Thượng nghị sỹ New York trình dự luật cấm sử dụng TikTok của Trung Quốc
Ông Chris Jacobs, thượng nghị sĩ bang New York của Hoa Kỳ, đã đề xuất một dự luật mới nhằm cấm các nhân viên tiểu bang tải xuống và sử dụng ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc trên điện thoại do chính phủ cấp.
“Nhìn bề ngoài, TikTok dường như là một công cụ vô hại để tạo ra các video ngắn có nhạc, nhưng thực tế nó là một công cụ khai thác dữ liệu vi phạm quyền riêng tư của chúng ta và có thể đe dọa an ninh của chúng ta”, ông Jacobs tuyên bố trong một thông cáo báo chí ngày 22/6 từ văn phòng của ông.
Ông cho biết: “Thật là quá dễ dàng để thông tin mà nó thu thập bị tiếp cận bởi chính quyền Trung Quốc, một chính phủ áp bức đang tiến hành một cuộc chiến kinh tế khốc liệt chống lại tiểu bang và đất nước chúng ta.”
Ông Jacobs nói thêm: “Việc thu thập thông tin của nó rất kỹ lưỡng, đến nỗi nó được đặt dưới sự giám sát của Bộ An ninh Nội địa, Lầu năm góc, Bộ Ngoại giao và Cơ quan An ninh Giao thông (Mỹ), tất cả các cơ quan này đều cấm các nhân viên và thành viên dịch vụ của họ sử dụng ứng dụng này đối với các thiết bị do chính phủ ban hành”.
Ông cho biết các dữ liệu bị TikTok thu thập bao gồm địa chỉ IP của người dùng, vị trí, lịch sử tìm kiếm và tìm kiếm, ứng dụng điện thoại và hệ thống tệp tài liệu. Mạng xã hội này thậm chí còn có thể ghi lại các tổ hợp phím mà người dùng gõ.
Trung Quốc lại đổ lỗi cho Ấn Độ về vụ ẩu đả
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay tuyên bố, cuộc đụng độ dữ dội ở biên giới Trung – Ấn xảy ra vào đầu tuần trước là lỗi của phía Ấn Độ, trái với quan điểm của New Delhi, theo Reuters.
“Các hành động của phía Ấn Độ đã vi phạm thỏa thuận của hai nước và là sự khiêu khích đơn phương”, Bộ Trung Quốc đăng trên tài khoản truyền thông xã hội.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trước đó cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Tuy nhiên, trước đó tờ US News dẫn tin tình báo Hoa Kỳ cho biết, tướng Triệu Tông Kỳ (Zhao Zongqi), tư lệnh Chiến khu miền Tây thuộc quân đội Trung Quốc, đã lệnh cho cấp dưới tấn công lính Ấn Độ để “dạy cho nước này một bài học”.
Triều Tiên hoãn kế hoạch quân sự chống Hàn Quốc
Reuters dẫn tin từ hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay cho biết, Bình Nhưỡng quyết định đình chỉ những kế hoạch hành động quân sự chống Hàn Quốc sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung Un chủ trì cuộc họp trực tuyến với Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên hôm 23/6.
Yonhap đưa tin, quân đội Triều Tiên đã gỡ bỏ khoảng 10 loa tuyên truyền gần khu vực phi quân sự (DMZ) vào hôm nay. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng xác nhận rằng một số trang web tuyên truyền chính thức của Triều Tiên đã gỡ một số bài viết chỉ trích Hàn Quốc.
Hiện chưa rõ tại sao Triều Tiên lại bất ngờ đình chỉ kế hoạch quân sự chống Hàn Quốc như vậy, khi trước đó Bình Nhưỡng có một loạt động thái leo thang căng thẳng với Seoul.
Chuyên gia Anh cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ hai
Các chuyên gia y tế ở Anh hôm nay cảnh báo nguy hiểm từ làn sóng Covid-19 thứ hai trong bối cảnh Thủ tướng Boris Johnson nới lệnh phong tỏa để thúc đẩy nền kinh tế, theo Reuters.
“Tình hình dịch ở Anh trong tương lai rất khó đoán, song bằng chứng có sẵn chỉ ra rằng nguy cơ bùng phát dịch ở địa phương đang tăng và làn sóng lây nhiễm thứ hai sẽ là rủi ro thực sự”, các chuyên gia y tế viết trong lá thư ngỏ được xuất bản trên Tạp chí Y học Anh.
Bức thư có chữ ký của các chuyên gia y tế hàng đầu như chủ tịch Đại học Giải phẫu Hoàng gia Derek Alderson, chủ tịch Đại học Y Bác sĩ Hoàng gia Andrew Goddard và chủ tịch Đại học Cấp cứu Y khoa Hoàng gia Katherine Henderson.
“Nhiều yếu tố về cơ sở hạ tầng cần thiết để kiểm soát virus bắt đầu được thực hiện, nhưng vẫn còn đó những thách thức đáng kể”, các chuyên gia viết.
Các chuyên gia cũng kêu gọi chính quyền “tập trung vào những khu vực yếu kém” để ngăn làn sóng dịch thứ hai, hạn chế mất mát và khôi phục kinh tế nhanh nhất có thể.
Iran tuyên bố sẽ đàm phán nếu Mỹ xin lỗi
Hãng tin Reuters cho biết, Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm nay tuyên bố, nước này sẽ sẵn sàng đàm phán với Mỹ nếu Washington xin lỗi vì đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và bồi thường cho Tehran.
Iran nhiều lần từ chối lời đề nghị đàm phán của Mỹ nếu Washington không đáp ứng điều kiện mà Tehran đặt ra. Tổng thống Rouhani hôm nay tuyên bố rằng lời kêu gọi đàm phán từ Washington chỉ là “nói suông” và “dối trá”.
Căng thẳng giữa hai quốc gia leo thang kể từ khi Tổng thống Donald Trump vào năm 2018 rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, được ký vào năm 2015. Washington đã áp nhiều lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế của quốc gia Trung Đông này.
Tổng thống Honduras phải thở oxy
Reuters hôm nay đưa tin, bác sĩ quân y hôm 23/6 nói rằng Tổng thống Honduras Juan Orlando Hernandez phải thở oxy sau khi nhập viện tuần trước vì Covid-19.
Bác sĩ, trung tá Juan Diaz cho hay tình hình sức khỏe của Tổng thống vẫn ổn nhưng xen kẽ là các triệu chứng sốt, khó thở. “Đã có một sự cải thiện rõ ràng”, ông Diaz nói.
Ông Diaz cho biết thêm, sau khi Tổng thống ho, khó thở và có các dấu hiệu viêm nhiễm, các bác sĩ tại bệnh viện đã điều chỉnh thuốc cho ông, áp dụng cả thở oxy, song hiện chưa rõ ông Hernandez có tiếp tục thở oxy hay không.
Bác sĩ cũng cảnh báo ông Hernandez vẫn đang ở trong tình trạng “nhạy cảm” về sức khỏe và cần tiếp tục điều trị.
5G... chưa nguội thì Internet vệ tinh của Mỹ đã lên không trung.
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã được đẩy lên đỉnh điểm bằng cuộc chiến công nghệ, khi mà các hãng công nghệ Mỹ, Anh, Nhật Bản từ chối hợp tác với Huawei, hãng công nghệ Viễn thông số 1 Trung Quốc.
Huawei là niềm tự hào của Trung Quốc, đang chiếm ưu thế và dần vượt lên các hãng Âu, Mỹ trong lĩnh vực cung cấp mạng viễn thông và smart phone, đặc biệt công nghệ 5G.
Huawei và Trung Quốc đang đặt rất nhiều kỳ vọng vươn lên thành cường quốc số 1 thế giới, bắt đầu bằng việc thống trị thế giới về công nghệ 5G, từ hệ thống mạng đến thiết bị đầu cuối.
Trên lĩnh vực viễn thông, các hãng công nghệ Mỹ đã bị tụt hậu từ công nghệ 4G, hiện chỉ còn Ericsson (Thuỵ Ðiển) có thể cạnh tranh được với Huawei. Rất nhiều người tin rằng với công nghệ 5G, không sớm thì muộn Huawei sẽ vượt lên Ericsson và thống trị thế giới.
Thế nhưng bằng sự kiện Elon Musk và SpaceX (Mỹ) phóng 60 vệ tinh phát sóng Internet lên không trung quĩ đạo thấp (400 km) vào 9h30 sáng ngày 25/05/2019 (giờ Hà Nội), kèm theo kế hoạch phóng 400 vệ tinh để bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu vào cuối năm 2020 thì chúng ta mới chợt bừng tỉnh.
Khi ấy chúng ta có thể sử dụng Internet cả trên hải đảo, trên biển, trên không trung, thậm trí cả trên sao hoả nữa. Hoá ra tất cả các đòn tấn công, cô lập Huawei của Trump chỉ là để Trung Quốc và các quốc gia khác chậm triển khai mạng 5G độ 3-5 năm thôi.
Cuối năm 2020 khi Elon Musk và SpaceX cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu bằng 400-800 vệ tinh trên không trung, cán cân công nghệ viễn thông giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ quay 180 độ, Mỹ sẽ lại vượt lên Trung Quốc không phải 1 bậc mà n hững 5 bậc.
Bắc Kinh dọa trả đũa sau khi Mỹ gia tăng kiểm soát truyền thông Trung Quốc
Sau khi chính phủ Mỹ liệt thêm 4 hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc là các phái đoàn nước ngoài, chế độ Bắc Kinh đã đe dọa sẽ thực hiện các biện pháp đối phó và cáo buộc Washington phản bội cam kết của chính mình về tự do báo chí.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Hai (22/6) đã liệt thêm 4 hãng tin nhà nước Trung Quốc là các phái đoàn nước ngoài. Động thái này đồng nghĩa Washington sẽ xác nhận các hãng tin này là cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và họ phải chịu sự kiểm soát như đối với các đại sứ quán hoặc các phái đoàn ngoại giao.
Bốn hãng tin nhà nước Trung Quốc bị liệt vào danh sách phái đoàn nước ngoài lần này gồm: Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV); Cơ quan Tin tức Trung Quốc – một trong những hãng tin lớn nhất của chế độ Bắc Kinh, trực thuộc Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ; Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ; và Hoàn cầu Thời báo, trực thuộc Nhân dân Nhật báo.
Trong tuyên bố phát đi hôm 22/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho hay: “Trong khi truyền thông phương Tây gắn liền với sự thật, thì truyền thông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) lại gắn liền với ĐCSTQ”.
Với việc bị liệt vào danh sách này, các hãng tin Trung Quốc sẽ bị đối xử như các đại sứ quán hoặc các phái đoàn ngoại giao khác, và bắt buộc phải đăng ký nhân viên và các tài sản tại Mỹ với Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tỷ lệ người Úc không tin Trung Quốc tăng cao
Hôm thứ Tư, viện Lowy cho cho công bố một khảo sát thường kỳ về thái độ của người Úc đối với thế giới, kết quả cho thấy, không còn nhiều người Úc tin tưởng chính quyền Trung Quốc, theo SBS News.
Chỉ có 23% người Úc được khảo sát tin vào việc “ở mức độ nào đó” chính quyền Trung Quốc hành động có trách nhiệm với thế giới, giảm 52% so với cuộc khảo sát năm 2018.
Trong khi đó, tỷ lệ người được hỏi còn tin tưởng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cư xử đúng đắn với thế giới đã giảm gần một nửa, từ mức 43% vào năm 2018 xuống còn 22% trong cuộc khảo sát lần này.
Cuộc thăm dò của Lowry lấy ý kiến của 2.448 người, được tiến hành vào nửa cuối tháng Ba, có tính đến một số tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng khi đó quan hệ thương mại Úc-Trung chưa trở nên căng thẳng như hiện tại. Ngoài ra, khi đó hính quyền Trung Quốc chưa cảnh báo người dân của họ rằng không nên tới Úc vì có thể bị phân biệt đối xử.
Vụ án bà Mạnh Vãn Châu kéo dài sang năm sau
Vụ án dẫn độ Giám đốc tài chính (CFO) của Huawei, Mạnh Vãn Châu, sẽ kéo dài cho tới ít nhất ngày 30/4 năm sau. Theo SCMP, quyết định này của một tòa án Canada nhiều khả năng sẽ khiến Bắc Kinh tức giận.
Theo lịch biểu cũ, các phiên điều trần đối với trường hợp của bà Châu sẽ kết thúc vào tháng Mười năm nay. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, các tòa án ở Vancouver đã phải đình chỉ hoạt động và khiến vụ án của con gái người sáng lập Huawei kéo dài thêm thời gian.
Vào ngày 1/12/2018, khi đang nối chuyến bay tại Sân bay Quốc tế Vancouver để đến Mexico từ Hồng Kông, bà Châu đã bị chính quyền Canada bắt giữ theo yêu cầu dẫn độ của chính phủ Hoa Kỳ. CFO của Huawei bị Mỹ cáo buộc thực hiện các hành vi sai trái, vi phạm lệnh cấm vận của Washington đối với Iran.
Mỹ đề nghị Bắc Hàn tuân thủ hiệp ước đã ký
Hôm thứ Ba, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Triều Tiên “quay trở lại với hiệp ước” đã ký trong bối cảnh Bắc Hàn tiếp tục có những hành động đe dọa Hàn Quốc, theo Yonhap.
“Chúng tôi vẫn phối hợp chặt chẽ với đồng minh Hàn Quốc và kêu gọi Triều Tiên quay trở lại [tuân thủ] hiệp ước”, một phát ngôn viên giấu tên của Bộ Ngoại giao nói với hãng thông tấn Yonhap.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi Triều Tiên kiềm chế “các hành động phản tác dụng tiếp theo” sau khi Bình Nhưỡng cho phá hủy một văn phòng liên lạc liên Triều vào tuần trước.
Tàu Mỹ áp sát bờ biển Venezuela
Một tàu Hải quân Hoa Kỳ đã áp sát bờ biển Venezuela hôm thứ Ba, một chỉ huy lực lượng Nam Mỹ của Lầu Năm Góc nói rằng đây là “hoạt động tự do hàng hải”. Sự kiện này diễn ra một ngày sau khi một tàu của Iran cập cảng Venezuela, theo Reuters.
Khi Mỹ gia tăng các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ, chính quyền Maduro ở Venezuela ngày càng bị cô lập và mất nguồn thu. Để tìm lối thoát, Tổng thống thiên tả Maduro đã chuyển sang trao đổi nhiên liệu với Iran. Washington nói rằng họ đang cân nhắc các biện pháp đối với các chuyến tàu vận chuyển nhiên liệu giữa hai nước này. Tuy nhiên, Đại sứ quán Iran tại Caracas tuyên bố rằng chuyến tàu của họ cập cảng Venezuela hôm thứ Hai là tàu chở lương thực, không phải chở dầu.
Trong một động thái có liên quan, vào tháng Tư, chính quyền Trump cho biết họ đang triển khai thêm lực lượng quân sự tại vùng biển Caribbean để ngăn chặn các chuyến hàng ma túy bị nghi ngờ có sự chống lưng của chính quyền Maduro.
Động đất mạnh ở Mexico khiến ít nhất 2 người tử vong
Vào sáng thứ Ba đã xảy ra một trận động đất mạnh ở bờ biển phía nam Mexico làm chết ít nhất hai người và có nguy cơ xảy ra sóng thần trên dải bờ biển dọc theo Trung Mỹ, Fox News đưa tin.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết trận động đất có cường độ 7,4 độc richter, xảy ra lúc 11:29 ET, ở vị trí 7 dặm (khoảng hơn 11 km) về phía tây bang Santa María Zapotitlán, Mexico.
Trung Tâm Sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) cảnh báo rằng trận động đất có nguy cơ kéo theo sóng thần trong vòng 620 dặm tính từ tâm chấn, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của các nước Mexico, Guatemala, El Salvador và Honduras.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Mỹ-Trung sẽ ‘chia cắt’ nếu công ty Mỹ không được cạnh tranh công bằng
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết hôm thứ Ba (23/6) rằng việc tách rời giữa hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ xảy ra nếu các doanh nghiệp Mỹ không được phép cạnh tranh trên một cơ sở công bằng và bình đẳng tại thị trường Trung Quốc.
Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến đồng tài trợ bởi tập đoàn tài chính Bloomberg và quỹ đầu tư Invesco, ông Mnuchin cho biết ông “có đầy đủ kỳ vọng” Trung Quốc sẽ tuân thủ các điều khoản của hiệp định thương mại giai đoạn một, theo đó Trung Quốc sẽ gia tăng mạnh việc mua hàng hóa, năng lượng và dịch vụ của Mỹ, theo Reuters.
“Nếu chúng ta có thể cạnh tranh với Trung Quốc trên một sân chơi công bằng và bình đẳng, thì đó là cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ, vì Trung Quốc có một tầng lớp trung lưu lớn mạnh đang phát triển”, ông nói. “Tuy nhiên, nếu chúng ta không thể tham gia và cạnh tranh trên một cơ sở công bằng, thì họ sẽ thấy một sự chia cắt ở phía trước mặt”.
Ông Chris Jacobs, thượng nghị sĩ bang New York của Hoa Kỳ, đã đề xuất một dự luật mới nhằm cấm các nhân viên tiểu bang tải xuống và sử dụng ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc trên điện thoại do chính phủ cấp.
“Nhìn bề ngoài, TikTok dường như là một công cụ vô hại để tạo ra các video ngắn có nhạc, nhưng thực tế nó là một công cụ khai thác dữ liệu vi phạm quyền riêng tư của chúng ta và có thể đe dọa an ninh của chúng ta”, ông Jacobs tuyên bố trong một thông cáo báo chí ngày 22/6 từ văn phòng của ông.
Ông cho biết: “Thật là quá dễ dàng để thông tin mà nó thu thập bị tiếp cận bởi chính quyền Trung Quốc, một chính phủ áp bức đang tiến hành một cuộc chiến kinh tế khốc liệt chống lại tiểu bang và đất nước chúng ta.”
Ông Jacobs nói thêm: “Việc thu thập thông tin của nó rất kỹ lưỡng, đến nỗi nó được đặt dưới sự giám sát của Bộ An ninh Nội địa, Lầu năm góc, Bộ Ngoại giao và Cơ quan An ninh Giao thông (Mỹ), tất cả các cơ quan này đều cấm các nhân viên và thành viên dịch vụ của họ sử dụng ứng dụng này đối với các thiết bị do chính phủ ban hành”.
Ông cho biết các dữ liệu bị TikTok thu thập bao gồm địa chỉ IP của người dùng, vị trí, lịch sử tìm kiếm và tìm kiếm, ứng dụng điện thoại và hệ thống tệp tài liệu. Mạng xã hội này thậm chí còn có thể ghi lại các tổ hợp phím mà người dùng gõ.
Trung Quốc lại đổ lỗi cho Ấn Độ về vụ ẩu đả
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay tuyên bố, cuộc đụng độ dữ dội ở biên giới Trung – Ấn xảy ra vào đầu tuần trước là lỗi của phía Ấn Độ, trái với quan điểm của New Delhi, theo Reuters.
“Các hành động của phía Ấn Độ đã vi phạm thỏa thuận của hai nước và là sự khiêu khích đơn phương”, Bộ Trung Quốc đăng trên tài khoản truyền thông xã hội.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trước đó cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Tuy nhiên, trước đó tờ US News dẫn tin tình báo Hoa Kỳ cho biết, tướng Triệu Tông Kỳ (Zhao Zongqi), tư lệnh Chiến khu miền Tây thuộc quân đội Trung Quốc, đã lệnh cho cấp dưới tấn công lính Ấn Độ để “dạy cho nước này một bài học”.
Triều Tiên hoãn kế hoạch quân sự chống Hàn Quốc
Reuters dẫn tin từ hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay cho biết, Bình Nhưỡng quyết định đình chỉ những kế hoạch hành động quân sự chống Hàn Quốc sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung Un chủ trì cuộc họp trực tuyến với Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên hôm 23/6.
Yonhap đưa tin, quân đội Triều Tiên đã gỡ bỏ khoảng 10 loa tuyên truyền gần khu vực phi quân sự (DMZ) vào hôm nay. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng xác nhận rằng một số trang web tuyên truyền chính thức của Triều Tiên đã gỡ một số bài viết chỉ trích Hàn Quốc.
Hiện chưa rõ tại sao Triều Tiên lại bất ngờ đình chỉ kế hoạch quân sự chống Hàn Quốc như vậy, khi trước đó Bình Nhưỡng có một loạt động thái leo thang căng thẳng với Seoul.
Chuyên gia Anh cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ hai
Các chuyên gia y tế ở Anh hôm nay cảnh báo nguy hiểm từ làn sóng Covid-19 thứ hai trong bối cảnh Thủ tướng Boris Johnson nới lệnh phong tỏa để thúc đẩy nền kinh tế, theo Reuters.
“Tình hình dịch ở Anh trong tương lai rất khó đoán, song bằng chứng có sẵn chỉ ra rằng nguy cơ bùng phát dịch ở địa phương đang tăng và làn sóng lây nhiễm thứ hai sẽ là rủi ro thực sự”, các chuyên gia y tế viết trong lá thư ngỏ được xuất bản trên Tạp chí Y học Anh.
Bức thư có chữ ký của các chuyên gia y tế hàng đầu như chủ tịch Đại học Giải phẫu Hoàng gia Derek Alderson, chủ tịch Đại học Y Bác sĩ Hoàng gia Andrew Goddard và chủ tịch Đại học Cấp cứu Y khoa Hoàng gia Katherine Henderson.
“Nhiều yếu tố về cơ sở hạ tầng cần thiết để kiểm soát virus bắt đầu được thực hiện, nhưng vẫn còn đó những thách thức đáng kể”, các chuyên gia viết.
Các chuyên gia cũng kêu gọi chính quyền “tập trung vào những khu vực yếu kém” để ngăn làn sóng dịch thứ hai, hạn chế mất mát và khôi phục kinh tế nhanh nhất có thể.
Iran tuyên bố sẽ đàm phán nếu Mỹ xin lỗi
Hãng tin Reuters cho biết, Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm nay tuyên bố, nước này sẽ sẵn sàng đàm phán với Mỹ nếu Washington xin lỗi vì đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và bồi thường cho Tehran.
Iran nhiều lần từ chối lời đề nghị đàm phán của Mỹ nếu Washington không đáp ứng điều kiện mà Tehran đặt ra. Tổng thống Rouhani hôm nay tuyên bố rằng lời kêu gọi đàm phán từ Washington chỉ là “nói suông” và “dối trá”.
Căng thẳng giữa hai quốc gia leo thang kể từ khi Tổng thống Donald Trump vào năm 2018 rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, được ký vào năm 2015. Washington đã áp nhiều lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế của quốc gia Trung Đông này.
Tổng thống Honduras phải thở oxy
Reuters hôm nay đưa tin, bác sĩ quân y hôm 23/6 nói rằng Tổng thống Honduras Juan Orlando Hernandez phải thở oxy sau khi nhập viện tuần trước vì Covid-19.
Bác sĩ, trung tá Juan Diaz cho hay tình hình sức khỏe của Tổng thống vẫn ổn nhưng xen kẽ là các triệu chứng sốt, khó thở. “Đã có một sự cải thiện rõ ràng”, ông Diaz nói.
Ông Diaz cho biết thêm, sau khi Tổng thống ho, khó thở và có các dấu hiệu viêm nhiễm, các bác sĩ tại bệnh viện đã điều chỉnh thuốc cho ông, áp dụng cả thở oxy, song hiện chưa rõ ông Hernandez có tiếp tục thở oxy hay không.
Bác sĩ cũng cảnh báo ông Hernandez vẫn đang ở trong tình trạng “nhạy cảm” về sức khỏe và cần tiếp tục điều trị.
5G... chưa nguội thì Internet vệ tinh của Mỹ đã lên không trung.
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã được đẩy lên đỉnh điểm bằng cuộc chiến công nghệ, khi mà các hãng công nghệ Mỹ, Anh, Nhật Bản từ chối hợp tác với Huawei, hãng công nghệ Viễn thông số 1 Trung Quốc.
Huawei là niềm tự hào của Trung Quốc, đang chiếm ưu thế và dần vượt lên các hãng Âu, Mỹ trong lĩnh vực cung cấp mạng viễn thông và smart phone, đặc biệt công nghệ 5G.
Huawei và Trung Quốc đang đặt rất nhiều kỳ vọng vươn lên thành cường quốc số 1 thế giới, bắt đầu bằng việc thống trị thế giới về công nghệ 5G, từ hệ thống mạng đến thiết bị đầu cuối.
Trên lĩnh vực viễn thông, các hãng công nghệ Mỹ đã bị tụt hậu từ công nghệ 4G, hiện chỉ còn Ericsson (Thuỵ Ðiển) có thể cạnh tranh được với Huawei. Rất nhiều người tin rằng với công nghệ 5G, không sớm thì muộn Huawei sẽ vượt lên Ericsson và thống trị thế giới.
Thế nhưng bằng sự kiện Elon Musk và SpaceX (Mỹ) phóng 60 vệ tinh phát sóng Internet lên không trung quĩ đạo thấp (400 km) vào 9h30 sáng ngày 25/05/2019 (giờ Hà Nội), kèm theo kế hoạch phóng 400 vệ tinh để bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu vào cuối năm 2020 thì chúng ta mới chợt bừng tỉnh.
Khi ấy chúng ta có thể sử dụng Internet cả trên hải đảo, trên biển, trên không trung, thậm trí cả trên sao hoả nữa. Hoá ra tất cả các đòn tấn công, cô lập Huawei của Trump chỉ là để Trung Quốc và các quốc gia khác chậm triển khai mạng 5G độ 3-5 năm thôi.
Cuối năm 2020 khi Elon Musk và SpaceX cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu bằng 400-800 vệ tinh trên không trung, cán cân công nghệ viễn thông giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ quay 180 độ, Mỹ sẽ lại vượt lên Trung Quốc không phải 1 bậc mà n hững 5 bậc.
Bắc Kinh dọa trả đũa sau khi Mỹ gia tăng kiểm soát truyền thông Trung Quốc
Sau khi chính phủ Mỹ liệt thêm 4 hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc là các phái đoàn nước ngoài, chế độ Bắc Kinh đã đe dọa sẽ thực hiện các biện pháp đối phó và cáo buộc Washington phản bội cam kết của chính mình về tự do báo chí.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Hai (22/6) đã liệt thêm 4 hãng tin nhà nước Trung Quốc là các phái đoàn nước ngoài. Động thái này đồng nghĩa Washington sẽ xác nhận các hãng tin này là cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và họ phải chịu sự kiểm soát như đối với các đại sứ quán hoặc các phái đoàn ngoại giao.
Bốn hãng tin nhà nước Trung Quốc bị liệt vào danh sách phái đoàn nước ngoài lần này gồm: Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV); Cơ quan Tin tức Trung Quốc – một trong những hãng tin lớn nhất của chế độ Bắc Kinh, trực thuộc Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ; Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ; và Hoàn cầu Thời báo, trực thuộc Nhân dân Nhật báo.
Trong tuyên bố phát đi hôm 22/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho hay: “Trong khi truyền thông phương Tây gắn liền với sự thật, thì truyền thông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) lại gắn liền với ĐCSTQ”.
Với việc bị liệt vào danh sách này, các hãng tin Trung Quốc sẽ bị đối xử như các đại sứ quán hoặc các phái đoàn ngoại giao khác, và bắt buộc phải đăng ký nhân viên và các tài sản tại Mỹ với Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tỷ lệ người Úc không tin Trung Quốc tăng cao
Hôm thứ Tư, viện Lowy cho cho công bố một khảo sát thường kỳ về thái độ của người Úc đối với thế giới, kết quả cho thấy, không còn nhiều người Úc tin tưởng chính quyền Trung Quốc, theo SBS News.
Chỉ có 23% người Úc được khảo sát tin vào việc “ở mức độ nào đó” chính quyền Trung Quốc hành động có trách nhiệm với thế giới, giảm 52% so với cuộc khảo sát năm 2018.
Trong khi đó, tỷ lệ người được hỏi còn tin tưởng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cư xử đúng đắn với thế giới đã giảm gần một nửa, từ mức 43% vào năm 2018 xuống còn 22% trong cuộc khảo sát lần này.
Cuộc thăm dò của Lowry lấy ý kiến của 2.448 người, được tiến hành vào nửa cuối tháng Ba, có tính đến một số tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng khi đó quan hệ thương mại Úc-Trung chưa trở nên căng thẳng như hiện tại. Ngoài ra, khi đó hính quyền Trung Quốc chưa cảnh báo người dân của họ rằng không nên tới Úc vì có thể bị phân biệt đối xử.
Vụ án bà Mạnh Vãn Châu kéo dài sang năm sau
Vụ án dẫn độ Giám đốc tài chính (CFO) của Huawei, Mạnh Vãn Châu, sẽ kéo dài cho tới ít nhất ngày 30/4 năm sau. Theo SCMP, quyết định này của một tòa án Canada nhiều khả năng sẽ khiến Bắc Kinh tức giận.
Theo lịch biểu cũ, các phiên điều trần đối với trường hợp của bà Châu sẽ kết thúc vào tháng Mười năm nay. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, các tòa án ở Vancouver đã phải đình chỉ hoạt động và khiến vụ án của con gái người sáng lập Huawei kéo dài thêm thời gian.
Vào ngày 1/12/2018, khi đang nối chuyến bay tại Sân bay Quốc tế Vancouver để đến Mexico từ Hồng Kông, bà Châu đã bị chính quyền Canada bắt giữ theo yêu cầu dẫn độ của chính phủ Hoa Kỳ. CFO của Huawei bị Mỹ cáo buộc thực hiện các hành vi sai trái, vi phạm lệnh cấm vận của Washington đối với Iran.
Mỹ đề nghị Bắc Hàn tuân thủ hiệp ước đã ký
Hôm thứ Ba, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Triều Tiên “quay trở lại với hiệp ước” đã ký trong bối cảnh Bắc Hàn tiếp tục có những hành động đe dọa Hàn Quốc, theo Yonhap.
“Chúng tôi vẫn phối hợp chặt chẽ với đồng minh Hàn Quốc và kêu gọi Triều Tiên quay trở lại [tuân thủ] hiệp ước”, một phát ngôn viên giấu tên của Bộ Ngoại giao nói với hãng thông tấn Yonhap.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi Triều Tiên kiềm chế “các hành động phản tác dụng tiếp theo” sau khi Bình Nhưỡng cho phá hủy một văn phòng liên lạc liên Triều vào tuần trước.
Tàu Mỹ áp sát bờ biển Venezuela
Một tàu Hải quân Hoa Kỳ đã áp sát bờ biển Venezuela hôm thứ Ba, một chỉ huy lực lượng Nam Mỹ của Lầu Năm Góc nói rằng đây là “hoạt động tự do hàng hải”. Sự kiện này diễn ra một ngày sau khi một tàu của Iran cập cảng Venezuela, theo Reuters.
Khi Mỹ gia tăng các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ, chính quyền Maduro ở Venezuela ngày càng bị cô lập và mất nguồn thu. Để tìm lối thoát, Tổng thống thiên tả Maduro đã chuyển sang trao đổi nhiên liệu với Iran. Washington nói rằng họ đang cân nhắc các biện pháp đối với các chuyến tàu vận chuyển nhiên liệu giữa hai nước này. Tuy nhiên, Đại sứ quán Iran tại Caracas tuyên bố rằng chuyến tàu của họ cập cảng Venezuela hôm thứ Hai là tàu chở lương thực, không phải chở dầu.
Trong một động thái có liên quan, vào tháng Tư, chính quyền Trump cho biết họ đang triển khai thêm lực lượng quân sự tại vùng biển Caribbean để ngăn chặn các chuyến hàng ma túy bị nghi ngờ có sự chống lưng của chính quyền Maduro.
Động đất mạnh ở Mexico khiến ít nhất 2 người tử vong
Vào sáng thứ Ba đã xảy ra một trận động đất mạnh ở bờ biển phía nam Mexico làm chết ít nhất hai người và có nguy cơ xảy ra sóng thần trên dải bờ biển dọc theo Trung Mỹ, Fox News đưa tin.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết trận động đất có cường độ 7,4 độc richter, xảy ra lúc 11:29 ET, ở vị trí 7 dặm (khoảng hơn 11 km) về phía tây bang Santa María Zapotitlán, Mexico.
Trung Tâm Sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) cảnh báo rằng trận động đất có nguy cơ kéo theo sóng thần trong vòng 620 dặm tính từ tâm chấn, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của các nước Mexico, Guatemala, El Salvador và Honduras.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Mỹ-Trung sẽ ‘chia cắt’ nếu công ty Mỹ không được cạnh tranh công bằng
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết hôm thứ Ba (23/6) rằng việc tách rời giữa hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ xảy ra nếu các doanh nghiệp Mỹ không được phép cạnh tranh trên một cơ sở công bằng và bình đẳng tại thị trường Trung Quốc.
Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến đồng tài trợ bởi tập đoàn tài chính Bloomberg và quỹ đầu tư Invesco, ông Mnuchin cho biết ông “có đầy đủ kỳ vọng” Trung Quốc sẽ tuân thủ các điều khoản của hiệp định thương mại giai đoạn một, theo đó Trung Quốc sẽ gia tăng mạnh việc mua hàng hóa, năng lượng và dịch vụ của Mỹ, theo Reuters.
“Nếu chúng ta có thể cạnh tranh với Trung Quốc trên một sân chơi công bằng và bình đẳng, thì đó là cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ, vì Trung Quốc có một tầng lớp trung lưu lớn mạnh đang phát triển”, ông nói. “Tuy nhiên, nếu chúng ta không thể tham gia và cạnh tranh trên một cơ sở công bằng, thì họ sẽ thấy một sự chia cắt ở phía trước mặt”.
Không có nhận xét nào