Có một bức ảnh không phải chỉ
bằng vạn lời nói mà còn tiềm ẩn một sức mạnh vạn năng, làm bùng phát các
phong trào phản chiến khắp toàn cầu, tạo ra một cơn sóng thần, làm thay
đổi cả một chính sách, xoay chiều một cuộc chiến, đồng thời trù dập một
đời người và cùng đem lại danh vọng, tiền tài cho người chụp ảnh Eddie
Adams. Đó là bức hình với lởi chú giải “Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn
một tù binh Việt Cộng tại Saigon”. General Nguyen Ngoc Loan executing a
Viet Cong prisoner in Saigon. Bức ảnh có tên Saigon Execution. Phong
trào phản chiến và giới truyền thông Tây phương dùng nó làm biểu tượng
cho cuộc chiến Việt nam.
Thế nhưng, Eddie Adams không muốn ai nhắc đến chuyện bức ảnh đã đem lại cho ông giải báo chí cao quí Pulitzer. Tác giả chụp giây phút sống chết đó nói, bức hình chỉ có nửa sự thật. Ông đã khóc (there are tears in my eyes) khi nghe tin tướng Loan qua đời tại Virginia, hưởng thọ 68 tuổi vì bệnh ung thư. Chẳng những vậy, phóng viên nhiếp ảnh làm việc cho hãng AP còn khẳng định: Tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930-1998) là một đại anh hùng (goddamn hero); giữa lúc báo chí Mỹ gọi ông là một kẻ sát nhân tàn nhẫn. Tấm hình lịch sử, trở thành định mạng, góp phần vào việc làm Saigon mất tên, chụp ngày mồng hai Tết ta tức ngày 1 tháng 2 năm 1968 thuộc khu Chợ Lớn, Saigon hai ngày sau khi Hànội, lợi dụng một tuần hưu chiến, mở cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân trên cùng khắp miền Nam.
Saigon Execution chỉ có nửa sự thật. Truyền thông Tây phương đã không chính xác khi tung bức hình qua các cơ quan ngôn luận. Lời chú giải không cho biết lý do hành quyết nhằm khai thác cảm tính đám đông bằng cảnh tướng Loan dí súng vô đầu tù nhân- trông như thường dân- bắn một cách tàn nhẫn. Nửa sự thật còn lại nằm trong: vụ thảm sát trọn một gia đình. Tù nhân bị bắn, Nguyễn Văn Lém tự BảyLốp là thủ phạm vụ thảm sát gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn, Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp. Y chỉ huy một toán đặc công chiếm trại Phù Đổng bắn hạ cả gia đình, mẹ với sáu con nhỏ, bà cụ 80 tuổi và cắt cổ Trung tá Tuấn vì ông không tuân phục. Chỉ có một con thứ ba, Nguyễn Từ Huấn 10 tuổi sống sót. Chú giải không nói tới thảm sát dã man này. Đây là nguyên nhân chính của vụ xử bắn, được thể hiện bằng bức hình dưới đây.
Eddie Adams đã nắm được khoảnh khắc tử sinh của một kiếp người khi chụp Saigon Execution. Đúng là cơ hội bằng vàng cho các cơ quan truyền thông. Họ lanh lẹ phổ biến sự kiện này tới các đài TV, báo giấy. Nó đi vào tận mỗi nhà, mỗi góc phố, Paris, London, Washington D.C… trở thành cơn bão phản chiến. Phe tả khai thác cảnh bắn chết làm lợi khí chống chiến tranh. Họ kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt can dự vào Việt Nam. Rõ ràng các cơ quan tryền thông phương Tây đầy ác ý, tạo fake news, phớt lờ tội ác của Bảy Bốp. Cả thế giới bị đầu độc vì một nửa sự thật. Họ hô hoán đổ dầu vào phong trào phản chiến. Dư luận lên án tướng Loan; đặt tên cho bức ảnh. Dù rằng Eddie Adams xác nhận, những bức ảnh không thể nói hết toàn thể câu chuyện và cũng không thể giải bày tại sao. [“ Pictures don’t tell the whole story,” và “It doesn’t tell you why”]
Saigon Execution như là một bản tin nóng hổi, bắt mắt, cho hay nhiều chi tiết: ai, cái gì, ở đâu, lúc nào, ra sao; nhưng tuyệt nhiên không người nào biết được tại sao. Người đọc không thấy được đầu đuôi câu chuyện. Nó đã khuynh đảo dư luận. Hà nội và phe tả dùng bức ảnh Saigon Execution làm bằng chứng về tội ác của Mỹ Ngụy. Còn bức hình cả gia đình bị sát hại thì rơi vào quên lãng. Bức ảnh còn âm vang phát súng của Tướng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát VNCH. Nó như là một tín hiệu: cuộc chiến uỷ nhiệm giữa tư bản – cộng sản trong thời chiến tranh lạnh sau đệ nhị thế chiến mà miền Nam là tiền đồn của Thế giới Tự do sẽ không còn cần thiết. Trong 20 năm từ 1955 đến 1975 cuộc chiến đã khiến hơn ba triệu người Việt và gần sáu chục ngàn lính Mỹ chết.
Tại hiện trường hôm hành quyết, Tướng Loan nói với Eddie Adams, “họ đã giết nhiều đồng đội của tôi và của các anh’. [They killed many of our people and many of yours too]. Võ Sửu, quay phim cho NBC có mặt lúc đó kể lại Tướng Loan còn nói, “tôi nghĩ rằng Trời Phật sẽ tha thứ cho tôi”. [These guys kill a lot of our people, and I think Buddha will forgive me]. Saigon Execution bằng vạn lời nói nhưng không nói lại được những lời này. Nó cần có phần chú thích chính xác, đầy đủ để người đọc không tự suy diễn. Ngoài ra, khoảng tháng 5năm 1968 khi trả lời Oriana Fallaci, tác giả cuốn Nothing, and So be, Tướng Loan cho biết, ông bắn tù nhân Việt cộng kia vì anh ta bận thường phục; giết người rồi lẫn vào đám đông. Ông coi trọng bô đội Bắc Việt hơn vì họ khoác áo lính. Theo ông, người bận quân phục là người chấp nhận hiểm nguy.
Phan Thanh Tâm: Ký sự Saigon Execution - Bức Ảnh Định Mạng |
Thế nhưng, Eddie Adams không muốn ai nhắc đến chuyện bức ảnh đã đem lại cho ông giải báo chí cao quí Pulitzer. Tác giả chụp giây phút sống chết đó nói, bức hình chỉ có nửa sự thật. Ông đã khóc (there are tears in my eyes) khi nghe tin tướng Loan qua đời tại Virginia, hưởng thọ 68 tuổi vì bệnh ung thư. Chẳng những vậy, phóng viên nhiếp ảnh làm việc cho hãng AP còn khẳng định: Tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930-1998) là một đại anh hùng (goddamn hero); giữa lúc báo chí Mỹ gọi ông là một kẻ sát nhân tàn nhẫn. Tấm hình lịch sử, trở thành định mạng, góp phần vào việc làm Saigon mất tên, chụp ngày mồng hai Tết ta tức ngày 1 tháng 2 năm 1968 thuộc khu Chợ Lớn, Saigon hai ngày sau khi Hànội, lợi dụng một tuần hưu chiến, mở cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân trên cùng khắp miền Nam.
Saigon Execution chỉ có nửa sự thật. Truyền thông Tây phương đã không chính xác khi tung bức hình qua các cơ quan ngôn luận. Lời chú giải không cho biết lý do hành quyết nhằm khai thác cảm tính đám đông bằng cảnh tướng Loan dí súng vô đầu tù nhân- trông như thường dân- bắn một cách tàn nhẫn. Nửa sự thật còn lại nằm trong: vụ thảm sát trọn một gia đình. Tù nhân bị bắn, Nguyễn Văn Lém tự BảyLốp là thủ phạm vụ thảm sát gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn, Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp. Y chỉ huy một toán đặc công chiếm trại Phù Đổng bắn hạ cả gia đình, mẹ với sáu con nhỏ, bà cụ 80 tuổi và cắt cổ Trung tá Tuấn vì ông không tuân phục. Chỉ có một con thứ ba, Nguyễn Từ Huấn 10 tuổi sống sót. Chú giải không nói tới thảm sát dã man này. Đây là nguyên nhân chính của vụ xử bắn, được thể hiện bằng bức hình dưới đây.
Eddie Adams đã nắm được khoảnh khắc tử sinh của một kiếp người khi chụp Saigon Execution. Đúng là cơ hội bằng vàng cho các cơ quan truyền thông. Họ lanh lẹ phổ biến sự kiện này tới các đài TV, báo giấy. Nó đi vào tận mỗi nhà, mỗi góc phố, Paris, London, Washington D.C… trở thành cơn bão phản chiến. Phe tả khai thác cảnh bắn chết làm lợi khí chống chiến tranh. Họ kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt can dự vào Việt Nam. Rõ ràng các cơ quan tryền thông phương Tây đầy ác ý, tạo fake news, phớt lờ tội ác của Bảy Bốp. Cả thế giới bị đầu độc vì một nửa sự thật. Họ hô hoán đổ dầu vào phong trào phản chiến. Dư luận lên án tướng Loan; đặt tên cho bức ảnh. Dù rằng Eddie Adams xác nhận, những bức ảnh không thể nói hết toàn thể câu chuyện và cũng không thể giải bày tại sao. [“ Pictures don’t tell the whole story,” và “It doesn’t tell you why”]
Saigon Execution như là một bản tin nóng hổi, bắt mắt, cho hay nhiều chi tiết: ai, cái gì, ở đâu, lúc nào, ra sao; nhưng tuyệt nhiên không người nào biết được tại sao. Người đọc không thấy được đầu đuôi câu chuyện. Nó đã khuynh đảo dư luận. Hà nội và phe tả dùng bức ảnh Saigon Execution làm bằng chứng về tội ác của Mỹ Ngụy. Còn bức hình cả gia đình bị sát hại thì rơi vào quên lãng. Bức ảnh còn âm vang phát súng của Tướng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát VNCH. Nó như là một tín hiệu: cuộc chiến uỷ nhiệm giữa tư bản – cộng sản trong thời chiến tranh lạnh sau đệ nhị thế chiến mà miền Nam là tiền đồn của Thế giới Tự do sẽ không còn cần thiết. Trong 20 năm từ 1955 đến 1975 cuộc chiến đã khiến hơn ba triệu người Việt và gần sáu chục ngàn lính Mỹ chết.
Tại hiện trường hôm hành quyết, Tướng Loan nói với Eddie Adams, “họ đã giết nhiều đồng đội của tôi và của các anh’. [They killed many of our people and many of yours too]. Võ Sửu, quay phim cho NBC có mặt lúc đó kể lại Tướng Loan còn nói, “tôi nghĩ rằng Trời Phật sẽ tha thứ cho tôi”. [These guys kill a lot of our people, and I think Buddha will forgive me]. Saigon Execution bằng vạn lời nói nhưng không nói lại được những lời này. Nó cần có phần chú thích chính xác, đầy đủ để người đọc không tự suy diễn. Ngoài ra, khoảng tháng 5năm 1968 khi trả lời Oriana Fallaci, tác giả cuốn Nothing, and So be, Tướng Loan cho biết, ông bắn tù nhân Việt cộng kia vì anh ta bận thường phục; giết người rồi lẫn vào đám đông. Ông coi trọng bô đội Bắc Việt hơn vì họ khoác áo lính. Theo ông, người bận quân phục là người chấp nhận hiểm nguy.
Đạo quân báo chí ngoại quốc
Chiến dịch Mậu Thân 1968 đánh úp vào đêm giao thừa của Hà Nội bị chặn đứng khắp nơi. Dân chúng chỉ chạy về phía quốc gia. Tuy vậy, mọi tin tức về VNCH đều tiêu cực. No news is good news. Thời đó, theo chân nửa triệu quân Mỹ đến miền Nam có hơn 600 ký giả ngoại quốc tới đóng đô ở Sài Gòn. Thay vì khách quan tường trình tình hình chiến sự của phe đồng minh và nỗ lực của miền Nam trong việc xây dựng chế độ tự do dân chủ trong thời chiến, các nhà báo này chuyên săn lùng chuyện xấu để tạo sự nghiệp cho mình. Hầu hết tin tức, hình ảnh trực tiếp gởi về Mỹ đều thiên lệch và còn bị phe tả bóp méo làm lợi cho phía cộng. Quân đội VNCH không thua ở trận tiền mà thua ở Hoa Thạnh Đốn, Paris… Tác động tệ hại của đạo quân báo chí ngoại quốc đã làm lung lay tiền đồn chống cộng, tạo ra tâm lý thua cuộc.
Điều này khiến chánh giới Hoa Kỳ chia rẽ trầm trọng. Tổng Thống Nixon đưa kế sách Việt Nam hóa chiến tranh rút dần lính Mỹ về nước. Vụ Watergate xảy ra, hòa đàm Paris, Nixon từ chức; năm năm sau Tết Mậu Thân, cuộc chiến ủy nhiệm giữa tư bản – cộng sản chỉ còn cuộc chiến giữa Sài Gòn - Hà Nội và phe xã hội chủ nghĩa. Tàu và Nga tuy tranh chấp nhưng vẫn yểm trợ cho việc đánh gục VNCH. Ngày 30/4/1975 sau khi xe tăng Nga sô, Tàu ủi sập cửa sắt dinh Độc Lập thì làn sóng đỏ hầu như đã phủ ngập cả nước. Phong trào vượt biên, vượt biển tràn sang khắp các nước Đông Nam Á. Hầu như ai cũng muốn thoát khỏi bức màn tre. Saigon Execution chỉ có nửa sự thật nhưng đã cho thấy sức mạnh của quyền lực thứ tư khi về hùa với phe nào. Bức hình đã phất cờ cho quân Cộng tiến vô Saigon từ năm 1968.
Thưa Thiếu tướng. Tôi rất ân hận….["General: I'm so...sorry."] . Đó là lời chia buồn ghi trong danh thiếp củaEddie Adams đính kèm trong vòng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan qua đời ngày 14/7/1998 để lại vợ và năm con. Saigon Execution đem lại giải Pulitzer cho Eddie Adams. Tướng Loan thì bị phiền nhiễu cho đến cuối đời. Eddie Adams thấy bất nhẫn: “có hai người chết trong bức hình. Tướng Loan giết một Việt cộng.Tôi giết ông tướng bằng máy ảnh. Tôi được tiền bạc, được coi là anh hùng”. Eddie Adams cho biết, có gặp xin lỗi tướng Loan về những tệ hại gây ra cho gia đình ông. Tướng Loan nói anh không có lỗi vì anh không chụp thì người khác chụp thôi. Sau này, nhờ đi cùng nhiều nơi, Eddie mới nhận ra tướng Nguyễn Ngọc Loan là người hùng chính đáng. Trước đó, chứng kiến cảnh bắn giết, khiến nhà báo nghĩ ông ta là một tay sát nhân phi nhân.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, nguyên thuộc không quân, sinh trưởng ở Huế, cựu học sinh Quốc học, xuất thân trường Võ bị Thủ Đức. Năm 1953, sang Pháp thụ huấn hai năm khóa huấn luyện phi công khu trục tại trường Võ bị Không quân Salon de Provence. Năm 1966 ông giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia. Tướng Nguyễn Ngọc Loan là người cương trực; không để ai xen vào thẩm quyền của mình.MậuThân 1968, ôngđích thân chỉ huy Cảnh sát Sài Gòn chống cộng quân; bị thương nặng, phải đi khập khiễng. Sau 30/4/75, gia đình định cư ở Virginia, mở một quán ăn nhỏ. Dân địa phương nhận ra ông là người trong ảnh, quán bị quấy nhiễu, phải dẹp tiệm. Năm 1976, hai dân biểu tố ông là tội phạm chiến tranh yêu cầu trục xuất ông khỏi Hoa Kỳ. Eddie Adams biện hộ cho tướng Loan. TổngThống Jimmy Carter can thiệp,bỏ vụ trục xuất.
Biểu tượng Saigon Execution đem lại danh giá và tiền bạc, nhưng tác giả bức ảnh thì phiền muộn: giá gì không chụp được khoảnh khắc viên đạn kết liễu một đời người. Ông muốn hễ nói tới Eddie Adams thì hãy nhớ bộ ảnh Con Thuyền Không Nụ Cười (The Boat of No Smiles) tường trình về 48 thuyền nhân tìm tự do sau ngày 30/4/75 trên một con thuyền 30 feet (độ hơn chín thước) lênh đênh giữa biển, không biết đâu là bến, là bờ. Những tấm ảnh và bài viết của ông đã thuyết phục Tổng Thống Jimmy Carter chấp nhận cho thêm trên 250,000 người tị nạn vào Mỹ. Trước khi mất, ngày 19/9/2004 thọ 71 tuổi, Eddie Adams nói, đời tướng Loan bị đảo lộn vì dư luận bất công. Họ chỉ thấy cảnh bắn một người. Dư luận không biết trước đó kẻ bị bắn đã giết cả một gia đình. Eddie Adams hỏi,việc bắn giết không phải là đúng; nhưng nếu anh là tướng Loan, giữa trận tiền, bắt gặp kẻ giết gia đình bạn bè, thân nhân anh, anh làm gì?”
Tác hại cơn sóng thần Saigon Execution chưa dứt thì bốn năm sau ngày 8/6/1972,một cơn sóng thần khác mạnh mẽ không kém xảy ra tại Trảng Bàng, Tây Ninh,trong một ngôi làng chiến lược, cách SàiGòn 40 cây số về phía Tây Bắc. Đó là bức ảnh Em Bé Napalm. Ảnh ghi lại khoảnh khắc Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, trần truồng bỏ chạy cùng một số trẻ khác về phía quốc gia. Bối cảnh sau lưng là khói mịt mù nơi có các cuộc gia tranh giữa quân VNCH và Cộng sản. Quanh đấy, có một số phóng viên báo và truyền hình nước ngoài cùng có mặt. Chỉ có một bức ảnh của NickUt làm cho AP, tung ra được loan tải khắp thế giới khiến dư luận toàn cầu, lên án miền Nam đã gây thương vong quá nhiều cho thường dân. Bức hình xuất hiện vào lúc hòa đàm Paris diễn ra; đã góp phần tích cực vào việc đẩy chế độ miền Nam vào thế thua cuộc.
Trong cái rủi, có cái may. Em bé Kim Phúc bị phỏng vì bom napalm, nằm bệnh viện 14 tháng, được bác sĩ Việt Mỹ chạy chữa; phải trải qua 17 cuộc giải phẫu. Sau 4/75 về sống với vết sẹo hãy còn đau nhức. Kim Phúc vẫn luôn nuôi niềm tin và hy vọng, dù có lúc muốn tự tử. Năm 1984 ký giả Perry Kretz ở Đức nhớ tới em bé trong hình, nhờ chánh quyền Viết Nam tìm để giúp em. Họ lùng ra Kim Phúc; lợi dụng em là nhân chứng sống của tội ác Mỹ ngụy; buộc Kim Phúc trả lời mọi phỏng vấn theo ý của cán bộ. Quá chán vì mãi bị khai thác, nhân máy bay ghé qua Canada, Kim Phúc cùng chồng đào thoát. Kim Phúc giờ đây là một nhà diễn thuyết cho hòa bình và là Đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc. Bức hình em bé napalm đã giúp Kim Phúc thoát khỏi bức màn tre. Cả gia đình hai con và ba mẹ hiện có một cuộc sống an lành ở Toronto.
Chủ nhân bức ảnh em bé napalm là Nick Ut, tên thật la Huỳnh Công Út, sinh năm 1951 ở Long An. Bức ảnh được giải thưởng Pulitzer. Nick Ut vào làm cho AP là nhờ có người anh Huỳnh Thanh Mỹ làm cho hãng này bị tử thương năm 1965 trong lúc thi hành nhiệm vụ. Có người trách Nick Ut là bức hình cũ đã gần nửa thế kỷ mà cứ đem đi triển lãm lui tới hoài. Trong một dịp trả lời với báo India Forbes cách đây khá lâu, Nick Ut cho biết hồi thời chụp hình em bé Kim Phúc, anh có tự do, muốn chụp gì chụp. Theo Reporters Without Borders 20 năm chiến cuộc Việt Nam có 63 nhà báo chết hay mất tích. Dù vậy, các nhà báo ngoại quốc đều mong được cử sang xứ Việt để săn tin. Rút kinh nghiệm ảnh hưởng tai hại của báo chí, ngày nay giới truyền thông khi đến Irak, Aghanistan hành nghề hết còn tự tung tự tác như thời VNCH nữa. Họ phải tuân thủ các qui định do giới quân sự đề ra. Ai bảo miền
Chiến dịch Mậu Thân 1968 đánh úp vào đêm giao thừa của Hà Nội bị chặn đứng khắp nơi. Dân chúng chỉ chạy về phía quốc gia. Tuy vậy, mọi tin tức về VNCH đều tiêu cực. No news is good news. Thời đó, theo chân nửa triệu quân Mỹ đến miền Nam có hơn 600 ký giả ngoại quốc tới đóng đô ở Sài Gòn. Thay vì khách quan tường trình tình hình chiến sự của phe đồng minh và nỗ lực của miền Nam trong việc xây dựng chế độ tự do dân chủ trong thời chiến, các nhà báo này chuyên săn lùng chuyện xấu để tạo sự nghiệp cho mình. Hầu hết tin tức, hình ảnh trực tiếp gởi về Mỹ đều thiên lệch và còn bị phe tả bóp méo làm lợi cho phía cộng. Quân đội VNCH không thua ở trận tiền mà thua ở Hoa Thạnh Đốn, Paris… Tác động tệ hại của đạo quân báo chí ngoại quốc đã làm lung lay tiền đồn chống cộng, tạo ra tâm lý thua cuộc.
Điều này khiến chánh giới Hoa Kỳ chia rẽ trầm trọng. Tổng Thống Nixon đưa kế sách Việt Nam hóa chiến tranh rút dần lính Mỹ về nước. Vụ Watergate xảy ra, hòa đàm Paris, Nixon từ chức; năm năm sau Tết Mậu Thân, cuộc chiến ủy nhiệm giữa tư bản – cộng sản chỉ còn cuộc chiến giữa Sài Gòn - Hà Nội và phe xã hội chủ nghĩa. Tàu và Nga tuy tranh chấp nhưng vẫn yểm trợ cho việc đánh gục VNCH. Ngày 30/4/1975 sau khi xe tăng Nga sô, Tàu ủi sập cửa sắt dinh Độc Lập thì làn sóng đỏ hầu như đã phủ ngập cả nước. Phong trào vượt biên, vượt biển tràn sang khắp các nước Đông Nam Á. Hầu như ai cũng muốn thoát khỏi bức màn tre. Saigon Execution chỉ có nửa sự thật nhưng đã cho thấy sức mạnh của quyền lực thứ tư khi về hùa với phe nào. Bức hình đã phất cờ cho quân Cộng tiến vô Saigon từ năm 1968.
Thưa Thiếu tướng. Tôi rất ân hận….["General: I'm so...sorry."] . Đó là lời chia buồn ghi trong danh thiếp củaEddie Adams đính kèm trong vòng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan qua đời ngày 14/7/1998 để lại vợ và năm con. Saigon Execution đem lại giải Pulitzer cho Eddie Adams. Tướng Loan thì bị phiền nhiễu cho đến cuối đời. Eddie Adams thấy bất nhẫn: “có hai người chết trong bức hình. Tướng Loan giết một Việt cộng.Tôi giết ông tướng bằng máy ảnh. Tôi được tiền bạc, được coi là anh hùng”. Eddie Adams cho biết, có gặp xin lỗi tướng Loan về những tệ hại gây ra cho gia đình ông. Tướng Loan nói anh không có lỗi vì anh không chụp thì người khác chụp thôi. Sau này, nhờ đi cùng nhiều nơi, Eddie mới nhận ra tướng Nguyễn Ngọc Loan là người hùng chính đáng. Trước đó, chứng kiến cảnh bắn giết, khiến nhà báo nghĩ ông ta là một tay sát nhân phi nhân.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, nguyên thuộc không quân, sinh trưởng ở Huế, cựu học sinh Quốc học, xuất thân trường Võ bị Thủ Đức. Năm 1953, sang Pháp thụ huấn hai năm khóa huấn luyện phi công khu trục tại trường Võ bị Không quân Salon de Provence. Năm 1966 ông giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia. Tướng Nguyễn Ngọc Loan là người cương trực; không để ai xen vào thẩm quyền của mình.MậuThân 1968, ôngđích thân chỉ huy Cảnh sát Sài Gòn chống cộng quân; bị thương nặng, phải đi khập khiễng. Sau 30/4/75, gia đình định cư ở Virginia, mở một quán ăn nhỏ. Dân địa phương nhận ra ông là người trong ảnh, quán bị quấy nhiễu, phải dẹp tiệm. Năm 1976, hai dân biểu tố ông là tội phạm chiến tranh yêu cầu trục xuất ông khỏi Hoa Kỳ. Eddie Adams biện hộ cho tướng Loan. TổngThống Jimmy Carter can thiệp,bỏ vụ trục xuất.
Biểu tượng Saigon Execution đem lại danh giá và tiền bạc, nhưng tác giả bức ảnh thì phiền muộn: giá gì không chụp được khoảnh khắc viên đạn kết liễu một đời người. Ông muốn hễ nói tới Eddie Adams thì hãy nhớ bộ ảnh Con Thuyền Không Nụ Cười (The Boat of No Smiles) tường trình về 48 thuyền nhân tìm tự do sau ngày 30/4/75 trên một con thuyền 30 feet (độ hơn chín thước) lênh đênh giữa biển, không biết đâu là bến, là bờ. Những tấm ảnh và bài viết của ông đã thuyết phục Tổng Thống Jimmy Carter chấp nhận cho thêm trên 250,000 người tị nạn vào Mỹ. Trước khi mất, ngày 19/9/2004 thọ 71 tuổi, Eddie Adams nói, đời tướng Loan bị đảo lộn vì dư luận bất công. Họ chỉ thấy cảnh bắn một người. Dư luận không biết trước đó kẻ bị bắn đã giết cả một gia đình. Eddie Adams hỏi,việc bắn giết không phải là đúng; nhưng nếu anh là tướng Loan, giữa trận tiền, bắt gặp kẻ giết gia đình bạn bè, thân nhân anh, anh làm gì?”
Tác hại cơn sóng thần Saigon Execution chưa dứt thì bốn năm sau ngày 8/6/1972,một cơn sóng thần khác mạnh mẽ không kém xảy ra tại Trảng Bàng, Tây Ninh,trong một ngôi làng chiến lược, cách SàiGòn 40 cây số về phía Tây Bắc. Đó là bức ảnh Em Bé Napalm. Ảnh ghi lại khoảnh khắc Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, trần truồng bỏ chạy cùng một số trẻ khác về phía quốc gia. Bối cảnh sau lưng là khói mịt mù nơi có các cuộc gia tranh giữa quân VNCH và Cộng sản. Quanh đấy, có một số phóng viên báo và truyền hình nước ngoài cùng có mặt. Chỉ có một bức ảnh của NickUt làm cho AP, tung ra được loan tải khắp thế giới khiến dư luận toàn cầu, lên án miền Nam đã gây thương vong quá nhiều cho thường dân. Bức hình xuất hiện vào lúc hòa đàm Paris diễn ra; đã góp phần tích cực vào việc đẩy chế độ miền Nam vào thế thua cuộc.
Trong cái rủi, có cái may. Em bé Kim Phúc bị phỏng vì bom napalm, nằm bệnh viện 14 tháng, được bác sĩ Việt Mỹ chạy chữa; phải trải qua 17 cuộc giải phẫu. Sau 4/75 về sống với vết sẹo hãy còn đau nhức. Kim Phúc vẫn luôn nuôi niềm tin và hy vọng, dù có lúc muốn tự tử. Năm 1984 ký giả Perry Kretz ở Đức nhớ tới em bé trong hình, nhờ chánh quyền Viết Nam tìm để giúp em. Họ lùng ra Kim Phúc; lợi dụng em là nhân chứng sống của tội ác Mỹ ngụy; buộc Kim Phúc trả lời mọi phỏng vấn theo ý của cán bộ. Quá chán vì mãi bị khai thác, nhân máy bay ghé qua Canada, Kim Phúc cùng chồng đào thoát. Kim Phúc giờ đây là một nhà diễn thuyết cho hòa bình và là Đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc. Bức hình em bé napalm đã giúp Kim Phúc thoát khỏi bức màn tre. Cả gia đình hai con và ba mẹ hiện có một cuộc sống an lành ở Toronto.
Chủ nhân bức ảnh em bé napalm là Nick Ut, tên thật la Huỳnh Công Út, sinh năm 1951 ở Long An. Bức ảnh được giải thưởng Pulitzer. Nick Ut vào làm cho AP là nhờ có người anh Huỳnh Thanh Mỹ làm cho hãng này bị tử thương năm 1965 trong lúc thi hành nhiệm vụ. Có người trách Nick Ut là bức hình cũ đã gần nửa thế kỷ mà cứ đem đi triển lãm lui tới hoài. Trong một dịp trả lời với báo India Forbes cách đây khá lâu, Nick Ut cho biết hồi thời chụp hình em bé Kim Phúc, anh có tự do, muốn chụp gì chụp. Theo Reporters Without Borders 20 năm chiến cuộc Việt Nam có 63 nhà báo chết hay mất tích. Dù vậy, các nhà báo ngoại quốc đều mong được cử sang xứ Việt để săn tin. Rút kinh nghiệm ảnh hưởng tai hại của báo chí, ngày nay giới truyền thông khi đến Irak, Aghanistan hành nghề hết còn tự tung tự tác như thời VNCH nữa. Họ phải tuân thủ các qui định do giới quân sự đề ra. Ai bảo miền
Nam không có tự do báo chí?
Sau vụ cả gia đình bị giết năm Mậu thân 1968, không có ông bà nào dám bói được tương lai cậu nhỏ Nguyễn Từ Huấn 10 tuổi sẽ đi về đâu? Nếu còn ở Việt Nam với chánh sách đối xử con em ngụy quân, ngụy quyền cậu này sẽ học tới lớp a, b, c, dắt bà đi chợ là cùng; hay cao hơn là học thuộc bài “đêm qua em mơ gặp bác Hồ” rồi buộc về vùng kinh tế mới, nghêu ngao hát "Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, chung một biển đông mối tình hữu nghịsáng như rạng đông”. Chẳng ai “biết ra sao ngày sau – que serasera”cho cậu nhỏ. Nhờ về sống với ông chú, cậu Nguyễn Từ Huấn năm 1975 được theo làn sóng tị nạn sang Hoa kỳ. Năm 1981 tốt nghiệp đại học tại Oklahoma với bằng Kỹ Sư Điện; gia nhập Hải quân năm1993 theo binh nghiệp, con đường cha đi. Nguyễn Từ Huấn năm 2019 trở thành Tướng.
Ngỏ lời trước cả ngàn em hướng đạo sinh thuộc các ngành và phụ huynh trong buổi lễ chào cờ đầu năm lần thứ 27 của Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam hải ngoại tại công viên Garden Grove, CA ngày chủ nhật 23/2/2020, Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn cho biết nhờ từng là một hướng đạo sinh ở Việt Nam nên ông thấy, Hướng đạo và quân đội có một điều rất giống nhau. Đó là chỉ nhằm phục vụ đất nước. Ông nói, ông may mắn được gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ và là người Việt đầu tiên được vào vị trí Phó Đề Đốc. Theo ông, tương lai chắc sẽ có nhiều người Việt khác nữa thành Đề Đốc. Ông mong trong các đoàn sinh sẽ có em thành Tổng thống Mỹ gốc Việt và khuyên các em nên nuôi dưỡng mộng ước của mình. Phó Đề Đốc kêu gọi các đoàn sinh nên trân trọng tình bạn và cuộc sống hiện tại.
Nhân dịp này, Phó Đề Đốc nói với tôi (ptt) rằng, cộng sản dùng bức hình có tướng Loan “để tố cáo tội ác của Mỹ Ngụy, nhưng thật ra cái ác không nằm trong bức ảnh mà cái ác nằm trong chủ trương, đường lối của Cộng sản”. Ông xúc động, chỉ cho tôi thấy dấu vết thảm sát năm xưa: cái sẹo nơi trán. Phó Đề Đốc còn cho tôi hay, ông chưa bao giờ gặp hai nhân vật chủ chốt trong biểu tượng chiến tranh Việt Nam Saigon Execution: phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams và tướng Nguyễn Ngọc Loan. Liên hệ bức ảnh gây ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, hiện chỉ còn Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn. Ông là nhân chứng sống về tội ác của cộng quân trong vụ thảm sát Tết MậuThân 1968 và cũng là nửa sự thật đằng sau bức ảnh Saigon Execution. Ngày nay, thiết tưởng trong các tài liệu về Việt Nam War khi nói đến chiến tranh Việt Nam mà không nhắc tới Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn là một thiếu sót lớn.
Phan Thanh Tâm
Sau vụ cả gia đình bị giết năm Mậu thân 1968, không có ông bà nào dám bói được tương lai cậu nhỏ Nguyễn Từ Huấn 10 tuổi sẽ đi về đâu? Nếu còn ở Việt Nam với chánh sách đối xử con em ngụy quân, ngụy quyền cậu này sẽ học tới lớp a, b, c, dắt bà đi chợ là cùng; hay cao hơn là học thuộc bài “đêm qua em mơ gặp bác Hồ” rồi buộc về vùng kinh tế mới, nghêu ngao hát "Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, chung một biển đông mối tình hữu nghịsáng như rạng đông”. Chẳng ai “biết ra sao ngày sau – que serasera”cho cậu nhỏ. Nhờ về sống với ông chú, cậu Nguyễn Từ Huấn năm 1975 được theo làn sóng tị nạn sang Hoa kỳ. Năm 1981 tốt nghiệp đại học tại Oklahoma với bằng Kỹ Sư Điện; gia nhập Hải quân năm1993 theo binh nghiệp, con đường cha đi. Nguyễn Từ Huấn năm 2019 trở thành Tướng.
Ngỏ lời trước cả ngàn em hướng đạo sinh thuộc các ngành và phụ huynh trong buổi lễ chào cờ đầu năm lần thứ 27 của Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam hải ngoại tại công viên Garden Grove, CA ngày chủ nhật 23/2/2020, Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn cho biết nhờ từng là một hướng đạo sinh ở Việt Nam nên ông thấy, Hướng đạo và quân đội có một điều rất giống nhau. Đó là chỉ nhằm phục vụ đất nước. Ông nói, ông may mắn được gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ và là người Việt đầu tiên được vào vị trí Phó Đề Đốc. Theo ông, tương lai chắc sẽ có nhiều người Việt khác nữa thành Đề Đốc. Ông mong trong các đoàn sinh sẽ có em thành Tổng thống Mỹ gốc Việt và khuyên các em nên nuôi dưỡng mộng ước của mình. Phó Đề Đốc kêu gọi các đoàn sinh nên trân trọng tình bạn và cuộc sống hiện tại.
Nhân dịp này, Phó Đề Đốc nói với tôi (ptt) rằng, cộng sản dùng bức hình có tướng Loan “để tố cáo tội ác của Mỹ Ngụy, nhưng thật ra cái ác không nằm trong bức ảnh mà cái ác nằm trong chủ trương, đường lối của Cộng sản”. Ông xúc động, chỉ cho tôi thấy dấu vết thảm sát năm xưa: cái sẹo nơi trán. Phó Đề Đốc còn cho tôi hay, ông chưa bao giờ gặp hai nhân vật chủ chốt trong biểu tượng chiến tranh Việt Nam Saigon Execution: phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams và tướng Nguyễn Ngọc Loan. Liên hệ bức ảnh gây ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, hiện chỉ còn Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn. Ông là nhân chứng sống về tội ác của cộng quân trong vụ thảm sát Tết MậuThân 1968 và cũng là nửa sự thật đằng sau bức ảnh Saigon Execution. Ngày nay, thiết tưởng trong các tài liệu về Việt Nam War khi nói đến chiến tranh Việt Nam mà không nhắc tới Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn là một thiếu sót lớn.
Phan Thanh Tâm
Không có nhận xét nào