Ba Lan tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường với hy vọng có thể xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc bằng đường sắt.
(VNF)
- Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể phải xóa các khoản vay
lớn khi các “con nợ” vừa phải vật lộn với khoản nợ khổng lồ liên quan
đến các dự án cơ sở hạ tầng lại phải căng mình khắc phục hậu quả của đại
dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc là một trong những nước có dòng tài chính đầu tư ra nước ngoài cao nhất thế giới, chủ yếu là các dự án về hạ tầng, năng lượng và liên lạc.
Các dự án nói trên nằm trong siêu dự án “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI), phương tiện chính của Trung Quốc nhằm thúc đẩy phát triển cả trong nội địa và ở hải ngoại.
BRI là một dự án đầy tham vọng nhằm xây dựng một mạng lưới phức hợp gồm các tuyến đường sắt, đường bộ và đường biển trải dài từ Trung Quốc đến Trung Á, Châu Phi và Châu Âu. Dự án cũng nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu. Các tổ chức tài chính Trung Quốc đã cung cấp hàng trăm tỷ USD tài trợ cho các quốc gia tham gia vào các dự án BRI trong vài năm qua.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế nhận định Trung Quốc đang tiến hành “ngoại giao bẫy nợ” thông qua BRI, khiến cho các nước đang phát triển lâm vào tình cảnh phụ thuộc do nợ, và nợ đó chuyển hóa thành ảnh hưởng chính trị.
"Nhiều quốc gia tham gia sáng kiến BRI đã vay rất nhiều từ Trung Quốc để đầu tư vào các dự án mới. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đang làm gián đoạn các hoạt động kinh tế và gây phức tạp các kế hoạch trả nợ", Kaho Yu, nhà phân tích cấp cao khu vực châu Á tại Verisk Maplecrof, cho biết trên CNBC.
.
Theo cập nhật mới nhất từ trang thống kê toàn cầu Worldometer, toàn thế giới hiện ghi nhận có 4.174.576 ca mắc Covid-19 và 283.598 người tử vong do dịch bệnh này.
Tính đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp tới 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới..
.
Ông Simon Leung, luật sư tại công ty luật Baker McKenzie, cho biết một số dự án BRI lớn ở các nước như Indonesia, Malaysia, Campuchia, Sri Lanka và Pakistan, đã bị đình trệ do các dự án BRI thường phụ thuộc nhiều vào lao động và vật tư, nhưng cả hai nhân tố này đều bị ảnh hưởng do lệnh phong tỏa của các nước.
Ông Leung cho rằng sự sụt giảm doanh thu xuất khẩu, cùng với việc tung ra các gói kích thích kinh tế trong nước để đối phó với dịch Covid-19 đã dẫn đến sự mất giá đáng kể của đồng nội tệ và từ đó ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ bằng ngoại tệ cho các ngân hàng Trung Quốc. Nhu cầu hàng hóa của một quốc gia giảm cũng đồng nghĩa nhu cầu với tiền tệ của nước đó đi xuống, khiến đồng tiền suy yếu.
Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ bằng đồng USD cho Trung Quốc của nhiều nước.
Theo nghiên cứu từ Green Belt and Road Initiative Center có trụ sở tại Bắc Kinh, có hơn 130 quốc gia đã tham gia vào sáng kiến RBI và trong đó có rất nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Phi và Trung Á.
Theo ông Yu, các quốc gia thu nhập thấp đã đề nghị Trung Quốc giảm nợ. Việc này có nhiều hình thức, từ miễn lãi, gia hạn kỳ thanh toán đến ngừng trả nợ trong trung hạn.
Các nhà phân tích cho biết Pakistan và Sri Lanka là một trong những nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhiều nhất và không thể trả nợ trong năm nay.
Trả nợ bằng hàng hóa
Nhiều quốc gia cũng đã ký kết “thỏa thuận trao đổi hàng hóa” với Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như phương án này còn “bất khả thi” hơn phương án trả nợ bằng tiền mặt.
Một số khoản vay của Trung Quốc được cho là được quy đổi bằng dầu thô.
Tuy nhiên, đại dịch đã tác động đến giá dầu do đó các nước buộc phải sản xuất thêm dầu để trả nợ. Nhưng bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng khiến hoạt động công nghiệp bị đình trệ khiến các quốc gia này không thể đáp ứng được mức sản xuất cần thiết, ông Yu cho biết. Kết quả là, các công ty Trung Quốc có thể sẽ được trao quyền kiểm soát liên doanh hoặc được hoàn trả bằng tài sản.
Trước đây, Trung Quốc từng tiếp quản tài sản khi các nước không thể trả nợ. Một ví dụ điển hình là Sri Lanka, nước này đã phải chuyển giao cho Bắc Kinh một cảng chiến lược vào năm 2017, sau khi không thể trả hết nợ cho các công ty Trung Quốc.
Theo báo cáo, các khoản vay Trung Quốc cho các quốc gia được giữ bí mật và Bắc Kinh thường yêu cầu tài sản của khu vực công làm tài sản thế chấp.
Theo một nghiên cứu hồi năm ngoái, khoản nợ các quốc gia khác nợ Trung Quốc tăng gấp 10 lần tính từ năm 2000-2017.
Áp lực xóa nợ
Theo nghiên cứu từ Economist Intelligence Unit (EIU), Trung Quốc "đang ngày càng chịu sức ép" gia hạn khoản vay hoặc thậm chí xóa nợ. Họ cũng đã bỏ ngỏ khả năng giảm nợ cho một số nước thu nhập thấp.
"Việc này đang làm tăng khả năng các ngân hàng Trung Quốc phải xóa nợ quy mô lớn, theo các điều khoản bất khả kháng hoặc thỏa thuận khác", EIU cho biết.
Một sự kiện bất khả kháng xảy ra khi các tình huống không lường trước được như thảm họa tự nhiên hoặc trong trường hợp này, một đại dịch ngăn không cho bên nào hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
EIU cũng cho biết xóa nợ diện rộng có thể tạo ra chu kỳ phản hồi tiêu cực, kìm hãm hoạt động cho vay của Trung Quốc nửa cuối năm nay và thậm chí cả năm 2021.
Phần lớn các khoản cho vay của Trung Quốc được thực hiện thông qua hai ngân hàng chính sách là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, cả hai đều là liên kết chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc, ông Baker McKenzie Muff Leung nói.
Cũng theo ông Leung, các ngân hàng này được chính phủ hỗ trợ. Vì thế, việc đàm phán lại vấn đề nợ sẽ có sự tham gia của yếu tố chính trị.
“Quan trọng hơn, Bắc Kinh sẽ có động lực để xóa nợ do tầm quan trọng của BRI đối với Trung Quốc”, theo ông Homin Lee, chiến lược gia vĩ mô châu Á tại ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ.
Ông Lee đưa ra giả thiết Trung Quốc cuối cùng sẽ quay lại thỏa thuận và xóa nợ cho một vài nước tham gia sáng kiến BRI, nhất là khi Trung Quốc có cổ phần chiến lược tại nhiều dự án xuyên quốc gia và cũng có lợi ích kinh tế nếu chương trình này thành công trong dài hạn.
Trong khi đó, bản thân các ngân hàng Trung Quốc cũng đang đối mặt với khoản nợ xấu ngày càng gia tằng do người tiêu dùng và các công ty đều chịu ảnh hưởng từ đại dịch. Đầu năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã yêu cầu các ngân hàng quốc doanh chấp nhận mức nợ xấu cao để hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Lê Anh
Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’: Trung Quốc chịu áp lực xóa nợ cho nhiều nước do Covid-19 |
Trong những năm gần đây, Trung Quốc là một trong những nước có dòng tài chính đầu tư ra nước ngoài cao nhất thế giới, chủ yếu là các dự án về hạ tầng, năng lượng và liên lạc.
Các dự án nói trên nằm trong siêu dự án “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI), phương tiện chính của Trung Quốc nhằm thúc đẩy phát triển cả trong nội địa và ở hải ngoại.
BRI là một dự án đầy tham vọng nhằm xây dựng một mạng lưới phức hợp gồm các tuyến đường sắt, đường bộ và đường biển trải dài từ Trung Quốc đến Trung Á, Châu Phi và Châu Âu. Dự án cũng nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu. Các tổ chức tài chính Trung Quốc đã cung cấp hàng trăm tỷ USD tài trợ cho các quốc gia tham gia vào các dự án BRI trong vài năm qua.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế nhận định Trung Quốc đang tiến hành “ngoại giao bẫy nợ” thông qua BRI, khiến cho các nước đang phát triển lâm vào tình cảnh phụ thuộc do nợ, và nợ đó chuyển hóa thành ảnh hưởng chính trị.
"Nhiều quốc gia tham gia sáng kiến BRI đã vay rất nhiều từ Trung Quốc để đầu tư vào các dự án mới. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đang làm gián đoạn các hoạt động kinh tế và gây phức tạp các kế hoạch trả nợ", Kaho Yu, nhà phân tích cấp cao khu vực châu Á tại Verisk Maplecrof, cho biết trên CNBC.
.
Theo cập nhật mới nhất từ trang thống kê toàn cầu Worldometer, toàn thế giới hiện ghi nhận có 4.174.576 ca mắc Covid-19 và 283.598 người tử vong do dịch bệnh này.
Tính đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp tới 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới..
.
Ông Simon Leung, luật sư tại công ty luật Baker McKenzie, cho biết một số dự án BRI lớn ở các nước như Indonesia, Malaysia, Campuchia, Sri Lanka và Pakistan, đã bị đình trệ do các dự án BRI thường phụ thuộc nhiều vào lao động và vật tư, nhưng cả hai nhân tố này đều bị ảnh hưởng do lệnh phong tỏa của các nước.
Ông Leung cho rằng sự sụt giảm doanh thu xuất khẩu, cùng với việc tung ra các gói kích thích kinh tế trong nước để đối phó với dịch Covid-19 đã dẫn đến sự mất giá đáng kể của đồng nội tệ và từ đó ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ bằng ngoại tệ cho các ngân hàng Trung Quốc. Nhu cầu hàng hóa của một quốc gia giảm cũng đồng nghĩa nhu cầu với tiền tệ của nước đó đi xuống, khiến đồng tiền suy yếu.
Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ bằng đồng USD cho Trung Quốc của nhiều nước.
Theo nghiên cứu từ Green Belt and Road Initiative Center có trụ sở tại Bắc Kinh, có hơn 130 quốc gia đã tham gia vào sáng kiến RBI và trong đó có rất nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Phi và Trung Á.
Theo ông Yu, các quốc gia thu nhập thấp đã đề nghị Trung Quốc giảm nợ. Việc này có nhiều hình thức, từ miễn lãi, gia hạn kỳ thanh toán đến ngừng trả nợ trong trung hạn.
Các nhà phân tích cho biết Pakistan và Sri Lanka là một trong những nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhiều nhất và không thể trả nợ trong năm nay.
Trả nợ bằng hàng hóa
Nhiều quốc gia cũng đã ký kết “thỏa thuận trao đổi hàng hóa” với Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như phương án này còn “bất khả thi” hơn phương án trả nợ bằng tiền mặt.
Một số khoản vay của Trung Quốc được cho là được quy đổi bằng dầu thô.
Tuy nhiên, đại dịch đã tác động đến giá dầu do đó các nước buộc phải sản xuất thêm dầu để trả nợ. Nhưng bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng khiến hoạt động công nghiệp bị đình trệ khiến các quốc gia này không thể đáp ứng được mức sản xuất cần thiết, ông Yu cho biết. Kết quả là, các công ty Trung Quốc có thể sẽ được trao quyền kiểm soát liên doanh hoặc được hoàn trả bằng tài sản.
Trước đây, Trung Quốc từng tiếp quản tài sản khi các nước không thể trả nợ. Một ví dụ điển hình là Sri Lanka, nước này đã phải chuyển giao cho Bắc Kinh một cảng chiến lược vào năm 2017, sau khi không thể trả hết nợ cho các công ty Trung Quốc.
Theo báo cáo, các khoản vay Trung Quốc cho các quốc gia được giữ bí mật và Bắc Kinh thường yêu cầu tài sản của khu vực công làm tài sản thế chấp.
Theo một nghiên cứu hồi năm ngoái, khoản nợ các quốc gia khác nợ Trung Quốc tăng gấp 10 lần tính từ năm 2000-2017.
Áp lực xóa nợ
Theo nghiên cứu từ Economist Intelligence Unit (EIU), Trung Quốc "đang ngày càng chịu sức ép" gia hạn khoản vay hoặc thậm chí xóa nợ. Họ cũng đã bỏ ngỏ khả năng giảm nợ cho một số nước thu nhập thấp.
"Việc này đang làm tăng khả năng các ngân hàng Trung Quốc phải xóa nợ quy mô lớn, theo các điều khoản bất khả kháng hoặc thỏa thuận khác", EIU cho biết.
Một sự kiện bất khả kháng xảy ra khi các tình huống không lường trước được như thảm họa tự nhiên hoặc trong trường hợp này, một đại dịch ngăn không cho bên nào hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
EIU cũng cho biết xóa nợ diện rộng có thể tạo ra chu kỳ phản hồi tiêu cực, kìm hãm hoạt động cho vay của Trung Quốc nửa cuối năm nay và thậm chí cả năm 2021.
Phần lớn các khoản cho vay của Trung Quốc được thực hiện thông qua hai ngân hàng chính sách là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, cả hai đều là liên kết chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc, ông Baker McKenzie Muff Leung nói.
Cũng theo ông Leung, các ngân hàng này được chính phủ hỗ trợ. Vì thế, việc đàm phán lại vấn đề nợ sẽ có sự tham gia của yếu tố chính trị.
“Quan trọng hơn, Bắc Kinh sẽ có động lực để xóa nợ do tầm quan trọng của BRI đối với Trung Quốc”, theo ông Homin Lee, chiến lược gia vĩ mô châu Á tại ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ.
Ông Lee đưa ra giả thiết Trung Quốc cuối cùng sẽ quay lại thỏa thuận và xóa nợ cho một vài nước tham gia sáng kiến BRI, nhất là khi Trung Quốc có cổ phần chiến lược tại nhiều dự án xuyên quốc gia và cũng có lợi ích kinh tế nếu chương trình này thành công trong dài hạn.
Trong khi đó, bản thân các ngân hàng Trung Quốc cũng đang đối mặt với khoản nợ xấu ngày càng gia tằng do người tiêu dùng và các công ty đều chịu ảnh hưởng từ đại dịch. Đầu năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã yêu cầu các ngân hàng quốc doanh chấp nhận mức nợ xấu cao để hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Lê Anh
Không có nhận xét nào