Header Ads

  • Breaking News

    Kim Nguyễn - Hậu Quả Do Những Cuộc Bạo Loạn Gây Ra

    Trong nửa thế kỷ qua, Hoa Kỳ đã có nhiều cuộc bạo loạn xảy ra. Khởi đầu là cuộc bạo loạn đẫm máu tại Detroit, tiểu bang Michigan năm 1967. Cuộc bạo loạn này là do sự đụng độ giữa cư dân Mỹ đen và cảnh sát, kéo dài tới năm ngày và rất gay cấn đến độ TT Johnson phải gởi Sư Đoàn Bộ Binh 82 và Sư Đoàn Dù 101 tới can thiệp. Kết quả có 43 người bị thiệt mạng gồm thường dân và cảnh sát, gần 1,200 người bị thương, 7,000 người bị bắt và 2,000 cơ sở thương mại bị đốt cháy. Tiếp theo là những vụ bạo loạn khi Mục Sư Martin Luther King bị ám sát năm 1968, gây thương tích cho 2,600 người và 42 người bị tử vong. Nhiều cuộc bạo loạn khác tiếp tục xảy ra tại Newark, Miami, Ferguson và Baltimore đã gây tử vong cho hàng trăm người và thương tích cho nhiều ngàn người. Thiệt hại về tài sản thì lên tới hàng tỷ dollars. Và mới đây, từ cuối tháng 5 tới đầu tháng 6 vừa qua, người dân Hoa Kỳ lại thêm một lần nữa phải sống trong tình trạng bất ổn sau cái chết của George Floyd vì những cuộc bạo loạn sau đó đã xảy ra tại nhiều thành phố.
    Kim Nguyễn - Hậu Quả Do Những Cuộc Bạo Loạn Gây Ra
    Cuộc bạo loạn vụ Rodney King năm 1992 tại Los Angles gây thương vong cho 2,300 người, 53 người bị chết và 700 cơ sở thương mại bị phá hủy, tổn thất trên 1 tỷ dollars. Theo nghiên cứu của đại học Holy Cross, mười năm sau cuộc bạo loạn, thành phố Los Angeles đã thất thu thuế mua bán tới 4 tỷ dollars. Tâm lý người dân thì hầu hết đều bị hoảng loạn và sợ rằng những cuộc bạo loạn khác có thể xảy ra bất cứ lúc nào và những người da đen trung lưu đã bỏ khu miền nam Los Angeles di chuyển ra ngoại ô. Những công ty sản xuất, buôn bán lớn cũng không ở lại. Sau 25 năm, miền nam Los Angeles đã trở thành khu vực nghèo nàn nhất và tỷ lệ thất nghiệp cao gấp ba lần trên toàn quốc (Theo Los Angeles Times).

    Ferguson là một thành phố nhỏ nằm ở ngoại ô St. Louis, tiểu bang Missouri có khoảng 21,000 cư dân, không được nhiều người biết tới trước khi xảy ra vụ thanh niên da đen Michael Brown bị cảnh sát da trắng bắn chết năm 2014. Phong trào Black Lives Matter đã đưa người về đây biểu tình, phá hủy nhiều cơ sở thương mại. Sau 5 năm, vết tích của cuộc bạo loạn vẫn còn để lại, nhiều trung tâm buôn bán còn bịt gỗ kín mít, không có một dấu hiệu gì là sẽ hoạt động trở lại. Đời sống của người dân thì nghèo khổ hơn, tội ác tăng nhiều hơn.

    Vụ bạo loạn George Floyd gây tổn thất nặng nề nhiều nhất về mọi phương diện. Thiệt hại tài sản thì lên tới hàng tỷ, hàng tỷ dollars. Phong trào Black Lives Matter và Antifa đã lãnh đạo những cuộc biểu tình bạo động, chủ trương phá hoại nước Mỹ và gây khó khăn cho TT Trump. Nhiều tượng của những danh nhân lịch sử đã bị phá hoại: Tượng Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington tại Porland đã bị kéo xuống, tượng nhà thám hiểm Christopher Columbus ở St. Paul thủ đô Minnesota đã bị giật sập, đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Quốc Gia tại D.C. bị đục phá. Thống Đốc đầu tiên của Texas là Sam Houston cũng bị kéo xuống, . . . và nhiều tượng khác cũng bị đập phá. Một dân tộc mà không còn tượng đài của các anh hùng lập quốc, kiến quốc và các di tích lịch sử thì còn gì để dậy dỗ, để tác động trách nhiệm công dân và tinh thần ái quốc cho mai hậu.

    Cuộc sống của người dân thường mau chóng trở lại bình thường sau những thảm họa thiên tai mặc dù đã bị thiệt hại hằng nhiều tỷ dollars như những trận bão lụt Alicia, Andrew, Harvey. . . nhưng thảm họa của bạo loạn thì phải mất nhiều thập niên cũng chưa khắc phục được. Những cuộc bạo loạn đã phá tan hoang hầu hết các cơ sở thương mại, làm cho nền kinh tế địa phương bị hoàn toàn sụp đổ. Chủ nhân các doanh nghiệp lớn thì quyết định ra đi tìm đầu tư tại những nơi khác. Các doanh nghiệp nhỏ vì có ít vốn nên đành phải chấp nhận đóng cửa vĩnh viễn. Ngân sách của chính phủ dành cho tu bổ hạ tầng cơ sở, phương tiện di chuyển công cộng, cung cấp nhà ở và những an sinh phúc lợi cho người dân bị cắt giảm vì không có tài chánh do thiếu thu nhập từ sự đóng góp của các doanh nghiệp. Người dân tiếp tục sống trong tình trạng bất ổn vì nghèo túng, thất nghiệp, đời sống thiếu tiện nghi, và lo lắng về những cuộc bạo loạn tiềm ẩn có thể bùng nổ trở lại.

    Ảnh hưởng xã hội

    Qua nhiều thời đại, vấn đề kỳ thị chủng tộc đã có nhiều thay đổi. Tuy vậy, những cuộc bạo loạn vừa qua đã khơi dậy dĩ vãng đau thương cho nhiều gia đình người da đen và họ cảm thấy thất vọng trước hiện tình chia rẽ của đất nước. Giáo sư Saje Mathieu của đại học Minnesota đã chia xẻ: “ Trong suốt 50 năm qua, từ ngày Mục Sư Martin Luther King bị ám sát, gây ra những cuộc nổi loạn trên hơn 100 thành phố, tới nay vẫn còn nhiều cuộc bạo loạn xảy ra do bất công và kỳ thị. Rõ ràng không có gì thay đổi, kỳ thị vẫn là vấn nạn của xã hội”.

    Năm 2008, khi Obama ra tranh cử chức vụ Tổng Thống, người dân thuộc tất cả mọi thành phần và chủng tộc đã nồng nhiệt ủng hộ và tin rằng một Tổng Thống da đen sẽ giúp đem lại sự hài hòa, ổn định cho xã hội. Trên toàn quốc, cử tri của người Mỹ đen chỉ có 12%, cộng thêm phiếu của các sắc dân thiểu số khác cũng không đủ để giúp Obama đắc cử nếu không có phiếu của 43% cử tri Mỹ trắng. Trong thời TT Obama đã có nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn xảy ra từ những cái chết của một số nạn nhân. Nổi bật nhất là Trayvon Martin, Walter Scott, Laquan McDonald, Michael Brown, Eric Garner, Fredie Gray và Philando Castile. TT Obama đã không đưa ra một kế hoạch giải quyết hữu hiệu nào, ngược lại những lời tuyên bố của ông ta còn làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Những lời hứa “đổi mới” của Obama trong thời kỳ tranh cử đã không được thực hiện, nhiều vấn nạn xã hội vẫn còn y nguyên, tệ hại nhất là hoạt động của những phong trào bảo vệ người da đen đang đẩy đất nước này đến bờ vực thẳm. Những người còn có tấm lòng với đất nước đã rất buồn phiền, ngao ngán khi chứng kiến những cảnh hoang tàn đã xảy ra. Có nhiều người tự hỏi phải chăng một cuộc chiến tranh đang thực sự xảy ra tại Hoa Kỳ? Quả thực, đây là một cuộc chiến của những người cực đoan thiên tả, theo chủ thuyết cộng sản, chủ trương phá hoại đất nước này.

    Ngay từ đầu mùa bầu cử năm 2016, Obama và nhiều nhân vật lãnh đạo của đảng Dân Chủ đã lên kế hoạch cản trở cuộc tranh cử của TT Trump, và đảng Dân Chủ còn ngụy tạo hồ sơ nhằm truất phế Tổng Thống. Tất cả những âm mưu này đã bị bại lộ, những người liên hệ đang bị điều tra và sẽ bị truy tố. Chính vì vậy, đảng Dân Chủ đã liên minh với Antifa, Black Lives Matter và nhiều tổ chức thiên tả khác, kể cả những thế lực từ nước ngoài, họ đã không từ bỏ bất cứ một thủ đoạn nào, kể cả việc gây thiệt hại tài sản, nhân mạng, rối loạn, bất an cho dân chúng nhằm đánh phá TT Trump. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày Thứ Sáu 19/6 vừa qua, bà Patrisse Cullors, một trong những nhà sáng lập của tổ chức Black Lives Matter đã công khai nói rằng “Mục tiêu của chúng tôi là muốn Trump ra đi, không phải đợi tới tháng 11 mà Trump phải từ chức ngay bây giờ”.

    Trong quá khứ, TT Johnson đã phải tuyên bố không tiếp tục tái tranh cử vì hậu quả của những cuộc biểu tình. Giờ đây đảng Dân chủ đang hy vọng tình trạng rối loạn hiện tại sẽ gây áp lực cho TT Trump và Tổng Thống sẽ không có lựa chọn nào hơn là quyết định rút lui. Ứng Cử Viên Joe Biden và phe Dân Chủ đã nhận định sai lầm về Tổng Thống Trump. TT Trump là người cương quyết, không bao giờ bỏ cuộc. Trước đây khi còn là một doanh nhân, Tổng Thống đã từng trỗi dậy từ những thất bại trên thương trường và đã xây dựng lại sự nghiệp. Chúng ta đã từng chứng kiến, ngay trong giờ phút nguy hiểm nhất, Tổng Thống đã can đảm bước ra khỏi Tòa Bạch Ốc, đi bộ tới ngôi nhà thờ lịch sử bị đốt phá tối hôm trước. Điều này nói lên quyết tâm của Tổng Thống là sẽ bảo vệ tánh mạng và tài sản của người dân, bảo vệ tự do tín ngưỡng, và quan trọng hơn cả là bảo vệ nền dân chủ tự do của Hoa Kỳ.

    https://quanvan.net/

    Không có nhận xét nào