Nguyễn Phú Trọng hô hào “Nhốt quyền
lực vào lồng” chỉ là một vế của phương trình. Còn vế thứ hai ông Trọng
quên không nhắc đến, đó là “và phải giao chìa khoá của cái lồng ấy cho
nhân dân”. Thiếu “tam quyền phân lập”, phiên kháng nghị giám đốc thẩm tử
tù Hồ Duy Hải biến thành màn bi hài kịch về nền tư pháp mù loà của Việt
Nam.
Hình minh hoạ. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình (giữa) tại phiên Giám đốc thẩm xử vụ án của tử tù Hồ Duy Hải ở Hà Nội hôm 8/5/2020 |
Từ
tháng 11/2019, sau nhiều năm im lặng khi án tử hình Hồ Duy Hải được tạm
hoãn, Viện Kiểm sát Tối cao (VKSTC) đột nhiên loan báo kháng nghị bản
án tử hình ấy theo hình thức giám đốc thẩm. Cơ quan này khẳng định, có
đủ căn cứ để kháng nghị hai bản án (sơ thẩm, phúc thẩm) nhằm làm rõ
những mâu thuẫn, thiếu sót trong tố tụng và việc tái điều tra là thật sự
cần thiết. Tòa án Tối cao (TATC) tổ chức phiên giám đốc thẩm trong ba
ngày (từ 6 – 8/5) nhưng rồi vẫn bác kháng nghị và tuyên y án.
Phiên
giám đốc thẩm tuy thừa nhận có đến hàng chục lỗi (có tài liệu thống kê
chính xác phạm tất cả đến 40 lỗi) về tố tụng, mà TATC vẫn khẳng định là
không thay đổi bản chất vụ án thì thật là “bó tay chấm com!”. Bộ Luật Tố
Tụng Hình Sự (BLTTHS), điều 4 “Giải thích từ ngữ”, tại khoản 1 có tất
cả 14 khái niệm được giải thích, không có khái niệm nào được định danh
là “bản chất vụ án”.
Điều
15 trong Bộ luật thượng dẫn đã bác bỏ khái niệm “bản chất vụ án". Đúng
thế, khi vụ án hình sự diễn ra, người có thẩm quyền phải “xác định sự
thật của vụ án”, chứ không phải lo xoay xở định nghĩa “bản chất vụ án”.
Dù có đổi hay không đổi cũng hoàn toàn sai, vì trong BLTTHS ấy không quy
định. Như vậy, 17 người trong cái gọi là “Hội đồng toàn thể Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao” (HĐTP) đã vi phạm vào mục o khoản 1 điều 4 và
điều 15 của BLTTHS. Nói cách khác, kết luận “Sai sót tố tụng không làm
thay đổi bản chất vụ án” là vô nghĩa, phi pháp và hoàn toàn không chuyên
nghiệp của 17 người mang danh thạc sĩ – tiến sĩ luật.
Mọi
khuất tất đáng ra phải hướng vào nghi can nghiện ma túy, kẻ hằn
học thất tình và là nghi can rõ nhất, có tên là Nguyễn Văn Nghị
(cháu của bà cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa). Nhưng Nghị đã được
cảnh sát điều tra cho cao chạy xa bay. Mọi bằng chứng đều gỡ tội
cho Hồ Duy Hải. Căn cứ duy nhất buộc tội Hải là lời cung nhận
tội của Hải. Lời cung nhận tội bởi nhục hình, ép cung ấy đã dẫn
đến nỗi ô nhục của các quan tòa. Nay phiên giám đốc thẩm của
TATC với Chánh án Nguyễn Hòa Bình cùng 17 cánh tay biểu quyết đã
chuốc nỗi ô nhục đó khi 17 cái rô-bốt y án tử hình Hồ Duy Hải.
Chỉ ở một nhà nước tận cùng thối nát mới diễn ra một phiên tòa
điếm nhục như vậy!
Phó
Trưởng ban Dân nguyện của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng
phát biểu: “Rất nhiều cử tri gọi tôi phản ánh và nghi ngờ tính vô tư,
công tâm của Hội đồng thẩm phán Tòa Tối cao. Với hồ sơ, vật chứng ngụy
tạo, dấu vân tay không phải của Hải, thớt dao mua ngoài chợ đem về, nghi
can Nguyễn Văn Nghị là ai, tại sao mất dấu?... Vi phạm tố tụng như vậy
mà kết tội là khiên cưỡng!”
Đại
biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, đã có sự không vô tư và định
kiến tư pháp khi ông Nguyễn Hòa Bình từng làm Viện trưởng Viện Kiểm sát
tối cao đã không kháng nghị bản án đối với Hồ Duy Hải, mà nay ông Bình
là Chánh án Toà án Tối cao lại ngồi ghế chủ tọa phiên giám đốc thẩm.
Nghĩa là Viện trưởng Nguyễn Hoà Bình không đời nào lại tự vả vào miệng
của Chánh án Nguyễn Hoà Bình! Và bản thân điều này cũng là một vi phạm
nghiêm trọng luật tố tụng! Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cũng nghi
ngờ cả cái kết quả biểu quyết 100% của 17 vị Hội đồng thẩm phán là do
“bị áp lực”.
Không
thể thu gọn về đây các làn sóng phẫn nộ từ mọi loại lề trên các trang
mạng xã hội đối với vụ giám đốc thẩm có lẽ là vô tiền khoáng hậu này.
Trong mắt nhiều người, diện mạo công lý tại Việt Nam tuy nhơ nhuốc nhưng
ít nhất lần này hy vọng được tẩy rửa một phần. Không thể thản nhiên
giết một tử tù mà quá trình điều tra, truy tố, xét xử từng bộc lộ vô số
dấu hiệu cho thấy hết sức phi pháp và vô nhân. Đó cũng là lý do phán
quyết vừa qua của HĐTP của TATC gây phẫn nộ trong công luận.
FB
Nguyễn Lân Thắng mỉa mai: Có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất
khốn nạn của nền tư pháp xứ Đông Lào... Y án tử hình Hồ Duy Hải! Đồng
bào đã sáng mắt chưa? Nghiêm Việt Anh ngao ngán gọi phiên giám đốc thẩm
là “trò hề”! Còn Phùng Chí Kiên thì thấy tên mình có thể nằm trong danh
sách tử tù dự bị nếu hệ thống xét xử vẫn theo nền tư pháp mọi rợ này.
Trương Huy San nhận xét: Công lý và số phận của Hồ Duy Hải có phải đã là
ưu tiên quan trọng nhất? “Y án” không đơn giản chỉ để giải cứu uy tín
chính trị của Chánh án Nguyễn Hòa Bình (khi còn là viện trưởng VKSTC ông
đã từ chối kháng nghị). Bằng phán quyết này, thành tích “phá trọng án”
của cơ quan điều tra 12 năm trước được bảo vệ, nền tư pháp không phải
ghi thêm một án oan vào sổ đen…
Dư
luận sẽ còn tố cáo nhiều về quá trình điều tra, xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm và giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật
về tố tụng hình sự. Đặc biệt là vai trò “ba trong một” của Nguyễn Hòa
Bình: i) Là phó giáo sư, tiến sỹ luật, thiếu tướng, phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an:
Nguyễn Hòa Bình đã đào tạo, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra cho
toàn ngành. ii) Là viện trưởng VKSTC, ngày 24/10/2011 Nguyễn Hòa Bình
ban hành quyết định không kháng nghị vụ án. Và iii) là chánh án TATC,
chủ tọa phiên giám đốc thẩm: Nguyễn Hòa Bình, tuyên bác kháng nghị, giữ
nguyên án tử hình.
Nguyễn
Hòa Bình với ba vai trò – điều tra, công tố, thẩm phán – trong một tư
cách đảng viên. Vì đảng tính, 17 con người có quyền lực nhưng táng tận
lương tâm buộc một thanh niên vào chỗ chết trong khi chưa có chứng cứ
chắc chắn, có khả năng xảy ra oan trái, đã phạm một tội ác. Thật ra, con
người như Nguyễn Hòa Bình không còn lương tâm để xúc động! Bởi cách đây
4 năm, y đã gián tiếp dính vào một vụ án chấn động cả nước khi bảo kê
cho đàn em Lê Viết Chữ ở Quảng Ngãi gây ra một tội ác tày đình (Xem “Đốm
lửa từ những hùng thần Quảng Ngãi” trong tài liệu tham khảo).
Đấy
là chưa kể đến giả thuyết cuối cùng: Vụ giám đốc thẩm vừa qua là một
sới vật trước Đại hội 13. Từ Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển,
TS. Hoàng Ngọc Giao bình luận với BBC: “Bằng hành động này, người ta
khẳng định rằng người ta hoàn toàn đúng và không ai phải chịu trách
nhiệm cả. Điều này phải chăng để gỡ vấn đề trách nhiệm cho những người
trong suốt quá trình tố tụng ở Long An, rồi sơ thẩm, phúc thẩm – gỡ được
trách nhiệm của nhiều cá nhân hiện đang giữ chức vụ cao cấp”.
Một
trong “nhiều cá nhân hiện đang giữ chức vụ cao cấp” mà ông Giao nói
bóng gió ở đây chính là candidate Tổng bí thư cho Đại hội 13 Trần Quốc
Vượng. Cách đây 12 năm, ông Vượng chính là tiền nhiệm của viện trưởng
VKSTC Nguyễn Hoà Bình. Nghĩa là khởi thuỷ của vụ án Cầu Voi đầy bí ẩn
hoá ra có liên quan đến một yếu nhân “to be” cầm đầu hệ thống lãnh đạo
“triệt để và toàn diện” cái xã hội bê bết của Việt Nam hiện nay. Không
chỉ vì quyền lợi cá nhân, mà vì uy tín của quan thầy, Nguyễn Hoà Bình dĩ
nhiên không bao giờ dám “lật kèo” Trần Quốc Vượng./.
Nguyễn Hoàng
----------------------
Tài liệu tham khảo:
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
(RFA)
Không có nhận xét nào