" Điều đáng tiếc là cho đến năm 2020, những nguyện vọng vô cùng chính đáng của Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục là nguyện vọng của người dân Việt Nam gởi đến chính quyền Việt Nam chứ chưa phải là điều chính quyền đã thực hiện như mong muốn của Hồ Chí Minh. Đất nước Việt Nam đã được độc lập nhưng những quyền tự do chính trị, tự do ngôn luận, tự do lập hội vẫn đang bị chính quyền đàn áp."
Hồ Chí Minh từng có thời thuần túy là một người tranh đấu cho các quyền tự do, dân chủ.
Năm 2019, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 100 năm bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”. Bản yêu sách đó là nguyện vọng chính đáng của Hồ Chí Minh thay mặt nhân dân An Nam gởi đến Hội nghị Versailles của các cường quốc sau Thế Chiến thứ Nhất để yêu cầu chính quyền Pháp và các nước thắng trận thực thi cho đất nước Việt Nam.
Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” ký tên Nguyễn Ái Quốc (có tài liệu cho rằng đó là tên chung của một nhóm nhà hoạt động Việt Nam, trong đó có Nguyễn Tất Thành) thay mặt nhân dân An Nam đề xuất tám nguyện vọng:
“1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phạn trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.”
Những yêu cầu của bản yêu sách tám điểm trên thể hiện tinh thần muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc của Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn giữa mong muốn của Nguyễn Ái Quốc ngày xưa với hiện thực của Việt Nam sau này khiến cho bản yêu sách tám điểm vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Sự nghiệp của Hồ Chí Minh sẽ trở nên vĩ đại nếu như nguyện vọng trong bản yêu sách đó được chính quyền Việt Nam hiện nay, chính quyền tồn tại được nhờ công lao to lớn của Hồ Chí Minh, áp dụng trong thực tế.
Điều đáng tiếc là cho đến năm 2020, những nguyện vọng vô cùng chính đáng của Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục là nguyện vọng của người dân Việt Nam gởi đến chính quyền Việt Nam chứ chưa phải là điều chính quyền đã thực hiện như mong muốn của Hồ Chí Minh. Đất nước Việt Nam đã được độc lập nhưng những quyền tự do chính trị, tự do ngôn luận, tự do lập hội vẫn đang bị chính quyền đàn áp.
Hồ Chí Minh của năm 1919, nếu có mặt ở Việt Nam ngày hôm nay, có lẽ vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh để kêu gọi ân xá cho các tù nhân chính trị, thả các nhà hoạt động xã hội; kêu gọi cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, để báo chí không bị kiểm duyệt bởi Ban Tuyên giáo; kêu gọi cho quyền tự do lập hội; kêu gọi cải cách nền tư pháp để không còn những vụ án oan; kêu gọi quản lý nhà nước bằng các đạo luật thay vì bằng nghị quyết, và kêu gọi bầu cử tự do – công bằng.
Những nguyện vọng của Hồ Chí Minh trong bản “Yêu sách tám điểm” là nguyện vọng chính đáng mà bất kỳ chính quyền nào cũng cần phải thực hiện cho dù đó là chính quyền thực dân Pháp, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hay chính quyền Việt Nam hiện nay.
Quyền con người tuy đã được long trọng ghi nhận trong bản Hiến pháp Việt Nam 2013 nhưng để trở thành hiện thực luôn cần một quá trình đấu tranh trường kỳ của nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam.
Những người yêu mến Hồ Chí Minh, những người muốn sống, làm việc và học tập theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là những người tham gia đấu tranh cho những quyền tự do chính đáng của người dân Việt Nam như khi xưa Hồ Chí Minh đã thực hiện. Đó có lẽ là điều đáng học nhất ở “tấm gương Hồ Chí Minh”.
Nguồn : https://www.luatkhoa.
Lý Minh - Học tập tấm gương Hồ Chí Minh của năm… 1919. Tại sao không? |
Năm 2019, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 100 năm bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”. Bản yêu sách đó là nguyện vọng chính đáng của Hồ Chí Minh thay mặt nhân dân An Nam gởi đến Hội nghị Versailles của các cường quốc sau Thế Chiến thứ Nhất để yêu cầu chính quyền Pháp và các nước thắng trận thực thi cho đất nước Việt Nam.
Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” ký tên Nguyễn Ái Quốc (có tài liệu cho rằng đó là tên chung của một nhóm nhà hoạt động Việt Nam, trong đó có Nguyễn Tất Thành) thay mặt nhân dân An Nam đề xuất tám nguyện vọng:
“1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phạn trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.”
Những yêu cầu của bản yêu sách tám điểm trên thể hiện tinh thần muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc của Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn giữa mong muốn của Nguyễn Ái Quốc ngày xưa với hiện thực của Việt Nam sau này khiến cho bản yêu sách tám điểm vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Sự nghiệp của Hồ Chí Minh sẽ trở nên vĩ đại nếu như nguyện vọng trong bản yêu sách đó được chính quyền Việt Nam hiện nay, chính quyền tồn tại được nhờ công lao to lớn của Hồ Chí Minh, áp dụng trong thực tế.
Điều đáng tiếc là cho đến năm 2020, những nguyện vọng vô cùng chính đáng của Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục là nguyện vọng của người dân Việt Nam gởi đến chính quyền Việt Nam chứ chưa phải là điều chính quyền đã thực hiện như mong muốn của Hồ Chí Minh. Đất nước Việt Nam đã được độc lập nhưng những quyền tự do chính trị, tự do ngôn luận, tự do lập hội vẫn đang bị chính quyền đàn áp.
Hồ Chí Minh của năm 1919, nếu có mặt ở Việt Nam ngày hôm nay, có lẽ vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh để kêu gọi ân xá cho các tù nhân chính trị, thả các nhà hoạt động xã hội; kêu gọi cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, để báo chí không bị kiểm duyệt bởi Ban Tuyên giáo; kêu gọi cho quyền tự do lập hội; kêu gọi cải cách nền tư pháp để không còn những vụ án oan; kêu gọi quản lý nhà nước bằng các đạo luật thay vì bằng nghị quyết, và kêu gọi bầu cử tự do – công bằng.
Những nguyện vọng của Hồ Chí Minh trong bản “Yêu sách tám điểm” là nguyện vọng chính đáng mà bất kỳ chính quyền nào cũng cần phải thực hiện cho dù đó là chính quyền thực dân Pháp, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hay chính quyền Việt Nam hiện nay.
Quyền con người tuy đã được long trọng ghi nhận trong bản Hiến pháp Việt Nam 2013 nhưng để trở thành hiện thực luôn cần một quá trình đấu tranh trường kỳ của nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam.
Những người yêu mến Hồ Chí Minh, những người muốn sống, làm việc và học tập theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là những người tham gia đấu tranh cho những quyền tự do chính đáng của người dân Việt Nam như khi xưa Hồ Chí Minh đã thực hiện. Đó có lẽ là điều đáng học nhất ở “tấm gương Hồ Chí Minh”.
Nguồn : https://www.luatkhoa.
Không có nhận xét nào