Tương lai đại dịch sẽ được quyết định bởi hành động của con người, tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi chưa tìm được lời giải về bản chất của virus.
Các nhà hàng đang mở cửa trở lại, các công viên đã đông đúc hơn và mọi người đang quay trở lại làm việc: một phần của Châu Âu, Châu Á và phần lớn Trung Đông đang tận hưởng sự thoải mái từ đường cong đang phẳng của coronavirus. Trong khi đó, một phần của Mỹ, Ấn Độ và Mỹ Latinh vẫn đang ghi nhận hàng ngàn trường hợp mới mỗi ngày.
Làn sóng đầu tiên của coronavirus chưa kết thúc. Hình dạng tương lai của đại dịch sẽ được quyết định bởi cả hành động của con người, dưới hình thức giãn cách xã hội, xét nghiệm và các phương pháp kiểm soát bệnh truyền thống khác, nhưng cũng còn có nhiều câu hỏi chưa được trả lời về bản chất của virus.
Các chuyên gia phân tích các khả năng có thể xảy ra của đại dịch.
Một là virus bùng phát và bị ức chế ở các đỉnh và đáy, cho đến khi đa số người dân được tiêm phòng hoặc có khả năng phát triển khả năng miễn dịch.
Các xét nghiệm kháng thể ở hầu hết các nơi chỉ ra rằng các biện pháp cách ly rất hiệu quả trong việc làm chậm sự lây lan của virus. Ít hơn 10% dân số ở Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Điển đã phát triển các kháng thể là bằng chứng của việc miễn nhiễm với virus và theo lý thuyết, trở nên miễn dịch trong ít nhất một thời gian ngắn.
Nhưng điều đó cũng có nghĩa là phần lớn dân số vẫn dễ mắc bệnh.
Hình 1: Virus bùng phát và bị ức chế liên tục trong những tháng và năm tiếp theo cho đến khi vaccine được phát triển hoặc xây dựng miễn dịch cộng đồng thành công.
Nếu xã hội mở cửa trở lại trước khi virus bị tiêu diệt một cách hiệu quả, có thể là làn sóng đầu tiên này không hoàn toàn biến mất, Angela Rasmussen, một nhà virus học tại Đại học Columbia nói.
“Tại Hoa Kỳ, chúng tôi đang dần bãi bỏ giãn cách xã hội trong khi vẫn còn nhiều trường hợp lây nhiễm ở một loạt các bang. Chúng tôi có thể sẽ có các đỉnh và suy giảm sự lây nhiễm xảy ra lặp đi lặp lại khi mọi người thay đổi hành vi’’, cô nói.
Quy mô của các đỉnh này có thể được giảm bằng cách thay đổi như sử dụng khẩu trang, sử dụng phương tiện giao thông công cộng theo cách đứng so le, giữ khoảng cách và tránh các sự kiện xã hội quá đông đúc - đang ngày càng được cho là nguyên nhân gây ra siêu lây lan của coronavirus.
Nếu dịch bệnh phát triển quá lớn, một số chính phủ có thể chọn thực hiện cách ly trở lại. “Nếu chúng ta mở cửa trở lại và chúng ta bắt đầu thấy số trường hợp lây nhiễm tăng nhanh trong vài tuần, chúng ta có thể thấy các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội được áp dụng trở lại để kiểm soát virus ở những khu vực đó’’, cô Rasmussen nói.
Làn sóng tương lai
Hầu hết các đại dịch cúm trong lịch sử đã xảy ra theo các kiểu sóng khác nhau, với làn sóng thứ hai thường xảy ra sau sáu tháng của đỉnh đầu tiên. Nhưng không có gì đảm bảo Sars-CoV-2 sẽ diễn ra theo cách tương tự.
Giãn cách xã hội và thực hiện thử nghiệm diện rộng - hay bãi bỏ giãn cách xã hội để phát triển kinh tế - sẽ rất quan trọng trong việc quyết định tương lai của đại dịch. Tuy nhiên, hình dạng của nó cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Đầu tiên là liệu chúng ta có thể trở nên miễn dịch với virus hay không, và nếu vậy, sự bảo vệ đó có thể kéo dài trong bao lâu.
Đôi khi miễn dịch có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ. Trong đại dịch cúm lợn năm 2009, các cơ quan y tế công cộng ban đầu bối rối về lý do tại sao nhiều người già dường như được miễn dịch. Sau đó, họ phát hiện ra virus có cấu trúc tương tự như virus đã lưu hành trong đại dịch năm 1918. Hệ thống miễn dịch của nhiều người già đã xử lý một loại virus tương tự 92 năm trước.
Sức đề kháng với một số coronavirus được phát hiện trước đó đã được cho là sẽ giảm dần trong vòng một năm. Nếu khả năng miễn dịch với Sars-CoV-2 không phải là vĩnh viễn, một báo cáo từ các nhà dịch tễ học Harvard nói rằng nó có khả năng sẽ xảy ra thường xuyên, xuất hiện trong các đợt sóng hàng năm hoặc hai năm hoặc bùng phát lẻ tẻ.
Tần suất của các đợt bùng phát dịch cũng có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi thời tiết. Hầu hết các ảnh hưởng lan truyền dễ dàng hơn vào mùa đông vì virus được cho là thích không khí khô hơn độ ẩm và vì mọi người trong môi trường lạnh thường dành nhiều thời gian trong nhà và gần nhau hơn.
Các coronavirus đang lưu truyền hiện nay cũng có mô hình theo mùa. Nếu coronavirus này hoạt động theo cùng một cách - và vẫn chưa có bằng chứng mạnh mẽ nào về điều đó - chúng ta có thể thấy Covid-19 thường xuyên tăng vọt vào mùa đông.
Nhưng với rất nhiều người dường như vẫn chưa được miễn dịch, thì dịch bệnh vẫn có thể không đến trong mùa hè năm nay, James Hay, một nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trường Y tế Công cộng Harvard cho biết.
“Yếu tố quan trọng để lây truyền dịch bệnh là có bao nhiêu người dễ mắc bệnh’’, ông nói. “Sau đó, với rất nhiều người vẫn còn dễ bị lây nhiễm, thì căn bệnh truyền nhiễm có thể sẽ vượt qua mọi ảnh hưởng của khí hậu’’.
Các đột biến đáng kể trong virus cũng có thể dẫn đến một làn sóng lây nhiễm mới. Cho đến nay, các nhà khoa học nói rằng đó không phải là một mối quan tâm lớn.
“Mặc dù hiện nay vẫn có những bộ gen của virus có những thay đổi so với các bộ gen khác... vẫn không có bằng chứng nào cho thấy những thay đổi đó làm cho hệ thống miễn dịch không thể nhận ra’’, cô Rasmussen nói.
Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không thấy một sự đột biến đáng kể sau đó. “Chúng ta mới chỉ biết về điều này trong sáu tháng, vì vậy vẫn có thể xuất hiện các chủng khác nhau trong tương lai, bởi vì nó có tỷ lệ đột biến cao hơn’’, cô nói. “Tuy nhiên, hiện nay không có bằng chứng nào cho thấy việc đó xảy ra’’.
Sự lây nhiễm đang được kiểm soát
Đối với các quốc gia có thể thực hiện các biện pháp can thiệp hiệu quả cao như thử nghiệm và theo dõi dấu vết virus, làn sóng coronavirus đầu tiên này có thể là lần cuối cùng họ trải qua, ít nhất là trong một thời gian.
Ở New Zealand, nơi đã tìm cách loại bỏ hầu như virus và cài đặt các hệ thống mạnh mẽ để theo dõi các ổ dịch mới, có thể không có đợt bùng phát mới hoặc làn sóng nào trong tương lai cả, giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học Otago Nick Wilson nói.
“New Zealand có thể sắp sửa loại bỏ loại virus này’’, Wilson nói. “Ngay cả khi có sự cố xảy ra trong việc kiểm soát biên giới, tôi hy vọng rằng hệ thống theo dõi dấu vết virus hiện đủ tốt để kiểm soát sự bùng phát thường xuyên. Vì vậy, đất nước này sẽ có thể tránh được những đợt sóng trong tương lai cho đến khi vắc-xin đến’’.
Các quốc gia có dân số nhỏ và địa lý biệt lập như New Zealand và Úc có thể thực hiện được điều này. Hàn Quốc là một quốc gia khác có hệ thống phát hiện và ngăn chặn virus đủ tiên tiến để dập được mọi sự bùng phát trong tương lai. Nhưng nó sẽ vô cùng khó khăn đối với hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có dân số lớn và biên giới phức tạp.
Virus hầu như đã hết
Có một số ít các nhà dịch tễ học cho rằng sự ít miễn dịch đối với coronavirus đã được cường điệu hóa. Một trong những người nổi bật nhất là Sunetra Gupta, giáo sư dịch tễ học lý thuyết tại Đại học Oxford, người nói rằng virus có thể đã xuất hiện.
Cô lập luận rằng các nghiên cứu về kháng thể được thực hiện cho đến nay là không đáng tin cậy và không tính đến khả năng nhiều người có thể đã miễn dịch với Covid-19 vì tiếp xúc với các coronavirus lành tính hơn.
Những người khác, bao gồm nhà thần kinh học Karl Friston, cũng đã nói về một số cộng đồng dân chúng như Đức, có một số loại vật chất miễn dịch, mà đã giữ được tỷ lệ tử vong ở mức thấp so với Tây Ban Nha, Ý hoặc Anh.
Quan điểm này là một ngoại lệ, và hầu hết các chính phủ đã ưu tiên lên kế hoạch cho trường hợp xấu nhất - rằng hàng triệu người dễ bị nhiễm virus. Nhưng Gupta lập luận rằng thực tế là tốc độ lan truyền virus đã lên đến đỉnh điểm và giảm ngay cả ở một số nơi không tạo ra sự giãn cách xã hội khắc nghiệt là bằng chứng cho lý thuyết của cô.
“Hầu như trong mọi bối cảnh, chúng tôi đã thấy dịch bệnh phát triển, quay đầu và giảm dần - gần giống như hoạt động của chiếc đồng hồ’’, cô Gupta đã nói với hãng truyền thông UnHerd vào tuần trước.
“Đối với tôi, điều đó cho thấy phần lớn động lực ở đây là do sự tích tụ của khả năng miễn dịch’’, cô nói. “Tôi nghĩ rằng, một cách giải thích khôn ngoan hơn so với yêu cầu ở mọi quốc gia về việc giãn cách xã hội, hoặc các mức độ giãn cách khác nhau, bao gồm cả không thực hiện các biện pháp giãn cách, cũng có tác dụng tương tự’’.
https://www.ntdvn.com/
COVID19: Hiện trạng và các kịch bản đến hết 2021 |
Làn sóng đầu tiên của coronavirus chưa kết thúc. Hình dạng tương lai của đại dịch sẽ được quyết định bởi cả hành động của con người, dưới hình thức giãn cách xã hội, xét nghiệm và các phương pháp kiểm soát bệnh truyền thống khác, nhưng cũng còn có nhiều câu hỏi chưa được trả lời về bản chất của virus.
Các chuyên gia phân tích các khả năng có thể xảy ra của đại dịch.
Một là virus bùng phát và bị ức chế ở các đỉnh và đáy, cho đến khi đa số người dân được tiêm phòng hoặc có khả năng phát triển khả năng miễn dịch.
Các xét nghiệm kháng thể ở hầu hết các nơi chỉ ra rằng các biện pháp cách ly rất hiệu quả trong việc làm chậm sự lây lan của virus. Ít hơn 10% dân số ở Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Điển đã phát triển các kháng thể là bằng chứng của việc miễn nhiễm với virus và theo lý thuyết, trở nên miễn dịch trong ít nhất một thời gian ngắn.
Nhưng điều đó cũng có nghĩa là phần lớn dân số vẫn dễ mắc bệnh.
Hình 1: Virus bùng phát và bị ức chế liên tục trong những tháng và năm tiếp theo cho đến khi vaccine được phát triển hoặc xây dựng miễn dịch cộng đồng thành công.
Nếu xã hội mở cửa trở lại trước khi virus bị tiêu diệt một cách hiệu quả, có thể là làn sóng đầu tiên này không hoàn toàn biến mất, Angela Rasmussen, một nhà virus học tại Đại học Columbia nói.
“Tại Hoa Kỳ, chúng tôi đang dần bãi bỏ giãn cách xã hội trong khi vẫn còn nhiều trường hợp lây nhiễm ở một loạt các bang. Chúng tôi có thể sẽ có các đỉnh và suy giảm sự lây nhiễm xảy ra lặp đi lặp lại khi mọi người thay đổi hành vi’’, cô nói.
Quy mô của các đỉnh này có thể được giảm bằng cách thay đổi như sử dụng khẩu trang, sử dụng phương tiện giao thông công cộng theo cách đứng so le, giữ khoảng cách và tránh các sự kiện xã hội quá đông đúc - đang ngày càng được cho là nguyên nhân gây ra siêu lây lan của coronavirus.
Nếu dịch bệnh phát triển quá lớn, một số chính phủ có thể chọn thực hiện cách ly trở lại. “Nếu chúng ta mở cửa trở lại và chúng ta bắt đầu thấy số trường hợp lây nhiễm tăng nhanh trong vài tuần, chúng ta có thể thấy các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội được áp dụng trở lại để kiểm soát virus ở những khu vực đó’’, cô Rasmussen nói.
Làn sóng tương lai
Hầu hết các đại dịch cúm trong lịch sử đã xảy ra theo các kiểu sóng khác nhau, với làn sóng thứ hai thường xảy ra sau sáu tháng của đỉnh đầu tiên. Nhưng không có gì đảm bảo Sars-CoV-2 sẽ diễn ra theo cách tương tự.
Giãn cách xã hội và thực hiện thử nghiệm diện rộng - hay bãi bỏ giãn cách xã hội để phát triển kinh tế - sẽ rất quan trọng trong việc quyết định tương lai của đại dịch. Tuy nhiên, hình dạng của nó cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Đầu tiên là liệu chúng ta có thể trở nên miễn dịch với virus hay không, và nếu vậy, sự bảo vệ đó có thể kéo dài trong bao lâu.
Đôi khi miễn dịch có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ. Trong đại dịch cúm lợn năm 2009, các cơ quan y tế công cộng ban đầu bối rối về lý do tại sao nhiều người già dường như được miễn dịch. Sau đó, họ phát hiện ra virus có cấu trúc tương tự như virus đã lưu hành trong đại dịch năm 1918. Hệ thống miễn dịch của nhiều người già đã xử lý một loại virus tương tự 92 năm trước.
Sức đề kháng với một số coronavirus được phát hiện trước đó đã được cho là sẽ giảm dần trong vòng một năm. Nếu khả năng miễn dịch với Sars-CoV-2 không phải là vĩnh viễn, một báo cáo từ các nhà dịch tễ học Harvard nói rằng nó có khả năng sẽ xảy ra thường xuyên, xuất hiện trong các đợt sóng hàng năm hoặc hai năm hoặc bùng phát lẻ tẻ.
Tần suất của các đợt bùng phát dịch cũng có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi thời tiết. Hầu hết các ảnh hưởng lan truyền dễ dàng hơn vào mùa đông vì virus được cho là thích không khí khô hơn độ ẩm và vì mọi người trong môi trường lạnh thường dành nhiều thời gian trong nhà và gần nhau hơn.
Các coronavirus đang lưu truyền hiện nay cũng có mô hình theo mùa. Nếu coronavirus này hoạt động theo cùng một cách - và vẫn chưa có bằng chứng mạnh mẽ nào về điều đó - chúng ta có thể thấy Covid-19 thường xuyên tăng vọt vào mùa đông.
Nhưng với rất nhiều người dường như vẫn chưa được miễn dịch, thì dịch bệnh vẫn có thể không đến trong mùa hè năm nay, James Hay, một nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trường Y tế Công cộng Harvard cho biết.
“Yếu tố quan trọng để lây truyền dịch bệnh là có bao nhiêu người dễ mắc bệnh’’, ông nói. “Sau đó, với rất nhiều người vẫn còn dễ bị lây nhiễm, thì căn bệnh truyền nhiễm có thể sẽ vượt qua mọi ảnh hưởng của khí hậu’’.
Các đột biến đáng kể trong virus cũng có thể dẫn đến một làn sóng lây nhiễm mới. Cho đến nay, các nhà khoa học nói rằng đó không phải là một mối quan tâm lớn.
“Mặc dù hiện nay vẫn có những bộ gen của virus có những thay đổi so với các bộ gen khác... vẫn không có bằng chứng nào cho thấy những thay đổi đó làm cho hệ thống miễn dịch không thể nhận ra’’, cô Rasmussen nói.
Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không thấy một sự đột biến đáng kể sau đó. “Chúng ta mới chỉ biết về điều này trong sáu tháng, vì vậy vẫn có thể xuất hiện các chủng khác nhau trong tương lai, bởi vì nó có tỷ lệ đột biến cao hơn’’, cô nói. “Tuy nhiên, hiện nay không có bằng chứng nào cho thấy việc đó xảy ra’’.
Sự lây nhiễm đang được kiểm soát
Đối với các quốc gia có thể thực hiện các biện pháp can thiệp hiệu quả cao như thử nghiệm và theo dõi dấu vết virus, làn sóng coronavirus đầu tiên này có thể là lần cuối cùng họ trải qua, ít nhất là trong một thời gian.
Ở New Zealand, nơi đã tìm cách loại bỏ hầu như virus và cài đặt các hệ thống mạnh mẽ để theo dõi các ổ dịch mới, có thể không có đợt bùng phát mới hoặc làn sóng nào trong tương lai cả, giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học Otago Nick Wilson nói.
“New Zealand có thể sắp sửa loại bỏ loại virus này’’, Wilson nói. “Ngay cả khi có sự cố xảy ra trong việc kiểm soát biên giới, tôi hy vọng rằng hệ thống theo dõi dấu vết virus hiện đủ tốt để kiểm soát sự bùng phát thường xuyên. Vì vậy, đất nước này sẽ có thể tránh được những đợt sóng trong tương lai cho đến khi vắc-xin đến’’.
Các quốc gia có dân số nhỏ và địa lý biệt lập như New Zealand và Úc có thể thực hiện được điều này. Hàn Quốc là một quốc gia khác có hệ thống phát hiện và ngăn chặn virus đủ tiên tiến để dập được mọi sự bùng phát trong tương lai. Nhưng nó sẽ vô cùng khó khăn đối với hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có dân số lớn và biên giới phức tạp.
Virus hầu như đã hết
Có một số ít các nhà dịch tễ học cho rằng sự ít miễn dịch đối với coronavirus đã được cường điệu hóa. Một trong những người nổi bật nhất là Sunetra Gupta, giáo sư dịch tễ học lý thuyết tại Đại học Oxford, người nói rằng virus có thể đã xuất hiện.
Cô lập luận rằng các nghiên cứu về kháng thể được thực hiện cho đến nay là không đáng tin cậy và không tính đến khả năng nhiều người có thể đã miễn dịch với Covid-19 vì tiếp xúc với các coronavirus lành tính hơn.
Những người khác, bao gồm nhà thần kinh học Karl Friston, cũng đã nói về một số cộng đồng dân chúng như Đức, có một số loại vật chất miễn dịch, mà đã giữ được tỷ lệ tử vong ở mức thấp so với Tây Ban Nha, Ý hoặc Anh.
Quan điểm này là một ngoại lệ, và hầu hết các chính phủ đã ưu tiên lên kế hoạch cho trường hợp xấu nhất - rằng hàng triệu người dễ bị nhiễm virus. Nhưng Gupta lập luận rằng thực tế là tốc độ lan truyền virus đã lên đến đỉnh điểm và giảm ngay cả ở một số nơi không tạo ra sự giãn cách xã hội khắc nghiệt là bằng chứng cho lý thuyết của cô.
“Hầu như trong mọi bối cảnh, chúng tôi đã thấy dịch bệnh phát triển, quay đầu và giảm dần - gần giống như hoạt động của chiếc đồng hồ’’, cô Gupta đã nói với hãng truyền thông UnHerd vào tuần trước.
“Đối với tôi, điều đó cho thấy phần lớn động lực ở đây là do sự tích tụ của khả năng miễn dịch’’, cô nói. “Tôi nghĩ rằng, một cách giải thích khôn ngoan hơn so với yêu cầu ở mọi quốc gia về việc giãn cách xã hội, hoặc các mức độ giãn cách khác nhau, bao gồm cả không thực hiện các biện pháp giãn cách, cũng có tác dụng tương tự’’.
https://www.ntdvn.com/
Không có nhận xét nào