Khi nghe Trung Cộng (TC) đụng độ quân sự với nước láng giềng nào thì biết rằng Tập Cận Bình lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) là kẻ sinh sự….Vì bản chất của ĐCST có tính tham lam của một ông nông dân nhà quê thích đi lấn vườn, lấn ruộng người khác. Tàu Cộng thường hay dùng loại “văn minh ruộng” này để mở rộng biên giới và hải đảo đối với các nước láng giềng. huyện này có từ ngàn năm trước đã thấm vào tim, chìm vào máu của người Hán.
Nay Hán tộc này lại thêm độc tố Cộng Sản nên đáng đề phòng hơn, việc làm của họ thường “một mũi tên bắn nhiều con chim”.
Một cuộc chiến quái gỡ nhưng có mục tiêu to lớn:
Hai nước đông dân nhất thế giới, vũ khí tối tân về xe tăng, phi cơ, tàu chiến, thủ đắc nguyên tử nhưng đánh nhau bằng gậy gộc như thời trung cổ, điều nay không quái gỡ thì gọi là gì?
Ngày mồng 5 và 6 tháng 5 năm 2020 chừng 250 lính TC đã xâm nhập khu vực tại bờ phía bắc hồ Pangong Tso thuộc khu vực biên giới Ladakh, một tỉnh cao nguyên miền núi có độ cao gần 4000m giáp với Tân Cương và Tây Tạng. TC vượt qua Đường Kiểm Soát Thực Tế (Line of Actual Control – LAC) – đó là đường biên giới giữa hai nước. Quân đội hai bên phùng mang trợn mắt khi gặp nhau. Và cuối cùng như hai băng đảng trên đường phố ẩu đả nhau trên nhiều điểm nóng tại đường LAC khiến hằng chục người bị thương.
Ngày 26/05, mức căng thẳng Ấn-Trung tăng vọt, quân đội hai bên đều chuyển quân đến chiến trường, tiếp tục có những cuộc ẩu đả, cả hai đều nhanh chóng xây dựng công trình quân sự, dựng lều trại lấn đất. Truyền thông Ấn Độ thì lên án TC liên tục có hành động khiêu khích và điều động trực thăng quân sự không người lái để quan sát trên đường LAC.
Ngày 4/06, TC đã điều động 4 máy bay chiến đấu đến sân bay chiến lược Ngari Gunsa trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 4200 m, gần địa điểm tranh chấp chừng 200 cây số. Đây là hành động leo thang mà Ấn Độ cho là rất nghiêm trọng (theo báo Sputnick của Nga)
Ngày 8/06, tờ Hoàn Cầu Thời Báo và truyền hình Trung Ương TC tuyên bố: “hàng ngàn lính dù thuộc lữ đoàn không quân Trung Quốc, đã sử dụng máy bay dân sự, đường sắt, các tuyến vận chuyển hậu cần để ngay lập tức có mặt tại một cao nguyên Tây Bắc” (tức đến vùng tranh chấp).
Trầm trọng nhất là ngày 15/06, khi màng đêm buông xuống cả hai quân đội Ấn-Trung không nổ súng mà lao vào đánh nhau bằng đá, gậy có đóng đinh và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” loạn đả. TC điều động cấp tiểu đoàn chừng 300 lính đến đánh nhau. Trong trận ẩu đả này, Ấn Độ có 20 binh sĩ chết trong đó có đại tá chỉ huy Santosh Babu (đại tá ít nhất là chỉ huy một tiểu đoàn). Phía TC giữ im lặng không tuyên bố số người chết, báo chí thạo tin cho biết là TC chết 43 người và trong đó có hai sĩ quan. Xướng ngôn viên TC tuyên bố “không chịu trách nhiệm” về việc đụng độ này. Phía Ấn độ lên án TC xâm lăng vượt qua đường ấn định LAC. (xem video lính Ấn Độ đánh nhau với Trung Cộng ở Ladakh)
Sở dĩ có sự đụng độ đẫm máu trong đêm 15/06 là vì quân TC lấn thêm 60 km vuông ở biên giới và điều động xe tăng, xây dựng công trình quân sự, dựng lều trại chiếm đất. Trong khi Ấn Độ lại xây dựng Đường Bộ Biên Giới của Ấn Độ tại biên giới Ấn-Trung mà tờ Hoàn Cầu Thời Báo (cơ quan ngôn luận cảu Bắc kinh) tố cáo cho Ấn Độ đã “xây dựng trái phép cơ sở quốc phòng qua biên giới vào lãnh thổ Trung Quốc trong khu vực thung lũng Galwan (thuộc tỉnh Ladakh)”
Đây là cuộc giao tranh không có tiếng súng, nhưng đẫm máu nhất trong gần một nửa thế kỷ qua giữ hai quân đội Ấn-Trung, thủ tướng Ấn Độ Modi lên tiếng sau vụ đụng độ đêm 15/06: “Tôi cam kết với nhân dân, đất nước rằng, sự hy sinh của những quân nhân sẽ không vô ích. Không ai có thể ngăn chúng ta bảo vệ chủ quyền đất nước. Không ai có thể phủ nhận điều này – Cả nước đang hướng về gia đình của những người đã hy sinh mạng sống của họ. Ấn Độ sẽ bảo vệ từng viên đá, từng tấc đất trên lãnh thổ của mình”.
Sau biến cố đẫm máu đêm 15/06, TC vẫn tiếp tục thủ đoạn cố hữu “miệng nói Nam Mô, bụng chứa bồ dao găm”. Bên ngoài hô hào đàm phán, thực tế lại giở trò vừa ăn cướp vừa la làng. Trong khi Các tướng lãnh quân đội TC và Ấn Độ đã gặp nhau và thỏa thuận sẽ cùng giảm bớt căng thẳng, thì TC dương oai diễu võ gây chiến:
Tập Cận Bình ra lệnh quân đội TC: “suy nghĩ về các tình huống xấu nhất” và “tăng cường chuẩn bị chiến đấu”. Phía TC dọa “Ấn Độ sẽ lãnh hậu quả rất đắt nếu tính toán sai lầm”; Tướng TC chỉ huy quân sự ở quân khu Tây Bắc tuyên bố sẽ “tập trận quy mô ở cao nguyên Tây Tạng với nhiều lực lượng quân sự phối hợp gồm pháo binh, hỏa tiễn phòng không, lính đặc nhiệm, lính nhảy dù, lực lượng tác chiến điện tử, lực lượng vũ khí sinh hóa và công binh”; Lính TC đã chặn đường tuần tra của binh sĩ Ấn Độ dọc các điểm tuần tra từ 10 – 13 trên Đường Kiểm Soát Thực Tế (LAC).
TC cũng đang xây dựng những con đường mới để có thể điều động binh sĩ, phương tiện ra biên giới một cách nhanh chóng hơn… Theo nguồn tin của tờ Hindustan Time thì “Không quân TC cũng đưa tới biên giới với Ấn Độ máy bay ném bom chiến lược và chiến đấu cơ Su-30 do Nga sản xuất”.
Rõ ràng mở đầu cuộc chiến như trò ẩu đả trên đường phố, nhưng khi TC không đạt mục đích của mình thì sẽ cuộc chiến sẽ qua chiều hướng khác, hiện nay hai bên đều điều động binh sĩ tinh nhuệ, xe tăng và phi cơ vào vị trí sẵn sàng chiến đấu.
Tại sao có cuộc đụng độ Ấn-Trung:
Vùng đất trên cao nguyên của dãy Hy mã Lạp Sơn này là vùng “khỉ ho cò gáy” là một khu vực thưa dân nhất ở Ấn Độ, vì đất nghèo chẳng ai muốn đến sinh sống làm ăn, vả lại khí hậu khắc nghiệt nên người ra đi thưa dần. Nơi đã từng xẩy ra một lần đụng độ đổ máu giữa Ấn-Trung trong năm 1962. Vùng đất chồng chéo những điều không rõ ràng về lịch sử và biên giới, điều này rất có lợi cho kẻ chuyên môn lấn đất biên giới như Tàu Cộng. Như vùng đất Aksai Chin (trong tỉnh Ladakh) hiện nay TC đang chiếm đóng nhưng Ấn Độ đòi lại chủ quyền. Ngược lại, Arunachal Pradesh là một tỉnh của Ấn Độ đang quản lý nhưng TC cho là thuộc về Tây Tạng và đòi lại. Kashmir là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, mỗi bên chiếm một nửa và hai bên đều đòi chiếm toàn bộ vùng Kashmir thuộc về mình. TC ủng hộ Pakistan nên Ấn Độ xem là đối thủ.
Chiến tranh xẩy ra thường do chuỗi vấn đề tích hợp, do sự liên hệ ngoại giao của mỗi quốc gia thay chiều tạo thế, hay những mục tiêu nội tại chứ không phải chuyện tranh chấp biên giới là chính. Lần này Ấn-Trung xẩy ra đụng độ đẫm máu ở biên giới Ladakh có những nguyên do xa gần:
Thứ nhất: Trong những năm gần đây, TC trổi dậy như một cường quốc hung hăng, thái độ bá quyền, Ấn Độ không còn giữ thế trung lập như trước mà có khuynh hướng hợp tác với các nước trong khối tự do Á-Âu-Mỹ để tìm bạn gây thân thế. Gần đây nhất, Ấn có chân trong Quad (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn) thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương do Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tại Đà Nẵng tháng 11/20017, điều này cho thấy Ấn Độ đứng trong phe Quad (Bộ Tứ) ở Ấn Độ-Thái Bình Dương chống lại TC nhất là tại Biển Đông.
Trong thời điểm bà Tổng Thống Thái Anh Văn tuyên bố tạo nên sự căng thẳng giữ Trung-Đài thì Ấn Độ thêm đầu vào lửa, ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO và có những hành động ngoại giao thân thiện ủng hộ Đài Loan trong ngày bà Tổng Thống đăng quan.
Vào tháng 2 vừa rồi, Ấn Độ tiếp TT Trump sang thăm rất long trọng. Trước diễn đàn quốc tế TT Trump ca ngợi thủ tướng Modi không tiết lời, lại bán vũ khí tối tân cho Ấn Độ (trước đây chỉ mua của Nga). Vừa qua TT Trump còn mời Ấn Độ tham gia khối G7 mở rộng.
Tất cả những điều này đều ẩn chứa trong câu nói dạy đời của TC đòi “dạy cho Ấn Độ một bài học”. Nhưng mà lần nay không biết ai dạy ai?
Thứ hai tấn công mặt ngoài để ổn định nội bộ rối ren: Trong mùa đại dịch “Virus Vũ Hán” Tập Cận Bình đang đối diện với những đòn sinh tử từ Mỹ mở nhiều mặt tấn công, quốc tế tẩy chay và cô lập, dân Tàu muốn hạ bệ Tập và đảng Cộng Sản Tàu. Trong các đời Cộng Sản Tàu trước đây, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình mỗi khi có biến trong nước họ chỉ mở một cuộc chiến ngoại biên để khích động dân tộc tính, nay Tập Cận Bình mở đến ba mặt trận cùng một lúc tại Biển Đông, Hồng Kông và Ấn Độ để khích động lòng tự hào dân tộc, cho thấy đảng Cộng Sản Tàu đang đứng trước nguy cơ sụp đổ rất trầm trọng.
Thứ ba, dự án “Một Vành Đai, Một Con Đường” (tiếng Tàu là Nhất Đới Nhất Lộ – tiếng Anh One Road, One Belt) vẫn là cốt lõi đối với Tập và giới lãnh đạo Bắc Kinh. Dự án này có hai tuyến trên biển và trên bộ: Trên biển là Marintime Silk Road (Đường Tơ Lụa Trên Biển) và trên bộ là Silk Road Economic Belt (Đường Tơ Lụa Kinh Tế). Hai tuyền biển và bộ gặp nhau ở Rottedam, Hà Lan. Cả hai đều phục vụ cho âm ưu bành trướng bá quyền Hán tộc trước thế kỷ thứ 21.
Đường Tơ Lụa Trên Biển (Marintime Silk Road): phát xuất từ thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến chuyển hàng bằng đường bộ từ các tỉnh đến các hải cảng ở các tỉnh phía Nam của TC và cảng Hải Phòng của Việt Nam. Từ đó bung ra Biển Đông, xuống dọc theo các hải cảng trên vịnh Bangal, Ấn Độ Dương, Indonesia, Châu Phi, Trung Đông, qua Châu Âu rồi dừng lại ở Rottedam, Hà Lan. Đường Tơ Lụa Trên Biển dùng Biển Đông là điểm xuất phát cho nên TC xem đó là quyền lợi cốt lõi. Không có Biển Đông thì “Vành Đai, Con Đường” xem như bị chặt đầu cầu và TC lại bị cô lập trong đất liền như những thế kỷ trước.
Đường Tơ Lụa Kinh Tế (Silk Road Economic Belt): Nắm trên bộ, phát xuất từ Bắc Kinh qua các lục địa Á-Âu và bắt tay với Đường Tơ Lụa Trên Biển tại Rottedam. Đường Tơ Lụa Kinh Tế có những tuyến giao thông lớn chây trên bộ (còn gọi là hành lang kinh tế), một trong tuyến đường đó đi qua hành lang tỉnh Ladakh của Ấn Độ (1) để xuống một hải cảng ở Vịnh Bangal. Đó là địa điểm chiến lược quan trọng trong dự án “Đường Tơ Lụa Kinh Tế” và hiện đang diễn ra cuộc tranh chấp Ấn-Trung. Vỉ thế cho nên TC xem vùng đất “khô cằn sỏi đá” này cũng là quyền lợi cốt lõi như Biển Đông.
Qua những sự việc trên, cho ta thấy TC ném một viên đá (tranh chấp biên giới với Ấn Độ) để giải quyết ba vấn đề cùng một lúc. Thế nhưng, kẻ tham lam thường tính toán sai lầm đôi khi tưởng rằng đó là “đỉnh cao trí tuệ”, nhưng lại mang nhiều hậu quả khôn lường.
Hậu quả của tranh chấp Ấn-Trung lần này:
Mặc dù Ấn Độ là một trong tứ trụ của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở, nhưng không đồng minh chí cốt với Mỹ như Úc và Nhật từng ký những hiệp ước bất tương xâm. Ấn Độ vẫn muốn giữ thế một nước lớn mang tính trung lập hơn là nghiêng hẳn vế phía nào giữa các cường quốc Nga-Mỹ-Trung. TC mở cuộc tranh chấp đổ máu để lấn đất ở biên giới vừa rồi là một món quà tặng quý giá cho Mỹ vì đã đẩy Ấn Độ tiến gần Mỹ hơn bao giờ hết.
Cuộc giao tranh tại biên giới Ấn-Trung có thể tác hại về thương mại song phương (2): Trong năm 2018 thương mại song phương giữa Ấn-Trung lên tới 89.6 tỷ USD, trong đó Ấn bị thâm thụt thương mại lên tới 62.9 tỷ USD. Như vậy trong vụ tranh chấp xẩy ra ở biên giới có thể làm cho TC mất 62.9 tỷ USD hay ít nhất cũng mất một số không ít.
Một loạt hành động trả đũa của người Ấn Độ đến nay được ghi nhận:
– Ông Ramdas Athawale, Bộ trưởng Tư pháp xã hội Ấn Độ, đề xuất cấm các cửa hàng bán thực phẩm Trung Quốc.
– Madhav Das Nalapat, nhà phân tích thời cuộc tại Khoa Chính Trị và Quan Hệ Quốc Tế, đại học Manipal (Ấn Độ), cho hay “Từ lâu, Ấn Độ khẳng định tranh chấp biên giới không làm lu mờ quan hệ Trung – Ấn ở các lĩnh vực khác. Giờ đây, điều này không còn nữa. Bài phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ cho thấy hoạt động thương mại giữa 2 bên sẽ không còn bình thường như trước”.
– Giáo sư Harsh, học giả tại Đại học Kings cho hay “Ấn Độ bây giờ có thể gạt bỏ dự án cho phép gã khổng lồ công nghệ TC do do công ty Hoa Vi xây dựng mạng 5G ở Ấn Độ. Chúng ta cũng thấy các công ty TC bị cấm tham gia đấu thầu các công trình quốc gia và cũng có sự hạn chế các khoản đầu tư của TC vào Ấn Độ. Những động thái này sẽ được tiến nhanh”…
– Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 24/6 đưa tin, việc bế tắc các lô hàng TC tại cảng Chennai, nơi vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau bao gồm xe hơi, linh kiện, phân bón và các sản phẩm dầu mỏ – có thể khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
– Trong khi người Ấn Độ gốc Hoa không dám ra khỏi nhà, những cuộc biểu tình của dân Ấn để ủng hộ cho 20 binh sĩ Ấn tử thương đã nên một phòng trào bài người Tàu tại Ấn Độ.
– Một thế hệ trẻ của Ấn Độ sẽ có ác cảm với TC đến nhiều thập niên sau.
Đây là những bài học bài học cho TC trước mắt.
Tranh chấp đi về đâu?
Cuộc chiến xẩy ra có mục đích của nó. TC lấn đất ở Ladakh để xây đường thực hiện “Vành Đai, Con Đường” trên bộ không bị đứt đoạn. Việc lấn đất này không cần phải chiếm toàn bộ phần đất của tỉnh Ladakh mà lấn phần đất cần thiết để xây dựng cầu đường nối kết dự án “Đường Tơ Lụa Kinh Tế” trên bộ. Phía Ấn Độ cũng muốn mở rộng thương mại xuống các nước Trung Á nên đã điều động chừng 12 ngàn công nhân xây dựng dự án đường bộ biên giới dọc theo đường LAC ở tỉnh Ladakh.
Cả hai đều đổ lỗi cho nhau và cương quyết cho mình là đúng. Phía TC nói rằng “không có lý do gì để biến Ấn Độ thành kẻ thù của mình, nhưng TC sẽ không từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào. Một khi Ấn Độ đưa ra phán đoán sai lầm về chiến lược và gặm nhấm lãnh thổ Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không tha thứ. Trung Quốc buộc phải thực hiện các biện pháp đối phó mạnh mẽ”. Để tính chuyện duy trì loại chiến tranh quái gỡ “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” TC còn điều động thêm 5 tiểu đoàn dân quân, trong đó là những võ sĩ thuộc Câu lạc bộ Chiến đấu Enbo (theo China National Defense News).
Về phía Ấn Độ thì chuyển hỏa tiễn tối tân Akash đến Ladakh và cương quyết khôi phục hiện trạng biên giới như cũ để hòa bình và ổn định được hiện diện tại khu vực biên giới. Cương quyết hơn nữa, ngày 23/06 chính phủ Ấn Độ đã thay đổi các quy định giao chiến ở biên giới với TC, nhằm cho phép binh sĩ Ấn Độ được sử dụng súng đáp trả lính TC trong các tình huống bất thường.
Ngày 27/05 Tổng Thống Trump tình nguyện đứng ra hòa giải xung đột Ấn-Trung, ông viết trên Twitter “Chúng tôi đã thông báo cho cả Ấn Độ và Trung Quốc rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng, sẵn sàng và có thể hòa giải hoặc phân xử tranh chấp biên giới đang hoành hành giữa họ. Cảm ơn!Cả Ấn và Tàu đều từ chối lời đề nghị của TT Trump, và TC cảnh cáo Ấn Độ không về phe với Mỹ.
Ngày 02/06, Thủ Tướng Ấn Modhi cũng thảo luận về tình hình biên giới với TT Trump (3). Cùng ngày Ấn cũng thảo luận về tình hình với Đại Sứ Nga ở New Delhi.
Hiện nay cả hai bên đều tuyên bố tình hình sẽ ổn, trên thực tế cả hai đang gấp rút chuyển quân đến địa điểm tranh chấp.
Chắc chắn Cả TC lẫn Ấn Độ không có lợi gì khi chiến tranh thật sự xẩy ra giữa hai nước đông dân nhất và thủ đắc nhiều vũ khí giết người ghê rợn này. Thế nào một cuộc đàm phán ngưng bắn sẽ xẩy ra… nhưng lần này Trung Cộng nên học bài học, vì cuộc giao trành này Trung Cộng không giải quyết những vấn đề mà họ mong muốn mà tình trạng trở nên tệ hại hơn. Không biết TC có ngưng chiến khi đã lấn qua LAC chừng vài chục cây số để xây tuyến đường bộ cho dự án “Vành Đai, Con Đường” không? – Nếu không, thì TC bắn một mũi tên mà chẳng được con chim nào, trái lại bắn vào chân mình. Biến TC vốn là một nước mang tai tiếng, nay càng tệ hơn trên chính trường quốc tế!
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Một cuộc chiến quái gỡ nhưng có mục tiêu to lớn:
Hai nước đông dân nhất thế giới, vũ khí tối tân về xe tăng, phi cơ, tàu chiến, thủ đắc nguyên tử nhưng đánh nhau bằng gậy gộc như thời trung cổ, điều nay không quái gỡ thì gọi là gì?
Ngày mồng 5 và 6 tháng 5 năm 2020 chừng 250 lính TC đã xâm nhập khu vực tại bờ phía bắc hồ Pangong Tso thuộc khu vực biên giới Ladakh, một tỉnh cao nguyên miền núi có độ cao gần 4000m giáp với Tân Cương và Tây Tạng. TC vượt qua Đường Kiểm Soát Thực Tế (Line of Actual Control – LAC) – đó là đường biên giới giữa hai nước. Quân đội hai bên phùng mang trợn mắt khi gặp nhau. Và cuối cùng như hai băng đảng trên đường phố ẩu đả nhau trên nhiều điểm nóng tại đường LAC khiến hằng chục người bị thương.
Ngày 26/05, mức căng thẳng Ấn-Trung tăng vọt, quân đội hai bên đều chuyển quân đến chiến trường, tiếp tục có những cuộc ẩu đả, cả hai đều nhanh chóng xây dựng công trình quân sự, dựng lều trại lấn đất. Truyền thông Ấn Độ thì lên án TC liên tục có hành động khiêu khích và điều động trực thăng quân sự không người lái để quan sát trên đường LAC.
Ngày 4/06, TC đã điều động 4 máy bay chiến đấu đến sân bay chiến lược Ngari Gunsa trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 4200 m, gần địa điểm tranh chấp chừng 200 cây số. Đây là hành động leo thang mà Ấn Độ cho là rất nghiêm trọng (theo báo Sputnick của Nga)
Ngày 8/06, tờ Hoàn Cầu Thời Báo và truyền hình Trung Ương TC tuyên bố: “hàng ngàn lính dù thuộc lữ đoàn không quân Trung Quốc, đã sử dụng máy bay dân sự, đường sắt, các tuyến vận chuyển hậu cần để ngay lập tức có mặt tại một cao nguyên Tây Bắc” (tức đến vùng tranh chấp).
Trầm trọng nhất là ngày 15/06, khi màng đêm buông xuống cả hai quân đội Ấn-Trung không nổ súng mà lao vào đánh nhau bằng đá, gậy có đóng đinh và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” loạn đả. TC điều động cấp tiểu đoàn chừng 300 lính đến đánh nhau. Trong trận ẩu đả này, Ấn Độ có 20 binh sĩ chết trong đó có đại tá chỉ huy Santosh Babu (đại tá ít nhất là chỉ huy một tiểu đoàn). Phía TC giữ im lặng không tuyên bố số người chết, báo chí thạo tin cho biết là TC chết 43 người và trong đó có hai sĩ quan. Xướng ngôn viên TC tuyên bố “không chịu trách nhiệm” về việc đụng độ này. Phía Ấn độ lên án TC xâm lăng vượt qua đường ấn định LAC. (xem video lính Ấn Độ đánh nhau với Trung Cộng ở Ladakh)
Sở dĩ có sự đụng độ đẫm máu trong đêm 15/06 là vì quân TC lấn thêm 60 km vuông ở biên giới và điều động xe tăng, xây dựng công trình quân sự, dựng lều trại chiếm đất. Trong khi Ấn Độ lại xây dựng Đường Bộ Biên Giới của Ấn Độ tại biên giới Ấn-Trung mà tờ Hoàn Cầu Thời Báo (cơ quan ngôn luận cảu Bắc kinh) tố cáo cho Ấn Độ đã “xây dựng trái phép cơ sở quốc phòng qua biên giới vào lãnh thổ Trung Quốc trong khu vực thung lũng Galwan (thuộc tỉnh Ladakh)”
Đây là cuộc giao tranh không có tiếng súng, nhưng đẫm máu nhất trong gần một nửa thế kỷ qua giữ hai quân đội Ấn-Trung, thủ tướng Ấn Độ Modi lên tiếng sau vụ đụng độ đêm 15/06: “Tôi cam kết với nhân dân, đất nước rằng, sự hy sinh của những quân nhân sẽ không vô ích. Không ai có thể ngăn chúng ta bảo vệ chủ quyền đất nước. Không ai có thể phủ nhận điều này – Cả nước đang hướng về gia đình của những người đã hy sinh mạng sống của họ. Ấn Độ sẽ bảo vệ từng viên đá, từng tấc đất trên lãnh thổ của mình”.
Sau biến cố đẫm máu đêm 15/06, TC vẫn tiếp tục thủ đoạn cố hữu “miệng nói Nam Mô, bụng chứa bồ dao găm”. Bên ngoài hô hào đàm phán, thực tế lại giở trò vừa ăn cướp vừa la làng. Trong khi Các tướng lãnh quân đội TC và Ấn Độ đã gặp nhau và thỏa thuận sẽ cùng giảm bớt căng thẳng, thì TC dương oai diễu võ gây chiến:
Tập Cận Bình ra lệnh quân đội TC: “suy nghĩ về các tình huống xấu nhất” và “tăng cường chuẩn bị chiến đấu”. Phía TC dọa “Ấn Độ sẽ lãnh hậu quả rất đắt nếu tính toán sai lầm”; Tướng TC chỉ huy quân sự ở quân khu Tây Bắc tuyên bố sẽ “tập trận quy mô ở cao nguyên Tây Tạng với nhiều lực lượng quân sự phối hợp gồm pháo binh, hỏa tiễn phòng không, lính đặc nhiệm, lính nhảy dù, lực lượng tác chiến điện tử, lực lượng vũ khí sinh hóa và công binh”; Lính TC đã chặn đường tuần tra của binh sĩ Ấn Độ dọc các điểm tuần tra từ 10 – 13 trên Đường Kiểm Soát Thực Tế (LAC).
TC cũng đang xây dựng những con đường mới để có thể điều động binh sĩ, phương tiện ra biên giới một cách nhanh chóng hơn… Theo nguồn tin của tờ Hindustan Time thì “Không quân TC cũng đưa tới biên giới với Ấn Độ máy bay ném bom chiến lược và chiến đấu cơ Su-30 do Nga sản xuất”.
Rõ ràng mở đầu cuộc chiến như trò ẩu đả trên đường phố, nhưng khi TC không đạt mục đích của mình thì sẽ cuộc chiến sẽ qua chiều hướng khác, hiện nay hai bên đều điều động binh sĩ tinh nhuệ, xe tăng và phi cơ vào vị trí sẵn sàng chiến đấu.
Tại sao có cuộc đụng độ Ấn-Trung:
Vùng đất trên cao nguyên của dãy Hy mã Lạp Sơn này là vùng “khỉ ho cò gáy” là một khu vực thưa dân nhất ở Ấn Độ, vì đất nghèo chẳng ai muốn đến sinh sống làm ăn, vả lại khí hậu khắc nghiệt nên người ra đi thưa dần. Nơi đã từng xẩy ra một lần đụng độ đổ máu giữa Ấn-Trung trong năm 1962. Vùng đất chồng chéo những điều không rõ ràng về lịch sử và biên giới, điều này rất có lợi cho kẻ chuyên môn lấn đất biên giới như Tàu Cộng. Như vùng đất Aksai Chin (trong tỉnh Ladakh) hiện nay TC đang chiếm đóng nhưng Ấn Độ đòi lại chủ quyền. Ngược lại, Arunachal Pradesh là một tỉnh của Ấn Độ đang quản lý nhưng TC cho là thuộc về Tây Tạng và đòi lại. Kashmir là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, mỗi bên chiếm một nửa và hai bên đều đòi chiếm toàn bộ vùng Kashmir thuộc về mình. TC ủng hộ Pakistan nên Ấn Độ xem là đối thủ.
Chiến tranh xẩy ra thường do chuỗi vấn đề tích hợp, do sự liên hệ ngoại giao của mỗi quốc gia thay chiều tạo thế, hay những mục tiêu nội tại chứ không phải chuyện tranh chấp biên giới là chính. Lần này Ấn-Trung xẩy ra đụng độ đẫm máu ở biên giới Ladakh có những nguyên do xa gần:
Thứ nhất: Trong những năm gần đây, TC trổi dậy như một cường quốc hung hăng, thái độ bá quyền, Ấn Độ không còn giữ thế trung lập như trước mà có khuynh hướng hợp tác với các nước trong khối tự do Á-Âu-Mỹ để tìm bạn gây thân thế. Gần đây nhất, Ấn có chân trong Quad (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn) thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương do Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tại Đà Nẵng tháng 11/20017, điều này cho thấy Ấn Độ đứng trong phe Quad (Bộ Tứ) ở Ấn Độ-Thái Bình Dương chống lại TC nhất là tại Biển Đông.
Trong thời điểm bà Tổng Thống Thái Anh Văn tuyên bố tạo nên sự căng thẳng giữ Trung-Đài thì Ấn Độ thêm đầu vào lửa, ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO và có những hành động ngoại giao thân thiện ủng hộ Đài Loan trong ngày bà Tổng Thống đăng quan.
Vào tháng 2 vừa rồi, Ấn Độ tiếp TT Trump sang thăm rất long trọng. Trước diễn đàn quốc tế TT Trump ca ngợi thủ tướng Modi không tiết lời, lại bán vũ khí tối tân cho Ấn Độ (trước đây chỉ mua của Nga). Vừa qua TT Trump còn mời Ấn Độ tham gia khối G7 mở rộng.
Tất cả những điều này đều ẩn chứa trong câu nói dạy đời của TC đòi “dạy cho Ấn Độ một bài học”. Nhưng mà lần nay không biết ai dạy ai?
Thứ hai tấn công mặt ngoài để ổn định nội bộ rối ren: Trong mùa đại dịch “Virus Vũ Hán” Tập Cận Bình đang đối diện với những đòn sinh tử từ Mỹ mở nhiều mặt tấn công, quốc tế tẩy chay và cô lập, dân Tàu muốn hạ bệ Tập và đảng Cộng Sản Tàu. Trong các đời Cộng Sản Tàu trước đây, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình mỗi khi có biến trong nước họ chỉ mở một cuộc chiến ngoại biên để khích động dân tộc tính, nay Tập Cận Bình mở đến ba mặt trận cùng một lúc tại Biển Đông, Hồng Kông và Ấn Độ để khích động lòng tự hào dân tộc, cho thấy đảng Cộng Sản Tàu đang đứng trước nguy cơ sụp đổ rất trầm trọng.
Thứ ba, dự án “Một Vành Đai, Một Con Đường” (tiếng Tàu là Nhất Đới Nhất Lộ – tiếng Anh One Road, One Belt) vẫn là cốt lõi đối với Tập và giới lãnh đạo Bắc Kinh. Dự án này có hai tuyến trên biển và trên bộ: Trên biển là Marintime Silk Road (Đường Tơ Lụa Trên Biển) và trên bộ là Silk Road Economic Belt (Đường Tơ Lụa Kinh Tế). Hai tuyền biển và bộ gặp nhau ở Rottedam, Hà Lan. Cả hai đều phục vụ cho âm ưu bành trướng bá quyền Hán tộc trước thế kỷ thứ 21.
Đường Tơ Lụa Trên Biển (Marintime Silk Road): phát xuất từ thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến chuyển hàng bằng đường bộ từ các tỉnh đến các hải cảng ở các tỉnh phía Nam của TC và cảng Hải Phòng của Việt Nam. Từ đó bung ra Biển Đông, xuống dọc theo các hải cảng trên vịnh Bangal, Ấn Độ Dương, Indonesia, Châu Phi, Trung Đông, qua Châu Âu rồi dừng lại ở Rottedam, Hà Lan. Đường Tơ Lụa Trên Biển dùng Biển Đông là điểm xuất phát cho nên TC xem đó là quyền lợi cốt lõi. Không có Biển Đông thì “Vành Đai, Con Đường” xem như bị chặt đầu cầu và TC lại bị cô lập trong đất liền như những thế kỷ trước.
Đường Tơ Lụa Kinh Tế (Silk Road Economic Belt): Nắm trên bộ, phát xuất từ Bắc Kinh qua các lục địa Á-Âu và bắt tay với Đường Tơ Lụa Trên Biển tại Rottedam. Đường Tơ Lụa Kinh Tế có những tuyến giao thông lớn chây trên bộ (còn gọi là hành lang kinh tế), một trong tuyến đường đó đi qua hành lang tỉnh Ladakh của Ấn Độ (1) để xuống một hải cảng ở Vịnh Bangal. Đó là địa điểm chiến lược quan trọng trong dự án “Đường Tơ Lụa Kinh Tế” và hiện đang diễn ra cuộc tranh chấp Ấn-Trung. Vỉ thế cho nên TC xem vùng đất “khô cằn sỏi đá” này cũng là quyền lợi cốt lõi như Biển Đông.
Qua những sự việc trên, cho ta thấy TC ném một viên đá (tranh chấp biên giới với Ấn Độ) để giải quyết ba vấn đề cùng một lúc. Thế nhưng, kẻ tham lam thường tính toán sai lầm đôi khi tưởng rằng đó là “đỉnh cao trí tuệ”, nhưng lại mang nhiều hậu quả khôn lường.
Hậu quả của tranh chấp Ấn-Trung lần này:
Mặc dù Ấn Độ là một trong tứ trụ của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở, nhưng không đồng minh chí cốt với Mỹ như Úc và Nhật từng ký những hiệp ước bất tương xâm. Ấn Độ vẫn muốn giữ thế một nước lớn mang tính trung lập hơn là nghiêng hẳn vế phía nào giữa các cường quốc Nga-Mỹ-Trung. TC mở cuộc tranh chấp đổ máu để lấn đất ở biên giới vừa rồi là một món quà tặng quý giá cho Mỹ vì đã đẩy Ấn Độ tiến gần Mỹ hơn bao giờ hết.
Cuộc giao tranh tại biên giới Ấn-Trung có thể tác hại về thương mại song phương (2): Trong năm 2018 thương mại song phương giữa Ấn-Trung lên tới 89.6 tỷ USD, trong đó Ấn bị thâm thụt thương mại lên tới 62.9 tỷ USD. Như vậy trong vụ tranh chấp xẩy ra ở biên giới có thể làm cho TC mất 62.9 tỷ USD hay ít nhất cũng mất một số không ít.
Một loạt hành động trả đũa của người Ấn Độ đến nay được ghi nhận:
– Ông Ramdas Athawale, Bộ trưởng Tư pháp xã hội Ấn Độ, đề xuất cấm các cửa hàng bán thực phẩm Trung Quốc.
– Madhav Das Nalapat, nhà phân tích thời cuộc tại Khoa Chính Trị và Quan Hệ Quốc Tế, đại học Manipal (Ấn Độ), cho hay “Từ lâu, Ấn Độ khẳng định tranh chấp biên giới không làm lu mờ quan hệ Trung – Ấn ở các lĩnh vực khác. Giờ đây, điều này không còn nữa. Bài phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ cho thấy hoạt động thương mại giữa 2 bên sẽ không còn bình thường như trước”.
– Giáo sư Harsh, học giả tại Đại học Kings cho hay “Ấn Độ bây giờ có thể gạt bỏ dự án cho phép gã khổng lồ công nghệ TC do do công ty Hoa Vi xây dựng mạng 5G ở Ấn Độ. Chúng ta cũng thấy các công ty TC bị cấm tham gia đấu thầu các công trình quốc gia và cũng có sự hạn chế các khoản đầu tư của TC vào Ấn Độ. Những động thái này sẽ được tiến nhanh”…
– Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 24/6 đưa tin, việc bế tắc các lô hàng TC tại cảng Chennai, nơi vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau bao gồm xe hơi, linh kiện, phân bón và các sản phẩm dầu mỏ – có thể khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
– Trong khi người Ấn Độ gốc Hoa không dám ra khỏi nhà, những cuộc biểu tình của dân Ấn để ủng hộ cho 20 binh sĩ Ấn tử thương đã nên một phòng trào bài người Tàu tại Ấn Độ.
– Một thế hệ trẻ của Ấn Độ sẽ có ác cảm với TC đến nhiều thập niên sau.
Đây là những bài học bài học cho TC trước mắt.
Tranh chấp đi về đâu?
Cuộc chiến xẩy ra có mục đích của nó. TC lấn đất ở Ladakh để xây đường thực hiện “Vành Đai, Con Đường” trên bộ không bị đứt đoạn. Việc lấn đất này không cần phải chiếm toàn bộ phần đất của tỉnh Ladakh mà lấn phần đất cần thiết để xây dựng cầu đường nối kết dự án “Đường Tơ Lụa Kinh Tế” trên bộ. Phía Ấn Độ cũng muốn mở rộng thương mại xuống các nước Trung Á nên đã điều động chừng 12 ngàn công nhân xây dựng dự án đường bộ biên giới dọc theo đường LAC ở tỉnh Ladakh.
Cả hai đều đổ lỗi cho nhau và cương quyết cho mình là đúng. Phía TC nói rằng “không có lý do gì để biến Ấn Độ thành kẻ thù của mình, nhưng TC sẽ không từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào. Một khi Ấn Độ đưa ra phán đoán sai lầm về chiến lược và gặm nhấm lãnh thổ Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không tha thứ. Trung Quốc buộc phải thực hiện các biện pháp đối phó mạnh mẽ”. Để tính chuyện duy trì loại chiến tranh quái gỡ “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” TC còn điều động thêm 5 tiểu đoàn dân quân, trong đó là những võ sĩ thuộc Câu lạc bộ Chiến đấu Enbo (theo China National Defense News).
Về phía Ấn Độ thì chuyển hỏa tiễn tối tân Akash đến Ladakh và cương quyết khôi phục hiện trạng biên giới như cũ để hòa bình và ổn định được hiện diện tại khu vực biên giới. Cương quyết hơn nữa, ngày 23/06 chính phủ Ấn Độ đã thay đổi các quy định giao chiến ở biên giới với TC, nhằm cho phép binh sĩ Ấn Độ được sử dụng súng đáp trả lính TC trong các tình huống bất thường.
Ngày 27/05 Tổng Thống Trump tình nguyện đứng ra hòa giải xung đột Ấn-Trung, ông viết trên Twitter “Chúng tôi đã thông báo cho cả Ấn Độ và Trung Quốc rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng, sẵn sàng và có thể hòa giải hoặc phân xử tranh chấp biên giới đang hoành hành giữa họ. Cảm ơn!Cả Ấn và Tàu đều từ chối lời đề nghị của TT Trump, và TC cảnh cáo Ấn Độ không về phe với Mỹ.
Ngày 02/06, Thủ Tướng Ấn Modhi cũng thảo luận về tình hình biên giới với TT Trump (3). Cùng ngày Ấn cũng thảo luận về tình hình với Đại Sứ Nga ở New Delhi.
Hiện nay cả hai bên đều tuyên bố tình hình sẽ ổn, trên thực tế cả hai đang gấp rút chuyển quân đến địa điểm tranh chấp.
Chắc chắn Cả TC lẫn Ấn Độ không có lợi gì khi chiến tranh thật sự xẩy ra giữa hai nước đông dân nhất và thủ đắc nhiều vũ khí giết người ghê rợn này. Thế nào một cuộc đàm phán ngưng bắn sẽ xẩy ra… nhưng lần này Trung Cộng nên học bài học, vì cuộc giao trành này Trung Cộng không giải quyết những vấn đề mà họ mong muốn mà tình trạng trở nên tệ hại hơn. Không biết TC có ngưng chiến khi đã lấn qua LAC chừng vài chục cây số để xây tuyến đường bộ cho dự án “Vành Đai, Con Đường” không? – Nếu không, thì TC bắn một mũi tên mà chẳng được con chim nào, trái lại bắn vào chân mình. Biến TC vốn là một nước mang tai tiếng, nay càng tệ hơn trên chính trường quốc tế!
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Không có nhận xét nào