Hôm 12/5/2020, tờ Asahi của
Nhật thông tin Công ty Tenma có trụ sở ở Tokyo đã tự khai báo với Tổng
cục Kiểm sát Tokyo về việc công ty con là Công ty Tenma Việt Nam, đóng
tại Bắc Ninh, đã hối lộ cán bộ/nhân viên ở Việt Nam tổng số tiền khoảng
25 triệu yên (gần 5,4 tỉ đồng Việt Nam) với mục tiêu trốn thuế. Đại sứ
quán Việt Nam tại Nhật Bản cũng có báo cáo cho Văn phòng Chính phủ và Bộ
Ngoại giao Việt Nam liên quan đến thông tin này.
Tờ
Thanh Tra, cơ quan truyền thông của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh
tra, hôm 25/5/2020 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận
xét đấy là hành vi “ăn vặt” sẽ ảnh hưởng rất nhiều do liên quan tới môi
trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, phòng chống tham nhũng trong quản
lý công tác cán bộ tại ngành Thuế, Hải quan.
Câu nói của ông Dũng khiến những người quan tâm đặt vấn đề 5 tỷ gọi là “ăn vặt” thì bao nhiêu mới là “ăn đủ”!?
Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh nói với RFA:
“Tôi không biết câu nói này của Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng, nhưng tôi không đánh giá thấp và tôi cũng không coi 5 tỷ đồng là ‘vặt’, mà tôi nghĩ bất kỳ hành động tham nhũng nào cũng cần xét xử một cách rất nghiêm túc”.
Tôi nghĩ rằng nói như thế là bất công với người dân. Có nghĩa cái ‘vặt’ của ông Đinh Tiến Dũng nó ngang với cái làm việc quần quật 100 năm không nghỉ của những người dân như tôi. - Nhà báo Nguyễn An Dân
Để thấy được chênh lệch về khoản ‘ăn vặt’ vừa nêu và khoản tiền lương mà người công nhân nhận được hằng tháng, xin được nêu lại kết quả nghiên cứu khảo sát của Oxfam và nhóm chuyên gia thuộc Viện Công nhân và Công Đoàn về “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy” của công nhân ngành dệt may năm 2019. Kết quả cho thấy, có tới 69% công nhân cho biết họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình, 31% không tiết kiệm được gì từ tiền lương.
Theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP, mức lương cơ bản cao nhất của người lao động trong các doanh nghiệp là 4.420.000 đồng/tháng và thấp nhất là 3.070.000 đồng/tháng.
Nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng không có ý bao che cho cấp dưới khi nói đây chỉ là “ăn vặt”, mà đó là sự thật được thốt ra từ miệng của một quan chức. Nhà báo này giải thích:
“Khi chuyện tham nhũng và tiêu cực trở thành bình thường thì người ta nghĩ 5 tỷ nó không phải là lớn trong cái cách tham nhũng của nhiều cán bộ nhà nước. Tôi nghĩ không phải ông Đinh Tiến Dũng muốn bao che chuyện này, vì muốn bao che cũng không được, mà là do cái tư duy lối mòn hình thành trong đầu óc của những cán bộ trong đảng. Họ nghĩ rằng 5 tỷ cũng bé thôi nên ông Dũng buột miệng nói ra như thế, có nghĩa ổng nói sự thật.
Tôi nghĩ rằng nói như thế là bất công với người dân. Hiện nay GDP theo báo đảng công bố chỉ là 2.500 đô/năm, tức khoảng 50 triệu. Như vậy muốn có 5 tỷ thì một người phải làm 100 năm. Có nghĩa cái ‘vặt’ của ông Đinh Tiến Dũng nó ngang với cái làm việc quần quật 100 năm không nghỉ của những người dân như tôi.”
5 tỷ đồng Việt Nam là số tiền rất lớn so với mức thu nhập của đại đa số người lao động Việt Nam. Ông Bộ trưởng Tài chính chắc chắn biết rằng đây là con số không hề ‘vặt’ chút nào. Nhưng nếu so với các con số tham nhũng, hối lộ, đưa hối lộ được báo chí công khai qua các phiên tòa xử các cán bộ cao cấp thì điều nhận xét của ông Đinh Tiến Dũng là đúng.
Với tư cách một người dân Sài Gòn, ông Đinh Kim Phúc nhận xét câu nói của ông Đinh Tiến Dũng:
“Phát biểu của ông Đinh Tiến Dũng Bộ trưởng Bộ Tài chính tôi cho rằng đây là cái vạ miệng hơn là cái suy nghĩ chín chắn của một vị bộ trưởng.
Chúng ta cứ nhìn tất cả các vụ án tham nhũng ở Việt Nam mà đã được xét xử thì không có ai ăn vài ba chục triệu hay năm ba tỷ đồng. Điển hình là vụ AVG, chỉ riêng Nguyễn Bắc Son đã ăn 3 triệu đô la Mỹ là hơn 60 tỷ đồng.
Còn những vụ án khác, kể cả tham những, kể cả phá hoại như Vinashin trước đây gần 100.000 tỷ đồng, rồi Vinalines và hàng loạt các công ty khác được mệnh danh ‘quả nắm đấm về kinh tế’ của Nhà nước. Hiện nay có 12 dự án Bộ công thương đang quản lý thua lỗ hàng ngàn tỷ nhưng nhà của cán bộ thì xa hoa, biệt thự của cán bộ thì người dân cả đời cũng không mơ được.”
Một số nhà quan sát thời cuộc Việt Nam cho rằng việc xử và bỏ tù các quan chức cấp cao do tham nhũng thực ra là thanh trừng nội bộ. Hiện nay họ chỉ chống tham nhũng trên bề mặt. Muốn chống tham nhũng thực sự thì phải dựa vào dân, nghe dân, còn nếu cứ như bây giờ là phe nọ giết phe kia thì diệt được chân rết này sẽ ra chân rết khác.
Ngoài ra, việc đảng cộng sản toàn quyền cai trị cũng bị cho là nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tham nhũng tràn lan hiện nay vì họ vừa đá bóng vừa thổi còi.
Hành vi này được đưa lên báo chí Nhật Bản rõ ràng là một tin xấu, nghiêm trọng và là một tín hiệu không tốt đối với môi trường đầu tư của Việt Nam. - Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 22/5/2020 về tình hình, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ứng phó với các thách thức toàn cầu do COVID-19 gây ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt, với một tư duy mới, để đón sóng chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng mạnh mẽ sau dịch COVID-19.
Bên cạnh những khiếm khuyết về hạ tầng cơ sở, tay nghề công nhân cũng như trình độ quản lý của người lao động Việt Nam, vấn nạn tham nhũng là một bước cản lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, như nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh:
“Hành vi này được đưa lên báo chí Nhật Bản, lại xảy ra khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập một nhóm công tác để chuẩn bị đón một đợt đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam, thì đây rõ ràng là một tin xấu, nghiêm trọng và là một tín hiệu không tốt đối với môi trường đầu tư của Việt Nam.”
Đây không phải lần đầu một công ty Nhật Bản phải đưa hối lộ cho quan chức Việt Nam. Một vụ rất lớn từng xảy ra vào năm 2014, đó là vụ án hối lộ của công ty tư vấn giám sát giao thông Nhật Bản (JTC) với các quan chức ngành đường sắt Việt Nam được báo chí Nhật công bố tháng 3/2014. Theo tờ Yumiori Shimbun của Nhật lúc đó, Chủ tịch công ty JTC đã thừa nhận đưa hối lộ 130 triệu yên, tương đương 1,3 triệu đô la cho các quan chức nước ngoài để có được các dự án phát triển trị giá hàng triệu đô la. Trong số này có 80 triệu yên được hối lộ cho các quan chức ngành đường sắt Việt Nam cho dự án đường sắt đô thị số 1 ở Hà Nội.
Nguồn : https://www.rfa.org/
Nhận hối lộ 5 tỷ đồng chỉ là ăn vặt: Không sai! |
Câu nói của ông Dũng khiến những người quan tâm đặt vấn đề 5 tỷ gọi là “ăn vặt” thì bao nhiêu mới là “ăn đủ”!?
Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh nói với RFA:
“Tôi không biết câu nói này của Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng, nhưng tôi không đánh giá thấp và tôi cũng không coi 5 tỷ đồng là ‘vặt’, mà tôi nghĩ bất kỳ hành động tham nhũng nào cũng cần xét xử một cách rất nghiêm túc”.
Tôi nghĩ rằng nói như thế là bất công với người dân. Có nghĩa cái ‘vặt’ của ông Đinh Tiến Dũng nó ngang với cái làm việc quần quật 100 năm không nghỉ của những người dân như tôi. - Nhà báo Nguyễn An Dân
Để thấy được chênh lệch về khoản ‘ăn vặt’ vừa nêu và khoản tiền lương mà người công nhân nhận được hằng tháng, xin được nêu lại kết quả nghiên cứu khảo sát của Oxfam và nhóm chuyên gia thuộc Viện Công nhân và Công Đoàn về “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy” của công nhân ngành dệt may năm 2019. Kết quả cho thấy, có tới 69% công nhân cho biết họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình, 31% không tiết kiệm được gì từ tiền lương.
Theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP, mức lương cơ bản cao nhất của người lao động trong các doanh nghiệp là 4.420.000 đồng/tháng và thấp nhất là 3.070.000 đồng/tháng.
Nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng không có ý bao che cho cấp dưới khi nói đây chỉ là “ăn vặt”, mà đó là sự thật được thốt ra từ miệng của một quan chức. Nhà báo này giải thích:
“Khi chuyện tham nhũng và tiêu cực trở thành bình thường thì người ta nghĩ 5 tỷ nó không phải là lớn trong cái cách tham nhũng của nhiều cán bộ nhà nước. Tôi nghĩ không phải ông Đinh Tiến Dũng muốn bao che chuyện này, vì muốn bao che cũng không được, mà là do cái tư duy lối mòn hình thành trong đầu óc của những cán bộ trong đảng. Họ nghĩ rằng 5 tỷ cũng bé thôi nên ông Dũng buột miệng nói ra như thế, có nghĩa ổng nói sự thật.
Tôi nghĩ rằng nói như thế là bất công với người dân. Hiện nay GDP theo báo đảng công bố chỉ là 2.500 đô/năm, tức khoảng 50 triệu. Như vậy muốn có 5 tỷ thì một người phải làm 100 năm. Có nghĩa cái ‘vặt’ của ông Đinh Tiến Dũng nó ngang với cái làm việc quần quật 100 năm không nghỉ của những người dân như tôi.”
5 tỷ đồng Việt Nam là số tiền rất lớn so với mức thu nhập của đại đa số người lao động Việt Nam. Ông Bộ trưởng Tài chính chắc chắn biết rằng đây là con số không hề ‘vặt’ chút nào. Nhưng nếu so với các con số tham nhũng, hối lộ, đưa hối lộ được báo chí công khai qua các phiên tòa xử các cán bộ cao cấp thì điều nhận xét của ông Đinh Tiến Dũng là đúng.
Với tư cách một người dân Sài Gòn, ông Đinh Kim Phúc nhận xét câu nói của ông Đinh Tiến Dũng:
“Phát biểu của ông Đinh Tiến Dũng Bộ trưởng Bộ Tài chính tôi cho rằng đây là cái vạ miệng hơn là cái suy nghĩ chín chắn của một vị bộ trưởng.
Chúng ta cứ nhìn tất cả các vụ án tham nhũng ở Việt Nam mà đã được xét xử thì không có ai ăn vài ba chục triệu hay năm ba tỷ đồng. Điển hình là vụ AVG, chỉ riêng Nguyễn Bắc Son đã ăn 3 triệu đô la Mỹ là hơn 60 tỷ đồng.
Còn những vụ án khác, kể cả tham những, kể cả phá hoại như Vinashin trước đây gần 100.000 tỷ đồng, rồi Vinalines và hàng loạt các công ty khác được mệnh danh ‘quả nắm đấm về kinh tế’ của Nhà nước. Hiện nay có 12 dự án Bộ công thương đang quản lý thua lỗ hàng ngàn tỷ nhưng nhà của cán bộ thì xa hoa, biệt thự của cán bộ thì người dân cả đời cũng không mơ được.”
Một số nhà quan sát thời cuộc Việt Nam cho rằng việc xử và bỏ tù các quan chức cấp cao do tham nhũng thực ra là thanh trừng nội bộ. Hiện nay họ chỉ chống tham nhũng trên bề mặt. Muốn chống tham nhũng thực sự thì phải dựa vào dân, nghe dân, còn nếu cứ như bây giờ là phe nọ giết phe kia thì diệt được chân rết này sẽ ra chân rết khác.
Ngoài ra, việc đảng cộng sản toàn quyền cai trị cũng bị cho là nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tham nhũng tràn lan hiện nay vì họ vừa đá bóng vừa thổi còi.
Hành vi này được đưa lên báo chí Nhật Bản rõ ràng là một tin xấu, nghiêm trọng và là một tín hiệu không tốt đối với môi trường đầu tư của Việt Nam. - Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 22/5/2020 về tình hình, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ứng phó với các thách thức toàn cầu do COVID-19 gây ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt, với một tư duy mới, để đón sóng chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng mạnh mẽ sau dịch COVID-19.
Bên cạnh những khiếm khuyết về hạ tầng cơ sở, tay nghề công nhân cũng như trình độ quản lý của người lao động Việt Nam, vấn nạn tham nhũng là một bước cản lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, như nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh:
“Hành vi này được đưa lên báo chí Nhật Bản, lại xảy ra khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập một nhóm công tác để chuẩn bị đón một đợt đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam, thì đây rõ ràng là một tin xấu, nghiêm trọng và là một tín hiệu không tốt đối với môi trường đầu tư của Việt Nam.”
Đây không phải lần đầu một công ty Nhật Bản phải đưa hối lộ cho quan chức Việt Nam. Một vụ rất lớn từng xảy ra vào năm 2014, đó là vụ án hối lộ của công ty tư vấn giám sát giao thông Nhật Bản (JTC) với các quan chức ngành đường sắt Việt Nam được báo chí Nhật công bố tháng 3/2014. Theo tờ Yumiori Shimbun của Nhật lúc đó, Chủ tịch công ty JTC đã thừa nhận đưa hối lộ 130 triệu yên, tương đương 1,3 triệu đô la cho các quan chức nước ngoài để có được các dự án phát triển trị giá hàng triệu đô la. Trong số này có 80 triệu yên được hối lộ cho các quan chức ngành đường sắt Việt Nam cho dự án đường sắt đô thị số 1 ở Hà Nội.
Nguồn : https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào