Nguồn
thu của một quốc gia gồm 3 nguồn: thứ nhất từ thuế phí; thứ nhì là bán
tài nguyên; thứ 3 là mượn nợ. Trong đó, nguồn thu từ thuế là thường
xuyên nhất và là nguồn thu lớn nhất. Như ta biết, trong chính phủ, Bộ
Tài Chính là nơi chịu trách nhiệm về thu chi cho chính phủ. Và trong Bộ
Tài Chính, thì Chi cục Thuế là nơi nhận toàn bộ nguồn tiền được đóng từ
dân. Đây là một vị trí béo bở, nếu được bố trí làm lãnh đạo cục này, thì
chắc chắn cơ hội kiếm chác sẽ rất lớn.
Hôm
qua ngày 2 tháng 6, Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính đã công bố Quyết
định bổ nhiệm con rể ông Nguyễn Xuân Phúc là Vũ Chí Hùng giữ chức Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Đây là bước đi lấy đà cho đại hội 13. Nếu
không có gì thay đổi, thì đến nhiệm kỳ sau con rể của Nguyễn Xuân Phúc
sẽ là người đứng đầu cơ quan này. Bước đi này cho thấy, khả năng cao là
ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn sẽ giữ ghế thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa. Cha
là người nắm quyền điều khiển toàn bộ nền kinh tế đất nước, con rể nắm
quyền điều khiển nguồn thu chính thì phải nói không gì “hoàn hảo” cho
bằng.
Như
vậy qua đây chúng ta thấy gì? Đó là ông thủ tướng Việt Nam đang thiết
kế một bộ máy kinh tài cho gia đình ngay trong bộ máy nhà nước. Bộ máy
nhỏ này án ngữ ngay vị trí béo bở nhất trong bộ máy chính quyền Trung
ương. Nếu nói chính phủ là một cơ thể sống, thì thủ tướng là bộ não, còn
chi cục thuế là cái miệng nhận mọi nguồn thức ăn để nuôi sống cơ thể.
Mà ai cũng biết, cái miệng được điều khiển bởi bộ não. Vậy thì với kết
cấu cha kiểm soát bộ não, con kiểm soát cái miệng thì đây không phải sự
phối hợp hoàn hảo còn gì? Não bảo miệng phải ăn nhiều nhưng nuốt ít thì
miệng dám không nghe sao? Ăn nhiều nhưng nuốt ít thì tất có phần thừa
nhả ra, phần đó gia đình và nhóm thân hữu chia nhau thì ăn xài mấy đời
không hết.
Về
mặt kinh tế, việc điều hành chính phủ thì cũng chẳng khác gì điều hành
một doang nghiệp. Muốn doanh nghiệp phát triển thì chủ doanh nghiệp phải
giải bài toán thu chi cho tốt. Để đất nước phát triển thì chính phủ
phải cân đối ngân sách thu phải đủ chi chứ? Được biết, chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc năm nào cũng vay từ 15 đến 20 tỷ đô để bù bội chi và trả nợ
vay. Cụ thể là: năm 2018, vay khoảng 15,7 tỷ đô bù bội chi là 8,95 tỷ đô
bù bội chi, còn lại trả nợ; năm 2019 vay khoảng 20 tỷ đô và bù bội chi
9,4 tỷ đô còn lại trả nợ, chắc chắn năm 2020 cũng không khác được. Câu
hỏi đặt ra là, tại sao năm nào chính phủ cũng vướng vào bài toán bội
chi? Như ta biết, nếu tham nhũng xén bớt nguồn thu thì tất nguồn thu tóp
lại. Nếu tham nhũng xén bớt nguồn chi thì tất nguồn chi phải phình to
để vừa đủ phần cho tham nhũng vừa đủ tiền chạy dự án chứ? Khi đầu vào bị
tóp, đầu ra bị thì tất phải xảy ra tình trạng bội chi thôi. Mà việc chi
tiêu của chính phủ do ai điều hành? Nguyễn Xuân Phúc. Ai kiểm soát đầu
vào cho chính phủ? Con rể Vũ Chí Hùng. Vậy nên, chúng ta cũng nên hiểu
rằng cặp liên minh gia đình cha vợ-con rể của nhà ông thủ Phúc sẽ đóng
sẽ đóng vai trò như thế nào trong vấn đề thâm hụt ngân sách quốc gia
rồi.
Ngày
3 tháng 2 năm 2018, ông Nguyễn Xuân Phúc kí ban hành Nghị quyết số
09/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (UBQLVNN). Đây là một
siêu ủy ban có vai trò ngang bằng với một bộ, nhiệm vụ của nó là nắm
quyền kiểm soát 19 tập đoàn và tổng công ty nhà nước với tổng vốn lên
đến 100 tỷ đô la. Hầu hết những những nguồn vốn vay nước ngoài của những
ông này đều do chính phủ bảo lãnh, và nếu mất khả năng trả nợ thì chính
phủ sẽ trả nợ thay và số nợ đó được tính vào nợ công để sau này nó sẽ
lại đổ lên đầu dân bằng thuế cao phí nặng.
Thực
tế, để tạo cảm giác “an toàn” cho người dân thì chính phủ không tính
phần nợ của khối doanh nghiệp nhà nước do chính phủ bảo lãnh vào, chính
vì thế mà nợ công của Việt Nam hiện nay mới có con số là 56,1%GDP. Thế
nhưng thực tế thì sao? Ngày 1 tháng 6 năm 2020 trên tờ Thời Báo Kinh Tế
Sài Gòn có bài viết “Ủy ban Quản lý vốn nhà nước muốn bán một số nhà máy
điện”, trong bài báo này đã cho biết “ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
trình phương án có thể bán một số nhà máy điện do EVN đầu tư sau khi đi
vào hoạt động cho các nhà đầu tư bên ngoài để huy động vốn cho các dự án
đầu tư mới, đảm bảo giảm được nợ công”. Như vậy qua bài báo này chúng
ta thấy, nguồn vay của các doanh nghiệp nhà nước đều được tính vào nợ
công. Được biết, ngày 25 tháng 10 năm 2019 trên báo Thanh Tra có bài
viết “Các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước: Nợ 1.454.668 tỷ đồng”. Số nợ
này tương đương 63 tỷ đô la. Không biết bao nhiêu trong đó là số tiền mà
người dân phải gánh cho những công ty nhà nước ăn hại dưới dạng nợ
công?!
Công
ty lỗ thì Ủy ban Quản lý vốn nhà nước thiếu tiền, điều đó dẫn đến hệ
quả nhân dân gánh nợ nhưng nược lại, cá nhân các lãnh đạo thì trở nên
giàu có. Bội chi ngân sách thì chính phủ tăng thuế và tăng cường nợ để
bù vào. Kết quả là, đất nước mất cơ hội phát triển, nhân dân gánh thêm
thuế rồi chịu thêm phí, còn lãnh đạo thì cứ giàu nữa giàu mãi. Trong
tầng lớp lớp cán bộ quan chức từ thấp đến cao, thì cha con nhà Nguyễn
Xuân Phúc tất nhiên hưởng được phần ngon nhất.
Đỗ Ngà
Tham khảo:
(FB Đỗ Ngà)
Không có nhận xét nào