Đây là cách các trường công lập chấp hành những quy định mới của
chính phủ nhằm hạn chế sự ảnh hưởng vào quá trình nghiên cứu từ nước
ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.
Vi phạm không thể chấp nhận
Vào năm 2018, Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) lần đầu tiên thừa nhận đang xem xét kỹ lưỡng vấn đề hợp tác và tài trợ nước ngoài trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. NIH cho biết đang điều tra khoảng 180 nhà khoa học ở 84 viện, trường, trong đó bao gồm các nhà nghiên cứu đã nộp đơn xin tài trợ của NIH và một nhà tài trợ nước ngoài để xin tài trợ cho cùng dự án, hoặc các nhà bình duyệt đã gửi thông tin mật từ các đơn xin tài trợ cho những đối tượng nước ngoài.
Nhiều cơ quan và các ủy ban trực thuộc chính phủ khác cũng đã có phản ứng. Vào tháng 12/2020, Quỹ khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) công bố báo cáo về vấn đề này do nhóm cố vấn khoa học xuất sắc JASON thực hiện. Năm ngoái, Bộ Năng lượng đã cấm các nhà thầu và nhân viên tham gia một số chương trình tài năng của nước ngoài.
Rõ ràng các trường đại học cũng đang thay đổi thái độ. Bốn nhà quản lý trong số những người mà Nature liên hệ, bao gồm đại diện ĐH bang Washington ở Pullman, ĐH bang Oklahoma ở Stillwater và ĐH Bắc Texas ở Denton, cho biết đã có những cuộc họp thường xuyên với nhân viên phụ trách liên hệ của FBI ở địa phương với mục tiêu là giúp các cơ quan mật vụ làm quen với phong cách của trường đại học.
Các trường đại học cũng đang thay đổi hướng dẫn đi lại, trong đó ĐH Bắc Texas đang xem xét việc áp dụng hạn chế đi lại tới “một số địa điểm nước ngoài cụ thể - nơi công nghệ có thể bị xâm phạm”.
Melur Ramasubramanian, Phó hiệu trưởng nghiên cứu tại ĐH Virginia cho biết trường đã có sẵn một số cách thức, gồm một trang web hướng dẫn cách giải quyết lo ngại ảnh hưởng của nước ngoài và một trang web liệt kê chính sách về liêm chính trong nghiên cứu. Ngoài ra, trường cũng có một số điện thoại dành cho những ai muốn cung cấp thông tin ẩn danh. Ramasubramanian nhấn mạnh, trường cũng có email riêng cho những câu hỏi về công khai quan hệ với nước ngoài hoặc xung đột tiềm năng.
Ủy ban liên hợp về môi trường nghiên cứu thuộc Văn phòng chính sách KH&CN Nhà Trắng, bao gồm cả những người đứng đầu các cơ quan tài trợ khoa học lớn, đang hướng tới nỗ lực hài hòa các chính sách này nhưng hiện tại vẫn chưa ban hành các hướng dẫn.
Sự thắt chặt quản lý của chính phủ làm dấy lên lo ngại các nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc, cùng một số nhà nghiên cứu nước ngoài nói chung, đang bị nhắm đến một cách bất công. Roger Wakimoto, Phó hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu ở ĐH California hồi đáp Nature: trường đại học của ông đã gửi một bản ghi nhớ tới tất cả thành viên khoa, nhấn mạnh không chấp nhận sự phân biệt chủng tộc.
Áp lực gia tăng
Các câu trả lời được đưa ra khi một loạt vụ việc làm gia tăng áp lực lên các quản trị viên ở các viện, trường, điển hình là việc bắt giữ Charles Lieber - nhà hóa học ở ĐH Harvard vào tháng 1/2020. Lieber bị buộc tội đã khai báo không trung thực với Chính phủ Mỹ về việc tham gia một chương trình tài năng ở Trung Quốc, qua đó nhận được hàng trăm ngàn USD tài trợ nghiên cứu.
Vụ bắt giữ Lieber đã khiến các nhà khoa học và nhà quản lý suy nghĩ về tầm quan trọng của khai báo bắt buộc. Tuy nhiên nỗi lo sợ bị tố giác có thể khiến các nhà nghiên cứu ngần ngại trong việc báo cáo các nguồn tài trợ bên ngoài. “Nhiều người cũng bàn đến việc ân hạn, khoan hồng hoặc giảm phạt cho những người từng vi phạm nhưng đứng ra trình diện”, David Conover, Phó hiệu trưởng về Nghiên cứu & Đổi mới sáng tạo ở ĐH Oregon ở Eugene cho biết. □
Thanh An dịch
Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-020-00646-9
ĐH Mỹ trước chính sách hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài |
Vi phạm không thể chấp nhận
Vào năm 2018, Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) lần đầu tiên thừa nhận đang xem xét kỹ lưỡng vấn đề hợp tác và tài trợ nước ngoài trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. NIH cho biết đang điều tra khoảng 180 nhà khoa học ở 84 viện, trường, trong đó bao gồm các nhà nghiên cứu đã nộp đơn xin tài trợ của NIH và một nhà tài trợ nước ngoài để xin tài trợ cho cùng dự án, hoặc các nhà bình duyệt đã gửi thông tin mật từ các đơn xin tài trợ cho những đối tượng nước ngoài.
Nhiều cơ quan và các ủy ban trực thuộc chính phủ khác cũng đã có phản ứng. Vào tháng 12/2020, Quỹ khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) công bố báo cáo về vấn đề này do nhóm cố vấn khoa học xuất sắc JASON thực hiện. Năm ngoái, Bộ Năng lượng đã cấm các nhà thầu và nhân viên tham gia một số chương trình tài năng của nước ngoài.
Rõ ràng các trường đại học cũng đang thay đổi thái độ. Bốn nhà quản lý trong số những người mà Nature liên hệ, bao gồm đại diện ĐH bang Washington ở Pullman, ĐH bang Oklahoma ở Stillwater và ĐH Bắc Texas ở Denton, cho biết đã có những cuộc họp thường xuyên với nhân viên phụ trách liên hệ của FBI ở địa phương với mục tiêu là giúp các cơ quan mật vụ làm quen với phong cách của trường đại học.
Các trường đại học cũng đang thay đổi hướng dẫn đi lại, trong đó ĐH Bắc Texas đang xem xét việc áp dụng hạn chế đi lại tới “một số địa điểm nước ngoài cụ thể - nơi công nghệ có thể bị xâm phạm”.
Melur Ramasubramanian, Phó hiệu trưởng nghiên cứu tại ĐH Virginia cho biết trường đã có sẵn một số cách thức, gồm một trang web hướng dẫn cách giải quyết lo ngại ảnh hưởng của nước ngoài và một trang web liệt kê chính sách về liêm chính trong nghiên cứu. Ngoài ra, trường cũng có một số điện thoại dành cho những ai muốn cung cấp thông tin ẩn danh. Ramasubramanian nhấn mạnh, trường cũng có email riêng cho những câu hỏi về công khai quan hệ với nước ngoài hoặc xung đột tiềm năng.
Ủy ban liên hợp về môi trường nghiên cứu thuộc Văn phòng chính sách KH&CN Nhà Trắng, bao gồm cả những người đứng đầu các cơ quan tài trợ khoa học lớn, đang hướng tới nỗ lực hài hòa các chính sách này nhưng hiện tại vẫn chưa ban hành các hướng dẫn.
Sự thắt chặt quản lý của chính phủ làm dấy lên lo ngại các nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc, cùng một số nhà nghiên cứu nước ngoài nói chung, đang bị nhắm đến một cách bất công. Roger Wakimoto, Phó hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu ở ĐH California hồi đáp Nature: trường đại học của ông đã gửi một bản ghi nhớ tới tất cả thành viên khoa, nhấn mạnh không chấp nhận sự phân biệt chủng tộc.
Áp lực gia tăng
Các câu trả lời được đưa ra khi một loạt vụ việc làm gia tăng áp lực lên các quản trị viên ở các viện, trường, điển hình là việc bắt giữ Charles Lieber - nhà hóa học ở ĐH Harvard vào tháng 1/2020. Lieber bị buộc tội đã khai báo không trung thực với Chính phủ Mỹ về việc tham gia một chương trình tài năng ở Trung Quốc, qua đó nhận được hàng trăm ngàn USD tài trợ nghiên cứu.
Vụ bắt giữ Lieber đã khiến các nhà khoa học và nhà quản lý suy nghĩ về tầm quan trọng của khai báo bắt buộc. Tuy nhiên nỗi lo sợ bị tố giác có thể khiến các nhà nghiên cứu ngần ngại trong việc báo cáo các nguồn tài trợ bên ngoài. “Nhiều người cũng bàn đến việc ân hạn, khoan hồng hoặc giảm phạt cho những người từng vi phạm nhưng đứng ra trình diện”, David Conover, Phó hiệu trưởng về Nghiên cứu & Đổi mới sáng tạo ở ĐH Oregon ở Eugene cho biết. □
Thanh An dịch
Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-020-00646-9
Không có nhận xét nào