Tôi đi khắp nơi ở
Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thấy rất ít quốc gia có vị trí địa
lý, con người tuyệt vời như Việt Nam ta, nhưng nay Việt Nam còn quá
nghèo khó lại đang đứng trước nguy cơ thiên tai, địch họa điêu linh.
Ai đã từng đến tây bắc, tây nguyên mà có chút lương tri ắt sẽ phải thấy đau xót cho cảnh nghèo khó của người dân và lo cho tương lai con cháu sau này.Những vùng đồi núi mênh mông ở Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và một phần Hòa Bình, Bắc Cạn, Cao Bằng ở miền bắc và Con Tum, Gia Lai, Đắc Nông, Đắc Lắc, Lâm Đồng…trọc lốc, bị mưa nắng xói mòn cằn cỗi. Xa xa lác đác những túp lều trơ vơ giữa đất trời nóng như đổ lửa về mùa hè, rét như cắt về mùa đông xác xơ, tơi tả… Khó có thể hình dung nổi cảnh cơ hàn cực nhọc của bộ phận lớn cư dân những nơi này.
Theo các chuyên gia ước tính ở vùng tây bắc có khoảng 900.000/4,7 triệu người, tây nguyên khoảng 950.000/5,8 triệu người chủ yếu là các dân tộc thiểu số chuyên sống về nương rẫy. Hàng năm mỗi nhân khẩu phải bạt rừng, chặt cây, xới cỏ từ 8.000m2 đến 1 ha đồi, rừng mới có đủ lương thực ngô, khoai, sắt để tồn tại một cách cực kỳ kham khổ. Cứ độ hai, ba mùa canh tác họ lại phải bỏ chỗ đất cũ chuyển sang khai phá chỗ khác. Cứ thế hàng triệu ha đất đồi núi bị cày xới rồi mưa gió bào mòn hết thực bì trơ ra sự cằn cỗi. Qua vài chục năm khoảng 2/3,7 triệu ha rừng tây bắc, gần 2,1/ 5,7 triệu ha rừng tây nguyên đã thành đồi trọc trơ sỏi, đá. Mùa hè như biển lửa, mùa mưa lũ ống, lũ quét khủng khiếp cuốn trôi nhà cửa, gia súc và cả những mạng người.
Đây là hậu quả của việc dân tây bắc từ 1955, tây nguyên từ năm 1975 phá rừng làm nương rẫy đến nay.Việc đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán, ngập mặn ngày càng nghiêm trọng ngoài việc Trung Quốc xây 11con đập trên sông Lan Thương, các đập thủy điện tại Lào cũng có nguyên nhân nữa là việc phá rừng làm nương rẫy ở tây nguyên, phá rừng lấy gỗ, làm nương ở trung, hạ Lào. Sông Cửu Long có 20% lưu vực ở tây nguyên, nam Lào nguồn cung cấp nước cho các con sông Nậm Hu, Sê Công, Sê San, Sê rê pôk, Đồng Nai bắt nguồn từ những cánh rừng bạt ngàn ở tây nguyên, nam Lào, chiếm cỡ 1/4 lưu lượng nước hạ nguồn sông Cửu Long.
Tuy nhiên từ hơn 20 năm nay nguồn nước mưa ở tây nguyên, nam Lào bị đổ nhanh ra biển không còn dự trữ cung cấp cho sông Cửu Long vào mùa khô. Hàng năm cơ quan thẩm quyền báo cáo năm nào diện tích rừng che phủ tây bắc, tây nguyên cũng tăng lên nhưng trên thực tế số rừng trồng không bù nổi số rừng bị phá với hàng ngàn vụ lớn, tàn phá hàng nghìn ha, dẫn tới đồng bằng sông Cửu Long càng bị hạn hán, ngập mặn đời sống dân ngày càng khó khăn hàng chục triệu dân phải bỏ quê đến các thành phố kiếm sống, con gái phiêu bạt “lấy chồng” Trung Quốc, Hàn, Đài….
Do rừng bị phá gần hết tây bắc liên tục bị lũ lụt kinh hoàng, đất đai bị sa mạc hóa một bộ phận lớn dân cư không sống nổi di cư tự do vào tây nguyên cùng với lâm tặc được các chính quyền bảo kê phá nốt những cánh rừng còn lại ở đây.
Nếu tình hình này cứ tiếp diễn thì chẳng bao lâu đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị hạn hán, ngập mặn xóa sổ, hàng chục triệu ha đồi núi ở tây nguyên, tây bắc bị sa mạc hóa hết, hạn hán lũ lụt hoành hành, dân các nơi này sẽ phải li tán bỏ trống những vùng trọng điểm an ninh, quốc phòng của đất nước.
Để từng bước cứu vớt ba vùng đất cực kỳ quan trọng này, theo tôi nhà cầm quyền Việt Nam phải ngay lập tức có biện pháp hữu hiệu.
Đã nhiều lần chính phủ, các bộ ngành bàn cách cải thiện đời sống cho 29% dân nghèo ở tây bắc, 15% dân tây nguyên nhưng đó chỉ là hình thức, khi điều kiện địa hình, khí hậu ở Tây bắc, tây nguyên chỉ phù hợp với phát triển rừng, rất khó sản xuất lương thực mà rừng mới là nguồn sống lâu dài của không chỉ dân sở tại mà cho cả nước và một phần thế giới.
Việc khôi phục lại rừng ở Tây nguyên, Tây bắc không quá khó nếu nhà cầm quyền đặt lợi ích lâu dài của quốc gia, con cháu lên trên lợi ích trước mắt. Mấu chốt của việc phá rưng là sản xuất lương thực. Trong chuyến đi Hà Giang tôi đã phỏng vấn nhiều bà con chuyên làm nương rẫy thì họ không muốn “phá cái rừng” đã che trở ngàn đời cho họ nhưng vì “đói cái bụng” mới phải phá rừng…
Trong khi đó Việt Nam đang dư thừa mỗi năm khoảng 6-7/45 triệu tấn gạo Việc xuất khẩu gạo năm nào cũng gặp khó khăn dù với giá bèo, xẩy ra cạnh tranh khốc liệt. Năm 2019 Việt Nam xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo, thu về được 2,738 tỷ USD. Theo tính toán của các chuyên gia tôi tham khảo thì ở tây bắc có khoảng 900.000, tây nguyên có 950.000 nhân khẩu sống chuyên về phá rừng làm nương rẫy trồng cây lương thực. Để họ không phá rừng mà khoanh nuôi, trồng rừng nhà nước chỉ cần dành ra cho mỗi nhân khẩu 15 kg gạo /tháng cả năm dành cho tây bắc, tây nguyên là 333.000 tấn gạo. Với số lương thực này giao cho kiểm lâm, chính quyền các địa phương phân phối, giao khoán cho dân khoanh nuôi rừng nghèo, trồng rừng trên diện tích đồi trọc và kiểm tra, bảo vệ.
Chỉ có như vậy mới ngăn chặn được nạn di cư tự do, phá rừng làm nương rẫy để sau vài chục năm những đồi trọc ở tây nguyên, tây bắc được phủ kín rừng khôi phục sinh thái cân bằng, ngăn chặn sa mạc hóa, hạn hán, lũ lụt, ngập mặn, nguồn dược liệu quý giá… duy trì được nguồn sống cho con cháu mai sau.
Nguồn : https://vietnamthoibao
Ai đã từng đến tây bắc, tây nguyên mà có chút lương tri ắt sẽ phải thấy đau xót cho cảnh nghèo khó của người dân và lo cho tương lai con cháu sau này.Những vùng đồi núi mênh mông ở Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và một phần Hòa Bình, Bắc Cạn, Cao Bằng ở miền bắc và Con Tum, Gia Lai, Đắc Nông, Đắc Lắc, Lâm Đồng…trọc lốc, bị mưa nắng xói mòn cằn cỗi. Xa xa lác đác những túp lều trơ vơ giữa đất trời nóng như đổ lửa về mùa hè, rét như cắt về mùa đông xác xơ, tơi tả… Khó có thể hình dung nổi cảnh cơ hàn cực nhọc của bộ phận lớn cư dân những nơi này.
Theo các chuyên gia ước tính ở vùng tây bắc có khoảng 900.000/4,7 triệu người, tây nguyên khoảng 950.000/5,8 triệu người chủ yếu là các dân tộc thiểu số chuyên sống về nương rẫy. Hàng năm mỗi nhân khẩu phải bạt rừng, chặt cây, xới cỏ từ 8.000m2 đến 1 ha đồi, rừng mới có đủ lương thực ngô, khoai, sắt để tồn tại một cách cực kỳ kham khổ. Cứ độ hai, ba mùa canh tác họ lại phải bỏ chỗ đất cũ chuyển sang khai phá chỗ khác. Cứ thế hàng triệu ha đất đồi núi bị cày xới rồi mưa gió bào mòn hết thực bì trơ ra sự cằn cỗi. Qua vài chục năm khoảng 2/3,7 triệu ha rừng tây bắc, gần 2,1/ 5,7 triệu ha rừng tây nguyên đã thành đồi trọc trơ sỏi, đá. Mùa hè như biển lửa, mùa mưa lũ ống, lũ quét khủng khiếp cuốn trôi nhà cửa, gia súc và cả những mạng người.
Đây là hậu quả của việc dân tây bắc từ 1955, tây nguyên từ năm 1975 phá rừng làm nương rẫy đến nay.Việc đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán, ngập mặn ngày càng nghiêm trọng ngoài việc Trung Quốc xây 11con đập trên sông Lan Thương, các đập thủy điện tại Lào cũng có nguyên nhân nữa là việc phá rừng làm nương rẫy ở tây nguyên, phá rừng lấy gỗ, làm nương ở trung, hạ Lào. Sông Cửu Long có 20% lưu vực ở tây nguyên, nam Lào nguồn cung cấp nước cho các con sông Nậm Hu, Sê Công, Sê San, Sê rê pôk, Đồng Nai bắt nguồn từ những cánh rừng bạt ngàn ở tây nguyên, nam Lào, chiếm cỡ 1/4 lưu lượng nước hạ nguồn sông Cửu Long.
Tuy nhiên từ hơn 20 năm nay nguồn nước mưa ở tây nguyên, nam Lào bị đổ nhanh ra biển không còn dự trữ cung cấp cho sông Cửu Long vào mùa khô. Hàng năm cơ quan thẩm quyền báo cáo năm nào diện tích rừng che phủ tây bắc, tây nguyên cũng tăng lên nhưng trên thực tế số rừng trồng không bù nổi số rừng bị phá với hàng ngàn vụ lớn, tàn phá hàng nghìn ha, dẫn tới đồng bằng sông Cửu Long càng bị hạn hán, ngập mặn đời sống dân ngày càng khó khăn hàng chục triệu dân phải bỏ quê đến các thành phố kiếm sống, con gái phiêu bạt “lấy chồng” Trung Quốc, Hàn, Đài….
Do rừng bị phá gần hết tây bắc liên tục bị lũ lụt kinh hoàng, đất đai bị sa mạc hóa một bộ phận lớn dân cư không sống nổi di cư tự do vào tây nguyên cùng với lâm tặc được các chính quyền bảo kê phá nốt những cánh rừng còn lại ở đây.
Nếu tình hình này cứ tiếp diễn thì chẳng bao lâu đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị hạn hán, ngập mặn xóa sổ, hàng chục triệu ha đồi núi ở tây nguyên, tây bắc bị sa mạc hóa hết, hạn hán lũ lụt hoành hành, dân các nơi này sẽ phải li tán bỏ trống những vùng trọng điểm an ninh, quốc phòng của đất nước.
Để từng bước cứu vớt ba vùng đất cực kỳ quan trọng này, theo tôi nhà cầm quyền Việt Nam phải ngay lập tức có biện pháp hữu hiệu.
Đã nhiều lần chính phủ, các bộ ngành bàn cách cải thiện đời sống cho 29% dân nghèo ở tây bắc, 15% dân tây nguyên nhưng đó chỉ là hình thức, khi điều kiện địa hình, khí hậu ở Tây bắc, tây nguyên chỉ phù hợp với phát triển rừng, rất khó sản xuất lương thực mà rừng mới là nguồn sống lâu dài của không chỉ dân sở tại mà cho cả nước và một phần thế giới.
Việc khôi phục lại rừng ở Tây nguyên, Tây bắc không quá khó nếu nhà cầm quyền đặt lợi ích lâu dài của quốc gia, con cháu lên trên lợi ích trước mắt. Mấu chốt của việc phá rưng là sản xuất lương thực. Trong chuyến đi Hà Giang tôi đã phỏng vấn nhiều bà con chuyên làm nương rẫy thì họ không muốn “phá cái rừng” đã che trở ngàn đời cho họ nhưng vì “đói cái bụng” mới phải phá rừng…
Trong khi đó Việt Nam đang dư thừa mỗi năm khoảng 6-7/45 triệu tấn gạo Việc xuất khẩu gạo năm nào cũng gặp khó khăn dù với giá bèo, xẩy ra cạnh tranh khốc liệt. Năm 2019 Việt Nam xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo, thu về được 2,738 tỷ USD. Theo tính toán của các chuyên gia tôi tham khảo thì ở tây bắc có khoảng 900.000, tây nguyên có 950.000 nhân khẩu sống chuyên về phá rừng làm nương rẫy trồng cây lương thực. Để họ không phá rừng mà khoanh nuôi, trồng rừng nhà nước chỉ cần dành ra cho mỗi nhân khẩu 15 kg gạo /tháng cả năm dành cho tây bắc, tây nguyên là 333.000 tấn gạo. Với số lương thực này giao cho kiểm lâm, chính quyền các địa phương phân phối, giao khoán cho dân khoanh nuôi rừng nghèo, trồng rừng trên diện tích đồi trọc và kiểm tra, bảo vệ.
Chỉ có như vậy mới ngăn chặn được nạn di cư tự do, phá rừng làm nương rẫy để sau vài chục năm những đồi trọc ở tây nguyên, tây bắc được phủ kín rừng khôi phục sinh thái cân bằng, ngăn chặn sa mạc hóa, hạn hán, lũ lụt, ngập mặn, nguồn dược liệu quý giá… duy trì được nguồn sống cho con cháu mai sau.
Nguồn : https://vietnamthoibao
Không có nhận xét nào