Bài viết này đã được phổ biến trong một khung cảnh hạn hẹp cách đây vài tháng với một nhan đề khác. Trước một loạt các vụ bắt bớ thô bạo những nhà hoạt động cao tuổi (Trần Đức Thạch, Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy) có tính nối tiếp vụ khủng bố, thảm sát tại Đồng Tâm, tôi muốn phổ biến lại bài viết này với một tiêu đề khác với một hy vọng: Đòn thù nhằm vào những người đấu tranh thực sự sẽ bớt thảm khốc hơn nếu những kẻ hoạt động nước đôi được đưa ra ánh sáng.
Dư luận Việt Nam gần đây đã đổ xô vào việc phân tích, chế nhạo, phê phán những câu nói, phát biểu có tính hợm hĩnh pha chất ngô nghê thường có của giới thuộc lề đảng cộng sản và chính đảng trưởng của nó. Nhưng, hình như không mấy người để ý chính biến cố Đồng Tâm cũng làm lộ ra nhiều phát ngôn đáng phải ghi nhận. Điều đáng nói hơn, đây là những phát ngôn hoàn toàn không phát ra từ các cơ quan trực thuộc chế độ độc tài hay phát ra từ những trí thức phò đảng thường thấy như Tiến sỹ Nhị Lê, Giáo sư Hoàng Chí Bảo, Sử gia Dương Trung Quốc hay ông Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Minh.
Bình luận về biến cố bi thảm tại Đồng Tâm, một trí thức có tiếng tại Việt Nam đã nêu ra nhận định thế này:
“Người dân Việt Nam, giống như dân thôn Hoành mà tôi đã có dịp về thăm không chỉ một lần, không có ý tưởng chống chế độ, mà chỉ đòi hỏi đảng Cộng sản (ĐCS) bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình, thi hành đúng hiến pháp do chính ĐCS soạn ra.”
Ông trí thức này hình như quên mất rằng trên 70 năm qua, suốt từ khi cướp được quyền và độc quyền thống trị nhân dân Việt Nam, chưa bao giờ đảng cộng sản muốn thực thi “đúng hiến pháp do chính đảng Cộng sản soạn ra”. Cách cầm quyền vô hiến pháp này đã được một luật sư cả đời phục vụ đảng cộng sản, bà Ngô Bá Thành (1931-2004), đúc kết bằng một câu:
“Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng.”
Cách đây vài năm, chính ông Nguyễn Phú Trọng, đảng trưởng hiện nay của đảng cộng sản đã nhắc nhở nhân dân Việt Nam đừng quên rằng ở Việt Nam hiến pháp phải luôn tuân theo mệnh lệnh của đảng cộng sản: “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng…”
Bất chấp những thông điệp và thực tế như vậy, vị trí thức này lại cho rằng toàn dân Việt Nam vẫn muốn tiếp tục được sống trong chế độ do đảng cộng sản thống trị. Có lẽ ông không biết rằng trước phát biểu của ông không lâu, ông Trịnh Bá Phương, một cư dân trẻ tại Hà Nội, người cũng rất quan tâm về Đồng Tâm, đã nói thẳng với công an rằng:
“[T]ôi sẽ làm tất cả những gì có thể, để cho cái chế độ cộng sản này sớm sụp đổ.”
Hẳn độc giả phải có cảm giác vị trí thức, tác giả của nhận định nêu trên, từ rất lâu đã không sống ở Việt Nam hoặc đã bị đứt rời liên hệ về tình hình chính trị, xã hội với Việt Nam. Nhưng không, vị trí thức này chính là Nhà thơ Hoàng Hưng, một nạn nhân của hành xử vô hiến pháp của đảng cộng sản cách đây gần 40 năm: ông bị cầm tù trong 3 năm không cáo trạng, không xét xử chỉ vì cầm một bài thơ không đúng ý đảng cộng sản. Sự cầm tù vô pháp của ông chưa bao giờ được nhà cầm quyền để ý cải oan hay tái cứu xét. Ông Hoàng Hưng còn là đồng chủ biên trang mạng Văn Việt, thuộc Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam, ông thường cư trú ở hai thành phố sầm uất nhất Việt Nam, Hà Nội, Sài Gòn, và thường xuyên có các chuyến du ngoạn sang các nước dân chủ trên thế giới.
Song, Nhà thơ Hoàng Hưng không phải người duy nhất có phát ngôn kỳ lạ.
Cũng xoay quanh biến cố Đồng Tâm, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Hoàng Xuân Phú, một trí thức sống tại Hà Nội, đã kỳ công thân chinh về tận nhà ông Lê Đình Kình sau biến cố để tìm hiểu, thu thập chứng cứ. Sau chuyến khảo sát, ông Hoàng Xuân Phú công bố bài viết “Tội ác Đồng Tâm”, trong đó ông kết luận việc giết hại đảng viên Lê Đình Kình là một hành vi khủng bố:
“Cách tra tấn và giết hại dã man, rồi mổ phanh thi thể của cụ Lê Đình Kình thể hiện rõ ràng quyết tâm và ý chí trả thù. Bị bắn vỡ tung đầu gối, bị bắn thẳng vào tim và bị chết phanh thây, đó không chỉ là cách hành hạ và làm nhục cụ Kình cho thỏa mãn khát vọng trả thù. Hành động vô cùng dã man một cách hết sức lộ liễu cho thấy, đó cũng là thứ ngôn ngữ hình ảnh có chủ ý để đưa vào thông điệp gửi đi toàn quốc, tới tất cả những ai có ý định cứng đầu trước cường quyền như cụ Kình.”
Tuy nhiên, cuối bài viết dài hơn một vạn chữ, nhà toán học Hoàng Xuân Phú lại kêu gọi kẻ đương quyền phải hành động:
“Để làm dịu nỗi đau do tội ác Đồng Tâm gây ra, đã hô hào học tập và làm theo, thì cũng nên học theo cách ứng xử của Hồ Chí Minh và Trường Chinh sau sai lầm của Cải cách ruộng đất. Chí ít cũng xin lỗi gia đình cụ Lê Đình Kình và nhân dân Đồng Tâm.”
Giáo sư Phú sinh năm 1956, đúng năm Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành cái gọi là “Chính sách xử lý, sửa sai cải cách ruộng đất”. Trong cuộc sửa sai này, ông Trường Chinh phải từ chức Tổng bí thư và Hồ Chí Minh phải lau nước mắt trước công luận. Ông Hồ còn dạy rằng:
“Bác đã nhiều lần nhắc: Dùng nhục hình là dã man. Chỉ có bọn đế quốc phong kiến mới dùng. Đánh người ta đau quá thì không có người ta cũng nhận là có. Như thế là cán bộ đã tự mình lừa mình.”
Song, các văn khố được bạch hóa đã cho biết chính Hồ Chí Minh đã viết thư cho Stalin để hứa thực hiện mô hình cải cách ruộng đất như đã áp dụng tại Trung Quốc; bản thân Hồ Chí Minh tự chấp bút bài báo “Địa chủ ác ghê” để xách động dư luận, khai mở cho các cuộc đấu tố, giết hại man rợ giới điền chủ Việt Nam, trong đó có nhiều người đã từng cho ăn, trợ giúp, nuôi giấu các yếu nhân cao nhất của đảng cộng sản trong những ngày trứng nước.
Sau màn từ chức và nhỏ nước mắt đó, Hồ Chí Minh, Trường Chinh và đảng cộng sản tiếp tục gây ra nhiều tội ác, thảm họa khác cho dân tộc và cho chính đồng đảng của họ như Nhân văn-Giai phẩm, Xét lại-Chống Đảng, Xâm lăng miền Nam, Chỉ thị Z30, Cải tạo Công thương,…, Thái Bình, Thủ Thiêm, Vụ Bản, Dương Nội, Formosa, Đắk Nông và Đồng Tâm…
Tuy nhiên, cả hai ông trí thức họ Hoàng vẫn bày tỏ ước muốn được tiếp tục sống dưới chế độ cộng sản hoặc cầu mong đảng cộng sản xin lỗi rồi tiếp tục lãnh đạo. Nhà thơ Hoàng Hưng và Giáo sư Hoàng Xuân Phú, cả hai, đều đang được coi là những trí thức thuộc dạng cấp tiến nhất của xã hội Việt Nam. Các phát ngôn và bài viết của họ luôn được phần đông dư luận Việt Nam, được nhiều cơ quan truyền thông tiếng Việt, cả trong và ngoài nước, tán thưởng.
Phải chăng đó là một nguyên nhân quan trọng khiến một chế độ đã được mệnh danh là “Hèn với giặc, Ác với dân” vẫn dai dẳng tồn tại?
Phạm Hồng Sơn
Phạm Hồng Sơn - Hai ông cải lương họ HOÀNG |
Bình luận về biến cố bi thảm tại Đồng Tâm, một trí thức có tiếng tại Việt Nam đã nêu ra nhận định thế này:
“Người dân Việt Nam, giống như dân thôn Hoành mà tôi đã có dịp về thăm không chỉ một lần, không có ý tưởng chống chế độ, mà chỉ đòi hỏi đảng Cộng sản (ĐCS) bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình, thi hành đúng hiến pháp do chính ĐCS soạn ra.”
Ông trí thức này hình như quên mất rằng trên 70 năm qua, suốt từ khi cướp được quyền và độc quyền thống trị nhân dân Việt Nam, chưa bao giờ đảng cộng sản muốn thực thi “đúng hiến pháp do chính đảng Cộng sản soạn ra”. Cách cầm quyền vô hiến pháp này đã được một luật sư cả đời phục vụ đảng cộng sản, bà Ngô Bá Thành (1931-2004), đúc kết bằng một câu:
“Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng.”
Cách đây vài năm, chính ông Nguyễn Phú Trọng, đảng trưởng hiện nay của đảng cộng sản đã nhắc nhở nhân dân Việt Nam đừng quên rằng ở Việt Nam hiến pháp phải luôn tuân theo mệnh lệnh của đảng cộng sản: “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng…”
Bất chấp những thông điệp và thực tế như vậy, vị trí thức này lại cho rằng toàn dân Việt Nam vẫn muốn tiếp tục được sống trong chế độ do đảng cộng sản thống trị. Có lẽ ông không biết rằng trước phát biểu của ông không lâu, ông Trịnh Bá Phương, một cư dân trẻ tại Hà Nội, người cũng rất quan tâm về Đồng Tâm, đã nói thẳng với công an rằng:
“[T]ôi sẽ làm tất cả những gì có thể, để cho cái chế độ cộng sản này sớm sụp đổ.”
Hẳn độc giả phải có cảm giác vị trí thức, tác giả của nhận định nêu trên, từ rất lâu đã không sống ở Việt Nam hoặc đã bị đứt rời liên hệ về tình hình chính trị, xã hội với Việt Nam. Nhưng không, vị trí thức này chính là Nhà thơ Hoàng Hưng, một nạn nhân của hành xử vô hiến pháp của đảng cộng sản cách đây gần 40 năm: ông bị cầm tù trong 3 năm không cáo trạng, không xét xử chỉ vì cầm một bài thơ không đúng ý đảng cộng sản. Sự cầm tù vô pháp của ông chưa bao giờ được nhà cầm quyền để ý cải oan hay tái cứu xét. Ông Hoàng Hưng còn là đồng chủ biên trang mạng Văn Việt, thuộc Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam, ông thường cư trú ở hai thành phố sầm uất nhất Việt Nam, Hà Nội, Sài Gòn, và thường xuyên có các chuyến du ngoạn sang các nước dân chủ trên thế giới.
Song, Nhà thơ Hoàng Hưng không phải người duy nhất có phát ngôn kỳ lạ.
Cũng xoay quanh biến cố Đồng Tâm, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Hoàng Xuân Phú, một trí thức sống tại Hà Nội, đã kỳ công thân chinh về tận nhà ông Lê Đình Kình sau biến cố để tìm hiểu, thu thập chứng cứ. Sau chuyến khảo sát, ông Hoàng Xuân Phú công bố bài viết “Tội ác Đồng Tâm”, trong đó ông kết luận việc giết hại đảng viên Lê Đình Kình là một hành vi khủng bố:
“Cách tra tấn và giết hại dã man, rồi mổ phanh thi thể của cụ Lê Đình Kình thể hiện rõ ràng quyết tâm và ý chí trả thù. Bị bắn vỡ tung đầu gối, bị bắn thẳng vào tim và bị chết phanh thây, đó không chỉ là cách hành hạ và làm nhục cụ Kình cho thỏa mãn khát vọng trả thù. Hành động vô cùng dã man một cách hết sức lộ liễu cho thấy, đó cũng là thứ ngôn ngữ hình ảnh có chủ ý để đưa vào thông điệp gửi đi toàn quốc, tới tất cả những ai có ý định cứng đầu trước cường quyền như cụ Kình.”
Tuy nhiên, cuối bài viết dài hơn một vạn chữ, nhà toán học Hoàng Xuân Phú lại kêu gọi kẻ đương quyền phải hành động:
“Để làm dịu nỗi đau do tội ác Đồng Tâm gây ra, đã hô hào học tập và làm theo, thì cũng nên học theo cách ứng xử của Hồ Chí Minh và Trường Chinh sau sai lầm của Cải cách ruộng đất. Chí ít cũng xin lỗi gia đình cụ Lê Đình Kình và nhân dân Đồng Tâm.”
Giáo sư Phú sinh năm 1956, đúng năm Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành cái gọi là “Chính sách xử lý, sửa sai cải cách ruộng đất”. Trong cuộc sửa sai này, ông Trường Chinh phải từ chức Tổng bí thư và Hồ Chí Minh phải lau nước mắt trước công luận. Ông Hồ còn dạy rằng:
“Bác đã nhiều lần nhắc: Dùng nhục hình là dã man. Chỉ có bọn đế quốc phong kiến mới dùng. Đánh người ta đau quá thì không có người ta cũng nhận là có. Như thế là cán bộ đã tự mình lừa mình.”
Song, các văn khố được bạch hóa đã cho biết chính Hồ Chí Minh đã viết thư cho Stalin để hứa thực hiện mô hình cải cách ruộng đất như đã áp dụng tại Trung Quốc; bản thân Hồ Chí Minh tự chấp bút bài báo “Địa chủ ác ghê” để xách động dư luận, khai mở cho các cuộc đấu tố, giết hại man rợ giới điền chủ Việt Nam, trong đó có nhiều người đã từng cho ăn, trợ giúp, nuôi giấu các yếu nhân cao nhất của đảng cộng sản trong những ngày trứng nước.
Sau màn từ chức và nhỏ nước mắt đó, Hồ Chí Minh, Trường Chinh và đảng cộng sản tiếp tục gây ra nhiều tội ác, thảm họa khác cho dân tộc và cho chính đồng đảng của họ như Nhân văn-Giai phẩm, Xét lại-Chống Đảng, Xâm lăng miền Nam, Chỉ thị Z30, Cải tạo Công thương,…, Thái Bình, Thủ Thiêm, Vụ Bản, Dương Nội, Formosa, Đắk Nông và Đồng Tâm…
Tuy nhiên, cả hai ông trí thức họ Hoàng vẫn bày tỏ ước muốn được tiếp tục sống dưới chế độ cộng sản hoặc cầu mong đảng cộng sản xin lỗi rồi tiếp tục lãnh đạo. Nhà thơ Hoàng Hưng và Giáo sư Hoàng Xuân Phú, cả hai, đều đang được coi là những trí thức thuộc dạng cấp tiến nhất của xã hội Việt Nam. Các phát ngôn và bài viết của họ luôn được phần đông dư luận Việt Nam, được nhiều cơ quan truyền thông tiếng Việt, cả trong và ngoài nước, tán thưởng.
Phải chăng đó là một nguyên nhân quan trọng khiến một chế độ đã được mệnh danh là “Hèn với giặc, Ác với dân” vẫn dai dẳng tồn tại?
Phạm Hồng Sơn
Không có nhận xét nào