"Ngày 21-8-1945, Mặt trận
Quốc gia Thống nhất tổ chức một cuộc biểu tình biểu dương lực lượng tại
Sài Gòn. Trong tháng 8 các đảng phái trong Mặt trận Quốc gia Thống nhất
và Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức hội nghị quân sự thành lập:
Dân Quân Cách mạng Đệ Nhứt Sư đoàn do giới cựu chiến binh trong quân Nhật và Bình Xuyên đảm trách.
Dân Quân Cách mạng Đệ Nhị Sư đoàn do Cao Đài đảm trách (Nguyễn Thành Phương, Trình Minh Thế đều xuất thân từ tổ chức này).
Dân Quân Cách mạng Đệ Tam Sư đoàn do Nguyễn Hòa Hiệp đảm trách (Nguyễn Hòa Hiệp là đảng viên Quốc Dân Đảng miền Nam, lúc đó đã có sẵn tổ chức Dân Quốc Quân, cùng liên kết với các tổ chức khác để hình thành Đệ Tam Sư đoàn).
Dân Quân Cách mạng Đệ Tứ Sư đoàn do Phật giáo Hòa Hảo đảm trách, với tổ chức Bảo An được quy nạp.
Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, các đảng phái thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất yêu cầu ông Trần Văn Giàu đại diện Việt Minh cải tổ Ủy ban hành chính Nam Bộ do Việt Minh lãnh đạo. Sau đó, một số lãnh đạo đảng phái, tôn giáo tại miền Nam đã tham gia vào Ủy ban hành chính. Sau tổ chức này chống lại Việt Minh, một số thành viên hợp tác hay gia nhập Việt Minh."
I - Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt
Năm 1945, thấy người Nhựt đảo chánh Pháp cho quyền lợi của người Nhựt và viễn ảnh Pháp sẽ trở lại tái chiếm Đông dương vì Nhựt sẽ thua trận trước sức mạnh của Đồng Minh, các đảng phái quốc gia và tôn giáo ái quốc ở Nam kỳ vận động kết hợp lại thành một tổ chức lớn để chuẩn bị chống thực dân pháp giành độc lập thật sự cho Việt Nam dưới danh xưng “Mặt trận Quốc gia Thống nhứt”. Những nhà cách mạng đặt lại vấn đề thống nhứt đất nước. Khẩu hiệu của Mặt trận đưa ra hoàn toàn chống thực dân “chống đế quốc pháp, tai ách thực dân, để duy trì trật tự và thanh toán những phần tử phản động”.
Mặt trận Quốc gia Thống nhứt gồm những tổ chức chánh trị và tôn giáo nam kỳ như Đảng Quốc gia Độc lập của Nguyễn văn Sâm, Thanh niên Tiền phong của Bs Phạm Ngọc Thạch, trí thức, Tổng Liên Đoàn Công chức, Cư sĩ Tịnh độ, Phật giáo Hòa hảo, Cao Đài, nhóm Đệ IV báo La Lutte của Nguyễn An Ninh, cán bộ lãnh đạo của Đại Việt Quốc dân đảng và Việt nam Quốc dân đảng (1) .
Trong lúc Mặt trận Quốc gia Thống nhứt tự đặt câu hỏi về khả năng và đường lôi hoạt động và tương lai của mình đối với Đồng minh thì nhómTrần văn Giàu, mệnh danh là “ Nhóm Khởi nghĩa”, họp tại nhà Ông Nguyễn văn Trấn ở Chợ đệm để nghiên cứu những điều kiện có thể cướp chánh quyền, không cần chờ chỉ thị của Hà Nội (2) . Tối 20 tháng 8, Việt Minh mết-tinh ở rạp hát Nguyễn văn Hảo, đường Trần Hưng Đạp, để ra mắt công chúng Sài gòn vì lúc đó Việt Minh là tổ chức yêu nhứt ở Nam kỳ, chưa được nhiều người biết tới (3) . Trước khí thế hùng hậu của các đảng phái quốc gia, họ lo sợ sẽ bị mất thế trong cuộc tranh đấu khi Đồng Minh thừa nhận Mặt trận Quốc gia Thống nhứt .
Những ngày trước khi Mặt trận Quốc gia Thông nhứt ra đời
Những nhà cách mạng ái quốc Việt Nam thấy Nhựt đưa ra khẩu hiệu lớn “Khuvực thịnh vượng chung Đại Đông Á” nên suy nghĩ phải chăng chủ trương đó không hàm ý một thứ ” Đế quốc Nhựt trên toàn cõi Đống Á“? Nhưng Nhựt tới mà Pháp vẫn còn cai trị. Việt Nam bị kẹt trong thế “một cổ hai tròng”. Trước tình thế đó, những nhà tranh đấu Việt Nam đành phải chấp nhận nếu phải đi với Nhựt là để mượn tay Nhựt hất cẳng Pháp trước đã vì Pháp đã bị Đức chiếm thì không còn có thể kéo dài chế độ thực dân ở Việt Nam nữ . Nếu giải pháp thành công thì ít ra cũng cởi bỏ được một cái ách đã mang từ 80 năm qua. Nhưng Nhựt chưa thấy cần ra tay để thay đổi tình hình.
Khi thấy Pháp ở đây rục rịch tổ chức lại hàng ngũ để dựa thế Đồng minh chống lại Nhựt thì Nhựt mới lật đổ Pháp trên ba nước Đông dương vào ngày 9 tháng 3/1945 . Cuộc đảo chánh này hoàn toàn do Nhựt chủ động, không có sự hợp tác của các đảng phái cách mạng Việt Nam, cả với những tổ chức hay những người thân Nhựt .
Nhựt tuyên bố trao trả chủ quyền Việt Nam cho Hoàng Đế Bảo Đại nhưng trên thực tế Nhựt nắm chặt bộ máy cai trị Việt Nam nên Chánh phủ Trần Trọng Kim không có thật quyền như Chánh phủ của một nước Việt Nam độc lập . Viên chức nhựt đến thay thế các quan chức pháp chớ không trao chánh quyền qua tay người Việt Nam để người việt nam tự mình cai trị chính mình .
Cụ thể Cụ Trần văn Ân là người bạn của Nhựt, được giới chức cao cấp của Nhựt tại Việt Nam tín nhiệm. Vậy mà Cụ vẫn bị người nhựt, đúng vào thời điểm đó, đưa qua Singapour để ” tránh bị thực dân pháp bắt ” . Sau này hiểu ra thì Nhựt muốn tránh một tình huống khó xử lý về vấn đề chủ quyến của Việt Nam sau khi được độc lập. Tới cuối tháng 5/1945, ở Singapour, được tin bà vợ qua đời ở Long Xuyên, Cụ yêu cầu Nhựt cho Cụ về xứ chịu tang vợ và giải quyết chuyện gia đình, với 5 người con còn nhỏ dại . Thái độ của Nhựt lúc đó cho thấy Nhựt không muốn có người việt nam can thiệp vào chuyện của Nhựt ở Việt Nam.
Về việc Nhựt đảo chánh Pháp, Cụ Trần văn Ân kể lại là phía những người Việt Nam tranh đấu không có chuẩn bị để có thể “ăn có ” khi tình hình xảy ra (4) .
Tuy nhiên, sau ngày 9/3/1945, tình hình Việt Nam thuận lợi cho những sanh hoạt chánh trị hơn vì Pháp không còn để bố ráp bắt bớ những người hoạt động chống Pháp nữa. Những nhà ái quốc xuất ngoại vì lý do chánh trị như Cụ Trần Trọng Kim, Dương văn Giáo, Trần văn Ân, …lần lượt trở về . Đồng thời, tù cộng sản ở Côn đảo như Phạm văn Đồng, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, …cũng được thả ra . Điều này mới thật sự là tai họa cho dân tộc kéo dài cho tới ngày nay .
Mặt trận Quốc gia Thống nhứt ra đời
Tại Sài gòn, các tổ chức chánh trị, tôn giáo trao đổi ý kiền, xiết chặc hàng ngũ để đối phó với những biến chuyển của tình hình mới . Nhứt thời, ngày 18/3/45, đảng Quốc gia Độc lập hợp tác với Cao Đài tổ chức biểu tình tại Vườn Ông Thượng (Tao Đàn sau này) để tưởng niệm và tri ân những nhà cách mạng, những chiến sĩ đã hi sanh vì Tồ quốc, đồng thời, truy điệu Cụ Dương Bá Trạc đã mất ở Singapour, hài cốt vừa được Cụ Trần văn Ân đem về nước . Cuộc biểu tình tổ chức lần đầu tiên, do thuận lợi của tình hình,qui tụ được cả 50 000 người tham dự . Ban tổ chức cũng nhơn đó muốn bày tỏ với Chánh quyền Nhựt lòng khao khát tự do độc lập của người dân việt nam sau thời gian dài bị thực dân đô hộ, các quyền căn bản bị tước đoạt . Trên diển đàn, các ông Hồ văn Ngà, Trần Quang Vinh, Nguyễn Vỉnh Thạnh (chỉ huy lực lượng Cao Đài) nói chuyện với quần chúng về tình hình Việt Nam và công cuộc tranh đấu mới với thế hùng hậu của quần chúng.
Từ sau Nhựt đảo chánh Pháp, tình hình ở Sài gòn diễn biến dồn dặp . Cụ Trần văn Ân vừa về tới nhà ở Long Xuyên, chưa kịp lau khô nước mắt khóc vợ, chưa kịp thu xếp hành trang, chuyện nhà, thì một phái đoàn gồm các ông Trần văn Thạch, Nguyễn văn Lịnh (Đệ Tứ), Nguyễn Thạnh Cường và một người nữa ( Cụ Ân quên tên) từ Sài gòn xuống tìm Cụ, yêu cầu Cụ trở lên Sài gòn liền . Ông Trần văn Thạch là bạn thân của Cụ Trần văn Ân nói ngay là do sáng kiến của Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo nhờ anh em xuống rước Cụ trở lên Sài gòn gấp vì thời cuộc đi quá mau . Để lập Mặt trận Quốc gia Thống nhứt .
Thế là Cụ Ân đành gạt lệ, để 5 người con thơ ở lại nhà mà trở lên Sài gòn với anh em .
Tại đường Miche ( nay là Phùng Khắc Khoan), nơi Đức Giáo chủ Phật giáo Hòa hảo ngụ và làm việc, các đảng phái ái quốc, các tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và cả Thanh niên Tiền phong, họp nhau để thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhứt . Cụ Trần văn Ân lãnh nhiệm vụ viết bản Tuyên ngôn .
Theo Cụ Ân thì lúc từ Singapour về tới Sài gòn, Cụ được tin là Thanh niên Tiền phong bị cộng sản lũng đoạn, Bs Phạm Ngọc Thạch là người của cộng sản Hà Nội. Cụ có nói qua điều này với ông Kha Vạng Cân và ông Lida, Lãnh sự Nhựt, người có trách nhiệp thành lập Thanh niên Tiền phong, rồi ai cũng bỏ qua vì thời cuộc qua mau quá (5).
Sau khi Nhựt đầu hàng và Nội các Trần Trọng Kim giải tán, các tổ chức tranh đấu ở Sài gòn đưa ra 2 quyết định có tính chiến lược quan trọng và tiến hành thực hiện gấp rút:
- Thành lập 4 Sư đoàn Dân quân Cách mạng,
- Công khai Mặt trận Quốc gia Thống nhứt để đi vào hoạt động, quan hệ với Nhựt để tiếp nhận võ khí trước khi Đồng Minh tới giải giới.
Sơ lược về 4 Sư đoàn Dân quân đó như sau : Sư đoàn I gồm chiến sĩ Bình Xuyên và một số cựu quân nhơn người việt nam của Pháp và Nhựt rả ngũ, Sư Đoàn II của lực lượng Cao Đài nhờ có sẳn 3000 chiến sĩ được Nhựt huấn luyện trước kia (Heiho), Sư Đoàn III là Dân Quốc quân do ông Nguyễn Hòa Hiệp, Việt nam Quốc dân đảng, lãnh đạo và Sư Đoàn IV thuộc Phật giáo Hòa Hảo. Tất cả được võ trang thô sơ như tầm vong vạt nhọn, gươm giáo và một ít sùng lấy được của Tây hay Nhựt cho .
Cộng sản có mặt trong Mặt trận Quốc gia Thống nhứt qua Thanh niên Tiền phong, trong một buổi họp, đề nghị với Mặt trận: “Để Việt Minh đại diện quan hệ với Nhựt tiếp nhận võ khí . Để các tổ chức khác có thành tích thân Nhựt e Đồng Minh nghi ngờ mà từ chối đi . Dầu sao, Đồng Minh đã biết Mặt trận Việt Minh là lực lượng chống Pháp kháng Nhựt từ mấy năm nay. Khi chúng ta có võ khí thì công cuộc tranh đấu cho độc lập của chúng ta chắc chắn sẽ thành công” . Các đảng phái đều đồng ý cho rằng Việt Minh nói có lý. Nếu không, sẽ mất độc lập (6).
Nhân đây nhắc lại câu chuyện Nhựt cho súng. Cụ Trần văn Ân, còn có tên nhựt bổn là Shabita, là người bạn của Nhựt, có liên hệ nhiều với Nhựt do Cụ là Tổng Thư ký Việt nam Phục quốc Đồng minh Hội của Hoàng thân Cường Để nên Nhựt đề nghị với Cụ là Nhựt sẽ cho các tổ chức quân sự Việt Nam súng đạn nhưng đừng chống lại Nhựt. Cộng sản có mặt trong các tổ chức tranh đấu, nhận súng xong, quay lại giết Nhựt để Nhựt đừng giao thêm súng đạn cho những người khác. Thế là Nhựt không giao súng đạn nữa mà đem hủy hoại (7).
Trong tình hinh mới, sự ra đời của 4 Sư đoàn và Mặt trận Quốc gia Thống nhứt đã lập tức làm nức lòng dân chúng. Việt Nam sẽ thống nhứt và độc lập thật sự như vừa hiện ra trước mắt họ.
Ngày 21 – 08 – 1945, Mặt trận Quốc gia Thống nhứt tổ chức tại Sài Gòn cuộc biểu tình qui tụ hơn 200 000 người tham dự gồm đủ thành phần xã hội và tuổi tác . Với thế mạnh đó, Mặt trận Quốc gia Thống nhứt lại không nắm lấy chánh quyền nên không khác gì Mặt trận chỉ khơi động tinh thần tranh đấu ái quốc, sự phấn khởi ở quần chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ khác cướp lấy chánh quyền. Vì lúc bấy giờ, ai nắm lấy chánh quyền để đem lại độc lập thì dân chúng đều ngã theo hết cả.
Sau này, Cụ Trần văn Ân và ký giả Nguyễn Kỳ Nam nhận xét “Lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Thống nhứt thừa thiện chí mà thiếu sách lược” . Ông Hồ văn Ngà, người đứng đầu Tổ chức viết:
“Việc nước là việc chung của quốc dân, không ai có quyền bảo quốc gia này là ” Hương hỏa” riêng của một đảng phái nào.
Riêng chúng tôi, từ giờ nào cũng vẫn thiết tha với vấn đề độc lập của nước nhà . Bấy lâu nay mỗi hành vi cử động của chúng tôi chỉ nghĩ đến sự độc lập, phải độc lập đã .
Trong lúc này, chứng tôi thấy rằng phải cần có chánh phủ hợp pháp mạnh mẽ . Thế nên, người Việt nam nào đảm đương được và có hi vọng thành công, chúng tôi sẳn lòng tán trợ .
Nghĩa là lúc nào chúng tôi cũng vẫn đặt nền độc lập quốc gia lên vấn đề ” địa vị ” .
Ai bảo khôn, ai bảo dại, ai chê hèn yếu, chúng tôi nhận lãnh cả . Miển tránh được sự đổ máu giữa đồng bào, để dành bầu máu nóng ấy, mai sau hi sanh cho đúng chổ hi sanh ” (8)
Làm chánh trị, làm cách mạng, mà không chủ trương giành chánh quyền thì phải nói không còn ai lãng mạn hơn những người Nam kỳ trí thức và ái quốc!
Bài học thất bại của những người ái quốc Nam kỳ
Chỉ 4 ngày sau, cờ đỏ sao vàng rộ lên như nấm sau cơn mưa. Việt Minh tiếp nhận võ khí, tổ chức các Ủy ban nhân dân địa phương bắt đầu thay thế bộ máy chánh quyền cũ, tăng cường Thanh niên Tiền phong để lấn át các tổ chức khác không cộng sản.
Nhơn danh đại diện các đoàn thể các đảng phái, Việt Minh, ngày 22/08/1945, từ Hà Nội, gởi điên tín vào Huế yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị. Lễ thoái vị cử hành ngày 25/08/1945 tại Ngọ Môn để vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn bày tỏ lòng yêu nước trước quốc dân “làm dân một nước độc lập”.
Cùng ngày, tại Sài gòn, truyền đơn ký tên Việt Minh tung ra như trấu với lời kêu gọi dân chúng biểu tình ủng hộ Việt Minh, nội dung như sau:
” Việt Minh đã từng sát cánh bên cạnh đồng Minh, đánh Tây, chống Nhựt .
Đối với Nga là bạn .
Đối với Tàu như răng với môi .
Đối với Huê kỳ, chủ trương thương mãi, nên không có mưu đồ xâm lăng .
Đối với Anh, Nội các Attlee mới lên nắm chánh quyền khuynh tả .
Vì vậy bề ăn nói của chúng ta rất dễ dàng “ (9) .
Chúng ta ở đây là Việt Minh cộng sản Đệ III do Hồ Chí Minh rước về và đại diện làm nghĩa vụ quốc tế, công tác đầu tiên là cướp công Mặt trận Quốc gia Thống nhứt về cho cộng sản, ra tay sát hại dã mang những người ái quốc trong Mặt trận.
Bài học xương máu và nước mắt về tranh đấu ái quốc này đã xảy ra trên đất nước Việt Nam hơn nửa thế kỷ. Thế mà ngày nay vẫn không ít người Việt Nam đã từng chạy trốn cộng sản thục mạng lại ngoan ngoãn “về hợp tác, làm ăn, xây dựng đất nước theo chủ trương hà nội hoà hợp, hòa giải dân tộc”.
Người viết chỉ khuyên những người này nên rửa cổ mình cho thật sạch, khử trùng cho thật kỷ, để chờ ngày đón lấy lưỡi mã tấu khoan hồng của đám cộng sản cầm quyền ngày nay ở Hà nội, thừa hưởng từ Hồ Chí Minh .
Nguyễn Văn Trần
Ts Nguyễn Văn Trần - Bài học thất bại của những nhà cách mạng ái quốc ở Nam kỳ |
Dân Quân Cách mạng Đệ Nhị Sư đoàn do Cao Đài đảm trách (Nguyễn Thành Phương, Trình Minh Thế đều xuất thân từ tổ chức này).
Dân Quân Cách mạng Đệ Tam Sư đoàn do Nguyễn Hòa Hiệp đảm trách (Nguyễn Hòa Hiệp là đảng viên Quốc Dân Đảng miền Nam, lúc đó đã có sẵn tổ chức Dân Quốc Quân, cùng liên kết với các tổ chức khác để hình thành Đệ Tam Sư đoàn).
Dân Quân Cách mạng Đệ Tứ Sư đoàn do Phật giáo Hòa Hảo đảm trách, với tổ chức Bảo An được quy nạp.
Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, các đảng phái thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất yêu cầu ông Trần Văn Giàu đại diện Việt Minh cải tổ Ủy ban hành chính Nam Bộ do Việt Minh lãnh đạo. Sau đó, một số lãnh đạo đảng phái, tôn giáo tại miền Nam đã tham gia vào Ủy ban hành chính. Sau tổ chức này chống lại Việt Minh, một số thành viên hợp tác hay gia nhập Việt Minh."
I - Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt
Năm 1945, thấy người Nhựt đảo chánh Pháp cho quyền lợi của người Nhựt và viễn ảnh Pháp sẽ trở lại tái chiếm Đông dương vì Nhựt sẽ thua trận trước sức mạnh của Đồng Minh, các đảng phái quốc gia và tôn giáo ái quốc ở Nam kỳ vận động kết hợp lại thành một tổ chức lớn để chuẩn bị chống thực dân pháp giành độc lập thật sự cho Việt Nam dưới danh xưng “Mặt trận Quốc gia Thống nhứt”. Những nhà cách mạng đặt lại vấn đề thống nhứt đất nước. Khẩu hiệu của Mặt trận đưa ra hoàn toàn chống thực dân “chống đế quốc pháp, tai ách thực dân, để duy trì trật tự và thanh toán những phần tử phản động”.
Mặt trận Quốc gia Thống nhứt gồm những tổ chức chánh trị và tôn giáo nam kỳ như Đảng Quốc gia Độc lập của Nguyễn văn Sâm, Thanh niên Tiền phong của Bs Phạm Ngọc Thạch, trí thức, Tổng Liên Đoàn Công chức, Cư sĩ Tịnh độ, Phật giáo Hòa hảo, Cao Đài, nhóm Đệ IV báo La Lutte của Nguyễn An Ninh, cán bộ lãnh đạo của Đại Việt Quốc dân đảng và Việt nam Quốc dân đảng (1) .
Trong lúc Mặt trận Quốc gia Thống nhứt tự đặt câu hỏi về khả năng và đường lôi hoạt động và tương lai của mình đối với Đồng minh thì nhómTrần văn Giàu, mệnh danh là “ Nhóm Khởi nghĩa”, họp tại nhà Ông Nguyễn văn Trấn ở Chợ đệm để nghiên cứu những điều kiện có thể cướp chánh quyền, không cần chờ chỉ thị của Hà Nội (2) . Tối 20 tháng 8, Việt Minh mết-tinh ở rạp hát Nguyễn văn Hảo, đường Trần Hưng Đạp, để ra mắt công chúng Sài gòn vì lúc đó Việt Minh là tổ chức yêu nhứt ở Nam kỳ, chưa được nhiều người biết tới (3) . Trước khí thế hùng hậu của các đảng phái quốc gia, họ lo sợ sẽ bị mất thế trong cuộc tranh đấu khi Đồng Minh thừa nhận Mặt trận Quốc gia Thống nhứt .
Những ngày trước khi Mặt trận Quốc gia Thông nhứt ra đời
Những nhà cách mạng ái quốc Việt Nam thấy Nhựt đưa ra khẩu hiệu lớn “Khuvực thịnh vượng chung Đại Đông Á” nên suy nghĩ phải chăng chủ trương đó không hàm ý một thứ ” Đế quốc Nhựt trên toàn cõi Đống Á“? Nhưng Nhựt tới mà Pháp vẫn còn cai trị. Việt Nam bị kẹt trong thế “một cổ hai tròng”. Trước tình thế đó, những nhà tranh đấu Việt Nam đành phải chấp nhận nếu phải đi với Nhựt là để mượn tay Nhựt hất cẳng Pháp trước đã vì Pháp đã bị Đức chiếm thì không còn có thể kéo dài chế độ thực dân ở Việt Nam nữ . Nếu giải pháp thành công thì ít ra cũng cởi bỏ được một cái ách đã mang từ 80 năm qua. Nhưng Nhựt chưa thấy cần ra tay để thay đổi tình hình.
Khi thấy Pháp ở đây rục rịch tổ chức lại hàng ngũ để dựa thế Đồng minh chống lại Nhựt thì Nhựt mới lật đổ Pháp trên ba nước Đông dương vào ngày 9 tháng 3/1945 . Cuộc đảo chánh này hoàn toàn do Nhựt chủ động, không có sự hợp tác của các đảng phái cách mạng Việt Nam, cả với những tổ chức hay những người thân Nhựt .
Nhựt tuyên bố trao trả chủ quyền Việt Nam cho Hoàng Đế Bảo Đại nhưng trên thực tế Nhựt nắm chặt bộ máy cai trị Việt Nam nên Chánh phủ Trần Trọng Kim không có thật quyền như Chánh phủ của một nước Việt Nam độc lập . Viên chức nhựt đến thay thế các quan chức pháp chớ không trao chánh quyền qua tay người Việt Nam để người việt nam tự mình cai trị chính mình .
Cụ thể Cụ Trần văn Ân là người bạn của Nhựt, được giới chức cao cấp của Nhựt tại Việt Nam tín nhiệm. Vậy mà Cụ vẫn bị người nhựt, đúng vào thời điểm đó, đưa qua Singapour để ” tránh bị thực dân pháp bắt ” . Sau này hiểu ra thì Nhựt muốn tránh một tình huống khó xử lý về vấn đề chủ quyến của Việt Nam sau khi được độc lập. Tới cuối tháng 5/1945, ở Singapour, được tin bà vợ qua đời ở Long Xuyên, Cụ yêu cầu Nhựt cho Cụ về xứ chịu tang vợ và giải quyết chuyện gia đình, với 5 người con còn nhỏ dại . Thái độ của Nhựt lúc đó cho thấy Nhựt không muốn có người việt nam can thiệp vào chuyện của Nhựt ở Việt Nam.
Về việc Nhựt đảo chánh Pháp, Cụ Trần văn Ân kể lại là phía những người Việt Nam tranh đấu không có chuẩn bị để có thể “ăn có ” khi tình hình xảy ra (4) .
Tuy nhiên, sau ngày 9/3/1945, tình hình Việt Nam thuận lợi cho những sanh hoạt chánh trị hơn vì Pháp không còn để bố ráp bắt bớ những người hoạt động chống Pháp nữa. Những nhà ái quốc xuất ngoại vì lý do chánh trị như Cụ Trần Trọng Kim, Dương văn Giáo, Trần văn Ân, …lần lượt trở về . Đồng thời, tù cộng sản ở Côn đảo như Phạm văn Đồng, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, …cũng được thả ra . Điều này mới thật sự là tai họa cho dân tộc kéo dài cho tới ngày nay .
Mặt trận Quốc gia Thống nhứt ra đời
Tại Sài gòn, các tổ chức chánh trị, tôn giáo trao đổi ý kiền, xiết chặc hàng ngũ để đối phó với những biến chuyển của tình hình mới . Nhứt thời, ngày 18/3/45, đảng Quốc gia Độc lập hợp tác với Cao Đài tổ chức biểu tình tại Vườn Ông Thượng (Tao Đàn sau này) để tưởng niệm và tri ân những nhà cách mạng, những chiến sĩ đã hi sanh vì Tồ quốc, đồng thời, truy điệu Cụ Dương Bá Trạc đã mất ở Singapour, hài cốt vừa được Cụ Trần văn Ân đem về nước . Cuộc biểu tình tổ chức lần đầu tiên, do thuận lợi của tình hình,qui tụ được cả 50 000 người tham dự . Ban tổ chức cũng nhơn đó muốn bày tỏ với Chánh quyền Nhựt lòng khao khát tự do độc lập của người dân việt nam sau thời gian dài bị thực dân đô hộ, các quyền căn bản bị tước đoạt . Trên diển đàn, các ông Hồ văn Ngà, Trần Quang Vinh, Nguyễn Vỉnh Thạnh (chỉ huy lực lượng Cao Đài) nói chuyện với quần chúng về tình hình Việt Nam và công cuộc tranh đấu mới với thế hùng hậu của quần chúng.
Từ sau Nhựt đảo chánh Pháp, tình hình ở Sài gòn diễn biến dồn dặp . Cụ Trần văn Ân vừa về tới nhà ở Long Xuyên, chưa kịp lau khô nước mắt khóc vợ, chưa kịp thu xếp hành trang, chuyện nhà, thì một phái đoàn gồm các ông Trần văn Thạch, Nguyễn văn Lịnh (Đệ Tứ), Nguyễn Thạnh Cường và một người nữa ( Cụ Ân quên tên) từ Sài gòn xuống tìm Cụ, yêu cầu Cụ trở lên Sài gòn liền . Ông Trần văn Thạch là bạn thân của Cụ Trần văn Ân nói ngay là do sáng kiến của Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo nhờ anh em xuống rước Cụ trở lên Sài gòn gấp vì thời cuộc đi quá mau . Để lập Mặt trận Quốc gia Thống nhứt .
Thế là Cụ Ân đành gạt lệ, để 5 người con thơ ở lại nhà mà trở lên Sài gòn với anh em .
Tại đường Miche ( nay là Phùng Khắc Khoan), nơi Đức Giáo chủ Phật giáo Hòa hảo ngụ và làm việc, các đảng phái ái quốc, các tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và cả Thanh niên Tiền phong, họp nhau để thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhứt . Cụ Trần văn Ân lãnh nhiệm vụ viết bản Tuyên ngôn .
Theo Cụ Ân thì lúc từ Singapour về tới Sài gòn, Cụ được tin là Thanh niên Tiền phong bị cộng sản lũng đoạn, Bs Phạm Ngọc Thạch là người của cộng sản Hà Nội. Cụ có nói qua điều này với ông Kha Vạng Cân và ông Lida, Lãnh sự Nhựt, người có trách nhiệp thành lập Thanh niên Tiền phong, rồi ai cũng bỏ qua vì thời cuộc qua mau quá (5).
Sau khi Nhựt đầu hàng và Nội các Trần Trọng Kim giải tán, các tổ chức tranh đấu ở Sài gòn đưa ra 2 quyết định có tính chiến lược quan trọng và tiến hành thực hiện gấp rút:
- Thành lập 4 Sư đoàn Dân quân Cách mạng,
- Công khai Mặt trận Quốc gia Thống nhứt để đi vào hoạt động, quan hệ với Nhựt để tiếp nhận võ khí trước khi Đồng Minh tới giải giới.
Sơ lược về 4 Sư đoàn Dân quân đó như sau : Sư đoàn I gồm chiến sĩ Bình Xuyên và một số cựu quân nhơn người việt nam của Pháp và Nhựt rả ngũ, Sư Đoàn II của lực lượng Cao Đài nhờ có sẳn 3000 chiến sĩ được Nhựt huấn luyện trước kia (Heiho), Sư Đoàn III là Dân Quốc quân do ông Nguyễn Hòa Hiệp, Việt nam Quốc dân đảng, lãnh đạo và Sư Đoàn IV thuộc Phật giáo Hòa Hảo. Tất cả được võ trang thô sơ như tầm vong vạt nhọn, gươm giáo và một ít sùng lấy được của Tây hay Nhựt cho .
Cộng sản có mặt trong Mặt trận Quốc gia Thống nhứt qua Thanh niên Tiền phong, trong một buổi họp, đề nghị với Mặt trận: “Để Việt Minh đại diện quan hệ với Nhựt tiếp nhận võ khí . Để các tổ chức khác có thành tích thân Nhựt e Đồng Minh nghi ngờ mà từ chối đi . Dầu sao, Đồng Minh đã biết Mặt trận Việt Minh là lực lượng chống Pháp kháng Nhựt từ mấy năm nay. Khi chúng ta có võ khí thì công cuộc tranh đấu cho độc lập của chúng ta chắc chắn sẽ thành công” . Các đảng phái đều đồng ý cho rằng Việt Minh nói có lý. Nếu không, sẽ mất độc lập (6).
Nhân đây nhắc lại câu chuyện Nhựt cho súng. Cụ Trần văn Ân, còn có tên nhựt bổn là Shabita, là người bạn của Nhựt, có liên hệ nhiều với Nhựt do Cụ là Tổng Thư ký Việt nam Phục quốc Đồng minh Hội của Hoàng thân Cường Để nên Nhựt đề nghị với Cụ là Nhựt sẽ cho các tổ chức quân sự Việt Nam súng đạn nhưng đừng chống lại Nhựt. Cộng sản có mặt trong các tổ chức tranh đấu, nhận súng xong, quay lại giết Nhựt để Nhựt đừng giao thêm súng đạn cho những người khác. Thế là Nhựt không giao súng đạn nữa mà đem hủy hoại (7).
Trong tình hinh mới, sự ra đời của 4 Sư đoàn và Mặt trận Quốc gia Thống nhứt đã lập tức làm nức lòng dân chúng. Việt Nam sẽ thống nhứt và độc lập thật sự như vừa hiện ra trước mắt họ.
Ngày 21 – 08 – 1945, Mặt trận Quốc gia Thống nhứt tổ chức tại Sài Gòn cuộc biểu tình qui tụ hơn 200 000 người tham dự gồm đủ thành phần xã hội và tuổi tác . Với thế mạnh đó, Mặt trận Quốc gia Thống nhứt lại không nắm lấy chánh quyền nên không khác gì Mặt trận chỉ khơi động tinh thần tranh đấu ái quốc, sự phấn khởi ở quần chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ khác cướp lấy chánh quyền. Vì lúc bấy giờ, ai nắm lấy chánh quyền để đem lại độc lập thì dân chúng đều ngã theo hết cả.
Sau này, Cụ Trần văn Ân và ký giả Nguyễn Kỳ Nam nhận xét “Lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Thống nhứt thừa thiện chí mà thiếu sách lược” . Ông Hồ văn Ngà, người đứng đầu Tổ chức viết:
“Việc nước là việc chung của quốc dân, không ai có quyền bảo quốc gia này là ” Hương hỏa” riêng của một đảng phái nào.
Riêng chúng tôi, từ giờ nào cũng vẫn thiết tha với vấn đề độc lập của nước nhà . Bấy lâu nay mỗi hành vi cử động của chúng tôi chỉ nghĩ đến sự độc lập, phải độc lập đã .
Trong lúc này, chứng tôi thấy rằng phải cần có chánh phủ hợp pháp mạnh mẽ . Thế nên, người Việt nam nào đảm đương được và có hi vọng thành công, chúng tôi sẳn lòng tán trợ .
Nghĩa là lúc nào chúng tôi cũng vẫn đặt nền độc lập quốc gia lên vấn đề ” địa vị ” .
Ai bảo khôn, ai bảo dại, ai chê hèn yếu, chúng tôi nhận lãnh cả . Miển tránh được sự đổ máu giữa đồng bào, để dành bầu máu nóng ấy, mai sau hi sanh cho đúng chổ hi sanh ” (8)
Làm chánh trị, làm cách mạng, mà không chủ trương giành chánh quyền thì phải nói không còn ai lãng mạn hơn những người Nam kỳ trí thức và ái quốc!
Bài học thất bại của những người ái quốc Nam kỳ
Chỉ 4 ngày sau, cờ đỏ sao vàng rộ lên như nấm sau cơn mưa. Việt Minh tiếp nhận võ khí, tổ chức các Ủy ban nhân dân địa phương bắt đầu thay thế bộ máy chánh quyền cũ, tăng cường Thanh niên Tiền phong để lấn át các tổ chức khác không cộng sản.
Nhơn danh đại diện các đoàn thể các đảng phái, Việt Minh, ngày 22/08/1945, từ Hà Nội, gởi điên tín vào Huế yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị. Lễ thoái vị cử hành ngày 25/08/1945 tại Ngọ Môn để vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn bày tỏ lòng yêu nước trước quốc dân “làm dân một nước độc lập”.
Cùng ngày, tại Sài gòn, truyền đơn ký tên Việt Minh tung ra như trấu với lời kêu gọi dân chúng biểu tình ủng hộ Việt Minh, nội dung như sau:
” Việt Minh đã từng sát cánh bên cạnh đồng Minh, đánh Tây, chống Nhựt .
Đối với Nga là bạn .
Đối với Tàu như răng với môi .
Đối với Huê kỳ, chủ trương thương mãi, nên không có mưu đồ xâm lăng .
Đối với Anh, Nội các Attlee mới lên nắm chánh quyền khuynh tả .
Vì vậy bề ăn nói của chúng ta rất dễ dàng “ (9) .
Chúng ta ở đây là Việt Minh cộng sản Đệ III do Hồ Chí Minh rước về và đại diện làm nghĩa vụ quốc tế, công tác đầu tiên là cướp công Mặt trận Quốc gia Thống nhứt về cho cộng sản, ra tay sát hại dã mang những người ái quốc trong Mặt trận.
Bài học xương máu và nước mắt về tranh đấu ái quốc này đã xảy ra trên đất nước Việt Nam hơn nửa thế kỷ. Thế mà ngày nay vẫn không ít người Việt Nam đã từng chạy trốn cộng sản thục mạng lại ngoan ngoãn “về hợp tác, làm ăn, xây dựng đất nước theo chủ trương hà nội hoà hợp, hòa giải dân tộc”.
Người viết chỉ khuyên những người này nên rửa cổ mình cho thật sạch, khử trùng cho thật kỷ, để chờ ngày đón lấy lưỡi mã tấu khoan hồng của đám cộng sản cầm quyền ngày nay ở Hà nội, thừa hưởng từ Hồ Chí Minh .
Nguyễn Văn Trần
Không có nhận xét nào