Tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump ban hành ngày 22/6 chỉ thị từ đây tới cuối năm 2020 ngưng
cấp visa cho người nước ngoài tới Mỹ làm việc, trong đó có visa H-1B
dành cho lao động tay nghề cao trong các lĩnh vực như khoa học, kĩ sư,
công nghệ thông tin…
Chính
quyền Trump nói quyết định này nhằm bảo vệ công ăn việc làm cho người
dân Mỹ, giúp giải quyết cuộc khủng hoảng thất nghiệp gây ra bởi đại dịch
COVID-19. Tờ Time dẫn lời một quan chức cấp cao ước tính với những hạn
chế vừa công bố, khoảng 525 ngàn công ăn việc làm sẽ được dành cho thị
trường lao động nội địa.
Lệnh cấm áp dụng cho các dạng lao động theo visa từ H-1B (thường được các công ty công nghệ Mỹ thuê mướn) và thân nhân ‘ăn theo’, visa H-2B dành cho công nhân mùa vụ trong các ngành nghề phi nông nghiệp, visa J-1 dành cho sinh viên trong các chương trình trao đổi văn hoá, cho tới visa L-1 dành cho các giám đốc, quản lý cao cấp của các tập đoàn đa quốc.
Lệnh này miễn trừ cho các lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và những nhân viên y tế đang hỗ trợ đáp ứng đại dịch. Lao động trong ngành chế biến thực phẩm vốn chiếm khoảng 15% các visa H-2B cũng được miễn trừ trong lệnh cấm này, giới chức ẩn danh vừa kể cho biết. Người lao động ở các nước muốn tới Mỹ làm việc là đối tượng bị nhắm mục tiêu, những công nhân nước ngoài đang làm việc trên đất Mỹ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này.
Cuộc thăm dò dư luận do tờ Washington Post kết hợp với trường Đại học Maryland công bố hồi tháng trước cho thấy 65% người dân Mỹ được hỏi ủng hộ một lệnh cấm tạm thời tất cả các hình thức di cư trong khi đại dịch diễn ra, trong khi tỷ lệ phản đối là 34%.
Tờ Seattle Times dẫn lời ông Mark Krikorian, giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Di trú, gọi lệnh cấm vừa ban hành là “một thắng lợi quan trọng trước lợi ích của các tập đoàn.” Trong nhiều năm qua, ông Krikorian cũng như những người chống nhập cư của đảng Cộng Hoà cho rằng các chương trình dành cho lao động nước ngoài vào Hoa Kỳ như H-1B tạo ra những lỗ hổng lớn trong chính sách di trú khiến cơ hội cạnh tranh việc làm của người dân Mỹ bị thu hẹp, đi kèm với mức thu nhập không được cải thiện.
Luận điểm này bị một số chính trị gia cũng như các đại công ty công nghệ của Mỹ phản đối mạnh mẽ. Thượng nghị sĩ Cộng Hoà Lindsey Graham, một đồng minh thân cận của ông Trump, hôm 22/04 tuyên bố trên Twitter: “Những ai tin rằng người di dân hợp pháp, cụ thể là những người có visa làm việc, gây hại cho người lao động Mỹ, là những người không hiểu gì về nền kinh tế Hoa Kỳ.”
Tập đoàn Amazon nói đây là một quyết định “thiển cận” của chính quyền Trump. “Đón nhận những nhân tài sáng giá nhất từ khắp nơi trên thế giới chính là điều kiện quan trọng cho sự phục hồi kinh tế Mỹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ những chương trình, cũng như những nỗ lực bảo vệ quyền lợi của người nhập cư,” Amazon cho biết. Trong năm tài khoá 2019, Amazon là công ty có số lượng đơn xin visa H-1B được chấp thuận cao nhất cả nước, với 3.026 trường hợp.
Quy định tạm ngưng visa lao động vào Mỹ sẽ là một đòn giáng mạnh vào các đại công ty công nghệ của Hoa Kỳ, bởi theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Lao Động Mỹ, gần 80% hồ sơ H-1B là những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
"Cũng như rất nhiều người nhập cư làm việc trong lĩnh vực công nghệ, cá nhân tôi thấy khó mà đồng tình với quyết định này. Ngoài ra tôi còn là một người tuyển dụng và quyết định này nếu kéo dài thêm tới mức không thể tuyển thêm được nhân lực dưới dạng H1B cấp mới thì sẽ vô cùng ảnh hưởng tới công việc kinh doanh." Ông Trần Việt Hùng- Sáng lập viên công ty Got It, Inc, một công ty khởi nghiệp của người Việt tại thung lũng Silicon, Mỹ, chia sẻ.
Nhưng trong thời gian trước mắt, theo ông Hùng, ảnh hưởng của lệnh đóng băng cấp visa vào thời điểm này chưa phải là lớn do trong mấy tháng vừa qua mọi người gần như không ra khỏi Mỹ vì lệnh “shelter in place” (không rời nơi cư trú) và chính sách “work from home” (làm việc từ nhà) của các công ty công nghệ.
Chia sẻ quan điểm của ông Hùng, luật sư di trú Khanh Phạm từ Texas cho rằng trong tương lai gần sẽ chưa có người nào bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này khi mà công tác xét duyệt cấp visa còn đình trệ giữa đại dịch COVID vì các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ tại nhiều nơi trên thế giới chưa hoàn toàn mở cửa lại. Thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy kể từ tháng Hai năm 2020, số lượng visa không định cư được cấp đã giảm tới 90%.
Tùng Phạm, một kĩ sư lập trình hiện đang làm việc cho Amazon tại Mỹ, cho VOA biết lệnh cấm mới ban hành khiến nhiều đồng nghiệp của anh lo lắng. Anh Tùng nói tại văn phòng của anh, hơn phân nửa số nhân viên là lao động nhập cư, đã hoặc đang làm việc tại Mỹ theo diện H-1B. Những người này đến từ nhiều quốc gia bao gồm Châu Âu, Ấn Độ, và cả Việt Nam.
“Họ đều đã ở trong Mỹ nên không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh này, nhưng ai cũng lo lắng không biết Tổng thống Trump sẽ làm gì tiếp theo, liệu con đường từ H-1B lên thẻ xanh thường trú nhân của họ có bị ảnh hưởng trong tương lai hay không,” anh Tùng chia sẻ.
Visa H-1B, theo lời luật sư Khanh Phạm, là chiếc cầu nối để người lao động nước ngoài có thể trở thành thường trú nhân sau thời gian chứng tỏ năng lực tại các công ty Mỹ.
Forbes dẫn số liệu từ Cơ quan Di Trú Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) cho biết, trong năm tài khoá 2019 có tới 21% hồ sơ H-1B bị loại, so với 6% của năm 2015.
Anh H.D (nhân vật xin được phép giấu tên) cũng là một kĩ sư lập trình cho Amazon. Không may mắn như Tùng Phạm, hồ sơ xin H-1B của anh H.D không được chấp nhận. Chia sẻ với VOA Tiếng Việt, anh H.D nói anh cảm thấy buồn nhưng “vẫn may mắn vì còn có nhiều lựa chọn.”
Một trong những lựa chọn mà anh đang cân nhắc đó là sang Canada làm việc. Công ty Amazon có hẳn một văn phòng tại Canada dành cho những nhân viên không qua được vòng H-1B. Trong những năm gần đây, quốc gia láng giềng này đang tận dụng tốt xu hướng thắt chặt di dân của chính quyền Tổng thống Trump để thu hút lực lượng lao động quốc tế chất lượng cao, với thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh hơn và tỉ lệ từ chối thấp hơn ở Mỹ.
"Tôi không nghĩ là chính sách đóng băng H-1B sẽ giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp ở Mỹ trong ngành công nghệ," ông Trần Việt Hùng – Sáng lập viên công ty Got It, Inc nói với VOA Việt ngữ.
"Ngành công nghệ của nước Mỹ hùng mạnh như bây giờ là khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Silicon Valley được tạo lên và phải triển nhờ sự góp sức của rất nhiều người nhập cư. Bất kỳ quyết định nào làm thay đổi các giá trị đó đều có khả năng làm giảm khả năng cạnh tranh của Mỹ và để các nơi khác thu hút mất nguồn nhân lực này," ông dẫn giải.
https://www.voatiengviet.com/
Mỹ ngưng cấp visa: Nỗi lo của các hãng công nghệ Mỹ và lao động nước ngoài |
Lệnh cấm áp dụng cho các dạng lao động theo visa từ H-1B (thường được các công ty công nghệ Mỹ thuê mướn) và thân nhân ‘ăn theo’, visa H-2B dành cho công nhân mùa vụ trong các ngành nghề phi nông nghiệp, visa J-1 dành cho sinh viên trong các chương trình trao đổi văn hoá, cho tới visa L-1 dành cho các giám đốc, quản lý cao cấp của các tập đoàn đa quốc.
Lệnh này miễn trừ cho các lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và những nhân viên y tế đang hỗ trợ đáp ứng đại dịch. Lao động trong ngành chế biến thực phẩm vốn chiếm khoảng 15% các visa H-2B cũng được miễn trừ trong lệnh cấm này, giới chức ẩn danh vừa kể cho biết. Người lao động ở các nước muốn tới Mỹ làm việc là đối tượng bị nhắm mục tiêu, những công nhân nước ngoài đang làm việc trên đất Mỹ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này.
Cuộc thăm dò dư luận do tờ Washington Post kết hợp với trường Đại học Maryland công bố hồi tháng trước cho thấy 65% người dân Mỹ được hỏi ủng hộ một lệnh cấm tạm thời tất cả các hình thức di cư trong khi đại dịch diễn ra, trong khi tỷ lệ phản đối là 34%.
Tờ Seattle Times dẫn lời ông Mark Krikorian, giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Di trú, gọi lệnh cấm vừa ban hành là “một thắng lợi quan trọng trước lợi ích của các tập đoàn.” Trong nhiều năm qua, ông Krikorian cũng như những người chống nhập cư của đảng Cộng Hoà cho rằng các chương trình dành cho lao động nước ngoài vào Hoa Kỳ như H-1B tạo ra những lỗ hổng lớn trong chính sách di trú khiến cơ hội cạnh tranh việc làm của người dân Mỹ bị thu hẹp, đi kèm với mức thu nhập không được cải thiện.
Luận điểm này bị một số chính trị gia cũng như các đại công ty công nghệ của Mỹ phản đối mạnh mẽ. Thượng nghị sĩ Cộng Hoà Lindsey Graham, một đồng minh thân cận của ông Trump, hôm 22/04 tuyên bố trên Twitter: “Những ai tin rằng người di dân hợp pháp, cụ thể là những người có visa làm việc, gây hại cho người lao động Mỹ, là những người không hiểu gì về nền kinh tế Hoa Kỳ.”
Tập đoàn Amazon nói đây là một quyết định “thiển cận” của chính quyền Trump. “Đón nhận những nhân tài sáng giá nhất từ khắp nơi trên thế giới chính là điều kiện quan trọng cho sự phục hồi kinh tế Mỹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ những chương trình, cũng như những nỗ lực bảo vệ quyền lợi của người nhập cư,” Amazon cho biết. Trong năm tài khoá 2019, Amazon là công ty có số lượng đơn xin visa H-1B được chấp thuận cao nhất cả nước, với 3.026 trường hợp.
Quy định tạm ngưng visa lao động vào Mỹ sẽ là một đòn giáng mạnh vào các đại công ty công nghệ của Hoa Kỳ, bởi theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Lao Động Mỹ, gần 80% hồ sơ H-1B là những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
"Cũng như rất nhiều người nhập cư làm việc trong lĩnh vực công nghệ, cá nhân tôi thấy khó mà đồng tình với quyết định này. Ngoài ra tôi còn là một người tuyển dụng và quyết định này nếu kéo dài thêm tới mức không thể tuyển thêm được nhân lực dưới dạng H1B cấp mới thì sẽ vô cùng ảnh hưởng tới công việc kinh doanh." Ông Trần Việt Hùng- Sáng lập viên công ty Got It, Inc, một công ty khởi nghiệp của người Việt tại thung lũng Silicon, Mỹ, chia sẻ.
Nhưng trong thời gian trước mắt, theo ông Hùng, ảnh hưởng của lệnh đóng băng cấp visa vào thời điểm này chưa phải là lớn do trong mấy tháng vừa qua mọi người gần như không ra khỏi Mỹ vì lệnh “shelter in place” (không rời nơi cư trú) và chính sách “work from home” (làm việc từ nhà) của các công ty công nghệ.
Chia sẻ quan điểm của ông Hùng, luật sư di trú Khanh Phạm từ Texas cho rằng trong tương lai gần sẽ chưa có người nào bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này khi mà công tác xét duyệt cấp visa còn đình trệ giữa đại dịch COVID vì các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ tại nhiều nơi trên thế giới chưa hoàn toàn mở cửa lại. Thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy kể từ tháng Hai năm 2020, số lượng visa không định cư được cấp đã giảm tới 90%.
Tùng Phạm, một kĩ sư lập trình hiện đang làm việc cho Amazon tại Mỹ, cho VOA biết lệnh cấm mới ban hành khiến nhiều đồng nghiệp của anh lo lắng. Anh Tùng nói tại văn phòng của anh, hơn phân nửa số nhân viên là lao động nhập cư, đã hoặc đang làm việc tại Mỹ theo diện H-1B. Những người này đến từ nhiều quốc gia bao gồm Châu Âu, Ấn Độ, và cả Việt Nam.
“Họ đều đã ở trong Mỹ nên không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh này, nhưng ai cũng lo lắng không biết Tổng thống Trump sẽ làm gì tiếp theo, liệu con đường từ H-1B lên thẻ xanh thường trú nhân của họ có bị ảnh hưởng trong tương lai hay không,” anh Tùng chia sẻ.
Visa H-1B, theo lời luật sư Khanh Phạm, là chiếc cầu nối để người lao động nước ngoài có thể trở thành thường trú nhân sau thời gian chứng tỏ năng lực tại các công ty Mỹ.
Forbes dẫn số liệu từ Cơ quan Di Trú Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) cho biết, trong năm tài khoá 2019 có tới 21% hồ sơ H-1B bị loại, so với 6% của năm 2015.
Anh H.D (nhân vật xin được phép giấu tên) cũng là một kĩ sư lập trình cho Amazon. Không may mắn như Tùng Phạm, hồ sơ xin H-1B của anh H.D không được chấp nhận. Chia sẻ với VOA Tiếng Việt, anh H.D nói anh cảm thấy buồn nhưng “vẫn may mắn vì còn có nhiều lựa chọn.”
Một trong những lựa chọn mà anh đang cân nhắc đó là sang Canada làm việc. Công ty Amazon có hẳn một văn phòng tại Canada dành cho những nhân viên không qua được vòng H-1B. Trong những năm gần đây, quốc gia láng giềng này đang tận dụng tốt xu hướng thắt chặt di dân của chính quyền Tổng thống Trump để thu hút lực lượng lao động quốc tế chất lượng cao, với thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh hơn và tỉ lệ từ chối thấp hơn ở Mỹ.
"Tôi không nghĩ là chính sách đóng băng H-1B sẽ giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp ở Mỹ trong ngành công nghệ," ông Trần Việt Hùng – Sáng lập viên công ty Got It, Inc nói với VOA Việt ngữ.
"Ngành công nghệ của nước Mỹ hùng mạnh như bây giờ là khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Silicon Valley được tạo lên và phải triển nhờ sự góp sức của rất nhiều người nhập cư. Bất kỳ quyết định nào làm thay đổi các giá trị đó đều có khả năng làm giảm khả năng cạnh tranh của Mỹ và để các nơi khác thu hút mất nguồn nhân lực này," ông dẫn giải.
https://www.voatiengviet.com/
Không có nhận xét nào