Header Ads

  • Breaking News

    Phạm Hoài Nam - Kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc trị giá $1.5 ngàn tỉ tiêu tan vì đại dịch COVID-19

    Trung Quốc đang phải đối diện với cơn ác mộng lớn nhất từ hơn nửa thế kỷ qua khi kế hoạch mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới của họ coi như tiêu tan vì đại dịch coronavirus.

    Phạm Hoài Nam - Kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc trị giá $1.5 ngàn tỉ tiêu tan vì đại dịch COVID-19
    Trung Quốc bắt buộc phải quyết định giữa hai chọn lựa: sẽ tiếp tục dự án mở rộng ảnh hưởng ra thế giới hay tập trung giải quyết những khó khăn trong nước.

    Để thực hiện dự án “Một vành đai, Một con đường”, Trung Quốc phải lấy lòng 126 quốc gia trên toàn thế giới bằng cách chi ra hàng tỉ đô la cho những quốc gia này vay mượn với tiền lời rẻ để họ xây dựng hạ tầng cơ sở.

    Ý tưởng của dự án này là xây dựng một đường hàng hải trải dài 6000km nối liền Trung Quốc với Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Bắc Phi, mà họ một “Con đường”.

    Cùng lúc đó họ muốn thiết lập một “Vành đai” bằng cách xây dựng các tuyến đường xe lửa và đường bộ nối liền Trung Quốc với Trung Á, Tây Á, Trung Đông và Âu Châu

    Tuy nhiên do hậu quả của đại dịch coronavirus khiến cho nền kinh tế của nhiều quốc gia nằm trong dự án này đang bị phá sản, không còn khả năng để tiếp tục.

    China is understood to have invested $1.5 trillion dollars in the program. Picture: SuppliedSource:Supplied

    Trong lúc giới lãnh đạo của các quốc gia vay mượn đang lo lắng về số tiền phải trả lại hằng năm cho Trung Quốc, thì chính Trung Quốc đang phải đối diện với sự suy thoái về kinh tế lớn nhất từ năm 1976 đến nay.

    Giáo sư kinh tế chuyên về Trung Quốc của đại học Australian National University, Jane Golley, nói rằng cuối cùng cường quốc thứ hai của thế giới đang phải “đối diện với nổi ám ảnh của chính họ.”

    Bà nói rằng lúc này Trung Quốc phải chọn lựa giữa giúp đỡ cho các nước nợ đang bị khốn khổ vì dịch corona và nhu cầu phải giải quyết khẩn cấp sự suy sụp kinh tế bên trong nước Tàu.

    Cuối cùng theo bà Golley chính quyền Trung Quốc sẽ phải dành ưu tiên giải quyết vấn đề nội bộ của nước Tàu.

    “Để đối đầu với Mỹ và thế giới Tây Phương trong những ngày tới, Trung Quốc phải dùng tiền để lấy lòng các nước “đồng minh” trong giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên chính quyền Trung Quốc đang phải chịu một áp lực rất lớn từ trong nước, tôi nghĩ cuối cùng kích thích nền kinh tế nội đại sẽ quan trọng hơn đối với họ,” bà nói.

    The Kiel Institute, một viên nghiên cứu của Đức, cho biết là chỉ trong mấy năm gần đây, chính quyền Trung Quốc cho các nước đang phát triển vay số tiền lên đến $520 tỉ, lớn hơn cả Ngân Hàng Thế Giới (World Banks) hay Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund).

    “Thử tưởng tượng bạn đang sống tại một vùng nông thôn nghèo ở Trung Quốc, thậm chí không có điện, chắc chắn bạn không muốn tiền của quốc gia bạn chi cho nước khác,” bà nói.

    Trung Quốc đang chịu áp lực từ những nước đã ký kết tham gia dự án “Một vành đai, Một con đường”, họ đòi hỏi một sự trợ giúp nào đó từ phía Trung Quốc về số nợ mà họ phải trả.

    Một số nước trong đó có Hoa Kỳ và Ấn Độ cáo buộc đảng Cộng Sản Trung Quốc sử dụng “bẫy nợ chiến lược” (debt-trap strategy) đối với những nước nghèo – cho mượn số tiền mà họ không thể trả nổi – rồi dùng đó để “blackmail” họ.

    Tệ hơn nữa là do hậu quả của đại dịch corona khiến cho nền kinh tế của những nước đó suy thoái trầm trọng, và chắc chắn là họ không có khả năng để trả nợ trong thời gian tới.

    Vì quá nghèo không có tiền trả, cho nên một số nước phải dùng hải cảng và hầm mỏ để thế chân.

    mage: Lowy Institute

    Theo điều tra của tờ New York Times, Djibouti – một nước nhỏ ở Phi Chân, nơ Trung Quốc số tiền lên đến 80% tổng sản lượng kinh tế quốc gia mỗi năm.

    Trong lúc đó, số tiền nợ của Ethiopia đối với Trung Quốc chiếm 20% tổng sản lượng kinh tế hằng năm, còn Kyrgyzstan ở Trung Á chiếm đến 40%.

    Tuy nhiên, theo giáo sư Golley, Trung Quốc đổ tiền vào một số quốc gia nghèo, và khi nền kinh tế của những nước đó sụp đổ thì cuối cùng chưa chắn Trung Quốc đã thu được lợi ích.

    Bà nói hiện tại Trung Quốc đang “đối diện với nỗi ám ảnh của chính họ” khi nhìn thấy kinh tế những quốc gia mà họ đầu tư đang sụp đổ, đồng thời chính họ cũng gặp một cuộc suy thoái kinh tế tệ nhất từ hơn 40 năm qua.

    “Họ phải làm gì? Kinh tế của họ đang sụp đổ, và người dân của họ đang cần hỗ trợ một nguồn tài chánh khẩn cấp, nếu bạn không đến để cứu họ thì bạn mất tất cả số tiền đã đầu tư, cho nên Trung Quốc đang đứng trước một thế lưỡng nan không biết họ sẽ giải quyết như thế nào,” bà Golley nói.

    Ngoài số tiền đầu tư vào dự án “Một dòng đai, Một con đường”, một trong những mục tiêu chánh yếu của Trung Quốc là tạo đồng minh trên khắp thế giới – một chiến lược vừa làm bạn vừa tạo ảnh hưởng.

    Thế nhưng đại dịch COVID-19 đã làm hỏng kế hoạch của họ.

    Nhiều nước trên thế giới, thậm chí có cả những nước đang vay tiền của Trung Quốc, đang đòi hỏi mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của vi khuẩn corona.

    Nói một cách khác, lần này Trung Quốc không chỉ mất một nguồn tiền rất lớn mà họ đã đầu tư trên toàn cầu, mà còn có thể mất luôn niềm tin và ảnh hưởng mà họ muốn tạo dựng xuyên qua dự án “Một dòng đai, Một con đường.”



    https://vietluan.com.au/

    Không có nhận xét nào