Hình minh hoạ. Một quán bia ở Hà Nội hôm 29/4/2020 |
Ai từng làm việc với cơ quan nhà nước
Việt Nam đều thừa biết việc cấp dưới nhiệt tình đãi đằng cấp trên xuống
làm việc như thế nào. Từ lâu, dân gian đã khái quát nó thành bài vè như
sau:
Bộ về thì tỉnh mổ trâu
Tỉnh lên, Bộ hỏi đi đâu thế này?
Tỉnh về thì huyện giết cầy
Huyện lên, tỉnh hỏi chú mày đấy a?
Huyện về thì xã thịt gà
Xã lên, huyện hỏi bỏ nhà đi đâu?
Quy trình làm việc của cấp trên xuống cấp dưới, đặc biệt ở những vùng nông thôn, nhất là nếu “Trung ương” về, hầu như bất di bất dịch: Sáng làm việc kéo dài đến trưa, chủ nhà mời khách ra nhà hàng ăn cơm trưa. Nếu làm việc cả ngày thì nhất định có tiệc tối, bia rượu phủ phê.
Ăn quỵt vừa lợi vừa vui
Tùy theo lịch công tác, nếu chỉ làm việc một buổi là kết thúc thì bữa ăn trưa chuyển thành là tiệc nhậu, vừa khoản đãi gặp mặt, vừa khoản đãi chia tay. Thành phần dứt khoát phải khách ba, chủ nhà bảy. Ở nông thôn thường thường còn có thêm các cô phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận… trẻ trẻ, xinh xinh, nhiệt tình và chịu chơi để tăng sự rộn rã cho bữa tiệc, dù họ chẳng liên quan gì đến nội dung buổi làm việc. Nhưng, những “bình hoa di động” đó bắt buộc phải có để quan khách cấp trên (hầu hết là đàn ông) tán tỉnh sương sương lấy không khí, đọc vài bài thơ, hát hò, kể vài câu chuyện tiếu lâm quan hệ nam nữ mờ ám, vòng tay qua nhau chúc rượu… Các cô gái ấy như một thứ vũ khí bí mật của phía chủ nhà để thiết lập quan hệ và lấy lòng cấp trên, được ngầm thừa nhận như một nét văn hóa đặc biệt. Các cán bộ lãnh đạo ngành hay chính quyền hay đi công tác luôn có thể kể vanh vách tên các cô gái, chị gái uống mạnh, chịu chơi ở từng địa bàn với sự thích thú không che giấu.
Năm 2016, bị một số giáo viên nữ tố việc buổi tối họ phải đến nhà hàng tiếp khách, uống rượu, hát múa phục vụ quan khách trong dịp Liên hoan dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, ông chủ tịch thị xã Hồng Lĩnh thản nhiên nói với báo chí: “Đây là nhiệm vụ” và “vinh dự” cho các cô.
Nhậu chùa và nhậu vui như thế thì anh nào mà chả thích nhậu. Đã thế, nó còn là dịp cực tốt để làm thân, móc nối và tạo dựng quan hệ. Mà ở Việt Nam từ lâu đã có câu “Nhất quan hệ, nhì hậu duệ, ba tiền tệ”. Quan hệ là yếu tố mấu chốt để thăng tiến hoặc kiếm tiền.
Những anh làm việc trong các ngành hay làm việc với địa phương như xây dựng, bưu điện… thì không phải nói nữa. Họ thường xuyên bị ép uống đến mức đau dạ dày.
Nên cái sự tiếp khách quá tay ở huyện nghèo Yên Định (Thanh Hóa) mới bị khui ra đây, thực sự chẳng có gì mới cả. Sở dĩ nó gây ồn ào là do cú đúp khá độc đáo: cả huyện ủy lẫn ủy ban huyện đều đang nợ tiền ăn quỵt đấy đầm đìa, mỗi bên xêm xêm 25 tỷ; và đang nợ như thế mà vẫn mặt mo đề xuất xây một cái tượng đài 20 tỷ.
Chứ, nợ tiếp khách, thôi nói gọn lại là nợ nhậu của các cơ quan dân cử và chính quyền khắp nơi, không quá hiếm.
Tháng 8-2016, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương nợ 310 triệu “do tiếp quá nhiều đoàn khách đến học tập kinh nghiệm trong thời gian ngắn”.
Lãnh đạo cơ quan này giải thích là “anh em ăn ở các nhà hàng quen nên nợ được”.
Trước đó một năm, thậm chí một chủ quán ở U Minh (Cà Mau) còn vác hẳn hai can xăng tới trụ sở xã Khánh Thuận dọa đốt, vì lãnh đạo xã nợ 50 triệu tiền nhậu của ông suốt 3 năm không trả.
Cũng như Hải Dương, Chủ tịch xã Khánh Thuận phân trần cực hài hước: “Cuối năm rồi xã mất cân đối và không có tiền chi trả. UBND xã không thiếu riêng gì quán ông Phong mà còn thiếu nhiều quán khác”.
Ở lậu vừa lợi vừa oai
Chuyện “ăn quỵt” này cũng giống như vụ “ở lậu” của các quan chức mà thôi. Từ vụ cựu chủ tịch TP Hà Nội-ông Hoàng Văn Nghiên ở lậu biệt thự công vụ suốt 8 năm dứt khoát không trả và vẫn cương quyết khẳng định mình là “người đàng hoàng”. Cho đến 12 quan chức “ở lậu” mới nhất, gồm ba cựu Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 2 cựu phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; một phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; một nguyên thứ trưởng, phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; một nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; một nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp; một nguyên tổng biên tập báo điện tử Đảng cộng sản; một nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và một nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương.
Rất đơn giản, nó chỉ là chuyện tranh ăn khi còn có cơ hội. Bởi những kẻ này đều biết vị trí của mình chẳng bền vững, chẳng phải thuần túy do tài năng mà có được. Họ biết hơn ai hết rằng khi họ vẫn đang còn ngồi trên cái ghế đó thì ở xung quanh đàn sói mặt cười vẫn đang hau háu rình chờ cơ hội để chiếm đoạt và giành giật miếng mồi.
Mà những miếng mồi dán nhãn tập thể xã hội chủ nghĩa, thì về bản chất là vô chủ.
Quần quật chạy hàng chục năm để hái trái một nhiệm kỳ 5 năm, mất hết năm đầu để trải thảm, năm cuối dồn sức chạy đua tiếp, chỉ còn ba năm để lấy lại vốn và kiếm lãi. Mà xung quanh, trên dưới, ai cũng ăn. Ai cũng chịu ăn và đòi ăn. Thì để tiếp tục giữ chắc trong cái guồng đó, họ phải ra sức ăn, phần cho mình, phần cống nạp. Cấp bé thì quỵt nhà hàng quán nhậu, cấp to thì quỵt dầu khí, bất động sản, đầu tư, xây dựng…
Bộ về thì tỉnh mổ trâu
Tỉnh lên, Bộ hỏi đi đâu thế này?
Tỉnh về thì huyện giết cầy
Huyện lên, tỉnh hỏi chú mày đấy a?
Huyện về thì xã thịt gà
Xã lên, huyện hỏi bỏ nhà đi đâu?
Quy trình làm việc của cấp trên xuống cấp dưới, đặc biệt ở những vùng nông thôn, nhất là nếu “Trung ương” về, hầu như bất di bất dịch: Sáng làm việc kéo dài đến trưa, chủ nhà mời khách ra nhà hàng ăn cơm trưa. Nếu làm việc cả ngày thì nhất định có tiệc tối, bia rượu phủ phê.
Ăn quỵt vừa lợi vừa vui
Tùy theo lịch công tác, nếu chỉ làm việc một buổi là kết thúc thì bữa ăn trưa chuyển thành là tiệc nhậu, vừa khoản đãi gặp mặt, vừa khoản đãi chia tay. Thành phần dứt khoát phải khách ba, chủ nhà bảy. Ở nông thôn thường thường còn có thêm các cô phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận… trẻ trẻ, xinh xinh, nhiệt tình và chịu chơi để tăng sự rộn rã cho bữa tiệc, dù họ chẳng liên quan gì đến nội dung buổi làm việc. Nhưng, những “bình hoa di động” đó bắt buộc phải có để quan khách cấp trên (hầu hết là đàn ông) tán tỉnh sương sương lấy không khí, đọc vài bài thơ, hát hò, kể vài câu chuyện tiếu lâm quan hệ nam nữ mờ ám, vòng tay qua nhau chúc rượu… Các cô gái ấy như một thứ vũ khí bí mật của phía chủ nhà để thiết lập quan hệ và lấy lòng cấp trên, được ngầm thừa nhận như một nét văn hóa đặc biệt. Các cán bộ lãnh đạo ngành hay chính quyền hay đi công tác luôn có thể kể vanh vách tên các cô gái, chị gái uống mạnh, chịu chơi ở từng địa bàn với sự thích thú không che giấu.
Năm 2016, bị một số giáo viên nữ tố việc buổi tối họ phải đến nhà hàng tiếp khách, uống rượu, hát múa phục vụ quan khách trong dịp Liên hoan dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, ông chủ tịch thị xã Hồng Lĩnh thản nhiên nói với báo chí: “Đây là nhiệm vụ” và “vinh dự” cho các cô.
Nhậu chùa và nhậu vui như thế thì anh nào mà chả thích nhậu. Đã thế, nó còn là dịp cực tốt để làm thân, móc nối và tạo dựng quan hệ. Mà ở Việt Nam từ lâu đã có câu “Nhất quan hệ, nhì hậu duệ, ba tiền tệ”. Quan hệ là yếu tố mấu chốt để thăng tiến hoặc kiếm tiền.
Những anh làm việc trong các ngành hay làm việc với địa phương như xây dựng, bưu điện… thì không phải nói nữa. Họ thường xuyên bị ép uống đến mức đau dạ dày.
Nên cái sự tiếp khách quá tay ở huyện nghèo Yên Định (Thanh Hóa) mới bị khui ra đây, thực sự chẳng có gì mới cả. Sở dĩ nó gây ồn ào là do cú đúp khá độc đáo: cả huyện ủy lẫn ủy ban huyện đều đang nợ tiền ăn quỵt đấy đầm đìa, mỗi bên xêm xêm 25 tỷ; và đang nợ như thế mà vẫn mặt mo đề xuất xây một cái tượng đài 20 tỷ.
Chứ, nợ tiếp khách, thôi nói gọn lại là nợ nhậu của các cơ quan dân cử và chính quyền khắp nơi, không quá hiếm.
Tháng 8-2016, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương nợ 310 triệu “do tiếp quá nhiều đoàn khách đến học tập kinh nghiệm trong thời gian ngắn”.
Lãnh đạo cơ quan này giải thích là “anh em ăn ở các nhà hàng quen nên nợ được”.
Trước đó một năm, thậm chí một chủ quán ở U Minh (Cà Mau) còn vác hẳn hai can xăng tới trụ sở xã Khánh Thuận dọa đốt, vì lãnh đạo xã nợ 50 triệu tiền nhậu của ông suốt 3 năm không trả.
Cũng như Hải Dương, Chủ tịch xã Khánh Thuận phân trần cực hài hước: “Cuối năm rồi xã mất cân đối và không có tiền chi trả. UBND xã không thiếu riêng gì quán ông Phong mà còn thiếu nhiều quán khác”.
Ở lậu vừa lợi vừa oai
Chuyện “ăn quỵt” này cũng giống như vụ “ở lậu” của các quan chức mà thôi. Từ vụ cựu chủ tịch TP Hà Nội-ông Hoàng Văn Nghiên ở lậu biệt thự công vụ suốt 8 năm dứt khoát không trả và vẫn cương quyết khẳng định mình là “người đàng hoàng”. Cho đến 12 quan chức “ở lậu” mới nhất, gồm ba cựu Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 2 cựu phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; một phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; một nguyên thứ trưởng, phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; một nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; một nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp; một nguyên tổng biên tập báo điện tử Đảng cộng sản; một nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và một nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương.
Rất đơn giản, nó chỉ là chuyện tranh ăn khi còn có cơ hội. Bởi những kẻ này đều biết vị trí của mình chẳng bền vững, chẳng phải thuần túy do tài năng mà có được. Họ biết hơn ai hết rằng khi họ vẫn đang còn ngồi trên cái ghế đó thì ở xung quanh đàn sói mặt cười vẫn đang hau háu rình chờ cơ hội để chiếm đoạt và giành giật miếng mồi.
Mà những miếng mồi dán nhãn tập thể xã hội chủ nghĩa, thì về bản chất là vô chủ.
Quần quật chạy hàng chục năm để hái trái một nhiệm kỳ 5 năm, mất hết năm đầu để trải thảm, năm cuối dồn sức chạy đua tiếp, chỉ còn ba năm để lấy lại vốn và kiếm lãi. Mà xung quanh, trên dưới, ai cũng ăn. Ai cũng chịu ăn và đòi ăn. Thì để tiếp tục giữ chắc trong cái guồng đó, họ phải ra sức ăn, phần cho mình, phần cống nạp. Cấp bé thì quỵt nhà hàng quán nhậu, cấp to thì quỵt dầu khí, bất động sản, đầu tư, xây dựng…
Không thế, họ ở với ai?
Câu chuyện củi lò có thực chất?
Cho nên chúng ta cũng đừng dành quá nhiều thời gian để ngạc nhiên hay phẫn nộ về những vụ ăn quỵt hay ở lậu.
Kể cả những người cho vay. Trừ các chủ nhà hàng, quán sá tư nhân thì trong vụ Yên Định có rất nhiều cán bộ công chức đang làm việc tại huyện sẵn sàng xuất tiền ra ứng ăn uống, mua sắm cho các lãnh đạo. Mức độ đến tiền tỷ.
Lương của một cán bộ cấp huyện, lại là huyện nghèo ở tỉnh, là bao nhiêu để những cán bộ này sẵn lòng bỏ ra tiền tỷ bao ăn nhiều năm cho lãnh đạo như vậy?
Tại sao họ không dừng lại khi số tiền còn chưa quá lớn?
Cách cư xử kỳ lạ này có liên quan đến tình trạng chạy chọt bằng được một cái chân nhà nước mất hàng trăm triệu cho một vị trí quèn hay không? Hỏi đã là trả lời.
Phần nhiều đó là một cuộc đổi chác, luồn lọt để tiếp tục giữ lấy vị trí thơm ngon của mình trong bộ máy. Chỉ khác ở mức độ.
Và, nếu biết rõ ăn quỵt nhưng vẫn an toàn, vì bản thân chỉ là một mắt xích bé tí trong cả đường dây chằng chịt, và nếu làm căng thì “Trạng chết Chúa cũng băng hà”. Thì có ai nỡ từ chối miếng mỡ thơm?
Và vì thế, câu chuyện “lò” với “củi” sẽ dần dần trở thành câu chuyện hài hước và mỉa mai, khi lò cứ (tưởng là) cháy miệt mài nhưng trước sau vẫn chỉ đốt da diết mấy cành củi mục. Trong khi bộ gốc rễ cắm sâu chôn chặt sản sinh ra hết lớp củi nọ đến lớp củi kia thì vẫn được bón phân tưới nước cho ngày càng bền vững.
-------------
Tham khảo:
- https://laodong.vn/xa-hoi/thanh-hoa-huyen-uy-va-ubnd-huyen-no-50-ti-tien-an-uong-tiep-khach-sua-xe-790989.ldo
- https://vnexpress.net/thanh-hoa-chua-xem-xet-xay-tuong-dai-ba-trieu-4096084.html
- https://vnexpress.net/thanh-hoa-chua-xem-xet-xay-tuong-dai-ba-trieu-4096084.html
- https://tuoitre.vn/huyen-dinh-kien-xa-ra-toa-vi-khoan-tien-3-1-ti-tra-no-dan-20200505175414607.htm
Không có nhận xét nào