Chiều nay, 18/6/2020, tôi bất ngờ nhận được một món quà văn nghệ của nhà xuất bản Thư Ấn Quán: BÃO, tuyển tập thơ văn của Trần Hoài Thư.
Sách in quá đẹp do chính tác giả thực hiện từ A đến Z: tự dàn trang, tự trình bày bìa và ruột, tự in và tự đóng bằng chỉ. Cầm cuốn sách trong tay, tôi thực sự xúc động.
Xúc động vì chặng đường in sách của Trần Hoài Thư đi qua đã 20 năm. Kiên trì và bền bỉ. Tiền bạc và công sức bỏ ra. Hai mươi năm thực hiện những bộ sách đồ sộ - di sản văn chương miền nam 1954-1975 - để tặng thân hữu và bạn đọc. Hồi trước còn có chị Yến – người bạn đời của anh – giúp anh một tay. Năm 2013, chị Yến bị stroke, phải vào ở trong nursing home. Anh ở một mình. Cô đơn trong căn nhà rộng mênh mông. Những bữa ăn đạm bạc. Những giấc ngủ chập chờn.
Như vậy đó, nhưng anh không bỏ cuộc, không đầu hàng số phận. Vẫn ngồi trước computer vui với những con chữ, vẫn xuống basement bấm nút máy in, đánh đu với chiếc máy cắt, cho sách vào phong bì rồi ra bưu điện gửi đi. Bằng tiền lương hưu ít ỏi của mình cộng thêm một ít được hỗ trợ từ các mạnh thường quân, thân hữu và bạn đọc, bằng phương pháp in ấn tiết kiệm và ít tốn kém nhất, trong hai mươi năm Trần Hoài Thư đã in và phát hành hàng chục ngàn ấn phẩm. Người như Trần Hoài Thư chắc chỉ có một chứ không có hai. Trần Hoài Thư thuộc mẫu người sống hết lòng và theo đuổi đến cùng con đường mình đã chọn dù con đường ấy cũng lắm gian nan và không ít thiệt thòi.
Tôi có chút kỷ niệm đáng nhớ trong 20 năm in sách của Trần Hoài Thư. Những năm đầu Trần Hoài Thư làm công việc này cũng là những năm đầu tôi định cư ở Mỹ. Lúc ấy Trần Hoài Thư vừa nghỉ hưu nhưng vợ chồng tôi lại vừa mới đi làm ở miền đất mới. Cuộc sống mới đầy lo âu chỉ mong sao sớm ổn định để lo cho con ăn học, đâu còn thời
gian và tâm trí để mà cầm bút. Trước đó hầu như tôi cũng đã ngưng viết trong 25 năm nên xem như tôi đã tự chấm dứt việc sáng tác của mình rồi.
Tôi vẫn nhận sách báo do Trần Hoài Thư và Phạm Vàn Nhàn gửi tặng đều đặn nhưng không có bải để gửi cộng tác. Cũng ngại lắm nhưng không viết được thì biết làm sao. Năm 2005 tôi nhận được một email của Trần Hoài Thư thúc giục gửi bài: “Ta sẽ lấy bài cũ để đăng nếu bạn không gửi bài mới”. Bị Trần Hoài Thư “dí” sát nút, năm đó tôi viết được hai bài: Khi dừng lại bên dòng Potomac, Rồi cuối cùng cũng phải chia tay. Tuy chỉ có 2 bài nhưng bắt đầu có trớn để tham gia sinh hoạt văn học nghệ thuật cùng bạn bè và những năm sau đó tôi đã có 3 cuốn sách được Thư Ấn Quán xuất bản: Mây Khói quê nhà (2010), Mơ cùng tôi giấc mơ Đà Lạt (2013) , Đất còn thơm mãi mùi hương (2015).
Cám ơn anh Trần Hoài Thư. Nếu không có cái email anh giục gửi bài năm 2005, tôi đã không trở lại với con đường văn học và 3 cuốn sách trên đã không ra đời. Mừng anh vẫn chân cứng đá mềm để tiếp tục con đường anh theo đuổi.
Và bây giờ chúng ta cùng đọc lại một bài thơ tôi viết tặng anh năm 2009: Dù sao vẫn cám ơn đời.
DÙ SAO VẪN CÁM ƠN ĐỜI
Tặng anh Trần Hoài Thư & chị Yến
dù sao vẫn cám ơn đời
cỏ cây và gió mặt trời và hoa
cám ơn những đám mây xa
đang bay về phía quê nhà chiều nay
cám ơn những sớm heo may
lạnh se sắt lạnh bên này đại dương
cám ơn giọt nắng vô thường
lung linh ở cuối con đường khổ đau
mười năm nước chảy qua cầu
chuyện về đất nước là câu chuyện buồn
mười năm sống kiếp tha phương
thân nơi biển bắc mà hồn biển đông
mười năm thương ruộng nhớ đồng
lòng còn ở lại sao không quay về
mười năm nhớ đất thương quê
bước đi một bước nặng nề đôi chân
mười năm một thoáng phù vân
tiếng chim vườn cũ mùa trăng quê người
dù sao vẫn cám ơn đời
biển xanh và sóng núi đồi và em
cám ơn những sáng êm đềm
khói cà phê quyện bên hiên nhà mình
đứng bên bờ vực tử sinh
vẫn nghe em hát bản tình ca xưa
mười năm như một giấc mơ
PHẠM CAO HOÀNG
tranhoaithu16@gmail.com
Phạm Cao Hoàng - Trần Hoài Thư, 20 năm in sách tặng bạn đọc |
Xúc động vì chặng đường in sách của Trần Hoài Thư đi qua đã 20 năm. Kiên trì và bền bỉ. Tiền bạc và công sức bỏ ra. Hai mươi năm thực hiện những bộ sách đồ sộ - di sản văn chương miền nam 1954-1975 - để tặng thân hữu và bạn đọc. Hồi trước còn có chị Yến – người bạn đời của anh – giúp anh một tay. Năm 2013, chị Yến bị stroke, phải vào ở trong nursing home. Anh ở một mình. Cô đơn trong căn nhà rộng mênh mông. Những bữa ăn đạm bạc. Những giấc ngủ chập chờn.
Như vậy đó, nhưng anh không bỏ cuộc, không đầu hàng số phận. Vẫn ngồi trước computer vui với những con chữ, vẫn xuống basement bấm nút máy in, đánh đu với chiếc máy cắt, cho sách vào phong bì rồi ra bưu điện gửi đi. Bằng tiền lương hưu ít ỏi của mình cộng thêm một ít được hỗ trợ từ các mạnh thường quân, thân hữu và bạn đọc, bằng phương pháp in ấn tiết kiệm và ít tốn kém nhất, trong hai mươi năm Trần Hoài Thư đã in và phát hành hàng chục ngàn ấn phẩm. Người như Trần Hoài Thư chắc chỉ có một chứ không có hai. Trần Hoài Thư thuộc mẫu người sống hết lòng và theo đuổi đến cùng con đường mình đã chọn dù con đường ấy cũng lắm gian nan và không ít thiệt thòi.
Tôi có chút kỷ niệm đáng nhớ trong 20 năm in sách của Trần Hoài Thư. Những năm đầu Trần Hoài Thư làm công việc này cũng là những năm đầu tôi định cư ở Mỹ. Lúc ấy Trần Hoài Thư vừa nghỉ hưu nhưng vợ chồng tôi lại vừa mới đi làm ở miền đất mới. Cuộc sống mới đầy lo âu chỉ mong sao sớm ổn định để lo cho con ăn học, đâu còn thời
gian và tâm trí để mà cầm bút. Trước đó hầu như tôi cũng đã ngưng viết trong 25 năm nên xem như tôi đã tự chấm dứt việc sáng tác của mình rồi.
Tôi vẫn nhận sách báo do Trần Hoài Thư và Phạm Vàn Nhàn gửi tặng đều đặn nhưng không có bải để gửi cộng tác. Cũng ngại lắm nhưng không viết được thì biết làm sao. Năm 2005 tôi nhận được một email của Trần Hoài Thư thúc giục gửi bài: “Ta sẽ lấy bài cũ để đăng nếu bạn không gửi bài mới”. Bị Trần Hoài Thư “dí” sát nút, năm đó tôi viết được hai bài: Khi dừng lại bên dòng Potomac, Rồi cuối cùng cũng phải chia tay. Tuy chỉ có 2 bài nhưng bắt đầu có trớn để tham gia sinh hoạt văn học nghệ thuật cùng bạn bè và những năm sau đó tôi đã có 3 cuốn sách được Thư Ấn Quán xuất bản: Mây Khói quê nhà (2010), Mơ cùng tôi giấc mơ Đà Lạt (2013) , Đất còn thơm mãi mùi hương (2015).
Cám ơn anh Trần Hoài Thư. Nếu không có cái email anh giục gửi bài năm 2005, tôi đã không trở lại với con đường văn học và 3 cuốn sách trên đã không ra đời. Mừng anh vẫn chân cứng đá mềm để tiếp tục con đường anh theo đuổi.
Và bây giờ chúng ta cùng đọc lại một bài thơ tôi viết tặng anh năm 2009: Dù sao vẫn cám ơn đời.
DÙ SAO VẪN CÁM ƠN ĐỜI
Tặng anh Trần Hoài Thư & chị Yến
dù sao vẫn cám ơn đời
cỏ cây và gió mặt trời và hoa
cám ơn những đám mây xa
đang bay về phía quê nhà chiều nay
cám ơn những sớm heo may
lạnh se sắt lạnh bên này đại dương
cám ơn giọt nắng vô thường
lung linh ở cuối con đường khổ đau
mười năm nước chảy qua cầu
chuyện về đất nước là câu chuyện buồn
mười năm sống kiếp tha phương
thân nơi biển bắc mà hồn biển đông
mười năm thương ruộng nhớ đồng
lòng còn ở lại sao không quay về
mười năm nhớ đất thương quê
bước đi một bước nặng nề đôi chân
mười năm một thoáng phù vân
tiếng chim vườn cũ mùa trăng quê người
dù sao vẫn cám ơn đời
biển xanh và sóng núi đồi và em
cám ơn những sáng êm đềm
khói cà phê quyện bên hiên nhà mình
đứng bên bờ vực tử sinh
vẫn nghe em hát bản tình ca xưa
mười năm như một giấc mơ
PHẠM CAO HOÀNG
tranhoaithu16@gmail.com
Không có nhận xét nào