì mình bắt chước người Trung Quốc chứ gọi như thế không đúng với cách hành văn trong tiếng Việt. Tiếng Việt luôn luôn để tĩnh từ đi sau danh từ, thí dụ, Mỹ đen, Mỹ trắng chứ không có ai ngược đời mà nói trắng Mỹ, đen Mỹ.Vậy thì đúng lẽ phải gọi là Việt Nam Cộng Hoà Chủ Nghĩa Xã Hội. Và nếu cần phải gọi tóm tắt thì chỉ cần gọi là Việt Nam chứ không cần phải bắt chước Trung Quốc mà gọi là Việt Hội.
Nếu quý vị mà hỏi Google tại sao lại gọi người Trung Hoa là Ba Tàu thì sẽ được đọc đôi điều giải thích của các nhà nghiên cứu là tại vì khi xưa người Trung Hoa đến nước mình bằng dăm ba con tàu biển. Nói như thế có vẻ không đúng lắm vì không giải thích được tại sau người Việt mình lại gọi người Ấn Độ lập nghiệp ở xứ mình là anh Bảy Chà. Ngày xưa có người giải thích gọi Ba Tàu là vì trong đẳng cấp xã hội Việt Nam, người Tàu được xếp vào hàng thứ ba. Nói đúng ra thì dân mình trọng người có văn tự, nhất sĩ, nhì nông. Nếu chẳng phải thế tại sao ngày xưa học sinh Việt Nam phải vươn cổ lên mà đọc «Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt, dân hữu tứ sĩ vi chi tiên ». Thời còn Pháp thuộc, con gái nhà giầu bao giờ cũng nhắm người thơ lại «Phi cao đẳng bất thành phu phụ ». thời về sau thì trong nhà cha mẹ hay mong cho con trai đậu bác sĩ, con gái thì học dược rồi mở cái nhà thuốc tây ở bên cạnh phòng mạch của anh trai. Hai anh em bảo nhau mà cho toa thuốc chỉ bán ở nhà thuốc của người em. Xã hội Việt Nam có tôn ti trật tự. Người đứng đầu trong làng gọi là ông Hương Cả. Những người có văn tự như người làm nghề viết mướn, đi chích dạo biết tiếng Tây thì được gọi là thầy hai ký, thầy hai chích. Người được xếp vào hàng thứ ba là người Tàu vì có tiền của nhiều quá để nhà băng không còn chỗ. Còn những người làm công, làm tá điền thì được xếp vào hàng thứ tư, thứ năm. Hồi xưa ở gần nhà tác giả có bà Ba điền chủ, đang ngồi tụng kinh gặp anh Năm tá điền đi ngang qua nhà, bà ta ngưng tụng gọi « ê thằng Năm mày không mang tiền trả tao vặn cổ mày ». Nói xong bà ta lại tiếp tục tụng kinh, cốc cốc cốc. Hạng người thứ sáu thì đặc biệt dành cho các ông cảnh sát, công an. Ngày xưa báo chỉ ở sài Gòn quen gọi ông tướng Nguyễn ngọc Loan là ông Sáu Lèo vì ông ta đứng đầu ngành Cảnh Sát Quốc Gia. Bây giờ đến phiên người Ấn Độ sinh sống ở nước mình thì không biết tại sao họ lại được xếp vào hàng thứ bảy. Mọi người chắc còn nhớ ngày xưa có kem đánh răng hiệu Hynos, nhãn hiệu anh Bảy Chà. Khi nào có dịp đi xe đò thường hay thấy bảng gắn ở bên đường quảng cáo loại kem đánh răng này và trên đài phát thanh có cô Thẩm Thuý Hằng giới thiệu kem đánh răng Hynos vừa thơm, vừa sạch tiếp theo là khúc hát « Anh yêu em, anh yêu luôn kem, anh yêu luôn anh bảy chà và da đen, Hynos cha cha cha ». Sau anh bảy thì còn hạng thứ tám. Hạng này thường dùng gọi người thân cho có vẻ thân mật hay diễu cợt đối với người không quen. Câu nói thường dùng chắc mọi người vẫn còn nhớ, đó là « bỏ qua đi tám » hoặc « sức mấy mà buồn, buồn ơi bỏ qua đi tám … ».
Tiếng Việt mình tuy chữ nghĩa chỉ có một vần nhưng phải nói là giàu nhất thế giới. Lấy thí dụ về cách xưng hô của người mình: Ngôi thứ nhất có thể nói tôi, tao, bác, chú, cô, dì, ông nội mày, cha mày, con, em, cháu v.v. Ngôi thứ hai cũng vậy, gọi người ta thì có thể nói ngài, cụ, ông, bà, bác, chú, cô, dì, anh, chị, em, con, cháu, mày, con mẹ này, con kia v.v. So với những ngôn ngữ khác thì phải nói tiếng mình phong phú nhất. Tiếng Anh chỉ có I, We với You. Tiếng Pháp chỉ có Je, Tu, Vous. Tiếng Tàu chỉ có Ngộ với Nị. Ngày xưa hồi tác giả còn bé, có anh hàng xóm dậy tác giả nói tiếng Tàu. Câu đầu tiên học được là « ngộ ái nị, nị ái ngộ, ái wua, ái lại, có coong ». Tác giả chả hiểu gì cả về nhà nói oang, oang . Mẹ nghe thấy phì cười hỏi ai dạy vậy.
Bây giờ xin đặt một câu hỏi, xã hội mình tuy có tôn ti trật tự, tiếng Việt mình tuy có phong phú, nhưng những điều đó có phản ánh phần nào người Việt mình có đầu óc kỳ thị không?
PPhạm văn Vĩnh
Phạm Văn Vĩnh – Trông người mà nghĩ đến ta |
Nếu quý vị mà hỏi Google tại sao lại gọi người Trung Hoa là Ba Tàu thì sẽ được đọc đôi điều giải thích của các nhà nghiên cứu là tại vì khi xưa người Trung Hoa đến nước mình bằng dăm ba con tàu biển. Nói như thế có vẻ không đúng lắm vì không giải thích được tại sau người Việt mình lại gọi người Ấn Độ lập nghiệp ở xứ mình là anh Bảy Chà. Ngày xưa có người giải thích gọi Ba Tàu là vì trong đẳng cấp xã hội Việt Nam, người Tàu được xếp vào hàng thứ ba. Nói đúng ra thì dân mình trọng người có văn tự, nhất sĩ, nhì nông. Nếu chẳng phải thế tại sao ngày xưa học sinh Việt Nam phải vươn cổ lên mà đọc «Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt, dân hữu tứ sĩ vi chi tiên ». Thời còn Pháp thuộc, con gái nhà giầu bao giờ cũng nhắm người thơ lại «Phi cao đẳng bất thành phu phụ ». thời về sau thì trong nhà cha mẹ hay mong cho con trai đậu bác sĩ, con gái thì học dược rồi mở cái nhà thuốc tây ở bên cạnh phòng mạch của anh trai. Hai anh em bảo nhau mà cho toa thuốc chỉ bán ở nhà thuốc của người em. Xã hội Việt Nam có tôn ti trật tự. Người đứng đầu trong làng gọi là ông Hương Cả. Những người có văn tự như người làm nghề viết mướn, đi chích dạo biết tiếng Tây thì được gọi là thầy hai ký, thầy hai chích. Người được xếp vào hàng thứ ba là người Tàu vì có tiền của nhiều quá để nhà băng không còn chỗ. Còn những người làm công, làm tá điền thì được xếp vào hàng thứ tư, thứ năm. Hồi xưa ở gần nhà tác giả có bà Ba điền chủ, đang ngồi tụng kinh gặp anh Năm tá điền đi ngang qua nhà, bà ta ngưng tụng gọi « ê thằng Năm mày không mang tiền trả tao vặn cổ mày ». Nói xong bà ta lại tiếp tục tụng kinh, cốc cốc cốc. Hạng người thứ sáu thì đặc biệt dành cho các ông cảnh sát, công an. Ngày xưa báo chỉ ở sài Gòn quen gọi ông tướng Nguyễn ngọc Loan là ông Sáu Lèo vì ông ta đứng đầu ngành Cảnh Sát Quốc Gia. Bây giờ đến phiên người Ấn Độ sinh sống ở nước mình thì không biết tại sao họ lại được xếp vào hàng thứ bảy. Mọi người chắc còn nhớ ngày xưa có kem đánh răng hiệu Hynos, nhãn hiệu anh Bảy Chà. Khi nào có dịp đi xe đò thường hay thấy bảng gắn ở bên đường quảng cáo loại kem đánh răng này và trên đài phát thanh có cô Thẩm Thuý Hằng giới thiệu kem đánh răng Hynos vừa thơm, vừa sạch tiếp theo là khúc hát « Anh yêu em, anh yêu luôn kem, anh yêu luôn anh bảy chà và da đen, Hynos cha cha cha ». Sau anh bảy thì còn hạng thứ tám. Hạng này thường dùng gọi người thân cho có vẻ thân mật hay diễu cợt đối với người không quen. Câu nói thường dùng chắc mọi người vẫn còn nhớ, đó là « bỏ qua đi tám » hoặc « sức mấy mà buồn, buồn ơi bỏ qua đi tám … ».
Tiếng Việt mình tuy chữ nghĩa chỉ có một vần nhưng phải nói là giàu nhất thế giới. Lấy thí dụ về cách xưng hô của người mình: Ngôi thứ nhất có thể nói tôi, tao, bác, chú, cô, dì, ông nội mày, cha mày, con, em, cháu v.v. Ngôi thứ hai cũng vậy, gọi người ta thì có thể nói ngài, cụ, ông, bà, bác, chú, cô, dì, anh, chị, em, con, cháu, mày, con mẹ này, con kia v.v. So với những ngôn ngữ khác thì phải nói tiếng mình phong phú nhất. Tiếng Anh chỉ có I, We với You. Tiếng Pháp chỉ có Je, Tu, Vous. Tiếng Tàu chỉ có Ngộ với Nị. Ngày xưa hồi tác giả còn bé, có anh hàng xóm dậy tác giả nói tiếng Tàu. Câu đầu tiên học được là « ngộ ái nị, nị ái ngộ, ái wua, ái lại, có coong ». Tác giả chả hiểu gì cả về nhà nói oang, oang . Mẹ nghe thấy phì cười hỏi ai dạy vậy.
Bây giờ xin đặt một câu hỏi, xã hội mình tuy có tôn ti trật tự, tiếng Việt mình tuy có phong phú, nhưng những điều đó có phản ánh phần nào người Việt mình có đầu óc kỳ thị không?
PPhạm văn Vĩnh
Không có nhận xét nào