Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 25 tháng 5 năm 2020





    Lực lượng không gian Mỹ chính thức ra mắt
    Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 25 tháng 5 năm 2020



    Một kỷ nguyên mới của ngành hàng không vũ trụ của con người chuẩn bị bắt đầu, cơ quan vũ trụ Mỹ nói trong một tuyên bố.

    Tổng thống Donald Trump sẽ trực tiếp theo dõi khi các phi hành gia khởi hành từ Florida trong lần phóng đầu tiên từ Hoa Kỳ kể từ năm 2011.

    Sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày 27/5 tại Trung tâm vũ trụ John F. Kennedy trên đảo Merritt. Sự tham dự của Tổng Thống Trump đã được Nhà Trắng công bố vào ngày 22/5.

    Tổng thống Trump nói rằng việc thành lập Lực lượng Không gian là kế thừa truyền thống - Mỹ là quốc gia khám phá vũ trụ hàng đầu trên thế giới.

    "Bản chất của người Mỹ là khám phá những chân trời mới và chế ngự những biên giới mới. Nhưng vận mệnh của chúng ta, ngoài Trái đất, không chỉ là vấn đề bản sắc dân tộc, mà còn là vấn đề an ninh quốc gia", ông Trump nói.

    Các tên lửa sẽ tăng tốc lên tốc độ khoảng 17.000 dặm một giờ, theo NASA. Chuyến đi sẽ mất khoảng 24 giờ.


    Khoang chứa phi hành đoàn Dragon, sẽ cập bến tại nhà ga và sẽ được sử dụng lại sau vài tháng để đưa các phi hành gia trở lại Trái đất. Khoang chứa này đã được thử nghiệm vào tháng Giêng.

    Các phi hành gia người Mỹ đã được phóng lên trạm vũ trụ suốt 09 năm qua từ lãnh thổ của Nga.

    Nhiệm vụ mới, hay gọi là Demo-2, là một "bước quan trọng cuối cùng" để chứng nhận phi hành đoàn Dragon sẵn sàng cho các nhiệm vụ về lâu dài.

    NASA đang chuẩn bị sử dụng kiến ​​thức thu được trong các nhiệm vụ để đưa phụ nữ đầu tiên và người đàn ông tiếp theo lên bề mặt mặt trăng vào năm 2024.

    Covid-19 : Gần 100 ngàn người chết, dân Mỹ từ chối đeo khẩu trang


    Nước Mỹ sắp vượt ngưỡng 100 ngàn người chết vì Covid-19. Theo số liệu do trường đại học Johns Hopkins công bố ngày 24/05/2020, tổng cộng Hoa Kỳ đã có 97.686 nạn nhân.

    Tuy số ca tử vong thường nhật xuống dưới ngưỡng 1.000 người, nhưng vẫn còn cao 638 người trong vòng 24 giờ, một số bang đã yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Quy định này vấp phải sự phản đối của một số người dân. Sau phong tỏa, giờ đến lượt việc đeo khẩu trang trở thành một cuộc chiến chính trị.

    « Bỏ khẩu trang ra, gỡ khẩu trang xuống ! », một nhóm phụ nữ hét to nhắm vào một nhà báo có đeo khẩu trang. Cảnh tượng này được ghi hình tại Minnesota. Tại bang này, số ca nhiễm virus corona đang tăng lên. Các hình ảnh video phản đối việc đeo khẩu trang đang lan rộng. Những nhân viên bảo vệ có ý định buộc khách hàng phải đeo khẩu trang trong cửa hàng… thì đôi khi bị số người hành hung, ho thẳng vào mặt hoặc bị phản đối với lý do điều này xâm phạm đến quyền tự do.

    Làn sóng phản đối lan rộng đến mức nhiều dân biểu phải can thiệp nhắc nhở rằng đeo khẩu trang là một biện pháp an toàn dịch tễ, như giải thích của ông Doug Burgum, thống đốc bang Bắc Dakota.

    Giọng xúc động, ông nói : « Nếu như ai đó đeo khẩu trang thì không hẳn để khẳng định là họ ủng hộ một chính đảng hay một ứng viên nào. Họ làm như thế có thể là vì người đó con nhỏ mới có 5 tuổi đang điều trị ung thư, hay bởi vì trong nhà họ có người lớn sức khỏe kém đang vật vã chống chọi với Covid-19… »

    Cố vấn Nhà Trắng ví Bắc Kinh giấu virus giống Liên Xô che đậy vụ Chernobyl

    Reuters cho hay, hôm Chủ nhật, cố vấn an ninh Nhà Trắng Robert O’Brien đã nêu ra sự tương đồng trong cách Trung Quốc xử lý dịch viêm phổi Vũ Hán với cách Liên Xô xử lý thảm họa hạt nhân Chernobyl vào năm 1986.

    Ông Robert O’Brien nói rằng Bắc Kinh biết về virus xuất phát từ Vũ Hán từ tháng 11/2019 nhưng đã nói dối Tổ chức Y tế Thế giới và ngăn các chuyên gia quốc tế tiếp cận thông tin.

    “Họ [Bắc Kinh] đã phát tán một con virus ra thế giới, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế Mỹ mà chúng tôi phải chi ra để giúp nền kinh tế sống còn và giữ cho người Mỹ sống sót trong thời kỳ dịch bệnh này”, ông O’Brien nói trong chương trình “Meet the Press” của Kênh NBC.

    “Việc che giấu virus này sẽ đi vào lịch sử cũng giống như vụ Chernobyl. Chúng ta sẽ xem loạt phim đặc biệt trên HBO về việc này 10 hoặc 15 năm sau”, cố vấn Nhà Trắng nhấn mạnh.

    Moscow cũng từng che giấu mức độ nghiêm trọng của vụ Chernobyl được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.

    G7 có thể họp trực tiếp vào cuối tháng sau

    Cuộc gặp mặt trực tiếp giữa các lãnh đạo G7 có thể sẽ diễn ra vào cuối tháng 6, ông Robert O’Brien, cố vấn an ninh Nhà Trắng cho biết hôm Chủ nhật (24/5), theo Reuters.

    Tổng thống Trump hồi tháng 3 đã hủy cuộc họp trực tiếp giữa các thành viên G7 vì dịch viêm phổi Vũ Hán và dự kiến sẽ tổ chức sự kiện này vào ngày 10/6.

    Ông Trump hôm 20/5 nói rằng ông có thể sẽ tổ chức cuộc họp trực tiếp giữa các thành viên G7 ở một địa điểm gần Washington. Ông cho rằng động thái này sẽ truyền đi một thông điệp rằng thế giới đang trở lại trạng thái bình thường.

    Thủ tướng Anh bào chữa cho lỗi sai của cố vấn

    Thủ tướng Anh Boris Johnson đã lên tiếng bênh vực cố vấn Dominic Cummings sau khi ông Cummings vi phạm lệnh phong tỏa chống virus Vũ Hán, theo BBC.

    Thủ tướng Johnson nói ông tin rằng ông Cummings “không còn lựa chọn” nào khác ngoài việc phải đi từ London đến vùng Đông Bắc để chăm sóc con cái.

    Ông Jonhson cho rằng, “trong mọi khía cạnh, ông ấy đã hành động có trách nhiệm, hợp pháp và với sự chính trực”.

    Mặc dù vậy, có nhiều ý kiến cho rằng ông Cummings nên từ chức khi một người ở vị trí của ông lại vi phạm lệnh phong tỏa của chính phủ.

    Nam Phi: Nới lỏng phong tỏa dù dịch Covid diễn biến xấu


    Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thông báo nới lỏng các biện pháp phong tỏa trong dịch Covid-19 bắt đầu từ 1/6, dù ông cảnh báo rằng tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán ở đất nước có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều, BBC ngày 25/5 đưa tin.

    Thông báo của ông Ramaphosa đưa ra sau khi một công ty khai thác khoáng sản cho biết 164 công nhân của họ đã dương tính với nCoV.

    Theo thống kê của Worldometers, tính tới sáng thứ Hai (giờ Việt Nam) Nam Phi có thêm 1.240 ca nhiễm bệnh mới, đưa tổng số người nhiễm virus Vũ Hán ở quốc gia này lên 22.583, trong đó 429 người đã tử vong (tăng 22 ca). Quốc gia này hiện đã trở thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất châu Phi.

    Trung Quốc cáo buộc Mỹ lan truyền ‘dối gian’ về Covid-19


    BBC đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm Chủ nhật đã cáo buộc Hoa Kỳ truyền bá thuyết “âm mưu và những lời dối trá” về dịch viêm phổi Vũ Hán.

    Ông Nghị nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ đã bị nhiễm “virus chính trị” và kêu gọi quốc gia này “ngừng việc lãng phí thời gian và ngừng lãng phí các sinh mệnh trân quý” trong cuộc chiến chống lại Covid-19.

    Ông Nghị đưa những phát biểu này trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng hơn sau khi Washington liên tục lên án việc Bắc Kinh che giấu sự thật về dịch bệnh khiến thế giới bị động trước loại virus chết người. Chính quyền Trung Quốc cho tới nay vẫn chưa cho các nhà điều tra quốc tế tìm hiểu nguồn gốc và con đường lây lan của virus Vũ Hán.

    Trung Quốc tuyên bố vụ thu hoạch 1,5 tấn rau ở Phú Lâm là ‘thắng to’

    Hoàn cầu Thời báo, tờ báo nhà nước Trung Quốc đưa tin Trung Quốc vừa thu hoạch 1,5 tấn rau tại căn cứ quân sự lớn nhất của mình ở đảo Phú Lâm. Đây là đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế Trung Quốc kiểm soát. Cuộc thu hoạch vừa rồi được xem là “một chiến thắng to lớn” của Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, VOA Việt ngữ trích bản tin của tờ Hoàn cầu.

    VOA cho hay, đó là vì theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), những nơi duy trì được khả năng cư trú của con người, có nền kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài thì đủ điều kiện để trở thành đảo chính thức.

    Triều Tiên có thể phóng SLBM nhằm tăng cường “chiến lược răn đe hạt nhân”

    Nhiều khả năng Triều Tiên sẽ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) nhằm “tăng cường chiến lược răn đe hạt nhân”, tờ Yonhap dẫn lời các chuyên gia cho biết hôm 25/5.

    Tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có tầm bắn lớn hơn và SLBM hoặc tàu ngầm có khả năng là những vũ khí chiến lược mới của Triều Tiên. Tàu ngầm trọng tải 3.000 tấn, có khả năng mang 3 SLBM và đang được chế tạo tại căn cứ hải quân của Triều Tiên ở Sinpo.

    Cổ phiếu Alibaba sụt giảm sau dự báo tăng trưởng chậm


    Alibaba Group Holding Ltd. lao dốc sau khi dự báo tăng trưởng doanh thu sẽ chậm lại trong năm nay, phản ánh sự bất ổn kinh tế sau đại dịch Covid-19 ngay tại sân nhà cũng như khả năng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc phá vỡ hoạt động kinh doanh của hãng, theo bản tin của báo Bloomberg ngày 25/5.

    Cổ phiếu của Alibaba đã giảm tới 4% tại Hồng Kông vào ngày 25/5, sau khi giảm gần 6% tại New York cuối tuần trước đó. Gã khổng lồ thương mại điện tử dự báo tăng trưởng doanh số bán hàng trong năm nay ít nhất là 27,5% xuống còn 650 tỷ nhân dân tệ (91 tỷ USD), giảm so với 35% trước đó và thấp hơn một chút so với ước tính của các nhà phân tích. Trong khi đó hãng công bố mức tăng 22% tốt hơn dự kiến trong doanh thu quý 3 là 114,3 tỷ nhân dân tệ, đánh dấu tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong lịch sử.

    Tàu dầu Iran đã vào lãnh hải Venezuela

    Fortune, tàu đầu tiên trong số 5 tàu chở dầu của Iran đến Venezuela nhằm cứu vãn tình trạng thiếu nhiên liệu ở Venezuela, đã tới lãnh hải Venezuela mà không gặp phải sự can thiệp tức thời nào của Mỹ, như những gì chính quyền tổng thống Maduro mô tả là mối đe dọa, theo Aljazeera ngày 24/5.

    Fortune đã chính thức vào Vùng đặc quyền kinh tế của Venezuela lúc khoảng 7h30 chiều (giờ địa phương) hôm 24/5, theo dữ liệu hoạt động trung chuyển dầu TankerTracker.

    “Tàu dầu đầu tiên của Iran đã tới bờ biển Venezuela”, đại sứ quán Iran tại Venezuela đăng trên Twitter và “biết ơn Lực lượng Vũ trang Bolivaria hộ tống tàu”.

    Các tàu dầu khác của Iran bao gồm Forest, Petunia, Faxon và Clavel dự kiến sẽ đến Venezuela trong vài ngày tới.

    Trung Quốc chối không lợi dụng COVID-19 để bành trướng ở Biển Đông


    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 24/5 bác bỏ cáo buộc rằng Bắc Kinh đang lợi dụng dịch virus corona để mở rộng kiểm soát ở Biển Đông.

    Theo hãng tin AP, ông Vương nói rằng những cáo buộc như vậy là “hoàn toàn vô lý”, đồng thời đổ lỗi cho Mỹ và các đồng minh đã phá hoại sự bình ổn trong khu vực.

    Ông Vương phát biểu: “Những hành động xấu xa và đê hèn của họ là nhằm gieo rắc bất hòa giữa Trung Quốc với (các nước Đông Nam Á) và làm suy yếu sự ổn định trong khu vực mà khó khăn lắm mới đạt được”.

    Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc đưa ra tuyên bố này, sau khi các nguồn tin khác nhau nhận định rằng Bắc Kinh đang tranh thủ thời điểm các nước bận ứng phó với dịch virus Vũ Hán để tăng cường hiện diện ở Biển Đông.

    Hồi tháng 4, trang tin News.com.au của Australia nhận định: “Trong khi sự chú ý của thế giới đang tập trung vào cuộc khủng hoảng tàn khốc virus corona, Trung Quốc đang triển khai một kế hoạch hung hăng để giành kiểm soát một khu vực trọng yếu”.

    Có chung nhận định tương tự, The Foreign Policy hồi tháng 5 bình luận rằng Bắc Kinh đang thực thi chính sách liều lĩnh, gia tăng áp lực lên các nước láng giềng với tham vọng thống trị toàn bộ Biển Đông.

    Theo AP, một cuộc nghiên cứu cho biết các quốc gia Đông Nam Á đang cắt giảm chi tiêu quốc phòng vì khủng hoảng kinh tế gây ra bởi đại dịch Vũ Hán. AP nhận định điều này có khả năng mở ra cơ hội cho Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy yêu sách của mình.

    Aristyo Rizka Darmawan, một chuyên gia an ninh hàng hải tại Đại học Indonesia, cho biết: “Chẳng hạn, Indonesia đã tuyên bố sẽ cắt giảm ngân sách quốc phòng trong năm nay xuống gần 588 triệu USD. Thái Lan cũng đã cắt giảm lượng phân bổ cho quốc phòng xuống 555 triệu USD. Malaysia, Việt Nam và Philippines đều phải đối mặt với áp lực tương tự”.

    Chuyên gia này nhận định trong bài bình luận đăng trên Viện Lowy, một cơ quan nghiên cứu của Australia: “Ngân sách quốc phòng ít hơn luôn đồng nghĩa với việc tuần tra trên biển ít hơn”.

    Nhiều hãng công nghệ Mỹ tiếp tay các công ty giám sát Trung Quốc trong danh sách đen


    Trung Quốc đã đang xây dựng cái mà họ gọi là "mạng lưới giám sát bằng camera lớn nhất toàn cầu". Trên khắp Trung Quốc, vào thời điểm năm 2017, 170 triệu camera giám sát đã được lắp đặt và ước tính 400 triệu camera mới sẽ được lắp đặt trong ba năm kế tiếp (ảnh chụp màn hình Youtube/BBC News).

    Một báo cáo mới tuyên bố những gã khổng lồ công nghệ như Amazon, Microsoft và Google là một trong số các doanh nghiệp Mỹ đang cung cấp nhiều dịch vụ website thiết yếu khác nhau cho các công ty giám sát Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và hiện nằm trong danh sách đen của Hoa Kỳ, theo CNBC.

    Top10VPN, một trang web đánh giá dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) và nghiên cứu các khía cạnh xoay quanh quyền riêng tư cho biết trong một báo cáo rằng, trang web này đã xác định được nhiều gã khổng lồ công nghệ Mỹ cung cấp “các dịch vụ website thiết yếu cho các công ty [Trung Quốc vi phạm nhân quyền] này”.

    Tháng 10 năm ngoái, một số doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo và công nghệ giám sát lớn của Trung Quốc đã bị đưa vào “Danh sách thực thể của Hoa Kỳ”. Đây là một động thái được thiết kế để hạn chế quyền truy cập của các công ty này vào công nghệ Mỹ. Huawei cũng nằm trong danh sách này.

    Washington cáo buộc “những công ty này có dính líu đến các vi phạm nhân quyền trong chiến dịch đàn áp, giám sát công nghệ cao và bắt giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và các nhóm dân tộc thiểu số theo đạo Hồi” ở khu vực Tân Cương.

    Trung Quốc đã trở thành điểm nóng dư luận toàn cầu sau khi vỡ lở chính quyền nước này đang tiến hành các “chương trình cải tạo” nhằm giam giữ và tẩy não khoảng 1,5 triệu người Hồi giáo trong các “trung tâm dạy nghề”. Nguyên nhân là vì rất nhiều người trong số đó vi phạm cái mà Tổ chức Ân xá Quốc tế cho là một đạo luật “kiềm tỏa và phân biệt đối xử” mà chính quyền Trung Quốc đang thực hiện để “chống lại chủ nghĩa khủng bố”.

    Theo Top10VPN, một số dịch vụ được cung cấp bởi các hãng công nghệ Mỹ bao gồm host trang web và email của hãng giám sát trong các thao tác xác thực (VD: xác thực email khi đăng ký tài khoản mới) .

    “Thông qua việc cung cấp các dịch vụ web thiết yếu cho các doanh nghiệp gây tranh cãi này, các hãng công nghệ Mỹ đang tham gia phổ biến các sản phẩm giám sát xâm lấn cao có khả năng làm suy yếu tình trạng nhân quyền trên toàn cầu”, ông Simon Migliano, người đứng đầu Top10VPN, nhận định.

    ‘Lưỡng hội’ phải chăng có biến? Một đoàn tàu đã chở lượng lớn xe tăng, đại bác và xe quân sự tiến về Bắc Kinh

    “Lưỡng hội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị trì hoãn hơn hai tháng do dịch bệnh, hiện đã được khai mạc tại Bắc Kinh. Một video trực tuyến vào ngày 23/5 cho thấy trên chuyến tàu hỏa từ Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc chạy hướng về phía Bắc Kinh chở theo một lượng lớn xe tăng, đại bác và xe quân sự, khiến không ít người suy đoán rằng phải chăng Bắc Kinh sắp có đại biến, và liệu một cuộc đảo chính quân sự có diễn ra?

    Theo đài NTD, vào ngày 23/5, tại một vùng ngoại ô của thị trấn Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, người dân địa phương đã quay lại video ngay trước nhà của họ. Video cho thấy trên một chuyến tàu hỏa chạy hướng về phía Bắc Kinh chở theo một lượng lớn xe tăng, đại bác, súng trái phá, tên lửa, xe tiếp tế quân sự, xe cứu thương quân sự, và nhiều vật tư quân sự trên toa xe.

    Một người phụ nữ trong video nói: “Xe quân sự. Thật không thể ngờ! Trời ạ, cảnh này lần đầu tiên mới được nhìn thấy, đây đều là xe quân sự, mới nãy đều là đại bác các loại. Nhìn vào đây, thật là ngoạn mục! Hết rồi, đây là xe cứu thương”.

    Bắc Kinh cách Thừa Đức chỉ 220 km, và đoàn tàu có thể đến đó trong khoảng 3 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, đến sáng ngày 24/5, các quan chức Trung Quốc vẫn không công bố bất kỳ thông tin nào như điều động, thay đổi quân cảnh, hoặc có biến động đặc biệt.
     
    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào