Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 25 tháng 6 năm 2020

    Ngân hàng Thế giới cấm vận công ty công nghệ Việt Nam vì gian lận

    Bản quyền hình ảnh WORLD BANK Image caption Công ty Sao Bắc Đẩu bị trừng phạt liên quan đến Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.

    Công ty Công nghệ Sao Bắc Đẩu của Việt Nam vừa bị Ngân hàng Thế giới trừng phạt vì liên quan đến lừa đảo và gian lận.

    Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 24/6 công bố cấm vận 7 năm Công ty Công nghệ Sao Bắc Đẩu (SBD) có trụ sở tại Việt Nam, liên quan đến các hoạt động lừa đảo và gian lận trong Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội và Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.

    WB, trong thông cáo được công bố trên website, nêu rõ: "Việc cấm vận sẽ khiến SBD không đủ điều kiện tham gia vào các dự án hoặc hoạt động do các tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới tài trợ. Đây là một phần của các thỏa thuận giải quyết, theo đó SBD thừa nhận trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm và phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể mới đủ điều kiện thoát khỏi cấm vận".

    Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng được thiết kế để mở rộng sự tiếp cận của cư dân thành phố với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, mạng lưới đường bộ và giao thông công cộng quan trọng tại các khu vực được chọn trên địa bàn thành phố.

    Hồ sơ chính thức được công bố trên website của WB cho thấy dự án này có tổng kinh phí 272,20 triệu USD, được duyệt vào tháng 4/2013 và sẽ kết thúc vào tháng 6/2021.

    Sao Bắc Đẩu (Sao Bac Dau Technologies Corporation) là công ty chuyên về cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông có trụ sở tại TP HCM, có nhiều khách hàng là các cơ quan chính phủ quan trọng như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao… Theo thông tin tự giới thiệu, công ty đã có 24 năm hoạt động, từng nhận Huân chương Lao động hạng 2 và doanh thu dự kiến đến năm 2022 là 2.500 tỉ đồng.

    World Bank debars technology company for fraud in Vietnam

    The World Bank debarred a Vietnamese technology management company Wednesday for seven years for fraud and collusion involving two projects in Vietnam.

    Ho Chi Minh City-based Sao Bac Dau Technologies Corporation (SBD) is ineligible to participate in World Bank-financed projects during the seven-year debarment.

    SBD’s staff improperly influenced the tendering processes of two World Bank-funded projects in Vietnam. The company included a falsified document in a bid, and failed to disclose its involvement in the up-stream work of the two projects. Those are collusive and fraudulent practices, the World Bank said.

    The $272 million World Bank-funded project in Danang was designed to expand city residents’ access to improved drainage, wastewater collection and treatment services, the arterial road network, and public transport in selected areas. The $295 million World Bank-funded project in Hanoi was designed to increase urban mobility in targeted areas by increasing the use of public transport and promoting more environmentally sustainable transport modes and urban development plans.

    The World Bank also debarred four SBD subsidiaries in Wednesday’s action.

    Washington thông báo chuyển lính Mỹ từ Đức sang Ba Lan

    Vài ngày trước bầu cử tổng thống Ba Lan, ông Andrzej Duda, ra tranh cử nhiệm kỳ hai, đã nhận được một món quà lớn từ phía Hoa Kỳ: tổng thống Trump ngày 24/06/2020 thông báo kế hoạch chuyển các đơn vị quân sự Mỹ đang đồn trú tại Đức sang Ba Lan.

    Theo tiết lộ của báo chí tại Vacxava, Mỹ dự trù điều 2.000 quân sang Ba Lan, thay vì 1.000 như đã được thỏa thuận hồi năm ngoái. Giới quan sát ghi nhận, là nguyên thủ quốc tế đầu tiên hội kiến tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng kể từ đầu mùa dịch Covid-19 tới nay, tổng thống Ba Lan đã nhận được một sự yểm trợ quý giá. Cử tri Ba Lan bầu lại tổng thống vào ngày 25/06/2020.

    Thông báo này là một cú hích quan trọng giúp tổng thống Duda, vài ngày trước cuộc tuyển cử tại Ba Lan. Tuy nhiên tổng thống Trump bác bỏ mọi chỉ trích cho rằng ông đã can thiệp vào bầu cử của Ba Lan. Ông nói « Người Ba Lan đánh giá cao tổng thống Duda. Ông ấy không cần tôi giúp đỡ. Ông ấy sẽ giành được thắng lợi vẻ vang ».

    Zimbabwe: Ông chủ Trung Quốc bắn nhân viên vì đòi tiền lương

    Một ông chủ Trung Quốc, người quản lý một mỏ vàng ở miền trung Zimbabwe đã bắn và làm bị thương hai cựu nhân viên da đen khi hai người này yêu cầu trả tiền lương.

    Cảnh sát đã bắt giữ người Trung Quốc này với tội danh cố ý giết người, truyền thông Zimbabwe đưa tin hôm 23/6.

    Zhang Xuelin, quốc tịch Trung Quốc, 41 tuổi, là chủ sở hữu và Tổng giám đốc của một mỏ vàng gần thành phố Gweru ở miền trung Zimbabwe, bị cáo buộc đã bắn và làm bị thương Wendy Chikwaira 31 tuổi và Kennedy Tachiona 39 tuổi, theo trang Anadolu Agency.

    Zhang trước đó đã sa thải hai người nhân viên này. Vào ngày 21/6, hai người nhân viên đã tiếp cận Zhang để đòi tiền lương. Cuộc nói chuyện đã biến thành một cuộc cãi lộn và kết thúc bằng việc Zhang bắn hai cựu nhân viên này.

    Tachiona bị nhiều vết thương do súng bắn và được đưa vào bệnh viện tư ở thành phố Gweru còn Chikwaira hiện đã được xuất viện.

    Nói về vụ việc, người đứng đầu Công đoàn người lao động và đồng minh khoáng sản kim cương (ZDAMWU) của Zimbabwe hôm 23/6 cho biết, vụ bắn súng hôm 21/6 diễn ra chỉ một tuần sau khi một chủ nhân người Trung Quốc khác đã chĩa súng vào một nhân viên cũng do cãi vã về tiền lương ở thị trấn Zvishavane thuộc tỉnh Midlands của Zimbabwe.

    “Kể từ khi người Trung Quốc xâm chiếm lĩnh vực khai thác ở Zimbabwe, các vụ đánh đập, quấy rối và đối xử tệ với người lao động của các chủ nhân có vũ trang đang đầy rẫy và điều đáng lo ngại hơn là những chủ nhân này khoe khoang về mối liên hệ chính trị của họ”, người đứng đầu công đoàn, ông Justice Chinhema nói với tờ New Zimbabwe.

    Mỹ: Nhiều nước hủy thỏa thuận với Huawei, hướng đến ‘các nhà mạng 5g đáng tin cậy’


    Trong một thông cáo báo chí đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Tư (24/6), Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã chỉ trích nhà mạng Huawei của Trung Quốc đem đến rủi ro an ninh cho các quốc gia mà gã khổng lồ công nghệ này muốn thầu mạng 5G, đồng thời nhấn mạnh đến xu thế chung của nhiều nước là hợp tác với “các nhà cung cấp mạng 5G đáng tin cậy”.

    “Làn sóng đang quay lưng lại với Huawei khi người dân thế giới đang dần thức tỉnh trước nguy cơ từ chính quyền giám sát hàng loạt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”, ông Pompeo tuyên bố.

    Ngoại trưởng Pompeo cho biết các thỏa thuận giữa Huawei với các nhà khai thác viễn thông trên toàn cầu “đang bốc hơi”, bởi nhiều quốc gia hiện chỉ cho phép các “nhà cung cấp đáng tin cậy” xây dựng mạng 5G tại nước họ.

    Ông trích dẫn một số ví dụ bao gồm Cộng hòa Séc, Ba Lan, Thụy Điển, Estonia, Romania, Đan Mạch và Latvia. Vị ngoại trưởng cũng dẫn ví dụ về việc Hy Lạp đã đồng ý chọn Ericsson thay vì Huawei trong việc phát triển cơ sở hạ tầng 5G tại nước này.

    Bản thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận:


    “Xu hướng ủng hộ một mạng 5G an toàn và bảo mật đang gia tăng. Khi càng nhiều quốc gia, công ty và người dân thế giới băn khoăn tự hỏi liệu họ nên tin cậy ai để giao phó những dữ liệu nhạy cảm nhất của mình, thì câu trả lời ngày càng trở nên rõ ràng: Không phải là chính quyền giám sát hàng loạt của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

    Chính quyền Trump liệt kê 20 công ty do quân đội Trung Quốc kiểm soát, chuẩn bị áp lệnh trừng phạt
    Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu với những người ủng hộ tại một cuộc mít tinh “Giữ nước Mỹ tiếp tục vĩ đại” tại Đại hội tưởng niệm cựu chiến binh Arizona ở Phoenix, bang Arizona, ngày 19/2/2020 (ảnh: Gage Skidmore / Flickr: https://www.flickr.com/photos/gageskidmore/49567616357).

    Hãng tin Reuters hôm thứ Tư (24/6) đọc được một văn bản cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trình Nghị viện danh sách 20 công ty thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát bởi quân đội Trung Quốc, từ đó đặt nền móng cho các lệnh trừng phạt tài chính mới của Hoa Kỳ.

    Reuters cho biết một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ đã tiết lộ thông tin này với điều kiện giấu tên và nói rằng văn bản đó đã được trình lên Nghị viện.

    Văn bản liệt kê danh sách 20 công ty mà Nhà Trắng kết luận là được quân đội Trung Quốc chống lưng, trong đó có Tập đoàn Truyền thông Di động Trung Quốc (China Mobile Communications Group) và Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc (China Telecommunications Corp), Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (Aviation Industry Corp of China), Tập đoàn viễn thông Huawei Technologies và doanh nghiệp sản xuất camera giám sát Hikvision.

    Reuters cho biết việc xác định tính chất của các doanh nghiệp trên là do Bộ Quốc phòng thực hiện theo một văn bản luật vào năm 1999 về việc lập danh sách các các công ty “thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát” bởi quân đội Trung Quốc.

    Biển Hoa Đông: Bắc Kinh đặt tên 50 thực thể ngầm trong vùng tranh chấp với Nhật


    Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, 25/06/2020, Trung Quốc thông báo đặt một loạt tên mới cho các thực thể ngầm trong vùng biển Hoa Đông, đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật.

    Trang mạng bộ Tài Nguyên Trung Quốc tối 23/06, đăng thông báo về tên gọi mới cho 50 thực thể ngầm, bao gồm các đảo chìm, đảo nổi và bãi ngầm. Theo thông báo, mục đích của việc đặt lại tên gọi này là để “chuẩn hóa tên gọi địa hình bản đồ”.

    Các thực thể được đặt tên mới nằm trong quần đảo mà Trung Quốc gọi là "Điếu Ngư", Nhật gọi là "Senkaku". Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản tranh chấp chủ quyền đối với chuỗi đảo không có người ở, nhưng nằm giữa vùng biển giàu tài nguyên. Đây là điểm nóng trong quan hệ Trung-Nhật.

    Theo nhật báo Hồng Kông, quyết định trên được đưa ra sau khi Bắc Kinh cảnh báo sẽ trả đũa việc chính quyền thành phố Ishigaki của Nhật hôm 22/06 thông qua quyết định đặt tên lại cho một nhóm đảo trên biển Hoa Đông, trong đó có cả quần đảo Senkaku. Hội đồng thành phố đã thay đổi tên gọi "vùng hành chính phía nam" của Nhật thành "vùng Tonochiro Senkaku", quản lý cả quần đảo Senkaku. Động thái này của chính quyền Nhật bị cả Trung Quốc và Đài Loan nhìn nhận như là ý đồ xác quyết chủ quyền với các đảo Senkaku, theo tên gọi của Nhật.

    Quan chức Mỹ ca ngợi vai trò của Đài Loan


    Một cơ quan y tế toàn cầu sẽ khó thành công nếu không có sự góp mặt của Đài Loan, đặc phái viên Hoa Kỳ tại Đài Bắc nêu quan điểm trong một cuộc họp hôm thứ Tư, theo Taiwan News.

    Giám đốc viện Mỹ tại Đài Loan (AIT), ông Brent Christensen, đã nói như vậy tại một cuộc họp trực tuyến bàn về Cơ sở Hợp tác và Đào tạo Toàn cầu (GCTF), nơi hơn 70 quan chức của 16 quốc gia tập trung thảo luận cách ngăn chặn làn sóng thứ hai của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

    Tại cuộc họp, Giám đốc AIT đã ca ngợi “mô hình Đài Loan” vì tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc phòng chống đại dịch, thêm rằng nếu một tổ chức y tế quốc tế mà không có sự đóng góp của mô hình này thì sẽ không thành công.

    Đài Loan nhiều lần bày tỏ mong muốn tham gia các cuộc họp của Tổ chức Y tế thế giới để bàn về phương cách phòng chống dịch Covid-19, tuy nhiên họ bị chính quyền Trung Quốc cản trở.

    Cố vấn Mỹ chỉ trích chính sách ‘ngây thơ’ với Trung Quốc


    Việc các chính quyền Mỹ chiều chuộng giới cầm quyền Trung Quốc với hy vọng kiềm chế Bắc Kinh đã dẫn tới thất bại lớn nhất trong các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ kể từ năm 1930, cố vấn an ninh cho Tổng thống Trump, ông Robert C. O’Brien, nhận định tại một cuộc họp hôm thứ Tư, theo Washington Times.

    Ông O’Brien nói rằng thất bại này là hậu quả của việc các chính quyền Mỹ trước đây hiểu lầm về bản chất của hệ thống Mác-Lê vốn dẫn hướng tư tưởng của giới cầm quyền Trung Quốc từ xưa cho tới nay.

    Tuy nhiên, “Những ngày thụ động và ngây thơ của người Mỹ đối với chính quyền Trung Quốc đã kết thúc”, ông O’Brien nói với một nhóm các CEO tại Cơ quan Thương mại Arizona.

    Ông O’Brien nói rằng cách tiếp cận cứng rắn hơn của Tổng thống Trump đã khiến Hoa Kỳ cuối cùng nhận ra những nguy hại do Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra.

    Trung Quốc chiếm vùng đất rộng sau vụ xô xát với Ấn Độ


    Lính Trung Quốc đã chiếm giữ một khu vực rộng ở cửa thung lũng Galwan, nơi xảy ra cuộc đụng độ làm chết nhiều binh lính Trung – Ấn diễn ra hôm 15/6, các nguồn tin quân sự nói với AFP.

    Sau đụng độ, hai bên công khai tuyên bố rút quân, nhưng vẫn duy trì lực lượng xung quanh thung lũng Galwan, theo SBS News.

    Hôm thứ Tư, các máy bay phản lực Ấn Độ đã thường xuyên cất cánh từ một căn cứ quân sự ở Leh, một thị trấn của Ấn Độ nằm trong khu vực tranh chấp, và bay về phía khu vực biên giới với Trung Quốc.

    “Hiện tại chúng tôi có lực lượng mạnh trong khu vực [tranh chấp]”, một quan chức giấu tên của Bộ chỉ huy phía Bắc Ấn Độ nói với AFP. Trong khi đó, Tashi Chhepal, một cựu sĩ quan quân đội Ấn Độ từng phục vụ tại Leh, nói rằng chưa bao giờ thấy đất nước ông lại điều động một lực lượng quân đội hùng hậu như vậy đến vùng đất tranh chấp với Trung Quốc.

    Mỹ chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Châu Phi

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Tư đã chỉ trích chính sách cho vay của Trung Quốc đối với châu Phi, nói rằng nó tạo ra gánh nặng tài chính và tạo điều kiện cho tham nhũng tại châu lúc này, theo Reuters.

    Ông Pompeo lưu ý rằng Trung Quốc “hiện tại là chủ nợ lớn nhất của châu Phi”, trong khi đó “hầu hết các hỗ trợ dành cho nước ngoài của Hoa Kỳ là dưới hình thức tài trợ thay vì cho vay với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được dẫn dắt bởi khu vực tư nhân, mang lại lợi ích cho tất cả các bên”.

    Nghị sĩ Canada kêu gọi chính phủ chống Bắc Kinh


    Hơn 10 thượng nghị sĩ Canada đang kêu gọi chính phủ liên bang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những quan chức Trung Quốc vi phạm thô bạo nhân quyền, CBC đưa tin hôm thứ Tư.

    Trong một lá thư đề ngày 23/6 gửi Thủ tướng Canada Trudeau, các nghị sĩ đề nghị rằng Canada nên đứng ở lập trường chống lại chính quyền Trung Quốc. Lá thư này do hai nghị sĩ Thanh Hai Ngo, Leo Housakos viết và được 11 nghị viên khác ký tên

    Trích dẫn việc Bắc Kinh cho giam giữ hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ để tẩy não, đàn áp phong trào dân chủ ở Hồng Kông, đàn áp người dân Tây Tạng kéo dài nhiều thập kỷ và giam cầm hai công dân Canada, các thượng nghị sĩ mô tả lực lượng đang cầm quyền ở Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại và an ninh thế giới”.

    Các thống kê kinh tế Mỹ có thể còn tệ hơn


    Trong ba tháng đầu năm 2020, nền kinh tế Mỹ suy thoái 5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo ước tính chính thức lần thứ hai về GDP công bố hồi tháng Năm. Ước tính lần thứ ba, công bố hôm nay, có thể tồi tệ hơn. Các ước tính sau có dữ liệu nguồn lớn hơn, vì nhiều phần của nền kinh tế mất nhiều thời gian để công bố số liệu đầu ra. Những mảng có độ trễ dài nhất – đặc biệt là dịch vụ – bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi phong tỏa.

    Những vấn đề này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các nhà thống kê Mỹ công bố báo cáo đầu tiên về GDP quý hai trong một tháng tới, với nhiều tác động hơn của phong tỏa được thể hiện. Một số nhà kinh tế cho rằng ước tính ban đầu có thể chỉ thể hiện khoảng 60% thiệt hại kinh tế do coronavirus. Vì vậy, mức giảm GDP 30% theo quý trong quý hai, như nhiều nhà kinh tế dự báo, có thể chỉ được báo cáo lần đầu ở mức 20%. Các nhà thống kê đang có một quãng thời gian tồi tệ.

    Sức khoẻ của các ngân hàng Mỹ

    Hôm nay Cục Dự trữ Liên bang công bố kết quả bài kiểm tra sức chịu đựng thường niên đối với các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Năm nay các bài kiểm tra sẽ nhiều hơn bình thường. Thông thường, Fed sẽ xem qua bảng cân đối của ngân hàng – được thu thập vào tháng 4 – trước một cú sốc cực đoan giả định. Nếu các ngân hàng có nhiều vốn hơn mức cần thiết để sống sót sau cú sốc, số dư có thể được trả cho các cổ đông thông qua cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu.

    Đại dịch làm thay đổi điều này. Một số chỉ số, chẳng hạn như thất nghiệp, trên thực tế đã tệ hơn cả các kịch bản khó chịu nhất của Fed. Nhờ các kích thích kinh tế mạnh mẽ và đình chỉ nhiều khoản thanh toán nợ, mối quan hệ lịch sử giữa thất nghiệp và vỡ nợ có thể sẽ không xảy đến. Rủi ro là rất lớn. Vào tháng 4, một số người tham dự cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed đã đề nghị các ngân hàng cắt giảm cổ tức để bảo toàn vốn dự phòng cho các khoản lỗ. Các nhà băng với quá ít tiền mặt có thể phải tăng dự trữ. Điều đó có thể làm giảm các hoạt động của họ, gây tổn thương cho sự phục hồi kinh tế.

    Kết quả kinh doanh của Nike

    Hôm nay, gã khổng lồ quần áo thể thao công bố kết quả kinh doanh ba tháng đến cuối tháng 5. Các nhà phân tích tỏ ra lạc quan. Nike đã thành công trong việc sống sót qua đại dịch, ngay cả khi các cửa hàng phải đóng cửa và thể thao bị ngừng. Các nhân viên làm việc tại nhà đang thay thế trang phục công sở bằng quần áo “athleisure” thoải mái hơn của Nike. Công ty không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận họ, vì đã đầu tư rất nhiều cho hoạt động thương mại điện tử trong những năm gần đây.

    Điều này đã thu hút các nhà đầu tư cổ phiếu. Giá cổ phiếu của họ đã giảm trong tháng 3, nhưng đã bật lại mức cao trước đại dịch. Các cửa hàng đang mở cửa lại trên khắp châu Mỹ và châu Âu, do đó có thể bơm thêm động lực. Nhưng nếu Trung Quốc (đã thoát khỏi phong tỏa nhiều tháng) và Hàn Quốc (tránh được phong tỏa) là chỉ dấu cho tương lai, xem ra nhiều người mua sắm sẽ tiếp tục tránh xa các cửa hàng. Mặc dù các cửa hàng Nike tại các nước này vẫn mở, lượng người mua vẫn thấp.

    Lebanon bế tắc kinh tế

    Những người phá hoại nền kinh tế Lebanon thậm chí còn chẳng thèm đề cập đến vấn đề, huống hồ là khắc phục nó. Hôm nay, các chính trị gia hàng đầu của nước này sẽ tề tựu tại dinh tổng thống để thảo luận về cuộc khủng hoảng. Cuộc họp sẽ vắng hơn mong đợi. Bốn thủ tướng gần đây nhất, cùng với những người khác, tẩy chay nó. Chẳng mấy ai tin họ sẽ thành công.

    Đồng bảng Lebanon, vẫn được chốt ở mức 1.500 bảng đổi 1 đô la, hiện giao dịch ở mức gần 6.000. Một phần tư các doanh nghiệp ở Beirut đã đóng cửa trong năm nay. Những người dân tuyệt vọng phải đi xin tiền lẻ và nhặt phế liệu. Lebanon muốn IMF giúp đỡ. Nhưng các cuộc đàm phán với quỹ không có nhiều tiến triển. Trong khi các nhà lập pháp cãi nhau, các ngân hàng tức giận về kế hoạch giải cứu vốn sẽ khiến các cổ đông mất trắng. Một cố vấn chính phủ đã từ chức vào tuần trước vì cho rằng chính phủ “không có ý chí thực sự” để cải cách. Giới chính trị Lebanon dường như có ý định chứng minh lời ông là đúng.

    Congo bị dịch bệnh bao vây

    Hôm nay WHO sẽ thông báo đợt bùng dịch Ebola lớn thứ hai thế giới đã chấm dứt. Căn bệnh hoành hành khắp các tỉnh miền đông của Cộng hòa Dân chủ Congo trong gần hai năm, khiến 2.280 người thiệt mạng. Các phản ứng trước đợt dịch này, được dẫn đầu bởi bộ y tế và WHO, đã bị chỉ trích vì quản lý tệ và lãng phí tiền bạc. Và các nhóm phiến quân trong khu vực đã cản trở nó bằng cách đốt các phòng khám và tấn công nhân viên y tế, khiến 11 người thiệt mạng.

    Tuy nhiên, các nhân viên y tế đã cố gắng theo dõi tiếp xúc của các nạn nhân mắc bệnh Ebola và gấp rút tiêm phòng cho họ. Điều này đã giúp kết thúc đợt bùng dịch. Nhưng khi một ổ dịch được dập tắt, một ổ khác xuất hiện. Đầu tháng này, một số ca mắc Ebola đã xuất hiện ở miền tây Congo. Các trường hợp nhiễm dịch hạch cũng đã được ghi nhận tại tỉnh Ituri chìm trong xung đột. Và nước này – như phần còn lại của thế giới – còn phải vật lộn với covid-19.
     
     
    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào