Hiếm khi có chính sách thất bại khi đảng cộng sản cầm quyền với chế độ toàn trị kiểm soát mọi hoạt động của người dân và nhà nước, đặc biệt về ban hành chính sách. Thế nhưng Dự luật Đặc khu Hành chính Kinh tế ven biển là một trường hợp điển hình hy hữu về sự thất bại chính sách ngay từ khi xây dựng.
Hai vấn đề lớn đối với các nhà hoạch định chính sách khi phân tích nguyên nhân sâu xa của sự thất bại chính sách trên: Một là, Dự luật đã trở nên ‘lạc hậu’ về thời điểm áp dụng. Hai là, quy trình chính sách đã không dựa vào dân và hướng tới người dân.
‘Chính sách lỗi thời’
Dự luật Đặc khu được vận dụng không đúng thời điểm, đã trở thành ‘chính sách lỗi thời’. Chính sách này đúng với Trung Quốc 30 năm trước, nhưng áp dụng cho Việt Nam 30 năm sau trong bối cảnh thế giới và trong nước đã hoàn toàn thay đổi đã không thích hợp. Đó là nguyên nhân của sự thất bại chính sách.
Tương đồng về ý thức hệ và ‘đổi mới’ sau nên Việt Nam phải học hỏi kinh nghiệm từ mô hình Trung Quốc, trong đó chính sách ‘đặc khu’ từng được đánh giá có ý nghĩa quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.
Năm 1979, lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình đã quyết định thành lập Đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế tiếp giáp với Hồng Kông (lúc đó còn là một thuộc địa của Vương quốc Anh). Việc thành lập đặc khu này được coi là sự thử nghiệm mô hình Cải cách và Mở cửa của Trung Quốc. Đặc khu Thâm Quyến đã có tỷ lệ tăng trưởng GDP rất cao, trung bình là 40% mỗi năm giữa năm 1981 và năm 1993. Từ năm 2001 đến năm 2005, tỷ lệ tăng chậm lại, còn 16,3% và giảm sút dần từ đó. Sản lượng kinh tế của Thâm Quyến với khoảng gần 340 tỷ USD hiện nay đứng thứ 3 sau Bắc Kinh, Thượng Hải.
Nhìn lại quá trình chuẩn bị dự luật này của Việt Nam, về hình thức, là khá bài bản và thận trọng. Cơ sở hình thành nên Dự luật đặc khu đã có từ đầu năm 2013, khi một số chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc thuộc trường Đại học Thâm Quyến được mời đến tỉnh Quảng Ninh để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về chiến lược hình thành phát triển cho dự án đặc khu kinh tế Vân Đồn. Các cuộc hội thảo và các chuyến nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm thực tế được tổ chức. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo Dự luật.
Sự chuẩn bị và quy trình chính sách như trên khiến Chính phủ đã ‘tự tin’ trình Dự luật Đặc khu Hành chính – Kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 14 vào tháng 6 năm 2018. Thông thường, một số nội dung có thể có nhiều ý kiến khác biệt trong quá trình thảo luận, tuy nhiên điều khoản có ‘thời hạn cho thuê đất 99 năm’ đã là ‘vấn đề lớn’ không chỉ tại nghị trường mà, hơn thế, từ phía công chúng. Trong tuần từ ngày 6 đến 11 tháng 6 năm 2018 làn sóng phản đối mạnh mẽ và lan rộng của người dân trong nhiều tỉnh thành khiến Dự luật đặc khu không thể được đưa ra bỏ phiếu thông qua. Và cho đến nay nó vẫn không đặt ra trong chương trình nghị sự của các kỳ họp Quốc hội.
Các nhà hoạch định chính sách đã không thể thuyết phục được dân chúng và đại biểu quốc hội về ý nghĩa, vai trò của các đặc khu kinh tế đối với tăng trưởng và phát triển, không thể nói với họ rằng đó là sự vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc hay tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đối với hình thức đặc khu trong bối cảnh hiện nay.
30 năm trước, các đặc khu hành chính kinh tế đã là chính sách mang tính ‘đột phá’ đối với Trung Quốc, hấp dẫn các luồng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá đang ở đỉnh cao. 30 năm sau, khi Việt Nam vận dụng kinh nghiệm ‘đặc khu’ thì quá trình toàn cầu hoá đã thoái trào. Bối cảnh chính sách đã hoàn toàn thay đổi và thời cơ đã bị bỏ lỡ. Đó là chưa kể đến ‘yếu tố cạnh tranh’ khi Trung Quốc luôn có lợi thế so sánh trước Việt Nam về thị trường, nhân công, năng lực quản trị và năng suất.
‘Tiếng nói của người dân’
Trong và ngoài nghị trường Quốc hội – cơ quan lập pháp tối cao của Việt Nam ít nhiều đều có ‘tiếng nói của dân’ phản đối Dự luật Đặc khu liên quan đến ‘yếu tố Trung Quốc’. Khi tương đồng ý thức hệ không còn là ‘bệ đỡ’ cho phát triển kinh tế thì ưu tiên được dành cho an ninh, chủ quyền quốc gia – vốn là phẩm chất từ ngàn đời tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Ưu tiên hàng đầu của chế độ đảng cộng sản toàn trị trong việc xây dựng chính sách là lợi ích và sự tồn vong của của đảng, trong khi quy trình chính sách công trong điều kiện thị trường phải dựa vào dân, hướng tới người dân, đối tượng thụ hưởng. Bởi vậy, một trong các bước của quy trình là lấy ý kiến của nhân dân thường bỏ qua hay chỉ làm hình thức. Với Dự luật Đặc khu cũng không là ngoại lệ, và sai lầm này đã dẫn đến thất bại.
Phía sau Dự luật Đặc khu là nguy cơ từ ‘yếu tố Trung Quốc’
Mô hình Trung Quốc ngày càng kém thích hợp với Việt Nam. Đặc khu kinh tế từng là ‘đột phá’ thành công của chính sách cải cách và mở cửa thực dụng do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, góp phần tạo nên ‘sự kỳ diệu’ tăng trưởng kinh tế. Nay ‘dư địa’ này không còn. Các nước tư bản phát triển, các tập đoàn đa quốc gia dường như đã ngộ ra rõ ràng hơn ‘tăng trưởng kinh tế không thể làm cho chế độ trở nên ‘dân chủ’, nghĩa là không thể làm thay đổi bản chất chuyên chế.
Sự đối đầu ý thức hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, Phương Tây ngày càng sâu sắc trong mọi quan hệ quốc tế. Đại dịch COVID-19 chính là lúc Trung Quốc bộc lộ rõ nhất bản chất chuyên chế. Ngày 28 tháng 5 năm 2020 Luật an ninh Hồng Kông đã được thông qua dường như đã phủ nhận cam kết ‘một quốc gia, hai chế độ’ tại đây.
Tham vọng thay đổi trật tự thế giới và địa chính trị của Bắc Kinh ngày càng hung hăng. Tự vẽ ‘đường chín đoạn’, quân sự hoá biển đảo, đe doạ tự do hàng hải và các nước có liên quan ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam làm gia tăng mức độ nguy cơ đối với chủ quyền biển đảo và quốc gia.
Ngoài ra, phần lớn các dự án đầu tư của Trung Quốc vào nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam như năng lượng, giao thông… kém hiệu quả, công nghệ lạc hậu, kéo dài làm tăng nợ xấu, gây ô nhiễm môi trường, thâm hụt nghiêm trọng cán cân thương mại… Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là ‘hình ảnh phản cảm’ trong mắt công chúng. Dự án kéo dài từ 2008 đến nay chưa hoàn thành, đội vốn lên gần gấp đôi. Mới đây, ngày 2 tháng 6 năm 2020 nhà thầu Trung Quốc đòi chi 50 triệu USD, sai với các điều khoản trong hợp đồng, để thử vận hành.
Trong bối cảnh như trên Dự luật Đặc khu ven biển được công luận coi là ‘mắt xích’ hay ‘cánh tay nối dài’ của chiến lược ‘Một vành đai, một con đường’ của Tập Cận Bình. Sức ép dư luận dường như đã tác động đến các nhà lập pháp. Một số đại biểu Quốc hội khoá 14 trong kỳ họp thứ 9 đang diễn ra tại Hà Nội đã yêu cầu Chính phủ giải trình về tình trạng các doanh nghiệp Trung Quốc ‘núp bóng’ dưới các hình thức khác nhau để thâu tóm đất đai tại các vị trí chiến lược trên biên giới và bờ biển.
Phía sau Dự luật Đặc khu đã lộ rõ hình ảnh của các nhà đầu tư bất động sản, đặc biệt là Vân Đồn và Phú Quốc. Mới đây, Chính phủ có Quyết định số 544/QĐ-TTg về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh. Ngày 25 tháng 5 năm 2020 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Nghị quyết số 80/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, cho phép người nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh vào khu kinh tế ven biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Dư luận quan tâm đến những sự kiện có liên quan như vậy. Một số nhà quan sát đã lên tiếng cảnh báo liệu đây có phải là những hình thức lách luật để đạt được mục đích của chính quyền cố gắng ‘cứu’ một chính sách thất bại – Dự luật Đặc khu. Liệu ‘tiếng nói của người dân’ có được duy trì và nhân lên để trở thành một nền tảng chính sách hay chỉ là tia hy vọng mong manh trong chế độ toàn trị?
https://www.rfa.org/
Đại hội 13 Dự luật Đặc khu - chính sách thất bại khi không dựa vào dân |
‘Chính sách lỗi thời’
Dự luật Đặc khu được vận dụng không đúng thời điểm, đã trở thành ‘chính sách lỗi thời’. Chính sách này đúng với Trung Quốc 30 năm trước, nhưng áp dụng cho Việt Nam 30 năm sau trong bối cảnh thế giới và trong nước đã hoàn toàn thay đổi đã không thích hợp. Đó là nguyên nhân của sự thất bại chính sách.
Tương đồng về ý thức hệ và ‘đổi mới’ sau nên Việt Nam phải học hỏi kinh nghiệm từ mô hình Trung Quốc, trong đó chính sách ‘đặc khu’ từng được đánh giá có ý nghĩa quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.
Năm 1979, lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình đã quyết định thành lập Đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế tiếp giáp với Hồng Kông (lúc đó còn là một thuộc địa của Vương quốc Anh). Việc thành lập đặc khu này được coi là sự thử nghiệm mô hình Cải cách và Mở cửa của Trung Quốc. Đặc khu Thâm Quyến đã có tỷ lệ tăng trưởng GDP rất cao, trung bình là 40% mỗi năm giữa năm 1981 và năm 1993. Từ năm 2001 đến năm 2005, tỷ lệ tăng chậm lại, còn 16,3% và giảm sút dần từ đó. Sản lượng kinh tế của Thâm Quyến với khoảng gần 340 tỷ USD hiện nay đứng thứ 3 sau Bắc Kinh, Thượng Hải.
Nhìn lại quá trình chuẩn bị dự luật này của Việt Nam, về hình thức, là khá bài bản và thận trọng. Cơ sở hình thành nên Dự luật đặc khu đã có từ đầu năm 2013, khi một số chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc thuộc trường Đại học Thâm Quyến được mời đến tỉnh Quảng Ninh để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về chiến lược hình thành phát triển cho dự án đặc khu kinh tế Vân Đồn. Các cuộc hội thảo và các chuyến nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm thực tế được tổ chức. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo Dự luật.
Sự chuẩn bị và quy trình chính sách như trên khiến Chính phủ đã ‘tự tin’ trình Dự luật Đặc khu Hành chính – Kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 14 vào tháng 6 năm 2018. Thông thường, một số nội dung có thể có nhiều ý kiến khác biệt trong quá trình thảo luận, tuy nhiên điều khoản có ‘thời hạn cho thuê đất 99 năm’ đã là ‘vấn đề lớn’ không chỉ tại nghị trường mà, hơn thế, từ phía công chúng. Trong tuần từ ngày 6 đến 11 tháng 6 năm 2018 làn sóng phản đối mạnh mẽ và lan rộng của người dân trong nhiều tỉnh thành khiến Dự luật đặc khu không thể được đưa ra bỏ phiếu thông qua. Và cho đến nay nó vẫn không đặt ra trong chương trình nghị sự của các kỳ họp Quốc hội.
Các nhà hoạch định chính sách đã không thể thuyết phục được dân chúng và đại biểu quốc hội về ý nghĩa, vai trò của các đặc khu kinh tế đối với tăng trưởng và phát triển, không thể nói với họ rằng đó là sự vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc hay tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đối với hình thức đặc khu trong bối cảnh hiện nay.
30 năm trước, các đặc khu hành chính kinh tế đã là chính sách mang tính ‘đột phá’ đối với Trung Quốc, hấp dẫn các luồng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá đang ở đỉnh cao. 30 năm sau, khi Việt Nam vận dụng kinh nghiệm ‘đặc khu’ thì quá trình toàn cầu hoá đã thoái trào. Bối cảnh chính sách đã hoàn toàn thay đổi và thời cơ đã bị bỏ lỡ. Đó là chưa kể đến ‘yếu tố cạnh tranh’ khi Trung Quốc luôn có lợi thế so sánh trước Việt Nam về thị trường, nhân công, năng lực quản trị và năng suất.
‘Tiếng nói của người dân’
Trong và ngoài nghị trường Quốc hội – cơ quan lập pháp tối cao của Việt Nam ít nhiều đều có ‘tiếng nói của dân’ phản đối Dự luật Đặc khu liên quan đến ‘yếu tố Trung Quốc’. Khi tương đồng ý thức hệ không còn là ‘bệ đỡ’ cho phát triển kinh tế thì ưu tiên được dành cho an ninh, chủ quyền quốc gia – vốn là phẩm chất từ ngàn đời tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Ưu tiên hàng đầu của chế độ đảng cộng sản toàn trị trong việc xây dựng chính sách là lợi ích và sự tồn vong của của đảng, trong khi quy trình chính sách công trong điều kiện thị trường phải dựa vào dân, hướng tới người dân, đối tượng thụ hưởng. Bởi vậy, một trong các bước của quy trình là lấy ý kiến của nhân dân thường bỏ qua hay chỉ làm hình thức. Với Dự luật Đặc khu cũng không là ngoại lệ, và sai lầm này đã dẫn đến thất bại.
Phía sau Dự luật Đặc khu là nguy cơ từ ‘yếu tố Trung Quốc’
Mô hình Trung Quốc ngày càng kém thích hợp với Việt Nam. Đặc khu kinh tế từng là ‘đột phá’ thành công của chính sách cải cách và mở cửa thực dụng do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, góp phần tạo nên ‘sự kỳ diệu’ tăng trưởng kinh tế. Nay ‘dư địa’ này không còn. Các nước tư bản phát triển, các tập đoàn đa quốc gia dường như đã ngộ ra rõ ràng hơn ‘tăng trưởng kinh tế không thể làm cho chế độ trở nên ‘dân chủ’, nghĩa là không thể làm thay đổi bản chất chuyên chế.
Sự đối đầu ý thức hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, Phương Tây ngày càng sâu sắc trong mọi quan hệ quốc tế. Đại dịch COVID-19 chính là lúc Trung Quốc bộc lộ rõ nhất bản chất chuyên chế. Ngày 28 tháng 5 năm 2020 Luật an ninh Hồng Kông đã được thông qua dường như đã phủ nhận cam kết ‘một quốc gia, hai chế độ’ tại đây.
Tham vọng thay đổi trật tự thế giới và địa chính trị của Bắc Kinh ngày càng hung hăng. Tự vẽ ‘đường chín đoạn’, quân sự hoá biển đảo, đe doạ tự do hàng hải và các nước có liên quan ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam làm gia tăng mức độ nguy cơ đối với chủ quyền biển đảo và quốc gia.
Ngoài ra, phần lớn các dự án đầu tư của Trung Quốc vào nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam như năng lượng, giao thông… kém hiệu quả, công nghệ lạc hậu, kéo dài làm tăng nợ xấu, gây ô nhiễm môi trường, thâm hụt nghiêm trọng cán cân thương mại… Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là ‘hình ảnh phản cảm’ trong mắt công chúng. Dự án kéo dài từ 2008 đến nay chưa hoàn thành, đội vốn lên gần gấp đôi. Mới đây, ngày 2 tháng 6 năm 2020 nhà thầu Trung Quốc đòi chi 50 triệu USD, sai với các điều khoản trong hợp đồng, để thử vận hành.
Trong bối cảnh như trên Dự luật Đặc khu ven biển được công luận coi là ‘mắt xích’ hay ‘cánh tay nối dài’ của chiến lược ‘Một vành đai, một con đường’ của Tập Cận Bình. Sức ép dư luận dường như đã tác động đến các nhà lập pháp. Một số đại biểu Quốc hội khoá 14 trong kỳ họp thứ 9 đang diễn ra tại Hà Nội đã yêu cầu Chính phủ giải trình về tình trạng các doanh nghiệp Trung Quốc ‘núp bóng’ dưới các hình thức khác nhau để thâu tóm đất đai tại các vị trí chiến lược trên biên giới và bờ biển.
Phía sau Dự luật Đặc khu đã lộ rõ hình ảnh của các nhà đầu tư bất động sản, đặc biệt là Vân Đồn và Phú Quốc. Mới đây, Chính phủ có Quyết định số 544/QĐ-TTg về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh. Ngày 25 tháng 5 năm 2020 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Nghị quyết số 80/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, cho phép người nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh vào khu kinh tế ven biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Dư luận quan tâm đến những sự kiện có liên quan như vậy. Một số nhà quan sát đã lên tiếng cảnh báo liệu đây có phải là những hình thức lách luật để đạt được mục đích của chính quyền cố gắng ‘cứu’ một chính sách thất bại – Dự luật Đặc khu. Liệu ‘tiếng nói của người dân’ có được duy trì và nhân lên để trở thành một nền tảng chính sách hay chỉ là tia hy vọng mong manh trong chế độ toàn trị?
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào