Như lệ thường cứ đến ngày
30 tháng 4 là người ta lại nhắc lại việc hòa hợp hòa giải dân tộc. Bên
cạnh những kỷ niệm đau đớn về ngày được mệnh danh là “giải phóng”, người
dân miền nam và hải ngoại mỗi lần nghe nhắc tới cụm từ “hòa giải hòa
hợp” thì chừng như càng xót xa hơn, bởi trong thâm tâm họ, những nạn
nhân trước, trong và sau cuộc chiến hai chữ hòa giải chỉ nói lên được
một ngữ cảnh: tuyên truyền cho chế độ.
Năm
nay báo chí vẫn gọi là ngày kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng và thống
nhất đất nước trong khi người ta biết chắc rằng hai chữ “giải phóng” chỉ
là cưỡng từ đoạt lý. Có hai bài thuyết giảng về ngày này được báo chí
chăm chút, bài thứ nhất của ông Nguyễn Thiện Nhân bí thư thành ủy thành
phố Hồ Chí Minh và bài thứ hai của ông Thứ trưởng Bộ quốc phòng Thượng
tướng Nguyễn Chí Vịnh. Bài của ông Nguyễn Thiện Nhân hình như đọc cho
những người ngồi trong phòng họp nghe và sau đó được phân phối cho hệ
thống Đảng để học tập và theo dõi, người dân không ai đá động tới, nó vô
bổ và rổn rảng tiếng búa liềm.
Bài của ông Nguyễn Chí Vịnh thì khác, ông trả lời báo chí những câu hỏi có vẻ đi xa hơn vòng vây của guồng máy và cũng có thể đây là ý kiến của ông khi gợi ý cho báo chí những điều ông muốn nói. Người dân chú ý ông đá động tới vẩn đề hòa giải hòa hợp, nhưng càng đọc người ta càng thấy ông trịch thượng và kiêu căng, thói kiêu căng của kẻ chiến thắng.
Trả lời câu hỏi: “Nói đến ngày chiến thắng 30/4, chúng ta thường nói về hoà hợp, hoà giải dân tộc. Thượng tướng có nhận xét gì về tiến trình này?” ông Vịnh cho rằng: “Khi nói về chiến thắng 30/4, đúng là một nửa thì vui, một nửa thì không vui. Tuy nhiên, tôi đồng ý rằng, chiến thắng này đem lại lợi ích cho cả người thắng lẫn kẻ thua và thời gian đã chứng minh điều ấy.”
Lời ích cho kẻ thắng thì ai cũng biết. Cứ nhìn vào nơi ăn chốn ở, tài sản chìm nổi của kẻ chiến thắng thì “lợi ích” của họ không đếm xuể. Nhưng nếu nói đến lợi ích của kẻ thua thì e rằng ông Vịnh chỉ nói lấy được. Lợi ích của họ là nhiều năm trong tù cải tạo, tài sản bị tịch thu khi Đỗ Mười chủ trương đánh tư sản mại bản. Hàng triệu người bỏ mạng trên biển đông hay trong những cánh rừng của đất nước Campuchia khi vượt biên sang Thái. Hàng trăm ngàn gia đình bị lùa đi kinh tế mới và sống đời sống rất “lợi ích” nhưng không ai mong muốn và lợi ích cuối cùng của những kẻ thất trận là niềm uất ức theo đuổi họ khôn nguôi trong suốt 45 năm nay.
Ông Vịnh nói đúng “Trong những năm đầu sau 1975, hận thù rất lớn, nhất là từ những người từng làm việc ở chế độ cũ. Tâm tư về sự thua cuộc của họ rất nặng nề” nhưng ông Vịnh lại sai trầm trọng khi cho rằng: “Điều đó khiến chúng ta trải qua giai đoạn rất khó khăn về hoà giải dân tộc. Chúng ta vừa phải giúp người dân nhận thức vấn đề thật đúng đắn, đồng thời khẳng định có kẻ thắng, người thua, không thể “hoà cả làng. Từ đó, các chính sách của Đảng và Nhà nước giúp những người trong chế độ cũ cảm thấy không bị kì thị, miễn là họ yêu nước. Chúng ta cũng không quay lại bới móc chuyện họ đã làm cho những kẻ xâm lược.”
Đúng là Đảng Cộng sản trong suốt 45 năm nay chưa bao giờ ngừng lên tiếng về chiến thắng trong ngày 30 tháng 4. Đảng đã khẳng định chỉ có Đảng mới có thể lèo lái con thuyền dân tộc tới chiến thắng ngoạn mực này và vì vậy kẻ thua phải chịu trừng phạt và dĩ nhiên không thể “hòa cả làng” như ông Vịnh xác định.
Tuy nhiên khi ông Vịnh cho rằng “các chính sách của Đảng và Nhà nước giúp những người trong chế độ cũ cảm thấy không bị kì thị” thì ông tỏ ra không khéo léo khi nói dối. Nói dối trắng trợn và không chớp mắt.
Chưa ngừng lại ở đó, ông Nguyễn Chí Vịnh tuy không phải là một yếu nhân của chính phủ nhưng lại phát ngôn khiến mọi chính sách của nhà nước về vấn đề hòa giải hòa hợp trở nên hài hước khi ông nói rằng “quan trọng nhất hiện nay là vị thế quốc gia và sự phát triển đất nước. Rõ ràng, không thể có chuyện kẻ thua mà xây dựng đất nước Việt Nam như ngày hôm nay được.”
Trong câu nói trên ông chia thành hai đối trọng. Đối trọng thứ nhất là kẻ thắng, kẻ tự hào rằng đất nước được như ngày nay đều hoàn toàn trông cậy vào họ. Đối trọng thứ hai là kẻ thua, kẻ thua thì không có chuyện xây dựng đất nước như hôm nay được.
Ông quên rằng trước khi thua cuộc những kẻ bại trận từng có một vị thế quốc gia khiến nhiều nước phải nể phục. Họ từng có Sài Gòn hòn ngọc viễn đông, họ từng có Quốc hội lưỡng viện cùng một nền báo chí độc lập không bị chính phủ cưỡng đoạt. Họ từng có một hệ thống giáo dục mà ngày nay khi nhắc lại không ai có thể phê phán như hệ thống giáo dục hôm nay. Họ từng có tiếng vang trên những diễn đàn chính trị quốc tế cũng như họ từng có hàng trăm ngàn trí thức thật sự vì nước vì dân.
Ông Thượng tướng vốn không biết tới chế độ Việt Nam Cộng Hòa có lẽ lúc ấy ông còn quá trẻ để biết sự thực và vì vậy ông tiếp tục lừa bịp chính mình khi khẳng định rằng “Chiến tranh phải có kẻ thắng, người thua. Có điều là thắng rồi nhưng không trả thù mà khoan dung, tạo điều kiện cho anh quay lại cuộc sống bình thường. Đó là tấm lòng nhân ái của đất nước Việt Nam.”
Vâng nhờ "khoan dung" mà hàng trăm ngàn sĩ quan chế độ cũ trôi nổi khắp thế giới với cái mác “ngụy” trên vai áo. Cái mác ấy khiến cho bao thế hệ sau đó lâm vào cảnh dở khóc dở cười vì nhờ chính quyền khoan dung và tạo điều kiện cho họ đi bán chợ trời thay vì vào ghế đại học.
Bởi vì ông là người cầm súng trong văn phòng máy lạnh và vì vậy khó ai tin rằng ông thực sự bỏ cây súng sang một bên để cầm lên cây viết, phác thảo những câu chữ về hòa giải đối với đối phương vốn từng là đối thủ của bề trên của ông. Ông chưa đủ tư cách phát ngôn một vấn đề lớn như thế của quốc gia dân tộc. Ông chí có tư cách trong vai trò Thứ trưởng Quốc phòng đó là bảo vệ đất nước trước mọi kẻ thù mà kẻ thù trước mắt đáng lo nhất là Trung Quốc.
Trước kẻ thù này ông có dám hào nhoáng trong câu chữ, khệnh khạng trong ý tưởng hay nhỏ nhẹ, tránh né đáng hỗ thẹn như ông đã từng nói nhiều lần trước đây?
Cánh Cò - Khi kẻ cầm súng nói chuyện hòa giải |
Bài của ông Nguyễn Chí Vịnh thì khác, ông trả lời báo chí những câu hỏi có vẻ đi xa hơn vòng vây của guồng máy và cũng có thể đây là ý kiến của ông khi gợi ý cho báo chí những điều ông muốn nói. Người dân chú ý ông đá động tới vẩn đề hòa giải hòa hợp, nhưng càng đọc người ta càng thấy ông trịch thượng và kiêu căng, thói kiêu căng của kẻ chiến thắng.
Trả lời câu hỏi: “Nói đến ngày chiến thắng 30/4, chúng ta thường nói về hoà hợp, hoà giải dân tộc. Thượng tướng có nhận xét gì về tiến trình này?” ông Vịnh cho rằng: “Khi nói về chiến thắng 30/4, đúng là một nửa thì vui, một nửa thì không vui. Tuy nhiên, tôi đồng ý rằng, chiến thắng này đem lại lợi ích cho cả người thắng lẫn kẻ thua và thời gian đã chứng minh điều ấy.”
Lời ích cho kẻ thắng thì ai cũng biết. Cứ nhìn vào nơi ăn chốn ở, tài sản chìm nổi của kẻ chiến thắng thì “lợi ích” của họ không đếm xuể. Nhưng nếu nói đến lợi ích của kẻ thua thì e rằng ông Vịnh chỉ nói lấy được. Lợi ích của họ là nhiều năm trong tù cải tạo, tài sản bị tịch thu khi Đỗ Mười chủ trương đánh tư sản mại bản. Hàng triệu người bỏ mạng trên biển đông hay trong những cánh rừng của đất nước Campuchia khi vượt biên sang Thái. Hàng trăm ngàn gia đình bị lùa đi kinh tế mới và sống đời sống rất “lợi ích” nhưng không ai mong muốn và lợi ích cuối cùng của những kẻ thất trận là niềm uất ức theo đuổi họ khôn nguôi trong suốt 45 năm nay.
Ông Vịnh nói đúng “Trong những năm đầu sau 1975, hận thù rất lớn, nhất là từ những người từng làm việc ở chế độ cũ. Tâm tư về sự thua cuộc của họ rất nặng nề” nhưng ông Vịnh lại sai trầm trọng khi cho rằng: “Điều đó khiến chúng ta trải qua giai đoạn rất khó khăn về hoà giải dân tộc. Chúng ta vừa phải giúp người dân nhận thức vấn đề thật đúng đắn, đồng thời khẳng định có kẻ thắng, người thua, không thể “hoà cả làng. Từ đó, các chính sách của Đảng và Nhà nước giúp những người trong chế độ cũ cảm thấy không bị kì thị, miễn là họ yêu nước. Chúng ta cũng không quay lại bới móc chuyện họ đã làm cho những kẻ xâm lược.”
Đúng là Đảng Cộng sản trong suốt 45 năm nay chưa bao giờ ngừng lên tiếng về chiến thắng trong ngày 30 tháng 4. Đảng đã khẳng định chỉ có Đảng mới có thể lèo lái con thuyền dân tộc tới chiến thắng ngoạn mực này và vì vậy kẻ thua phải chịu trừng phạt và dĩ nhiên không thể “hòa cả làng” như ông Vịnh xác định.
Tuy nhiên khi ông Vịnh cho rằng “các chính sách của Đảng và Nhà nước giúp những người trong chế độ cũ cảm thấy không bị kì thị” thì ông tỏ ra không khéo léo khi nói dối. Nói dối trắng trợn và không chớp mắt.
Chưa ngừng lại ở đó, ông Nguyễn Chí Vịnh tuy không phải là một yếu nhân của chính phủ nhưng lại phát ngôn khiến mọi chính sách của nhà nước về vấn đề hòa giải hòa hợp trở nên hài hước khi ông nói rằng “quan trọng nhất hiện nay là vị thế quốc gia và sự phát triển đất nước. Rõ ràng, không thể có chuyện kẻ thua mà xây dựng đất nước Việt Nam như ngày hôm nay được.”
Trong câu nói trên ông chia thành hai đối trọng. Đối trọng thứ nhất là kẻ thắng, kẻ tự hào rằng đất nước được như ngày nay đều hoàn toàn trông cậy vào họ. Đối trọng thứ hai là kẻ thua, kẻ thua thì không có chuyện xây dựng đất nước như hôm nay được.
Ông quên rằng trước khi thua cuộc những kẻ bại trận từng có một vị thế quốc gia khiến nhiều nước phải nể phục. Họ từng có Sài Gòn hòn ngọc viễn đông, họ từng có Quốc hội lưỡng viện cùng một nền báo chí độc lập không bị chính phủ cưỡng đoạt. Họ từng có một hệ thống giáo dục mà ngày nay khi nhắc lại không ai có thể phê phán như hệ thống giáo dục hôm nay. Họ từng có tiếng vang trên những diễn đàn chính trị quốc tế cũng như họ từng có hàng trăm ngàn trí thức thật sự vì nước vì dân.
Ông Thượng tướng vốn không biết tới chế độ Việt Nam Cộng Hòa có lẽ lúc ấy ông còn quá trẻ để biết sự thực và vì vậy ông tiếp tục lừa bịp chính mình khi khẳng định rằng “Chiến tranh phải có kẻ thắng, người thua. Có điều là thắng rồi nhưng không trả thù mà khoan dung, tạo điều kiện cho anh quay lại cuộc sống bình thường. Đó là tấm lòng nhân ái của đất nước Việt Nam.”
Vâng nhờ "khoan dung" mà hàng trăm ngàn sĩ quan chế độ cũ trôi nổi khắp thế giới với cái mác “ngụy” trên vai áo. Cái mác ấy khiến cho bao thế hệ sau đó lâm vào cảnh dở khóc dở cười vì nhờ chính quyền khoan dung và tạo điều kiện cho họ đi bán chợ trời thay vì vào ghế đại học.
Bởi vì ông là người cầm súng trong văn phòng máy lạnh và vì vậy khó ai tin rằng ông thực sự bỏ cây súng sang một bên để cầm lên cây viết, phác thảo những câu chữ về hòa giải đối với đối phương vốn từng là đối thủ của bề trên của ông. Ông chưa đủ tư cách phát ngôn một vấn đề lớn như thế của quốc gia dân tộc. Ông chí có tư cách trong vai trò Thứ trưởng Quốc phòng đó là bảo vệ đất nước trước mọi kẻ thù mà kẻ thù trước mắt đáng lo nhất là Trung Quốc.
Trước kẻ thù này ông có dám hào nhoáng trong câu chữ, khệnh khạng trong ý tưởng hay nhỏ nhẹ, tránh né đáng hỗ thẹn như ông đã từng nói nhiều lần trước đây?
Cánh Cò
Không có nhận xét nào