Nếu trước đây, có lần ASEAN đã không ra được Tuyên bố chung về Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực/PCA năm 2016, thì ở Hội nghị Cấp cao lần thứ 36 vừa qua tại Hà Nội (26/06/2020), Chủ tịch ASEAN đã đưa ra được một Tuyên bố khá cứng rắn đối với việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết toàn bộ Biển Đông trên cơ sở lịch sử. Có thể coi đây là một bước tiến mới cho thấy ASEAN bắt đầu thống nhất lập trường, chống lại các tham vọng bành trướng của Trung Quốc?
Ngày 27/06/2020, Mỹ là cường quốc đầu tiên lên tiếng hoan nghênh lập trường của các nước Đông Nam Á về Biển Đông, vừa được tái khẳng định nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ngày 26/06 vừa qua, dưới quyền chủ trì của Việt Nam. Trong một tin nhắn Twitter gửi đi cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết là “Hoa Kỳ hoan nghênh việc các lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS” (Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982). Ngoại trưởng Mỹ không ngần ngại cho rằng “Trung Quốc không được phép coi Biển Đông thuộc phạm vi đế chế hàng hải của họ”, đồng thời khẳng định thêm là Mỹ sẽ “sớm lên tiếng nhiều hơn về chủ đề này”.
Tuyên bố khá cứng rắn
Điểm đáng chú ý là trong tin nhắn của mình, ông Pompeo đã đính kèm bản Tuyên bố của các lãnh đạo ASEAN mang tên “Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng”, đã được thông qua nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36. Theo ghi nhận của CNN, trong bản Tuyên bố chung được đưa ra sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng ở Biển Đông, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển và kêu gọi các bên không được “sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”. Bản Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN còn nêu bật thái độ quan ngại “về những diễn biến gần đây và những sự cố nghiêm trọng xảy ra gần đây tại Biển Đông” và xem UNCLOS-1982 là cơ sở để xác định các quyền chính đáng trên các vùng biển.
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, khi Tuyên bố về Biển Đông của ASEAN lần này là một trong những diễn ngôn được giới quan sất cho là khá cứng rắn của khối đối với việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông trên lập luận của cái gọi là “cơ sở lịch sử”. Hình ảnh chụp vệ tinh trong ngày 17/4 và 25/6 cho thấy các hoạt động nạo vét của Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, có vẻ như để mở rộng góc phía tây bắc của hòn đảo nhân tạo này, theo Hãng tin BenarNews.
Ảnh vệ tinh cho thấy việc nạo vét dường như đã được tiến hành trong vài tuần nay tại đảo Phú Lâm, nơi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa. Hình ảnh vệ tinh thương mại từ ngày 17/4 đến ngày 25/6 cho thấy rạn san hô ở bờ biển phía tây bắc đảo Phú Lâm đã bị nạo vét một đoạn ở trung tâm. Cũng có thể nhìn thấy các dải đất mới có thể là nền móng cho việc bồi đắp, mở rộng hòn đảo. Có thể thấy các cẩu hoặc máy móc hạng nặng đang làm việc tại cùng địa điểm nói trên hôm 8/5. Dựa trên đánh giá của BenarNews, hình ảnh vệ tinh cho thấy cát được nạo vét ra khỏi đảo Phú Lâm để tạo ra cấu trúc mới này. Đường bờ biển gần khu vực này đã được gia cố bằng thứ trông giống như một bức tường biển. Một số cấu trúc giống như cầu tàu nhân tạo được xây dựng tại các điểm dọc theo bờ biển về phía đông.
Việc nạo vét mới trên đảo Phú Lâm được Trung Quốc thực hiện vào thời điểm nhạy cảm. Tháng trước, Indonesia đã cùng với Việt Nam, Philippines và Malaysia tố cáo Trung Quốc về việc khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông trong một loạt các công hàm gửi lên Liên hiệp quốc. Indonesia viện dẫn phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực/PCA, bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp, khẳng định không một hòn đảo nào của Trung Quốc có thể tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế và chúng chỉ là các bãi đá. Gần đây, Trung Quốc đã cố gắng đe dọa Việt Nam về việc hợp tác khai thác dầu trên Biển Đông với một đối tác quốc tế bằng cách đưa một tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 17/6.
“Trong khi thế giới đang đấu tranh chống lại đại dịch COVID-19, thì lại có những hành động vô trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, bao gồm khu vực ASEAN”, BenarNews dẫn lời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu khai mạc. Rõ ràng, 10 nước thành viên ASEAN đã vật lộn để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Do đó, Tuyên bố chung cuối tuần qua rõ ràng là ngầm chỉ trích kế hoạch thành lập “Vùng Nhận diện phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông của Bắc Kinh, coi đấy là một biểu hiện lo ngại bất thường về căng thẳng đang gia tăng. Vào tháng 7/ 2019, Trung Quốc đã đưa tàu Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống vào khu vực Bãi Tư Chính, cũng như vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để sách nhiễu các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam với một tập đoàn dầu khí của Nga. Sự có mặt của tàu Hải Dương 4 lần này trong vùng biển Việt Nam, theo BenarNews, có thể liên quan đến các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam với công ty Rosneft của Nga gần Bãi Tư Chính. Có dấu hiệu cho thấy các hoạt động dò tìm dầu lửa sắp sửa được tiến hành gần khu vực này. Truyền thông nhà nước Việt Nam tường trình rằng giàn khoan dầu Clyde Boudraux của công ty Noble Corp dự định sẽ hoạt động trong khu vực.
Vai trò dẫn dắt của ASEAN 2020
Trả lời phỏng vấn báo chí trong nước trước ngày Hội nghị khai mạc, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã chia sẻ những đánh giá về tầm quan trọng của Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 cũng như điểm lại những nỗ lực đáng ghi nhận của nước Chủ tịch ASEAN 2020 thời gian qua. Nguyên Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đánh giá rằng Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 lần này có ý nghĩa và vai trò hết sức to lớn trong bối cảnh mới hiện nay, khi mà đang xuất hiện rất nhiều vấn đề phức tạp xảy ra như sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 hay vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức kịch tính, việc tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 có vai trò dẫn dắt, với cả trước mắt lẫn tương lai lâu dài của ASEAN. Ông Vinh đã nhấn mạnh các ý nghĩa nổi bật tập trung:
Thứ nhất, Hội nghị xử lý vấn đề cấp bách nhất của ASEAN hiện nay, đó là dịch COVID-19 và câu chuyện hậu đại dịch sẽ diễn biến như thế nào. Dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 cho đến nay, tác động nhiều chiều đến thế giới và khu vực. Hội nghị cấp cao ASEAN 36 vừa phải nhìn lại những thỏa thuận đã có của ASEAN, về phòng chống đại dịch như phối hợp về thông tin, kiểm soát dịch, hỗ trợ nhau về dịch vụ thiết yếu, thuốc men và trang thiết bị y tế. Mặt khác, Hội nghị bàn những câu chuyện chuẩn bị cho hậu đại dịch, đó là phối hợp trong việc rút ra khỏi dịch và phục hồi sau dịch, bao gồm cả về phục hồi kinh tế, các chuỗi cung ứng, cũng như giao thông vận tải, du lịch và các dịch vụ khác.
Thứ hai, Hội nghị Cấp cao tập trung vào những ưu tiên lâu dài của ASEAN, nhất là 5 ưu tiên đề ra cho năm 2020, trong đó có về xây dựng Cộng đồng ASEAN, liên kết khu vực, ứng phó với các thách thức, mở rộng quan hệ với các đối tác, phát huy vai trò trung tâm và hiệu quả hoạt động của ASEAN… Tuy nhiên, các lãnh đạo ASEAN “soi” việc triển khai các ưu tiên này trong một bối cảnh rất khác trước, giải quyết những vấn đề nảy sinh và định ra hướng đi sắp tới cho ASEAN khi môi trường khu vực và quốc tế đã có những biến đổi sâu sắc sau đại dịch. Thứ ba, Hội nghị Cấp cao 36 được tổ chức, tiếp tục thể hiện sự chủ động và trách nhiệm của Việt Nam, kịp thời điều chỉnh, thông qua áp dụng trực tuyến, để ASEAN không chỉ vẫn duy trì được các hoạt động, trong bối cảnh các bước đều phải đóng cửa vì dịch bệnh, mà còn tiếp tục phối hợp với các đối tác và phát huy vai trò của mình ở khu vực.
Thứ tư, Hội nghị cấp cao ASEAN 36 lần này đã thể hiện đúng tinh thần chủ đề năm 2020 “Gắn kết và chủ động thích ứng”, trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Rõ ràng, đại dịch COVID-19 đã có những tác động rất lớn đối với cả ASEAN, bản thân Việt Nam cũng phải tập trung chống dịch như các nước khác. Nhưng Việt Nam đã thể hiện tinh thần trách nhiệm và tư duy sáng tạo trong việc duy trì và tiếp tục vai trò của ASEAN trong suốt thời gian qua. Thứ năm, vấn đề Biển Đông được đề cập và bàn thảo công khai trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao lần này, vì Biển Đông là câu chuyện gắn liền với hoà bình, an ninh và phát triển của khu vực, cả Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương, cũng như thế giới nói chung. Hòa bình, ổn định, an ninh, trong đó có an ninh, an toàn và tự do hàng hải, là vấn đề lâu nay ASEAN rất coi trọng, từ trước đến nay luôn nằm trong nghị sự của ASEAN.
Vừa qua, tại Biển Đông vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp như việc Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và các nước. Điều này là vi phạm luật pháp quốc tế, công ước Luật Biển, ảnh hưởng đến ổn định và xây dựng lòng tin ở khu vực. Đó là câu chuyện hệ trọng với cả ASEAN, khu vực và thế giới. Như vậy, ASEAN vẫn cần phải có tiếng nói nhấn mạnh các nguyên tắc đã có đối với vấn đề Biển Đông, một mặt yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, không làm phức tạp tình hình, mặt khác thực hiện xây dựng lòng tin, vì hòa bình, ổn định tại vùng biển quan trọng này. Có nhiều đánh giá cho rằng nước Chủ tịch ASEAN 2020 đã rất linh hoạt trong việc duy trì và đảm bảo các thông lệ họp của ASEAN./.
https://www.rfa.org/
Cấp cao ASEAN 36 chuyển thái độ? |
Tuyên bố khá cứng rắn
Điểm đáng chú ý là trong tin nhắn của mình, ông Pompeo đã đính kèm bản Tuyên bố của các lãnh đạo ASEAN mang tên “Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng”, đã được thông qua nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36. Theo ghi nhận của CNN, trong bản Tuyên bố chung được đưa ra sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng ở Biển Đông, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển và kêu gọi các bên không được “sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”. Bản Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN còn nêu bật thái độ quan ngại “về những diễn biến gần đây và những sự cố nghiêm trọng xảy ra gần đây tại Biển Đông” và xem UNCLOS-1982 là cơ sở để xác định các quyền chính đáng trên các vùng biển.
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, khi Tuyên bố về Biển Đông của ASEAN lần này là một trong những diễn ngôn được giới quan sất cho là khá cứng rắn của khối đối với việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông trên lập luận của cái gọi là “cơ sở lịch sử”. Hình ảnh chụp vệ tinh trong ngày 17/4 và 25/6 cho thấy các hoạt động nạo vét của Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, có vẻ như để mở rộng góc phía tây bắc của hòn đảo nhân tạo này, theo Hãng tin BenarNews.
Ảnh vệ tinh cho thấy việc nạo vét dường như đã được tiến hành trong vài tuần nay tại đảo Phú Lâm, nơi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa. Hình ảnh vệ tinh thương mại từ ngày 17/4 đến ngày 25/6 cho thấy rạn san hô ở bờ biển phía tây bắc đảo Phú Lâm đã bị nạo vét một đoạn ở trung tâm. Cũng có thể nhìn thấy các dải đất mới có thể là nền móng cho việc bồi đắp, mở rộng hòn đảo. Có thể thấy các cẩu hoặc máy móc hạng nặng đang làm việc tại cùng địa điểm nói trên hôm 8/5. Dựa trên đánh giá của BenarNews, hình ảnh vệ tinh cho thấy cát được nạo vét ra khỏi đảo Phú Lâm để tạo ra cấu trúc mới này. Đường bờ biển gần khu vực này đã được gia cố bằng thứ trông giống như một bức tường biển. Một số cấu trúc giống như cầu tàu nhân tạo được xây dựng tại các điểm dọc theo bờ biển về phía đông.
Việc nạo vét mới trên đảo Phú Lâm được Trung Quốc thực hiện vào thời điểm nhạy cảm. Tháng trước, Indonesia đã cùng với Việt Nam, Philippines và Malaysia tố cáo Trung Quốc về việc khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông trong một loạt các công hàm gửi lên Liên hiệp quốc. Indonesia viện dẫn phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực/PCA, bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp, khẳng định không một hòn đảo nào của Trung Quốc có thể tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế và chúng chỉ là các bãi đá. Gần đây, Trung Quốc đã cố gắng đe dọa Việt Nam về việc hợp tác khai thác dầu trên Biển Đông với một đối tác quốc tế bằng cách đưa một tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 17/6.
“Trong khi thế giới đang đấu tranh chống lại đại dịch COVID-19, thì lại có những hành động vô trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, bao gồm khu vực ASEAN”, BenarNews dẫn lời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu khai mạc. Rõ ràng, 10 nước thành viên ASEAN đã vật lộn để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Do đó, Tuyên bố chung cuối tuần qua rõ ràng là ngầm chỉ trích kế hoạch thành lập “Vùng Nhận diện phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông của Bắc Kinh, coi đấy là một biểu hiện lo ngại bất thường về căng thẳng đang gia tăng. Vào tháng 7/ 2019, Trung Quốc đã đưa tàu Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống vào khu vực Bãi Tư Chính, cũng như vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để sách nhiễu các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam với một tập đoàn dầu khí của Nga. Sự có mặt của tàu Hải Dương 4 lần này trong vùng biển Việt Nam, theo BenarNews, có thể liên quan đến các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam với công ty Rosneft của Nga gần Bãi Tư Chính. Có dấu hiệu cho thấy các hoạt động dò tìm dầu lửa sắp sửa được tiến hành gần khu vực này. Truyền thông nhà nước Việt Nam tường trình rằng giàn khoan dầu Clyde Boudraux của công ty Noble Corp dự định sẽ hoạt động trong khu vực.
Vai trò dẫn dắt của ASEAN 2020
Trả lời phỏng vấn báo chí trong nước trước ngày Hội nghị khai mạc, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã chia sẻ những đánh giá về tầm quan trọng của Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 cũng như điểm lại những nỗ lực đáng ghi nhận của nước Chủ tịch ASEAN 2020 thời gian qua. Nguyên Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đánh giá rằng Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 lần này có ý nghĩa và vai trò hết sức to lớn trong bối cảnh mới hiện nay, khi mà đang xuất hiện rất nhiều vấn đề phức tạp xảy ra như sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 hay vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức kịch tính, việc tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 có vai trò dẫn dắt, với cả trước mắt lẫn tương lai lâu dài của ASEAN. Ông Vinh đã nhấn mạnh các ý nghĩa nổi bật tập trung:
Thứ nhất, Hội nghị xử lý vấn đề cấp bách nhất của ASEAN hiện nay, đó là dịch COVID-19 và câu chuyện hậu đại dịch sẽ diễn biến như thế nào. Dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 cho đến nay, tác động nhiều chiều đến thế giới và khu vực. Hội nghị cấp cao ASEAN 36 vừa phải nhìn lại những thỏa thuận đã có của ASEAN, về phòng chống đại dịch như phối hợp về thông tin, kiểm soát dịch, hỗ trợ nhau về dịch vụ thiết yếu, thuốc men và trang thiết bị y tế. Mặt khác, Hội nghị bàn những câu chuyện chuẩn bị cho hậu đại dịch, đó là phối hợp trong việc rút ra khỏi dịch và phục hồi sau dịch, bao gồm cả về phục hồi kinh tế, các chuỗi cung ứng, cũng như giao thông vận tải, du lịch và các dịch vụ khác.
Thứ hai, Hội nghị Cấp cao tập trung vào những ưu tiên lâu dài của ASEAN, nhất là 5 ưu tiên đề ra cho năm 2020, trong đó có về xây dựng Cộng đồng ASEAN, liên kết khu vực, ứng phó với các thách thức, mở rộng quan hệ với các đối tác, phát huy vai trò trung tâm và hiệu quả hoạt động của ASEAN… Tuy nhiên, các lãnh đạo ASEAN “soi” việc triển khai các ưu tiên này trong một bối cảnh rất khác trước, giải quyết những vấn đề nảy sinh và định ra hướng đi sắp tới cho ASEAN khi môi trường khu vực và quốc tế đã có những biến đổi sâu sắc sau đại dịch. Thứ ba, Hội nghị Cấp cao 36 được tổ chức, tiếp tục thể hiện sự chủ động và trách nhiệm của Việt Nam, kịp thời điều chỉnh, thông qua áp dụng trực tuyến, để ASEAN không chỉ vẫn duy trì được các hoạt động, trong bối cảnh các bước đều phải đóng cửa vì dịch bệnh, mà còn tiếp tục phối hợp với các đối tác và phát huy vai trò của mình ở khu vực.
Thứ tư, Hội nghị cấp cao ASEAN 36 lần này đã thể hiện đúng tinh thần chủ đề năm 2020 “Gắn kết và chủ động thích ứng”, trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Rõ ràng, đại dịch COVID-19 đã có những tác động rất lớn đối với cả ASEAN, bản thân Việt Nam cũng phải tập trung chống dịch như các nước khác. Nhưng Việt Nam đã thể hiện tinh thần trách nhiệm và tư duy sáng tạo trong việc duy trì và tiếp tục vai trò của ASEAN trong suốt thời gian qua. Thứ năm, vấn đề Biển Đông được đề cập và bàn thảo công khai trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao lần này, vì Biển Đông là câu chuyện gắn liền với hoà bình, an ninh và phát triển của khu vực, cả Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương, cũng như thế giới nói chung. Hòa bình, ổn định, an ninh, trong đó có an ninh, an toàn và tự do hàng hải, là vấn đề lâu nay ASEAN rất coi trọng, từ trước đến nay luôn nằm trong nghị sự của ASEAN.
Vừa qua, tại Biển Đông vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp như việc Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và các nước. Điều này là vi phạm luật pháp quốc tế, công ước Luật Biển, ảnh hưởng đến ổn định và xây dựng lòng tin ở khu vực. Đó là câu chuyện hệ trọng với cả ASEAN, khu vực và thế giới. Như vậy, ASEAN vẫn cần phải có tiếng nói nhấn mạnh các nguyên tắc đã có đối với vấn đề Biển Đông, một mặt yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, không làm phức tạp tình hình, mặt khác thực hiện xây dựng lòng tin, vì hòa bình, ổn định tại vùng biển quan trọng này. Có nhiều đánh giá cho rằng nước Chủ tịch ASEAN 2020 đã rất linh hoạt trong việc duy trì và đảm bảo các thông lệ họp của ASEAN./.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào