Là bác sĩ nhãn khoa của
bệnh viện trung ương Vũ Hán anh rất bận, nhưng hễ được rảnh tay một chút
là lập tức lên mạng để chít chát với bạn bè về những điều anh thích,
nhất là về các món ăn.
Món
Nhật chấm wasabi cay nhức mũi, món mì bò xào dòn thơm phức, món lẩu
Haidilao nóng hổi đâm đà. Nhờ các món ăn khoái khẩu này anh sống sót
được ba năm làm việc cật lực ở Xiamen khi vừa mới ra trường. Và còn món
gà rán nữa, đùi gà ở ga xe lửa là số một, nếu có dịp đi ngangnhất định
phải mua về một hộp. Nhưng món gà rán của nhà hàng Dicos cũng quá ngon
đến độ phải vinh danh anh đầu bếp. Gọi một phần gà lớn, chiêu một ngụm
coke để đẩy tuột cái vị béo ngậy của gà rán qua cổ họng, thật tuyệt,
cuộc đời sướng vậy thôi!
Hậu quả là trông anh hơi bị tròn, vì thế phải chơi thể thao. Mỗi ngày ngoài vài trận cầu lông buổi sớm, phần lớn anh chơi thể thao…on-line, xem trực tiếp các trận tranh tài billard, góp ý sôi nổi với các bạn trên mạng về các phán quyết của trọng tài… Cứ như vây, trước đâyanh coigọn gàng và bây giờ cũng không đến nỗi tệ, nhưng trông anh ngày càng khác với thần tượngcủa anh là ca sĩ kiêm tài tử Xiao Zhan, anh chàng bảnh trai có cái dáng gầy dong dỏng và khuôn mặt trẻ thơ.
Mọi chuyện rồi cũng khác đi, bây giờ anh đã là một người chồng, một người cha, một người có nghề nghiệp ổn định, một người có “trọng lượng”.
Đó cũng là những điều anh nhắm tới khi quyết đinh đi học. Anh còn nhớ ngày anh rời căn nhà của cha mẹ khi hai ông bà đang thất nghiệp ở Liaoning, khu lỹ nghệ miền đông-bắc, để xuống miền nam ghi danh vào đại học Vũ Hán. Bây giờ làm việc ở đây, bệnh viện Trung Ương Vũ Hán, lương thấp việc ngập, nhưng cần gì, miễn sao cha mẹ vui là được. Món trứng chiên (chất dopamine kỳ diệu đánh thẳng vào lưỡi) giúp anh vượt qua những ca trực đêm khắc nghiệt.
Cũng bởi cái thói quen chia sẻ với bạn bè gần như tất cả mọi chuyện, không ai ngạc nhiên là ngày 30/12/2019 anh đã post lên mạng một bản tin ngắn nói về một hiện tượng bất thường trong khu săn sóc đặc biệt: một loạt bệnh nhân bị sưng phổi nặng, bị cách ly mà không có lời giải thích. Những bệnh nhân này lại có thêm một điểm chung nữa là đều dính tới Chợ Hải Sản Vũ Hán.
Với những dữ kiện trên, anh đã nghĩ ngay là bệnh này do con người lây cho nhau, cho dù lúc khởi đầu có thể là dơi hoặc một thú hoang nào đó đã nhiễm bệnh cho người. Và cũng ngay lập tức chúng đã gợi lại cái bóng ma của trận dịchSARS vào những năm 2002-03 đã cướp đi hơn 700 sinh mạng.
Chính vì vậy anh đã quyết định báo động cho các bạn bè trên WeChat, một nhóm riêng chỉ toàn đồng môn của đại học Vũ Hán, biết để cẩn thận đề phòng. Anh đặt tựa cái post: “Bẩy trường hợp SARS ở chợ hải sản Huanan” (Seven cases of SARS in the Huanan Wholesale Seafood Market). Và đây là một lầm lỡ tai hại.
Lầm lỡ ở chỗ này: anh không biết chắc đó có phải là SARS hay không. Anh post điều này quá vội, phải chữa ngay lập tức. Một giờ sau anh viết lại, giải thích rằng mặc dù nghĩ đó là Coronavirus và SARS, nhưng vì chưa có thử nghiệm chứng minh nên không thể xác quyết được.
Mọi cố gắng đều quá trễ, anh kinh hoàng nhận ra là cái post đầu tiên của anh đã “go viral” cùng với tên họ nghề nghiệp của anh trên mạng.
Giữa đêm hôm đó anh bị nhà thương gọi vào khiển trách nặng nề. Bốn ngày sau, 3/1/20, anh bị công an triệu tập. Tại đồn công an anh bị kết tội là phao đồn tin thất thiệt và làm rối trật tự xã hội. Anh bị công an bắt dùng bút để trả lời hai câu hỏi: Trong tương lai, anh có chịu thôi làm những điều phạm pháp không? “Tôi chịu” anh viết rồi ký tên bằng đầu ngón tay cái tẩm mực đỏ. Anh có hiểu rằng nếu anh tiếp tục làm như vậy anh sẽ bị pháp luật trừng trị không? “Tôi hiểu” anh viết, rồi lại ký tên bằng đầu ngón tay cái một lần nữa.
Sinh nhật vừa rồi anh post lên Weibo quyết tâm của anh: làm một người đơn giản, dứt khoát không để cho thế giới phức tạp bên ngoài ảnh hưởng. Mọi chuyện rắc rối với công an như vậy là quá đủ. Dù sao anh cũng đã không bị bắt, điều này nếu xẩy ra sẽ làm gia đình anh lo lắng. Dù sao bằng hành nghề của anh vẫn chưa bị tịch thu. Thực tế là anh chưa bị trừng phạt gì cả.
Vậy anh đã làm gì để ra nông nỗi này? Anh đã không sai khi lên tiếng báo động, nhưng bị quy kết là có tội vì đã dám gọi tên bệnh mới là SARS, trong khi các quan chức vẫn nhất quyết là không có chứng cớ lây lan từ người-sang-người. Điều này anh biết chắc chắn là họ đã sai.
Trước đây năm 2011 anh cũng đã lên tiếng một lần sau tai nạn xe lửa đụng nhau ở Wenzhou làm 40 người chết. Dùng mạng Weibo anh đòi hỏi phải phục hồi chức nghiệp cho một phóng viên bị mất việc chỉ vì dám viết bài tố cáo sự thiếu an toàn của hệ thống hỏa xa.
Sự thực là quan trọng! An toàn công cộng là quan trọng! Công quyền không nên can thiệp thái quá làm sai lạc sự thật. Anh đã nghĩ như vậy, nhưng trong tình trạng hỗn độn này anh quyết định sẽ giữ im lặng, như đã ký kết với công an, để bình thường trở lại làm việc. Và rồi, anh lại vô ý một lần nữa.
Ngày 08 tháng Giêng, có một bệnh nhân 82 tuổi đến khám mắt vì bị cao áp nhãn cấp tính, bà cụ không bị sốt và anh đã coi bệnh cho cụ mà không đeo khẩu trang. Bệnh nhân này hóa ra lại là một người bán hàng trong chợ hải sản. Bà cụ không sốt nhưng có những triệu chứng bất thường khác như ăn mất ngon, phổi có những vết nám giống như do siêu vi gây ra. Nó đó, chính nó đó, con siêu vi mới.
Ngày 10/01 anh bắt đầu ho, hôm sau anh cẩn thận đeo khẩu trang N95 khi làm việc. Không muốn lây nhiễm cho gia đình, anh gửi vợ con về quê ngoại cách xa 200 dặm, còn một mình anh ra ở khách sạn.
Không lâu sau anh trở lại bệnh viện và lần này bị gửi ngay vào khu cách ly. Ngày đầu tháng Hai thử nghiệm RNA xác định dương tính với siêu vi mới. “Rồi, như vậy đó, xác định”, anh viết lên mạng khi nằm trên giường bệnh.
Anh là loại người lạc quan mặc dù thần kinh luôn bị căng thẳng vì ngân sách gia đình. Anh vẫn tin là anh sẽ thắng lớn giải Lucky Grab-Bag của công ty Smartisan Tech tổ chức, một công ty có nhiều sản phẩm ưa thích. Và anh cũng lạc quan như vậy khi tranh giải AirPods Pro. Đáng tiếc là anh chẳng đoạt được giải nào.
Về chuyện bị sưng phổi với con siêu vi mới này, một cách lạc quan anh nghĩ nhiều lắm là hai tuần anh sẽ hoàn toàn bình phục, anh sẽ sớm trở lại tuyến đầu trong nhà thương để tiếp tục cuộc chiến. Nói cho cùng anh nào phải tay vừa, năm 2012 khi tất cả mọi người đang lo sợ chuyện tận thế, anh chính là người đã quả quyết trên mạng là anh sẽ không để cho tận thế xẩy ra (“Dầu mỗi buổi sáng mặt trời vẫn mọc…đừng cám ơn tôi. Tôi chỉ làm bổn phận.”
Nằm trong nhà thương nhưng tên tuổi của anh đã vang đi khắp nơi. Rất nhiều nhà báo xin được phỏng vấn trong đó có cả New York Times. Phải hỏi đáp bằng texting trên Wechat bởi vì kể từ cuối tháng Giêng anh bị khó thở, không tự thở được nữa. Anh cần trợ thở bằng oxygen nhưng không khá hơn bao nhiêu, lượng dưỡng khí trong máu vẫn thấp.
Nhờ phỏng vấn on-line, anh vẫn tiếp tục bầy tỏ được những bất đồng và tin tưởng của mình: Cần phải minh bạch hơn. Sự thật là quan trọng. Một xã hội lành mạnh không bao giờ chỉ cómột tiếng nói.
Và với cô phóng viên trẻ muốn xin anh một tấm selfie (để coi anh có lịch lãm, bảnh trai, ăn ảnh như tài tử Xiao Zhan không), anh gửi một lời xin lỗi kèm theo tấm hình chụp ạnh đang mang khẩu trang trợ thở với nét mặt âu lo “Xin lỗi, mấy ngày không gội đầu”.
TTK
Bản dịch của Trần Thế Kiệt
Người Biết Sự Thật |
Hậu quả là trông anh hơi bị tròn, vì thế phải chơi thể thao. Mỗi ngày ngoài vài trận cầu lông buổi sớm, phần lớn anh chơi thể thao…on-line, xem trực tiếp các trận tranh tài billard, góp ý sôi nổi với các bạn trên mạng về các phán quyết của trọng tài… Cứ như vây, trước đâyanh coigọn gàng và bây giờ cũng không đến nỗi tệ, nhưng trông anh ngày càng khác với thần tượngcủa anh là ca sĩ kiêm tài tử Xiao Zhan, anh chàng bảnh trai có cái dáng gầy dong dỏng và khuôn mặt trẻ thơ.
Mọi chuyện rồi cũng khác đi, bây giờ anh đã là một người chồng, một người cha, một người có nghề nghiệp ổn định, một người có “trọng lượng”.
Đó cũng là những điều anh nhắm tới khi quyết đinh đi học. Anh còn nhớ ngày anh rời căn nhà của cha mẹ khi hai ông bà đang thất nghiệp ở Liaoning, khu lỹ nghệ miền đông-bắc, để xuống miền nam ghi danh vào đại học Vũ Hán. Bây giờ làm việc ở đây, bệnh viện Trung Ương Vũ Hán, lương thấp việc ngập, nhưng cần gì, miễn sao cha mẹ vui là được. Món trứng chiên (chất dopamine kỳ diệu đánh thẳng vào lưỡi) giúp anh vượt qua những ca trực đêm khắc nghiệt.
Cũng bởi cái thói quen chia sẻ với bạn bè gần như tất cả mọi chuyện, không ai ngạc nhiên là ngày 30/12/2019 anh đã post lên mạng một bản tin ngắn nói về một hiện tượng bất thường trong khu săn sóc đặc biệt: một loạt bệnh nhân bị sưng phổi nặng, bị cách ly mà không có lời giải thích. Những bệnh nhân này lại có thêm một điểm chung nữa là đều dính tới Chợ Hải Sản Vũ Hán.
Với những dữ kiện trên, anh đã nghĩ ngay là bệnh này do con người lây cho nhau, cho dù lúc khởi đầu có thể là dơi hoặc một thú hoang nào đó đã nhiễm bệnh cho người. Và cũng ngay lập tức chúng đã gợi lại cái bóng ma của trận dịchSARS vào những năm 2002-03 đã cướp đi hơn 700 sinh mạng.
Chính vì vậy anh đã quyết định báo động cho các bạn bè trên WeChat, một nhóm riêng chỉ toàn đồng môn của đại học Vũ Hán, biết để cẩn thận đề phòng. Anh đặt tựa cái post: “Bẩy trường hợp SARS ở chợ hải sản Huanan” (Seven cases of SARS in the Huanan Wholesale Seafood Market). Và đây là một lầm lỡ tai hại.
Lầm lỡ ở chỗ này: anh không biết chắc đó có phải là SARS hay không. Anh post điều này quá vội, phải chữa ngay lập tức. Một giờ sau anh viết lại, giải thích rằng mặc dù nghĩ đó là Coronavirus và SARS, nhưng vì chưa có thử nghiệm chứng minh nên không thể xác quyết được.
Mọi cố gắng đều quá trễ, anh kinh hoàng nhận ra là cái post đầu tiên của anh đã “go viral” cùng với tên họ nghề nghiệp của anh trên mạng.
Giữa đêm hôm đó anh bị nhà thương gọi vào khiển trách nặng nề. Bốn ngày sau, 3/1/20, anh bị công an triệu tập. Tại đồn công an anh bị kết tội là phao đồn tin thất thiệt và làm rối trật tự xã hội. Anh bị công an bắt dùng bút để trả lời hai câu hỏi: Trong tương lai, anh có chịu thôi làm những điều phạm pháp không? “Tôi chịu” anh viết rồi ký tên bằng đầu ngón tay cái tẩm mực đỏ. Anh có hiểu rằng nếu anh tiếp tục làm như vậy anh sẽ bị pháp luật trừng trị không? “Tôi hiểu” anh viết, rồi lại ký tên bằng đầu ngón tay cái một lần nữa.
Sinh nhật vừa rồi anh post lên Weibo quyết tâm của anh: làm một người đơn giản, dứt khoát không để cho thế giới phức tạp bên ngoài ảnh hưởng. Mọi chuyện rắc rối với công an như vậy là quá đủ. Dù sao anh cũng đã không bị bắt, điều này nếu xẩy ra sẽ làm gia đình anh lo lắng. Dù sao bằng hành nghề của anh vẫn chưa bị tịch thu. Thực tế là anh chưa bị trừng phạt gì cả.
Vậy anh đã làm gì để ra nông nỗi này? Anh đã không sai khi lên tiếng báo động, nhưng bị quy kết là có tội vì đã dám gọi tên bệnh mới là SARS, trong khi các quan chức vẫn nhất quyết là không có chứng cớ lây lan từ người-sang-người. Điều này anh biết chắc chắn là họ đã sai.
Trước đây năm 2011 anh cũng đã lên tiếng một lần sau tai nạn xe lửa đụng nhau ở Wenzhou làm 40 người chết. Dùng mạng Weibo anh đòi hỏi phải phục hồi chức nghiệp cho một phóng viên bị mất việc chỉ vì dám viết bài tố cáo sự thiếu an toàn của hệ thống hỏa xa.
Sự thực là quan trọng! An toàn công cộng là quan trọng! Công quyền không nên can thiệp thái quá làm sai lạc sự thật. Anh đã nghĩ như vậy, nhưng trong tình trạng hỗn độn này anh quyết định sẽ giữ im lặng, như đã ký kết với công an, để bình thường trở lại làm việc. Và rồi, anh lại vô ý một lần nữa.
Ngày 08 tháng Giêng, có một bệnh nhân 82 tuổi đến khám mắt vì bị cao áp nhãn cấp tính, bà cụ không bị sốt và anh đã coi bệnh cho cụ mà không đeo khẩu trang. Bệnh nhân này hóa ra lại là một người bán hàng trong chợ hải sản. Bà cụ không sốt nhưng có những triệu chứng bất thường khác như ăn mất ngon, phổi có những vết nám giống như do siêu vi gây ra. Nó đó, chính nó đó, con siêu vi mới.
Ngày 10/01 anh bắt đầu ho, hôm sau anh cẩn thận đeo khẩu trang N95 khi làm việc. Không muốn lây nhiễm cho gia đình, anh gửi vợ con về quê ngoại cách xa 200 dặm, còn một mình anh ra ở khách sạn.
Không lâu sau anh trở lại bệnh viện và lần này bị gửi ngay vào khu cách ly. Ngày đầu tháng Hai thử nghiệm RNA xác định dương tính với siêu vi mới. “Rồi, như vậy đó, xác định”, anh viết lên mạng khi nằm trên giường bệnh.
Anh là loại người lạc quan mặc dù thần kinh luôn bị căng thẳng vì ngân sách gia đình. Anh vẫn tin là anh sẽ thắng lớn giải Lucky Grab-Bag của công ty Smartisan Tech tổ chức, một công ty có nhiều sản phẩm ưa thích. Và anh cũng lạc quan như vậy khi tranh giải AirPods Pro. Đáng tiếc là anh chẳng đoạt được giải nào.
Về chuyện bị sưng phổi với con siêu vi mới này, một cách lạc quan anh nghĩ nhiều lắm là hai tuần anh sẽ hoàn toàn bình phục, anh sẽ sớm trở lại tuyến đầu trong nhà thương để tiếp tục cuộc chiến. Nói cho cùng anh nào phải tay vừa, năm 2012 khi tất cả mọi người đang lo sợ chuyện tận thế, anh chính là người đã quả quyết trên mạng là anh sẽ không để cho tận thế xẩy ra (“Dầu mỗi buổi sáng mặt trời vẫn mọc…đừng cám ơn tôi. Tôi chỉ làm bổn phận.”
Nằm trong nhà thương nhưng tên tuổi của anh đã vang đi khắp nơi. Rất nhiều nhà báo xin được phỏng vấn trong đó có cả New York Times. Phải hỏi đáp bằng texting trên Wechat bởi vì kể từ cuối tháng Giêng anh bị khó thở, không tự thở được nữa. Anh cần trợ thở bằng oxygen nhưng không khá hơn bao nhiêu, lượng dưỡng khí trong máu vẫn thấp.
Nhờ phỏng vấn on-line, anh vẫn tiếp tục bầy tỏ được những bất đồng và tin tưởng của mình: Cần phải minh bạch hơn. Sự thật là quan trọng. Một xã hội lành mạnh không bao giờ chỉ cómột tiếng nói.
Và với cô phóng viên trẻ muốn xin anh một tấm selfie (để coi anh có lịch lãm, bảnh trai, ăn ảnh như tài tử Xiao Zhan không), anh gửi một lời xin lỗi kèm theo tấm hình chụp ạnh đang mang khẩu trang trợ thở với nét mặt âu lo “Xin lỗi, mấy ngày không gội đầu”.
TTK
Bản dịch của Trần Thế Kiệt
Không có nhận xét nào