Thừa nhận 'cuộc chiến về Hong
Kong' đang diễn ra, Hoàn cầu Thời báo nói việc 'tách khỏi' Hoa Kỳ
không làm TQ sợ hãi vì nước này chuẩn bị “chiến đấu lâu dài”.
Cùng
lúc, có ý kiến bên ngoài cho rằng ông Tập Cận Bình chọn “giải pháp
cứng” với Hong Kong để thổi lên sự ủng hộ cho chủ nghĩa dân tộc Trung
Hoa.
Vào thời gian Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật an ninh để trực tiếp giải quyết làn sóng biểu tình mà Trung Quốc gọi là “các nhóm bạo loạn, ly khai” ở Hong Kong, tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng CS TQ có bài xã luận lên án Mỹ.
Bài tiếng Anh của Global Times (27/05/2020) có tựa đề “Era of US intimidating China over” (Thời đại Hoa Kỳ dọa nạt Trung Quốc đã qua), nói thẳng về một loạt vấn đề trong quan hệ hai bên.
Đầu tiên là về Hong Kong, tờ báo thừa nhận “cuộc chiến đang diễn ra về Hong Kong” và thách thức Hoa Kỳ “tung ra bất cứ lá bài nào họ có trong tay”.
Vấn đề Hong Kong được Trung Quốc đặt trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung xấu đi, điều mà một số chính trị gia Phương Tây gọi là 'decoupling' (tách đôi, chia ra) sau nhiều năm hai bên cùng dựa vào nhau để phát triển.
Nay, tờ báo Đảng ở Trung Quốc nói “decoupling' nếu diễn ra ở bất cứ lĩnh vực nào thì Trung Quốc sẵn sàng ứng phó ở lĩnh vực đó.
Điểm thua thiệt của Trung Quốc là lĩnh vực công nghệ cao, tờ báo nói.
Tuy nhiên, Trung Quốc “sẽ vận động toàn dân tộc” để đạt mục tiêu có nền kinh tế công nghệ cao, nhưng đã làm khi tự chế ra bom nguyên tử trước đây.
Đằng sau sự sẵn sàng đối đầu này là cảm xúc “bị bắt chẹt”:
“Nhiều người Trung Quốc nay hiểu rằng một số chính trị gia Mỹ đang chặn cổ Trung Quốc (nguyên văn: seizing China by its throat). Cuộc cạnh tranh dài hạn giữa TQ và Mỹ là không thể tránh khỏi. Trước sự hung hăng của Mỹ, TQ cần có tâm lý bình tĩnh, và sẵn sàng lâm chiến trong cuộc chiến lâu dài với Hoa Kỳ.”
Tờ Hoàn cầu Thời báo cũng nhắc rằng Trung Quốc “có vũ khí nguyên tử để răn đe” và có lực lượng quân sự khiến Hoa Kỳ không dám tấn công.
Tờ báo thừa nhận chính sách của Trung Quốc sẽ là hướng nội, xây dựng nội lực (internal vitality).
“Chúng ta đã thiết kế ra hệ thống sản xuất hoàn chỉnh, và xây dựng khả năng công nghệ tạo các bước đột phá. Chúng ta cũng có thị trường nội địa rộng lớn. Thật không thể nào cô lập, trói buộc một quốc gia như thế.”
Bài cũng nói nếu xảy ra chiến tranh tài chính, Hoa Kỳ sẽ thua thiệt nhiều hơn. Cùng lúc, Trung Quốc sẵn sàng chống đỡ mọi tấn công từ bên ngoài.
Bài xã luận khẳng định cuối cùng thì chỉ có Trung Quốc mới cạnh tranh được với Trung Quốc, nhờ vào “khả năng linh hoạt cao và sức sống bền vững”.
Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc thời Tập Cận Bình
Nhiều ý kiến của các nhà bình luận quốc tế gần đây tập trung lý giải vì sao Chủ tịch TQ, ông Tập Cận Bình lại chọn “giải pháp cứng” (nguyên văn: nuclear option) với Hong Kong.
Theo Benjamin Wilhelm, viết trên trang World Politics Review thì chính phủ Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề Hong Kong sớm hơn hạn 2047.
Trên thực tế, với Luật an ninh mới, Bắc Kinh xóa bỏ công thức “Một quốc gia, hai chế độ” cho Hong Kong đồng ý với Anh sau khi nhận Hong Kong năm 1997.
Với đại dịch Covid-19 làm kinh tế TQ “rơi vào suy thoái” và các vấn đề quốc tế bề bộn, gồm cuộc đương đầu trong thương chiến với Mỹ chưa xong, ông Tập phải dựa vào lá bài dân tộc chủ nghĩa.
Tuy nhiên, cách làm này sẽ không chỉ kết thúc ở Hong Kong, theo ông Wilhelm.
“Nếu Tập thành công trong việc áp dụng chế độ trực trị với Hong Kong và hóa giải được cơn bão tại đây, thì như Brian C.H. Fong, nhà bình luận từ Hong Kong viết...cơn sốt dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa sẽ càng được nước, và tham vọng sẽ nổi lên, vươn ra các vùng ven, nhất là Đài Loan và Biển Đông.”
Nguồn : https://www.bbc.com/
Báo Trung Quốc: Cần sẵn sàng bỏ Mỹ, xây dựng nội lực, chiến đấu lâu dài' |
Vào thời gian Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật an ninh để trực tiếp giải quyết làn sóng biểu tình mà Trung Quốc gọi là “các nhóm bạo loạn, ly khai” ở Hong Kong, tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng CS TQ có bài xã luận lên án Mỹ.
Bài tiếng Anh của Global Times (27/05/2020) có tựa đề “Era of US intimidating China over” (Thời đại Hoa Kỳ dọa nạt Trung Quốc đã qua), nói thẳng về một loạt vấn đề trong quan hệ hai bên.
Đầu tiên là về Hong Kong, tờ báo thừa nhận “cuộc chiến đang diễn ra về Hong Kong” và thách thức Hoa Kỳ “tung ra bất cứ lá bài nào họ có trong tay”.
Vấn đề Hong Kong được Trung Quốc đặt trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung xấu đi, điều mà một số chính trị gia Phương Tây gọi là 'decoupling' (tách đôi, chia ra) sau nhiều năm hai bên cùng dựa vào nhau để phát triển.
Nay, tờ báo Đảng ở Trung Quốc nói “decoupling' nếu diễn ra ở bất cứ lĩnh vực nào thì Trung Quốc sẵn sàng ứng phó ở lĩnh vực đó.
Điểm thua thiệt của Trung Quốc là lĩnh vực công nghệ cao, tờ báo nói.
Tuy nhiên, Trung Quốc “sẽ vận động toàn dân tộc” để đạt mục tiêu có nền kinh tế công nghệ cao, nhưng đã làm khi tự chế ra bom nguyên tử trước đây.
Đằng sau sự sẵn sàng đối đầu này là cảm xúc “bị bắt chẹt”:
“Nhiều người Trung Quốc nay hiểu rằng một số chính trị gia Mỹ đang chặn cổ Trung Quốc (nguyên văn: seizing China by its throat). Cuộc cạnh tranh dài hạn giữa TQ và Mỹ là không thể tránh khỏi. Trước sự hung hăng của Mỹ, TQ cần có tâm lý bình tĩnh, và sẵn sàng lâm chiến trong cuộc chiến lâu dài với Hoa Kỳ.”
Tờ Hoàn cầu Thời báo cũng nhắc rằng Trung Quốc “có vũ khí nguyên tử để răn đe” và có lực lượng quân sự khiến Hoa Kỳ không dám tấn công.
Tờ báo thừa nhận chính sách của Trung Quốc sẽ là hướng nội, xây dựng nội lực (internal vitality).
“Chúng ta đã thiết kế ra hệ thống sản xuất hoàn chỉnh, và xây dựng khả năng công nghệ tạo các bước đột phá. Chúng ta cũng có thị trường nội địa rộng lớn. Thật không thể nào cô lập, trói buộc một quốc gia như thế.”
Bài cũng nói nếu xảy ra chiến tranh tài chính, Hoa Kỳ sẽ thua thiệt nhiều hơn. Cùng lúc, Trung Quốc sẵn sàng chống đỡ mọi tấn công từ bên ngoài.
Bài xã luận khẳng định cuối cùng thì chỉ có Trung Quốc mới cạnh tranh được với Trung Quốc, nhờ vào “khả năng linh hoạt cao và sức sống bền vững”.
Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc thời Tập Cận Bình
Nhiều ý kiến của các nhà bình luận quốc tế gần đây tập trung lý giải vì sao Chủ tịch TQ, ông Tập Cận Bình lại chọn “giải pháp cứng” (nguyên văn: nuclear option) với Hong Kong.
Theo Benjamin Wilhelm, viết trên trang World Politics Review thì chính phủ Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề Hong Kong sớm hơn hạn 2047.
Trên thực tế, với Luật an ninh mới, Bắc Kinh xóa bỏ công thức “Một quốc gia, hai chế độ” cho Hong Kong đồng ý với Anh sau khi nhận Hong Kong năm 1997.
Với đại dịch Covid-19 làm kinh tế TQ “rơi vào suy thoái” và các vấn đề quốc tế bề bộn, gồm cuộc đương đầu trong thương chiến với Mỹ chưa xong, ông Tập phải dựa vào lá bài dân tộc chủ nghĩa.
Tuy nhiên, cách làm này sẽ không chỉ kết thúc ở Hong Kong, theo ông Wilhelm.
“Nếu Tập thành công trong việc áp dụng chế độ trực trị với Hong Kong và hóa giải được cơn bão tại đây, thì như Brian C.H. Fong, nhà bình luận từ Hong Kong viết...cơn sốt dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa sẽ càng được nước, và tham vọng sẽ nổi lên, vươn ra các vùng ven, nhất là Đài Loan và Biển Đông.”
Nguồn : https://www.bbc.com/
Không có nhận xét nào