Playing hardball with
China works – the west is right to move to a ‘constrainment’ strategy
by The Conversation
TS Phạm Đình Bá lược dịch
Andreas Fulda, Giáo sư, Trường Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Nottingham ở Anh gần đây đã nhận thấy rằng thái độ toàn cầu đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (CHNDTQ) đang dần dần chuyển đổi (1). Năm 2019, Liên minh châu Âu tuyên bố CHNDTQ là đối thủ trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng.
Vào tháng 5 năm 2020, Nhà Trắng đã xuất bản một bài báo mô tả cách tiếp cận cạnh tranh của Hoa Kỳ với CHNDTQ dựa trên chủ nghĩa hiện thực nguyên tắc (1). Một trong những đoạn văn chính của báo cáo đã nói rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ: Phản ứng bằng hiện vật đối với cách tiếp cận giao dịch của Bắc Kinh. Nếu Bắc Kinh làm ăn công bình, Hoa Kỳ sẽ tôn trọng cách làm ăn đó. Nếu Bắc Kinh chơi xấu, Hoa Kỳ sẽ cứng rắn trong cách đối phó để Bắc Kinh thấy rằng giá họ phải trả giá rất đắc trong việc chơi xấu của họ. Hoa Kỳ tiếp cận các cách chơi mới nầy với các ưu đãi hoặc các mối đe dọa đáng tin cậy.
Và vào ngày 5 tháng 6 năm 2020, Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC) đã được thành lập. Các nhà lập pháp từ 11 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản và Canada hiện đang làm việc theo hướng cải cách về cách các nước dân chủ tiếp cận Trung Quốc (1). Họ tìm cách bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc giữ vững nhân quyền, thúc đẩy công bằng thương mại, tăng cường an ninh và bảo vệ sự toàn vẹn giá trị quốc gia.
Tất cả những phát triển này cho thấy chính sách của các nước dân chủ đối với Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, điều vẫn chưa rõ ràng là hình thức chính xác mà các thay đổi sẽ ra sao.
Giải pháp kềm chế
Vào giữa những năm 1990, chuyên gia quan hệ quốc tế nổi tiếng Gerald Segal đã đề xuất một giải pháp thay thế (1). Segal mô tả đây là một chính sách nhằm kềm chế ĐCSTQ, nhằm:
Nói với Trung Quốc rằng các nước dân chủ khuyến khích hành vi tốt, răn đe hành vi xấu và trừng phạt khi răn đe thất bại.
Vào những năm 1990, đề xuất của Segal không được chú ý. Thay vào đó, các chính trị gia và chiến lược gia các nước dân chủ ngây thơ tin vào lý thuyết hiện đại hóa. Lý thuyết nầy tập trung xung quanh đề xuất rằng bằng cách giúp Trung Quốc trở nên thịnh vượng hơn về kinh tế, họ nghĩ, xã hội Trung Quốc cũng sẽ trở nên cởi mở hơn. Bước ngoặt độc đoán cứng rắn của ĐCSTQ dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiết lộ sự kỳ vọng này là hoàn toàn không thực tế.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, thực hiện giải pháp kìm hãm với môt chính thể với sự độc đoán thái quá của ĐCSTQ có thể như là rất khó khăn. Nó chắc chắn đòi hỏi các chính trị gia các nước dân chủ chấp nhận rủi ro chính trị đáng kể. Roland Paris, cựu cố vấn chính sách đối ngoại của thủ tướng Canada, đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng trong khi duy trì hợp tác với Bắc Kinh trong các lĩnh vực cùng có lợi và kìm hãm Bắc Kinh ở các lĩnh vực khác mà Bắc Kinh chơi xấu là một chính sách khó khăn để quản lý. Paris ngụ ý là các nước dân chủ không có lựa chọn nào khác hơn là hợp tác với Bắc Kinh.
Như các ví dụ sau đây cho thấy, sự kềm chế ĐCSTQ không chỉ đơn thuần là một khả năng lý thuyết. Hoa Kỳ và Vương quốc Anh dường như đã bắt kịp với thay đổi chính sách đối ngoại được đề xuất của Segal.
Cứng rắn khi Bắc Kinh chơi xấu
Khi Bắc Kinh cấm các hãng hàng không Mỹ bay đến Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã trả lời bằng hiện vật: các hãng hàng không Trung Quốc sẽ không còn có thể bay đến Mỹ (1). Cách tiếp cận nầy khiến ĐCSTQ ngay lập tức đảo ngược quyết định ban đầu của họ về việc cấm giao lưu hàng không với Mỹ.
Tạo áp lực đúng thời điểm
Vị trí và cách tiếp cận của chính phủ Anh đối với vụ việc ở Hồng Kông là một trường hợp khác chỉ ra rằng kềm chế có thể làm được (1). Thủ tướng Boris Johnson và Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab từ lâu đã im lặng về việc Bắc Kinh đàn áp phong trào dân chủ ở Hồng Kông. Tuy nhiên, một khi cơ quan lập pháp Trung Quốc thông qua Luật An ninh Quốc gia để kiềm chế dân Hồng Kông, chính phủ Anh đã có hành động quyết liệt.
Johnson đã đưa ra một đề nghị cho 3 triệu người Hồng Kông có thể tái định cư ở Anh nếu luật nầy có hiệu lực ở Hồng Kông. Raab cũng nói rõ rằng chính phủ sẽ không hy sinh Hồng Kông cho một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Sự thay đổi chính sách của chính phủ Anh này rất rủi ro, vì hai lý do: nó đã gây ra cơn thịnh nộ của ĐCSTQ, và di cư hàng loạt từ Hồng Kông có thể không được các cử tri Anh ủng hộ. Nhưng một cuộc khảo sát dư luận gần đây đã chỉ ra rằng công chúng Anh đứng đằng sau quyết định của Johnson.
Thống nhất cách kềm chế ĐCSTQ
Trường hợp của Đức có thể đóng vai trò là lời cảnh báo về những gì xảy ra khi các nước dân chủ vẫn bị mắc kẹt trong lý thuyết hiện đại hóa bằng cách tiếp cận linh hoạt với ĐCSTQ mặc dù lý thuyết nầy đã lỗi thời dưới thời Tập Cận Bình (1). Bộ trưởng ngoại giao Đức, Heiko Maas, tuyên bố hồi đầu tháng 6 rằng Đức là một quốc gia quá nhỏ bé để đối mặt với một siêu cường mới của Trung Quốc. Maas cũng tỏ ra hoài nghi về cơ hội phát triển chiến lược mới để kềm chế Trung Quốc của châu Âu.
Để thực hiện các chính sách kềm hãm ĐCSTQ, các nước cùng chí hướng phải thống nhất trong việc triển khai chính sách nầy. Điều này có nghĩa là vượt qua các cuộc tranh luận tự giới hạn về khả năng của các nước dân chủ trong tiếp cận với TQ. Nếu không có một liên minh thống nhất giữa các nước dân chủ trong việc triển khai chính sách cứng rắn với TQ, ĐCSTQ sẽ tiếp tục chia rẽ và cai trị.
Bài học từ chính sách kềm hãm ĐCSTQ
Theo suy nghĩ của người viết bài nầy, Việt Nam lúc nào cũng sao chép từ ĐCSTQ. Chẳng hạn, Việt Nam siết chặt Internet với luật “Lưu trữ dữ liệu”, là một phần của luật an ninh mạng yêu cầu các công ty internet như Facebook và Google lưu trữ dữ liệu của người dùng tại Việt Nam trên các máy chủ trong nước (2). Các máy chủ địa phương của Facebook tại Việt Nam đã bị ngoại tuyến vào đầu năm nay, làm chậm lưu lượng truy cập cục bộ cho đến khi Facebook đồng ý gia tăng đáng kể việc kiểm duyệt các bài đăng “có vấn đề với ĐCSVN” cho người dùng địa phương (3).
Như trường hợp của TQ, các nước dân chủ không thể mắc sai lầm mà họ đã lầm lỡ với ĐCSTQ khi giao dịch với ĐCSVN. Vẫn còn sớm để Đảng CS Việt Nam phát triển năng lực của Đảng CS Trung Quốc để tạo rắc rối cho các nước dân chủ. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để buộc Đảng CS Việt Nam chơi theo trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Đảng CS Việt Nam cần bị bắt buộc phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà họ đã ký kết. Hiện tại, họ đã vi phạm các hiệp ước mà họ đã ký và họ đã nói dối về những vi phạm của họ. Cũng giống như trường hợp của TQ, các nước dân chủ sẽ cần bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giữ vững quyền con người, thúc đẩy công bằng thương mại, tăng cường an ninh và bảo vệ sự toàn vẹn các giá trị dân chủ tự do và quyền lợi quốc gia của họ trong giao dịch với ĐCSVN.
Dịch giả gởi đến ban Biên Tập Báo Quốc Dân
Và vào ngày 5 tháng 6 năm 2020, Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC) đã được thành lập. Các nhà lập pháp từ 11 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản và Canada hiện đang làm việc theo hướng cải cách về cách các nước dân chủ tiếp cận Trung Quốc (1). Họ tìm cách bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc giữ vững nhân quyền, thúc đẩy công bằng thương mại, tăng cường an ninh và bảo vệ sự toàn vẹn giá trị quốc gia.
Tất cả những phát triển này cho thấy chính sách của các nước dân chủ đối với Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, điều vẫn chưa rõ ràng là hình thức chính xác mà các thay đổi sẽ ra sao.
Giải pháp kềm chế
Vào giữa những năm 1990, chuyên gia quan hệ quốc tế nổi tiếng Gerald Segal đã đề xuất một giải pháp thay thế (1). Segal mô tả đây là một chính sách nhằm kềm chế ĐCSTQ, nhằm:
Nói với Trung Quốc rằng các nước dân chủ khuyến khích hành vi tốt, răn đe hành vi xấu và trừng phạt khi răn đe thất bại.
Vào những năm 1990, đề xuất của Segal không được chú ý. Thay vào đó, các chính trị gia và chiến lược gia các nước dân chủ ngây thơ tin vào lý thuyết hiện đại hóa. Lý thuyết nầy tập trung xung quanh đề xuất rằng bằng cách giúp Trung Quốc trở nên thịnh vượng hơn về kinh tế, họ nghĩ, xã hội Trung Quốc cũng sẽ trở nên cởi mở hơn. Bước ngoặt độc đoán cứng rắn của ĐCSTQ dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiết lộ sự kỳ vọng này là hoàn toàn không thực tế.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, thực hiện giải pháp kìm hãm với môt chính thể với sự độc đoán thái quá của ĐCSTQ có thể như là rất khó khăn. Nó chắc chắn đòi hỏi các chính trị gia các nước dân chủ chấp nhận rủi ro chính trị đáng kể. Roland Paris, cựu cố vấn chính sách đối ngoại của thủ tướng Canada, đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng trong khi duy trì hợp tác với Bắc Kinh trong các lĩnh vực cùng có lợi và kìm hãm Bắc Kinh ở các lĩnh vực khác mà Bắc Kinh chơi xấu là một chính sách khó khăn để quản lý. Paris ngụ ý là các nước dân chủ không có lựa chọn nào khác hơn là hợp tác với Bắc Kinh.
Như các ví dụ sau đây cho thấy, sự kềm chế ĐCSTQ không chỉ đơn thuần là một khả năng lý thuyết. Hoa Kỳ và Vương quốc Anh dường như đã bắt kịp với thay đổi chính sách đối ngoại được đề xuất của Segal.
Cứng rắn khi Bắc Kinh chơi xấu
Khi Bắc Kinh cấm các hãng hàng không Mỹ bay đến Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã trả lời bằng hiện vật: các hãng hàng không Trung Quốc sẽ không còn có thể bay đến Mỹ (1). Cách tiếp cận nầy khiến ĐCSTQ ngay lập tức đảo ngược quyết định ban đầu của họ về việc cấm giao lưu hàng không với Mỹ.
Tạo áp lực đúng thời điểm
Vị trí và cách tiếp cận của chính phủ Anh đối với vụ việc ở Hồng Kông là một trường hợp khác chỉ ra rằng kềm chế có thể làm được (1). Thủ tướng Boris Johnson và Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab từ lâu đã im lặng về việc Bắc Kinh đàn áp phong trào dân chủ ở Hồng Kông. Tuy nhiên, một khi cơ quan lập pháp Trung Quốc thông qua Luật An ninh Quốc gia để kiềm chế dân Hồng Kông, chính phủ Anh đã có hành động quyết liệt.
Johnson đã đưa ra một đề nghị cho 3 triệu người Hồng Kông có thể tái định cư ở Anh nếu luật nầy có hiệu lực ở Hồng Kông. Raab cũng nói rõ rằng chính phủ sẽ không hy sinh Hồng Kông cho một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Sự thay đổi chính sách của chính phủ Anh này rất rủi ro, vì hai lý do: nó đã gây ra cơn thịnh nộ của ĐCSTQ, và di cư hàng loạt từ Hồng Kông có thể không được các cử tri Anh ủng hộ. Nhưng một cuộc khảo sát dư luận gần đây đã chỉ ra rằng công chúng Anh đứng đằng sau quyết định của Johnson.
Thống nhất cách kềm chế ĐCSTQ
Trường hợp của Đức có thể đóng vai trò là lời cảnh báo về những gì xảy ra khi các nước dân chủ vẫn bị mắc kẹt trong lý thuyết hiện đại hóa bằng cách tiếp cận linh hoạt với ĐCSTQ mặc dù lý thuyết nầy đã lỗi thời dưới thời Tập Cận Bình (1). Bộ trưởng ngoại giao Đức, Heiko Maas, tuyên bố hồi đầu tháng 6 rằng Đức là một quốc gia quá nhỏ bé để đối mặt với một siêu cường mới của Trung Quốc. Maas cũng tỏ ra hoài nghi về cơ hội phát triển chiến lược mới để kềm chế Trung Quốc của châu Âu.
Để thực hiện các chính sách kềm hãm ĐCSTQ, các nước cùng chí hướng phải thống nhất trong việc triển khai chính sách nầy. Điều này có nghĩa là vượt qua các cuộc tranh luận tự giới hạn về khả năng của các nước dân chủ trong tiếp cận với TQ. Nếu không có một liên minh thống nhất giữa các nước dân chủ trong việc triển khai chính sách cứng rắn với TQ, ĐCSTQ sẽ tiếp tục chia rẽ và cai trị.
Bài học từ chính sách kềm hãm ĐCSTQ
Theo suy nghĩ của người viết bài nầy, Việt Nam lúc nào cũng sao chép từ ĐCSTQ. Chẳng hạn, Việt Nam siết chặt Internet với luật “Lưu trữ dữ liệu”, là một phần của luật an ninh mạng yêu cầu các công ty internet như Facebook và Google lưu trữ dữ liệu của người dùng tại Việt Nam trên các máy chủ trong nước (2). Các máy chủ địa phương của Facebook tại Việt Nam đã bị ngoại tuyến vào đầu năm nay, làm chậm lưu lượng truy cập cục bộ cho đến khi Facebook đồng ý gia tăng đáng kể việc kiểm duyệt các bài đăng “có vấn đề với ĐCSVN” cho người dùng địa phương (3).
Như trường hợp của TQ, các nước dân chủ không thể mắc sai lầm mà họ đã lầm lỡ với ĐCSTQ khi giao dịch với ĐCSVN. Vẫn còn sớm để Đảng CS Việt Nam phát triển năng lực của Đảng CS Trung Quốc để tạo rắc rối cho các nước dân chủ. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để buộc Đảng CS Việt Nam chơi theo trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Đảng CS Việt Nam cần bị bắt buộc phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà họ đã ký kết. Hiện tại, họ đã vi phạm các hiệp ước mà họ đã ký và họ đã nói dối về những vi phạm của họ. Cũng giống như trường hợp của TQ, các nước dân chủ sẽ cần bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giữ vững quyền con người, thúc đẩy công bằng thương mại, tăng cường an ninh và bảo vệ sự toàn vẹn các giá trị dân chủ tự do và quyền lợi quốc gia của họ trong giao dịch với ĐCSVN.
Dịch giả gởi đến ban Biên Tập Báo Quốc Dân
Không có nhận xét nào