Theo tin từ các báo Việt
Nam hôm 12/5/2020, Bộ Công an Việt Nam mới đây cho hay dự luật biểu tình
chưa thể được trình lên Quốc hội vì "cần phải được nghiên cứu kỹ, không
để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng".
Tôi
thấy rằng 45 năm qua dường như Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có được một
ngày hòa bình, trong tâm trí họ thì xung quanh lúc nào cũng có những
"thế lực thù địch" đe dọa sự tồn vong của thể chế.
Đây là dịp nhìn lại câu chuyện "hòa hợp hòa giải dân tộc" đã được nói đến từ khi Chiến tranh kết thúc năm 1975.
Căn nguyên của nhiều vấn đề hiện nay tại Việt Nam là nhà chức trách vẫn đề cao một phần lịch sử, lịch sử của 'bên thắng cuộc' và tiếp tục coi mọi tiếng nói khác là thù địch.
Mục tiêu của cuộc chiến là gì?
Ngày 30/4/2020, trên VTC News, Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Nguyễn Chí Vịnh từ góc nhìn của "bên thắng cuộc" cho rằng "Hoà hợp, hoà giải dân tộc đã thành công", ông nhấn mạnh:
"…chiến thắng này đem lại lợi ích cho cả người thắng lẫn kẻ thua và thời gian đã chứng minh điều ấy."
Sau 30/4/1975, miền Nam từ một xã hội đa nguyên gồm nhiều sinh hoạt dân sự, có cả những sinh hoạt thân cộng sản, đã được miền Bắc "hợp" nhất thành một mối, từ người công an khu vực, phường đội, quận đội, mọi cơ quan hành chính miền Nam đều do người miền Bắc nắm giữ hoặc chỉ đạo.
Những người miền Nam thân cộng hay theo cộng sản là những người đầu tiên bất "hòa" với việc "thống nhất" theo mô hình lạc hậu hơn của miền Bắc.
Những người này tin rằng theo quy định của Hiệp định Paris miền Nam sẽ có vài năm chuyển tiếp, người miền Nam được hòa giải với nhau và hòa hợp cùng dân tộc và sau đó sẽ được quyền tự quyết dân tộc.
Mới đây, nhân dịp 30/4/2020, câu chuyện của Bác sĩ Bùi Quỳnh Hoa con gái đại tá Quân đội NDVN Bùi Văn Tùng kể trên BBC Tiếng Việt có những điểm đáng được quan tâm.
Ông Bùi Văn Tùng là Trung Tá Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, cấp chỉ huy cao nhất vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 và ông đã soạn Tuyên bố Đầu hàng cho Đại tướng Dương Văn Minh và chính ông đã đọc lời Chấp Nhận Đầu Hàng trên Đài Phát thanh Sài Gòn.
Trong vai trò Chính ủy trước đây ông Tùng phải tuyên truyền để bộ đội Bắc Việt "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", nhưng theo lời kể của Bác sĩ Quỳnh Hoa cho đến chết ông vẫn hỏi bà: "Tại sao Mỹ lại đánh nhau với mình thế hả con?"
Rõ ràng cho đến cuối đời ông Bùi Văn Tùng vẫn chưa có được một lời giải thích thỏa đáng nguyên nhân của cuộc chiến tại Việt Nam, lịch sử với cộng sản chỉ để tuyên truyền nên không thể thuyết phục ngay cả những chứng nhân "bên thắng cuộc".
Khi được mở lòng trên BBC Tiếng Việt, Bác sĩ Bùi Quỳnh Hoa đã hòa giải tâm lý bị đè nén bấy lâu nay, bà cũng đã hòa giải giúp cho cha bà.
Thân phận của Điệp viên Phạm Xuân Ẩn, của ký giả Lý Chánh Chung và của nhiều nhân vật miền Nam khác cũng cần được cặn kẽ xem xét để xem họ nghĩ gì về chiến thắng của Quân đội miền Bắc.
Khác với nhiều ỵ́ kiến cho rằng vấn đề hòa giải đã xong, hoặc chỉ là chuyện của chính quyền với dân, tôi thấy ở Việt Nam dường như chưa có những cuộc nghiên cứu để tìm hiểu tâm lý của những bộ đội cộng sản trong chiến tranh Việt Nam để xem mức độ "hòa giải tâm lý" của binh sĩ bên thắng cuộc.
Bởi thế theo ý tôi, cho đến nay không ai có thể kết luận: "hòa hợp và hòa giải đã thành công" đối với bên thắng cuộc.
Bên thua cuộc thì sao?
Còn người miền Nam thuộc "bên thua cuộc" thì khăn gói 10 ngày "học tập cải tạo", có người 17 năm mới rời khỏi nhà tù, nhiều người chết trong tù.
Một số nhân viên miền Nam cấp thấp không bị tù, được giữ lại làm việc ít lâu, nhưng khi người miền Bắc đã nắm được chuyên môn, thì họ bị sa thải vì là người của chế độ cũ.
Nền tảng chính trị, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, xã hội, báo chí, văn nghệ, nghệ thuật, của miền Nam bị xóa bỏ để xây dựng xã hội mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
Những trận đánh tư sản, đánh văn hóa, cưỡng bức dân đi kinh tế mới, cưỡng bức dân vào hợp tác xã, ngăn sông cách chợ, phân biệt đối xử giữa người cũ với người mới đã buộc người miền Nam phải bỏ nước ra đi, nhiều người chết trên đường tìm tự do.
Đến nay tại Việt Nam từ giáo dục, báo chí, văn nghệ, nghệ thuật đến cuộc sống hằng ngày, mọi thứ vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm của "cách mạng", của "chiến thắng 30/4/1975", của người thắng kẻ thua.
Những người miền Nam thuộc "bên thua cuộc" còn ở lại Việt Nam, 45 năm qua chưa một ngày được đối xử công bằng, thậm chí đến đời con, đời cháu của họ vẫn bị đối xử kỳ thị vì cha ông đã làm việc trong chính thể VNCH.
Những người sống ở nước ngoài và con cháu họ vẫn bị kỳ thị về chế độ thị thực, bị cấm nhập cảnh về quê hương nếu công an VN cho họ vào "sổ đen".
Chiến tranh chấm dứt đã lâu nhưng bộ máy ở VN thay vì xóa bỏ xung đột để tiến đến hòa hợp và hòa giải dân tộc thực sự vẫn có nhiều việc làm khiến hố cách biệt giữa những người Việt với nhau càng sâu hơn, khiến lịch sử những năm qua có "hợp" nhưng không có "hòa".
Vẫn còn chưa xong
Không có "hòa" thì không thể nào giải quyết được những xung đột về văn hóa, về niềm tin, về chính trị, về lịch sử, giữa đảng Cộng sản và những người thuộc "bên thua cuộc".
Người miền Nam thuộc "bên thua cuộc" vẫn luyến tiếc và giữ niềm tin vững mạnh là họ sẽ phục hồi lại văn hóa, lại giáo dục, lại kinh tế, lại công bằng, tự do và dân chủ cho Việt Nam.
Ý tưởng này vẫn tồn tại và phát triển trong sinh hoạt của nhiều người và hội đoàn người miền Nam trong và ngoài nước.
Cùng lúc, những người Việt ra hải ngoại du lịch và du học, những người Việt về nước du lịch hay làm việc, và không gian mạng toàn cầu, đã tạo cơ hội người Việt trong và ngoài nước, người Việt thuộc nhiều thế hệ khác nhau, người Việt thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau, người Việt thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, cùng hòa hợp với nhau, từng bước hòa giải, xóa bỏ những mâu thuẫn, những xung đột cùng hướng về tương lai.
Sau 45 năm người Việt hải ngoại không còn suy nghĩ thắng thua hay không có nhu cầu phải hòa hợp hay hòa giải với nhà cầm quyền ở Việt Nam.
Các xung khắc mới sau 45 năm
Miền Bắc trước 30/4/1975 lúc đầu đời sống kinh tế có phần tốt hơn, nhưng về lâu dài cả hai miền Bắc Nam đều cùng chung số phận và sau 45 năm "thống nhất", xung đột đã từng bước chuyển sang những hình thức mới.
Xung đột giữa người cầm quyền với người bị trị, với những nông dân mất đất, xung đột giữa người dân làm không đủ ăn với những nhóm tư bản thân hữu phân chia lợi ích quốc gia, xung đột giữa những trí thức ưu tư về vận mệnh quốc gia và những người kiên định con đường cộng sản, và nhiều xung đột khác do thể chế chính trị gây ra.
Những xung đột này thay vì được giải quyết một cách dân chủ trong vòng luật pháp, nhà cầm quyền cộng sản lại khép cho những người bị thua thiệt là "thế lực thù địch", rồi thẳng tay đàn áp, bắt bớ, bỏ tù.
45 năm qua dường như đảng Cộng sản chưa có được một ngày hòa bình, chung quanh họ lúc nào cũng có những "thế lực thù địch" đe dọa sự tồn vong của thể chế Cộng sản.
Trở lại với cách suy nghĩ ông Nguyễn Chí Vịnh cho thấy những người cộng sản 45 năm nay vẫn không hề thay đổi, vẫn còn nghĩ thắng thua, chưa nghĩ đến chuyện "hòa" thì đừng mong nghĩ đến chuyện "giải" để có được kết luận "Hoà hợp, hoà giải dân tộc đã thành công".
Bài học từ 30/4/1975
Ở thời điểm 30/4/1975 mấy ai nghĩ rằng cho đến năm 2020, nghĩa là 45 năm trôi qua, việc hoà hợp và hoà giải dân tộc vẫn chưa được nhà cầm quyền thực hiện.
Hai năm trước mấy ai nghĩ đến chiến tranh thương mãi Trung Mỹ, chỉ vài tháng trước mấy ai nghĩ đại dịch viêm phổi xảy ra khắp toàn cầu, và mấy ai nghĩ đến việc Trung Quốc đang phải đối đầu với suy thoái kinh tế, với nạn thất nghiệp, với việc thay đổi cấu trúc kinh tế toàn cầu và rất có thể Trung Quốc sẽ phải thay đổi chính trị: "thay đổi không thì chết".
Môi Bắc Kinh hở, thì răng Hà Nội lạnh, nhiều thay đổi ắt sẽ xảy ra tại Việt Nam trong những ngày sắp tới.
Bài học của 30/4/1975 cho thấy hòa hợp và hòa giải dân tộc không thể xảy ra trong thể chế độc tài, đảng trị, mà chỉ có thể có nhờ môi trường dân chủ, đa nguyên, đa đảng với bầu cử thực sự tự do.
Việc hoãn lại luật biểu tình mới đây cho thấy chính quyền vẫn còn tâm lý lo sợ "kẻ thù", chứng tỏ sự thất bại trong suốt 45 năm qua, không hòa giải được như mong muốn của người dân hai miền Nam Bắc.
Nguyễn Quang Duy - VN: Hoãn luật biểu tình vì 'chưa có hòa bình từ 1975' |
Đây là dịp nhìn lại câu chuyện "hòa hợp hòa giải dân tộc" đã được nói đến từ khi Chiến tranh kết thúc năm 1975.
Căn nguyên của nhiều vấn đề hiện nay tại Việt Nam là nhà chức trách vẫn đề cao một phần lịch sử, lịch sử của 'bên thắng cuộc' và tiếp tục coi mọi tiếng nói khác là thù địch.
Mục tiêu của cuộc chiến là gì?
Ngày 30/4/2020, trên VTC News, Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Nguyễn Chí Vịnh từ góc nhìn của "bên thắng cuộc" cho rằng "Hoà hợp, hoà giải dân tộc đã thành công", ông nhấn mạnh:
"…chiến thắng này đem lại lợi ích cho cả người thắng lẫn kẻ thua và thời gian đã chứng minh điều ấy."
Sau 30/4/1975, miền Nam từ một xã hội đa nguyên gồm nhiều sinh hoạt dân sự, có cả những sinh hoạt thân cộng sản, đã được miền Bắc "hợp" nhất thành một mối, từ người công an khu vực, phường đội, quận đội, mọi cơ quan hành chính miền Nam đều do người miền Bắc nắm giữ hoặc chỉ đạo.
Những người miền Nam thân cộng hay theo cộng sản là những người đầu tiên bất "hòa" với việc "thống nhất" theo mô hình lạc hậu hơn của miền Bắc.
Những người này tin rằng theo quy định của Hiệp định Paris miền Nam sẽ có vài năm chuyển tiếp, người miền Nam được hòa giải với nhau và hòa hợp cùng dân tộc và sau đó sẽ được quyền tự quyết dân tộc.
Mới đây, nhân dịp 30/4/2020, câu chuyện của Bác sĩ Bùi Quỳnh Hoa con gái đại tá Quân đội NDVN Bùi Văn Tùng kể trên BBC Tiếng Việt có những điểm đáng được quan tâm.
Ông Bùi Văn Tùng là Trung Tá Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, cấp chỉ huy cao nhất vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 và ông đã soạn Tuyên bố Đầu hàng cho Đại tướng Dương Văn Minh và chính ông đã đọc lời Chấp Nhận Đầu Hàng trên Đài Phát thanh Sài Gòn.
Trong vai trò Chính ủy trước đây ông Tùng phải tuyên truyền để bộ đội Bắc Việt "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", nhưng theo lời kể của Bác sĩ Quỳnh Hoa cho đến chết ông vẫn hỏi bà: "Tại sao Mỹ lại đánh nhau với mình thế hả con?"
Rõ ràng cho đến cuối đời ông Bùi Văn Tùng vẫn chưa có được một lời giải thích thỏa đáng nguyên nhân của cuộc chiến tại Việt Nam, lịch sử với cộng sản chỉ để tuyên truyền nên không thể thuyết phục ngay cả những chứng nhân "bên thắng cuộc".
Khi được mở lòng trên BBC Tiếng Việt, Bác sĩ Bùi Quỳnh Hoa đã hòa giải tâm lý bị đè nén bấy lâu nay, bà cũng đã hòa giải giúp cho cha bà.
Thân phận của Điệp viên Phạm Xuân Ẩn, của ký giả Lý Chánh Chung và của nhiều nhân vật miền Nam khác cũng cần được cặn kẽ xem xét để xem họ nghĩ gì về chiến thắng của Quân đội miền Bắc.
Khác với nhiều ỵ́ kiến cho rằng vấn đề hòa giải đã xong, hoặc chỉ là chuyện của chính quyền với dân, tôi thấy ở Việt Nam dường như chưa có những cuộc nghiên cứu để tìm hiểu tâm lý của những bộ đội cộng sản trong chiến tranh Việt Nam để xem mức độ "hòa giải tâm lý" của binh sĩ bên thắng cuộc.
Bởi thế theo ý tôi, cho đến nay không ai có thể kết luận: "hòa hợp và hòa giải đã thành công" đối với bên thắng cuộc.
Bên thua cuộc thì sao?
Còn người miền Nam thuộc "bên thua cuộc" thì khăn gói 10 ngày "học tập cải tạo", có người 17 năm mới rời khỏi nhà tù, nhiều người chết trong tù.
Một số nhân viên miền Nam cấp thấp không bị tù, được giữ lại làm việc ít lâu, nhưng khi người miền Bắc đã nắm được chuyên môn, thì họ bị sa thải vì là người của chế độ cũ.
Nền tảng chính trị, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, xã hội, báo chí, văn nghệ, nghệ thuật, của miền Nam bị xóa bỏ để xây dựng xã hội mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
Những trận đánh tư sản, đánh văn hóa, cưỡng bức dân đi kinh tế mới, cưỡng bức dân vào hợp tác xã, ngăn sông cách chợ, phân biệt đối xử giữa người cũ với người mới đã buộc người miền Nam phải bỏ nước ra đi, nhiều người chết trên đường tìm tự do.
Đến nay tại Việt Nam từ giáo dục, báo chí, văn nghệ, nghệ thuật đến cuộc sống hằng ngày, mọi thứ vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm của "cách mạng", của "chiến thắng 30/4/1975", của người thắng kẻ thua.
Những người miền Nam thuộc "bên thua cuộc" còn ở lại Việt Nam, 45 năm qua chưa một ngày được đối xử công bằng, thậm chí đến đời con, đời cháu của họ vẫn bị đối xử kỳ thị vì cha ông đã làm việc trong chính thể VNCH.
Những người sống ở nước ngoài và con cháu họ vẫn bị kỳ thị về chế độ thị thực, bị cấm nhập cảnh về quê hương nếu công an VN cho họ vào "sổ đen".
Chiến tranh chấm dứt đã lâu nhưng bộ máy ở VN thay vì xóa bỏ xung đột để tiến đến hòa hợp và hòa giải dân tộc thực sự vẫn có nhiều việc làm khiến hố cách biệt giữa những người Việt với nhau càng sâu hơn, khiến lịch sử những năm qua có "hợp" nhưng không có "hòa".
Vẫn còn chưa xong
Không có "hòa" thì không thể nào giải quyết được những xung đột về văn hóa, về niềm tin, về chính trị, về lịch sử, giữa đảng Cộng sản và những người thuộc "bên thua cuộc".
Người miền Nam thuộc "bên thua cuộc" vẫn luyến tiếc và giữ niềm tin vững mạnh là họ sẽ phục hồi lại văn hóa, lại giáo dục, lại kinh tế, lại công bằng, tự do và dân chủ cho Việt Nam.
Ý tưởng này vẫn tồn tại và phát triển trong sinh hoạt của nhiều người và hội đoàn người miền Nam trong và ngoài nước.
Cùng lúc, những người Việt ra hải ngoại du lịch và du học, những người Việt về nước du lịch hay làm việc, và không gian mạng toàn cầu, đã tạo cơ hội người Việt trong và ngoài nước, người Việt thuộc nhiều thế hệ khác nhau, người Việt thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau, người Việt thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, cùng hòa hợp với nhau, từng bước hòa giải, xóa bỏ những mâu thuẫn, những xung đột cùng hướng về tương lai.
Sau 45 năm người Việt hải ngoại không còn suy nghĩ thắng thua hay không có nhu cầu phải hòa hợp hay hòa giải với nhà cầm quyền ở Việt Nam.
Các xung khắc mới sau 45 năm
Miền Bắc trước 30/4/1975 lúc đầu đời sống kinh tế có phần tốt hơn, nhưng về lâu dài cả hai miền Bắc Nam đều cùng chung số phận và sau 45 năm "thống nhất", xung đột đã từng bước chuyển sang những hình thức mới.
Xung đột giữa người cầm quyền với người bị trị, với những nông dân mất đất, xung đột giữa người dân làm không đủ ăn với những nhóm tư bản thân hữu phân chia lợi ích quốc gia, xung đột giữa những trí thức ưu tư về vận mệnh quốc gia và những người kiên định con đường cộng sản, và nhiều xung đột khác do thể chế chính trị gây ra.
Những xung đột này thay vì được giải quyết một cách dân chủ trong vòng luật pháp, nhà cầm quyền cộng sản lại khép cho những người bị thua thiệt là "thế lực thù địch", rồi thẳng tay đàn áp, bắt bớ, bỏ tù.
45 năm qua dường như đảng Cộng sản chưa có được một ngày hòa bình, chung quanh họ lúc nào cũng có những "thế lực thù địch" đe dọa sự tồn vong của thể chế Cộng sản.
Trở lại với cách suy nghĩ ông Nguyễn Chí Vịnh cho thấy những người cộng sản 45 năm nay vẫn không hề thay đổi, vẫn còn nghĩ thắng thua, chưa nghĩ đến chuyện "hòa" thì đừng mong nghĩ đến chuyện "giải" để có được kết luận "Hoà hợp, hoà giải dân tộc đã thành công".
Bài học từ 30/4/1975
Ở thời điểm 30/4/1975 mấy ai nghĩ rằng cho đến năm 2020, nghĩa là 45 năm trôi qua, việc hoà hợp và hoà giải dân tộc vẫn chưa được nhà cầm quyền thực hiện.
Hai năm trước mấy ai nghĩ đến chiến tranh thương mãi Trung Mỹ, chỉ vài tháng trước mấy ai nghĩ đại dịch viêm phổi xảy ra khắp toàn cầu, và mấy ai nghĩ đến việc Trung Quốc đang phải đối đầu với suy thoái kinh tế, với nạn thất nghiệp, với việc thay đổi cấu trúc kinh tế toàn cầu và rất có thể Trung Quốc sẽ phải thay đổi chính trị: "thay đổi không thì chết".
Môi Bắc Kinh hở, thì răng Hà Nội lạnh, nhiều thay đổi ắt sẽ xảy ra tại Việt Nam trong những ngày sắp tới.
Bài học của 30/4/1975 cho thấy hòa hợp và hòa giải dân tộc không thể xảy ra trong thể chế độc tài, đảng trị, mà chỉ có thể có nhờ môi trường dân chủ, đa nguyên, đa đảng với bầu cử thực sự tự do.
Việc hoãn lại luật biểu tình mới đây cho thấy chính quyền vẫn còn tâm lý lo sợ "kẻ thù", chứng tỏ sự thất bại trong suốt 45 năm qua, không hòa giải được như mong muốn của người dân hai miền Nam Bắc.
Không có nhận xét nào